Nêu đặc điểm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Tóm tắt mục 1. Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc

Mục b

b] Cơ cấu tổ chức Nhà nước:

- Quốc gia Văn Lang [VII - III TCN]

+ Kinh đô: Bạch Hạc [Việt Trì - Phú Thọ].

+ Tổ chức nhà nước: Đứng đầu nhà nước là vua Hùng, vua Thục. Giúp việc cho vua là các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu. Ở các làng xã đứng đầu là Bồ chính.

Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Vua Hùng

=> Tổ chức bộ máy Nhà nước còn đơn giản và sơ khai.

- Quốc gia Âu Lạc: [III - II TCN]

+ Kinh đô: Cổ Loa [Đông Anh - Hà Nội].

+ Lãnh thổ mở rộng hơn, tổ chức bộ máy Nhà nước chặt chẽ hơn.

+ Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.

Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương

=> Nhà nước Âu Lạc có bước phát triển cao hơn nhà nước Văn Lang.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay

1. Nhà nước đầu tiên của người Việt cổ

- Địa bàn chủ yếu của nhà nước Văn Lang gắn liền với lưu vực các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay. 

+ Bộ lạc Văn Lang, cư trú trên vùng đất ven sông Hồng từ Ba Vì [Hà Nội] đến Việt Trì [Phú Thọ], là một trong những bộ lạc giàu có và hùng mạnh nhất thời đó.

+ Vào khoảng thế kỉ VII TCN, ở vùng Gia Ninh [Phú Thọ] có vị thủ lĩnh dùng tài năng khuất phục được các bộ lạc và tự xưmg là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Bạch Hạc [Phú Thọ].

- Nhà nước Văn Lang ra đời:

+ Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhờ sự phát triển của công cụ bằng đồng và sắt, đời sống sản xuất của người Việt cổ đã có sự chuyển biến rõ rệt.

+Nhu cầu chung sống, cùng làm thuỷ lợi và chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam - Nhà nước Văn Lang.

- Ý nghĩa sự ra đời của Nhà nước Văn Lang: mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc.

Video phỏng dựng về Tổ chức nhà nước Văn Lang:

2. Sự ra đời nhà nước Âu Lạc

 - Bối cảnh ra đời nhà nước Âu Lạc: Cuối thế kỉ III TCN, nhà Tần đem quân đánh Xuống phía nam. Người Lạc Việt và người Âu Việt đã đoàn kết với nhau cùng chống quân xâm lược. Họ đã cử ra "nguời tuấn kiệt" là Thục Phán lãnh đạo cuộc kháng chiến. Thục Phán lên làm vua, xưng gọi là An Dương Vuơng, lập ra nuớc Âu Lạc [năm 208 TCN].

Nhà nước Âu Lạc được mở rộng hơn về mặt lãnh thổ, hoàn chỉnh hơn về tổ chức rồi so với nhà nước Văn Lang.

- Kinh đô Âu Lạc đã chuyển từ miền trung du Phong Châu xuống vùng đồng bằng ở Cổ Loa [Đông Anh, Hà Nội ngày nay].

Video phỏng dựng về sự ra đời của nhà nước Âu Lạc

Điểm giống và khác của nhà nước Âu Lạc với Nhà nước Văn Lang: 

* Giống nhau:

- Có tổ chức từ trên xuống dưới

- Đơn vị hành chính: lấy làng, chạ làm cơ sở

- Vua có quyền quyết định tối cao, giúp vua cai trị đất nước là các Lạc hầu, Lạc tướng.

* Khác nhau:

- Nhà nước  Âu Lạc: mở rộng hơn về mặt lãnh thổ, hoàn chỉnh hơn về tổ chức: có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố]; quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn, vua có quyền thế hơn trong việc trị nước, sự phân biệt tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn - Nhà nước Văn Lang: chưa có quân đội, chưa có pháp luật, Vua Hùng quyền lực không tập trung nhiều hơn An Dương Vương.

3. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc

a. Đời sống vật chất

Cư dân Việt đã biết đến nền “nông nghiệp dùng cày” và sớm lấy nghề nông trồng lúa nước làm nghề chính. Ngoài ra, họ còn trồng các loại cây hoa màu và trồng dâu, nuôi tằm.

- Nghề luyện kim của người Việt cổ dần được chuyên môn hóa. Kĩ thuật đúc đồng phát triển với những hiện vật tiêu biểu là trống đồng Ngọc Lũ, thạp đồng Đào Thịnh, bắt đầu biết rèn sắt.

