Nhà Thanh ko thực hiện chính sách nào sau đây

Nhà Mạc đã không thực hiện chính sách nào sau đây trong những năm đầu thống trị?


A.

 Tổ chức thi cử đều đặn để tuyển chọn quan lại.

B.

Xây dựng chính quyền theo mô hình cũ nhà Lê.

C.

Xây dựng quân đội mạnh đối phó với mọi tình tình.

D.

Thực hiện cải cách ruộng đất trên quy mô lớn.

Dưới quyền cai trị của vua Thuận Trị và Khang Hy đời nhà Thanh, Trung Quốc đã bắt đầu thi hành chính sách cấm giao thương bằng đường biển.

Đến năm 1757, ngoại trừ Quảng Châu, các cảng ở Hạ Môn và Ninh Ba đều buộc phải ngừng giao thương buôn bán với các nước phương Tây. Đây có thể coi là phát súng đầu tiên cho chính sách "thương mại một cảng" [chỉ mở một cảng để trao đổi hàng hóa với bên ngoài] của nhà Thanh. Cả nước cũng từ đó mà bước sâu hơn vào giai đoạn "bế quan tỏa cảng".

Vào cuối thời nhà Thanh, mượn cớ Trung Quốc áp dụng chính sách nhằm hạn chế sự phát triển giao thương của mình, các nước phương Tây liên tục tìm cách xâm lược Trung Quốc.

Nhận thấy rõ nguyên nhân cũng như thách thức mà nhà Thanh phải đối mặt, nhưng tại sao triều đình vẫn một mực duy trì chính sách ấy?

Các nguyên nhân khiến nhà Thanh phải lựa chọn chính sách bế quan tỏa cảng

1. Để củng cố quyền lực

Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nhà Thanh phải áp chính sách này một cách bảo thủ, đó là để có thời gian củng cố vương triều.

Khi nhà Thanh tiến vào chiếm đóng và cai trị vùng đồng bằng miền Trung Trung Quốc, bộ máy cai trị còn lỏng lẻo, tàn dư từ phía chính quyền nhà Minh còn lăm le đe dọa đến an nguy của nhà Thanh.

Hơn nữa sự thành công của Trịnh Thành Công [danh tướng kiệt xuất thời kỳ cuối nhà Minh đầu nhà Thanh, trong nỗ lực phản Thanh phục Minh thất bại, ông đưa tướng sĩ và gia quyến vượt biển di cư sang Đài Loan] tại Đài Loan cũng khiến nhà Thanh lo sợ kẻ phản bội sẽ âm thầm cấu kết với các thế lực ngoại lai hòng lật đổ chính quyền còn non trẻ của mình.

Tranh minh họa.

Xung quanh có quá nhiều mối đe dọa, mà vào thời điểm ấy nhà Thanh chỉ vừa mới thống trị Trung Nguyên, sức mạnh của Thanh triều khó có thể cùng một lúc chống đỡ được tất cả các thế lực nên họ đã nghĩ đến việc cấm biển, chính sách "bế quan tỏa cảng" được đưa ra được xem như một thượng sách, cắt đứt liên hệ với thế giới bên ngoài để cố định hoàng quyền. 

Vào cuối thời nhà Thanh, một số nước phương Tây liên tục xâm lược và chiếm đóng lãnh thổ Trung Quốc. Trước tình hình ấy, chính quyền nhà Thanh lo lắng rằng người dân ven biển dễ có giao lưu trao đổi với bên ngoài, như vậy sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia.

Trên thực tế, chính sách "bế quan toả cảng" tuy phát huy được hiệu quả tự vệ tạm thời nhưng lại để lại hậu quả khôn lường về sau.

Sở dĩ nhà Thanh áp dụng chính sách "bế quan tỏa cảng" trên phạm vi cả nước là vì muốn khống chế hệ thống tư tưởng đang không ngừng lớn mạnh của người Hán. Lúc bấy giờ, xét về dân số hay trình độ văn hóa, người Hán đều chiếm ưu thế hơn hẳn, điều này là mối lo lớn đối với chính quyền nhà Thanh, khiến nhà Thanh luôn trong tâm thế lo sợ chính quyền của họ sẽ không thể cai trị đất nước lâu dài.

Vì thế, để loại bỏ sự ảnh hưởng của tư duy người Hán, chính quyền nhà Thanh đã ban hành chính sách "bế quan tỏa cảng", đóng cửa đất nước, cắt đứt mọi mối liên hệ của người Hán với thế giới bên ngoài.

Cụ thể, nhà Thanh từng ra lệnh "cắt tóc, cạo đầu" và "giản hóa y phục" buộc người Hán phải tuân theo, kẻ nào làm trái sẽ bị đem ra chém đầu ngay lập tức. Thời vua Càn Long, nhà Thanh còn thực hiện chính sách "thương mại một cảng", cắt đứt hoàn toàn mối liên hệ giữa nhà Thanh với thế giới bên ngoài.

Điều đáng chú ý hơn nữa là, chính phủ nhà Thanh tin rằng chính sách này có thể giúp ích cho việc cai trị và củng cố quyền lực của chính quyền mình.

Tranh minh họa cho việc các thế lực bên ngoài xâu xé Trung Quốc cuối thời Thanh.

2. Sự ngạo mạn của Thanh triều

Một nguyên nhân nữa xuất phát từ chính sự ngạo mạn của nhà Thanh.

Chính quyền nhà Thanh cho rằng, Trung Quốc đương thời là một quốc gia có nền công nghiệp phát triển, lãnh thổ rộng lớn, dân số đông đúc, vì thế mọi việc đều có thể tự cung tự cấp.

Hơn nữa, việc mở cửa giao lưu với nước ngoài lại tiềm tàng những yếu tố rủi ro, bất cập đe dọa quyền lực quốc gia, vì thế nhà Thanh mới kiên quyết thực hiện chính sách "bế quan toả cảng" bất chấp những hệ luỵ kéo theo.

Suy cho cùng, "bế quan toả cảng" là một chính sách bất lợi đầy bất cập, là thủ phạm chính gây ra những sóng gió cuối thời nhà Thanh. Tuy nhiên vì tham vọng củng cố vương quyền, nhà Thanh vẫn kiên quyết duy trì chính sách "bế quan toả cảng" trong chiến lược trị nước của mình.

PV [Theo Trí Thức Trẻ]

Câu hỏi:Chính sách thống trị của nhàThanh đã gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất đối với Trung Quốc là?

A. Chính sách thống trị ngoại tộc, làm cho chế độ phong kiến Trung Quốc ngày càng trì trệ

B. Chính sách áp bức dân tộc, làm cho các mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng

C. Chính sách “bế quan tỏa cảng” gây nên nhiều cuộc xung đột kịch liệt với thương nhân châu Âu

D. Làm cho chế độ phong kiến ngày càng suy sụp, tạo điều kiện cho tư bản phương Tây nhòm ngó, xâm lược Trung Quốc

Lời giải:

Đápán đúng:D. Làm cho chế độ phong kiến ngày càng suy sụp, tạo điều kiện cho tư bản phương Tây nhòm ngó, xâm lược Trung Quốc.

Chính sách thống trị của nhà Thanh đã gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất đối với trung quốc là làm cho chế độ phong kiến ngày càng suy sụp, tạo điều kiện cho tư bản phương Tây nhòm ngó, xâm lược Trung Quốc.

- Giải thích:

Chính sách thống trị của nhà Thanh [buộc người Trung Quốc phải theo phong tục của người Mãn từ y phục đến đầu tóc] đã làm cho các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở khắp nơi đã làm cho chính quyền nhà Thanh suy yếu. Lợi dụng cơ hội trên, tư bản phương Tây đua nhau nhòm ngó, xâm lược Trung Quốc, chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Thanh không những không hạn chế được việc thương nhân châu Âu đưa nhiều hàng lậu vào Trung Quốc mà còn gây nên xung đột kịch liệt, dẫn đến sụ suy sụp của chế độ phong kiến Trung Quốc.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm vềTrung Quốc dưới thời Minh - Thanh để thấy được rõ hơn Chính sách thống trị của nhàThanh nhé!

1. Trung Quốc thời Minh

Năm 1368 Chu Nguyên Chương lãnh đạo khởi nghĩa nông dân thắng lợi, lên ngôi vua lập ra nhà Minh.

- Về kinh tế:

+ Xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.

+ Nông nghiệp: Kĩ thuật canh tác có nhiều tiến bộ, diện tích mở rộng, sản lượng tăng, hình thức bỏ vốn trước thu sản phẩm sau.

+ Thủ công nghiệp: Xuất hiện công thương thủ công [giấy, dệt, gốm…]

+ Thương nghiệp: Phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh, trung tâm chính trị và kinh tế lớn nhất đó chính là Bắc Kinh và Nam Kinh.

- Về chính trị:

+ Bỏ chức Thái úy và Thừa tướng, vua nắm quyền chỉ huy quân đội.

+ Lập ra 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công [Quan Thượng Thư phụ trách]

+ Các bộ chỉ đạo trực tiếp quan ở các tỉnh.

+ Về đối ngoại: Mở rộng xâm lược ra bên ngoài.

- Cuối thời Minh, việc bao chiếm và tập trung ruộng đất vào tay giai cấp quý tộc, địa chủ diễn ra nghiêm trọng. Các vương công có nhiều “hoàng trang”, ruộng đất mênh mông. Địa chủ ở địa phương có tới hàng nghìn mẫu ruộng. Ngược lại, nông dân đói nghèo vì ít ruộng, sưu dịch và tô thuế nặng nề.Nhiều người phải cầm ruộng, bán vợ đợ con, hoặc bỏ quê hương đi tha phương cầu thực. Khởi nghĩa nông dân lại nổ ra. Cuộc nổi dậy của Lý Tự Thành làm cho triều Minh sụp đổ.

2. Trung Quốc thờiNhà Thanh [1644 – 1911]

- Giữa lúc đó, một bộ tộc ở Đông Bắc Trung Quốc là Mãn Thanh đã đánh bại Lý Tự Thành, lập ra nhà Thanh [1644 - 1911]. Giống như triều Nguyên trước đây, nhà Thanh thi hành chính sách áp bức dân tộc. Giai cấp thống trị Thanh buộc người Trung Quốc phải theo phong tục của người Mãn từ y phục đến đầu tóc. Mặc dù các hoàng đế Thanh dùng các biện pháp vỗ về, mua chuộc giai cấp địa chủ người Hán, giảm nhẹ tô thuế cho nông dân, khuyến khích khẩn hoang, nhưng không thể làm cho mâu thuẫn dân tộc dịu đi. Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở khắp nơi đã làm cho chính quyền nhà Thanh suy yếu dần.

- Do chính sách áp bức bóc lộtcủa nhà Thanh nông dân lại khởi nghĩa, lợi dụng nhà Thanh suy yếu, bọn tư bản phương Tâydòm ngó, xâm lược Trung Quốc. Chính sách “bế quan toả cảng” của nhà Thanh không những không hạn chế được việc thương nhân châu Âu đưa nhiều hàng lậu vào Trung Quốc mà còn gây nên cuộc xung đột kịch liệt, dẫn đến sự suy sụp của chế độ phong kiến Trung Quốc.

Video liên quan

Chủ Đề