- Cư dân chủ yếu ở nhà sàn được dựng bằng tre, nứa, gỗ. Thức ăn chính là gạo nếp, gạo tẻ, muối, mắm cá,…

b.Đời sống tinh thần

- Tín ngưỡng: có tục thờ cúng tổ tiên và thờ các vị thần tự nhiên như sông, núi, Mặt Trời,…

- Người Việt cổ có tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy,… Các lễ hội gắn liền với nền nông nghiệp trồng lúa nước cũng được tổ chức thường xuyên.

- Những thành tựu về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang- Âu Lạc đã tạo nên nền văn minh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, góp phần tạo dựng nền tảng cốt lõi của bản sắc văn hóa dân tộc.

ND chính

ND chính:

- Những nét khái quát về sự ra đời, tổ chức nhà nước của Văn Lang, Âu Lạc

- Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.

Sơ đồ tư duy Nhà nước Văn Lang-Âu Lạc

loigiaihay.com

Chi tiết Chuyên mục: Bài 15: Nươc Âu Lạc [tiếp theo]

- Giống nhau:

   + Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở [đơn vị hành chính].

   + Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản đất nước.

- Khác nhau: Thời Âu Lạc, quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn.

[Nguồn: trang 44 sgk Lịch Sử 6:]

Đáp án C

Đặc điểm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là còn đơn giản sơ khai, chưa hoàn chỉnh, nhưng là tổ chức điều hành một quốc gia.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang – Âu Lạc bao gồm:

Hoạt động kinh tế của cư dân Đông Sơn có gì khác với cư dân Phùng Nguyên?

Người đứng đầu các bộ nước Văn Lang – Âu Lạc là ai?

Đặc điểm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là gì?

 Nét đặc sắc trong tín ngưỡng của người Việt cổ là gì?

 Nét đặc sắc trong tín ngưỡng của người Việt cổ là gì?

 Ý nào phản ánh không đúng những biến đổi trong xã hội thời Đông Sơn?

câu 1: Văn hóa Đông Sơn vẫn là cơ sở văn hóa chung của nước Văn Lang và nước Âu Lạc, nhưng có những bước phát triển mới về một số mặt. Đặc biệt do yêu cầu bức thiết của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, trong thời Âu Lạc, kỹ thuật quân sự có những tiến bộ vượt bậc.Hoàn cảnh thành lập Nhà nước Âu Lạc : - Sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần thắng lợi. - Vua Hùng thứ 18 không còn khả năng; làm vua như trước. - Hợp nhất hai vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt.

Câu 2:Sau thời kỳ tan rã của nhà nước liên minh các tộc người Việt, các nhà nước độc lập của các tộc người Việt cũng được hình thành khắp vùng phía nam sông Dương Tử[6]. Vào khoảngthế kỷ 7 trước Công nguyên [cần dẫn nguồn], người Lạc Việt, một trong những nhóm tộc Việt ở phía nam mà ngày nay là miền Bắc Việt Namđã xây dựng nên nhà nước của mình, đó là nhà nước Văn Lang do các vua Hùng cai trị, đóng đô ở Phong Châu [thuộc tỉnh Phú Thọ ngày nay]. Các tài liệu nghiên cứu hiện đại[7]phần lớn đều đồng ý theo ghi chép của Việt sử lược về một vương quốc Văn Lang của người Lạc Việt có niên đại thành lập vào thế kỷ 7 TCN cùng thời Chu Trang Vương [696 TCN - 682 TCN] ở Trung Quốc. Vương quốc này tồn tại ở khu vực mà ngày nay là vùngtrung du và đồng bằng Bắc Bộ cũng như ba tỉnh Thanh Hóa-Nghệ An-Hà Tĩnh, và đã có giao lưu với nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn [Lạc Câu Tiễn] ở khu vực hạ lưu sôngTrường Giang [Trung Quốc] ngày nay.

Bộ máy nhà nước Văn Lang theo thể chế quân chủ. Ở trung ương do vua Hùng đứng đầu, có các Lạc hầu và Lạc tướng giúp việc. Ở địa phương chia thành 15 bộ [là 15 bộ lạc của vùng đồng bằng Bắc Bộ trước khi nhà nước ra đời] do Lạc tướng cai quản. Dưới bộ là các làng do Bồ chính cai quản.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề