Tân đảo ở đâu

Vị trí
Quốc kỳ
Thông tin cơ bản
Thủ đô Port-Vila
Chính phủ Cộng hòa nghị viện
Tiền tệ vatu [VUV]
Diện tích 12.200 km2
Dân số 196.178 [ước tính tháng 7 năm 2002]
Ngôn ngữ Tiếng Anh, tiếng Pháp, creole [gọi là Bislama và Bichelama] chính thức; cộng 100+ ngôn ngữ địa phương
Tôn giáo Trưởng lão 36,7%, Anh giáo 15%, Công giáo Rôma 15%, các tín ngưỡng bản địa 7.6%, Seventh-Day Adventist 6.2%, Church of Christ 3,8%, khác 15,7% [bao gồm Jon Frum Cargo cult]
Mã số điện thoại +678
Internet TLD .vu
Múi giờ UTC+11

Vanuatu [1], tên chính thức Cộng hòa Vanuatu, là đảo quốc gồm nhóm quần đảo vùng Melanesia, tây nam Thái Bình Dương. Quần đảo này nằm phía đông Úc cách 1.750 km, phía đông bắc Nouvelle-Calédonie cách 500 km, phía tây Fiji, và phía nam quần đảo Solomon.

Trước năm 1980, Vanuatu có tên là New Hebrides thuộc sự đồng trị của cả hai nước Anh và Pháp. Người Việt thời đó gọi Vanuatu là Tân Đảo vì thực dân Pháp thường mộ phu chân đăng ở Đông Dương để đi khai phá và canh tác đồn điền ở đó.

Theo chứng tích khảo cổ thì con người có mặt trên đảo Vanuatu từ khoảng 1300 năm trước Công nguyên.

Năm 1606, người Tây Ban Nha dưới sự chỉ huy của Luis Váez de Torres và Pedro Fernández de Quirós đến đảo thám hiểm và cho rằng Vanuatu là một phần của lục địa Châu Úc. Mãi đến thế kỷ 18 sau chuyến hải hành thứ hai của nhà thám hiểm người Anh James Cook và đảo được đặt tên "New Hebrides" người Châu Âu mới đến định cư vùng đảo.

Trong thời gian ngắn ngủi sau năm 1879, đảo Efate thành lập thể chế cộng hòa dưới tên "Franceville" với đặc điểm là quốc gia độc lập đầu tiên với quyền đầu phiếu phổ thông không phân biệt sắc tộc hay giới tính. Tuy nhiên riêng người da trắng được nhậm chức. Năm 1887, đảo được đặt dưới quyền cai trị quân đội của hai nước Anh và Pháp. Về sau được xác định thông qua nghị định thư năm 1914, chính thức phê chuẩn năm 1923.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quần đảo New Hebrides được hưởng thể chế sau này đưa đến quyền tự trị năm 1975. Từ đó những bất đồng giữa cộng đồng Anh ngữ [đa số] và cộng đồng Pháp ngữ lại gia tăng. Việc tạm ngừng đấu tranh cho phép thông qua một dự án hiến pháp. Tháng 11 năm 1979, đảng thuộc cộng đồng Anh ngữ giành thắng lợi trong cuộc tuyển cử, Mục sư Walter Lini trở thành Thủ tướng. Cộng đồng Pháp ngữ ở hai đảo Espíritu Santo và Tanna dự định tiến hành li khai. Một lực lượng gồm đội quân của Anh và Pháp phải can thiệp nhằm ngăn cản ý định li khai. Độc lập được tuyên bố ngày 30 tháng 7 năm 1980. Quần đảo New Hebrides đổi tên thành Cộng hòa Vanuatu. Georges Ati Sokomanu được bầu làm Tổng thống.

Năm 1983, đảng của Walter Lini đắc cử. Năm 1984, Sokomanu phải đương đầu với Lini, từ chức và tái đắc cử. Năm 1987, Lini lại giành thắng lợi trong cuộc bầu cử. Tháng 9 năm 1991, Lini rút khỏi chính trường và Maxime Carlot Korman thuộc cộng đồng Pháp ngữ trở thành Thủ tướng. Năm 1994, Jean-Marc Leyé được bầu làm Tổng thống. Năm 1999, John Bani giữ chức Tổng thống và bổ nhiệm Donald Kalpokas vào chức Thủ tướng.

Địa lýSửa đổi

Đồng bằng của núi Yasur trên đảo TannaVanuatu là một quần đảo san hô và núi lửa gồm 83 đảo lớn nhỏ, thuộc quần đảo Melanesia, gồm một quần đảo trải dài từ Bắc đến Nam trên 850 km ở Tây Nam Thái Bình Dương, nằm về phía Đông Bắc New Caledonia. Khoảng 75% diện tích đất đai bao phủ bởi các khu rừng nhiệt đới. Tabwemasana là đỉnh núi cao nhất [1.879 m] thuộc đảo Espíritu Santo [4.860 km²], đảo lớn nhất của quần đảo này. Nhiều ngọn núi lửa thuộc quần đảo này nằm trong "vành đai lửa Thái Bình Dương" hiện vẫn còn hoạt động, nhất là đảo Tanna, Ambrym, Aoba và Gaua.

Khí hậuSửa đổi

Vuanuatu nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới. Thời tiết ôn hòa nhờ gió mậu dịch thổi theo hướng Đông Nam. Mùa khô từ tháng 5 đến tháng 10, mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 4, lượng mưa trung bình tương đối cao.

Đa số những hải đảo là núi non, địa chất phún thạch của những ngọn núi lửa xưa với khí hậu nhiệt đới và bán nhiệt đới. Vũ lượng tại Vanuatu tính trung bình là 2.360 mm nhưng có năm lên đến 4.000 mm ở những đảo miền bắc.

Có vài ngọn núi lửa còn hoạt động tại Vanuatu như ngọn Lopevi. Thiên tai địa chấn và núi lửa thường đe dọa quần đảo. Ngọn núi cao nhất Vanuatu là đỉnh Tabwemasana, đo được 1879 m trên đảo Espiritu Santo.

Thành phố lớn nhất là thủ đô Port Vila trên đảo Efate. Thị trấn thứ nhì là Luganville trên đảo Espiritu Santo. Vanuatu được công nhận là vùng địa sinh thái đặc biệt [distinct terrestial ecoregion] thuộc phân khu sinh thái [ecozone] Australasia.

Chính trịSửa đổi

Vanuatu là một nước dân chủ nghị viện. Đứng đầu là Tổng thống với nhiệm kỳ năm năm nắm vai trò lễ nghi. Cử tri đoàn gồm các đại biểu quốc hội và tổng thống tỉnh bang bỏ phiếu bầu tổng thống toàn quốc.

Thủ tướng điều hành chính phủ thì do Quốc hội bầu nếu đạt được hơn nửa số phiếu của ¾ đại biểu. Thủ tướng có nhiệm vụ lập nội các, tức hội đồng bộ trưởng để điều hành ngành hành pháp Vanuatu.

Quốc hội Vanuatu là viện lập pháp đơn viện [unicameral] với 52 đại biểu nhiệm kỳ bốn năm do cử tri trực tiếp bầu ra. Quốc hội có thể tự giải tán hay do lệnh Tổng thống với sự cố vấn của Thủ tướng. Song song với Quốc hội là Hội đồng tộc trưởng Malvatu Mauri để cố vấn chính phủ trong những lãnh vực văn hóa và ngôn ngữ Vanuatu.

Các Đảng chính trị chính: Vanuaaku Pati, Đảng thống nhất Dân tộc [NUP] và một số đảng khác.

Kinh tếSửa đổi

Một ngôi chợ ở thủ đô Port Vila.Vanuatu có nền kinh tế còn chưa phát triển, chủ yếu là nông nghiệp với quy mô nhỏ, công nghiệp còn khiêm tốn; ngoài ra còn một số ngành khác như đánh bắt hải sản, khai khoáng và du lịch. Tốc độ tăng GDP trung bình khoảng 2,9%. Vanuatu nhập khẩu nhiều máy móc, phương tiện vận tải, thực phẩm, dầu mỏ, hoá chất trong khi xuất khẩu khiêm tốn chủ yếu là cùi dừa, ca cao, thịt bò, gỗ. Bạn hàng và cũng là nước cung cấp viện trợ chính là Úc, Anh, Pháp, Liên minh Châu Âu [EU], Nhật Bản, New Zealand. Nhập khẩu của Vanuatu từ Úc chiếm khoảng 40% - 50%, New Zealand: 11%, New Caledonia: 8%, Nhật: 10%, Fiji và Pháp: 6%. Thu nhập bình quân đầu người của Vanuatu đạt 2442 USD năm 2008 [số liệu của IMF].

Người Việt ở Vanuatu. Vanuatu, tên chính thức là Nước cộng hòa Vanuatu là một quốc đảo thuộc miền Nam Thái Bình Dương, bao gồm 83 hòn đảo tọa lạc ở phía Tây Nam Thái Bình Dương, phía Nam quần đảo Solomon và phía Đông bang Queensland [Úc], nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên và thanh bình. Người Việt từng đặt chân đến mảnh đất này cả trăm năm về trước và hình thành nên một trong những cộng đồng Việt kiều đầu tiên trong lịch sử. Ngày nay, con cháu của người việt ở vanuatu vẫn tiếp tục sinh sống và lập nghiệp tại đây. Nơi đây cũng được mệnh danh là quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới, người dân tại đây đang hướng tới thiết lập một xã hội bình đẳng và thiết lập một môi trường thu hút lượng du lịch và các nhà đầu tư nước ngoài.

1.NGƯỜI VIỆT Ở VANUATU

Đất nước Vanuatu xa xôi ở Nam Thái Bình Dương nghe có vẻ xa lạ với hầu hết chúng ta. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đây chính là nơi chôn nhau cắt rốn của hàng nghìn người Việt Nam. Người Việt đã từng đặt chân đến mảnh đất ấy cách đây hàng trăm năm, hình thành một trong những cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đầu tiên trong lịch sử. Ngày nay, con cháu của họ tiếp tục sống ở nơi được mệnh danh là đất nước hạnh phúc nhất thế giới. 

Trước khi độc lập vào năm 1980, Vanuatu được biết đến với tên gọi New Hebrides. Đây là một trong số hai quần đảo thuộc địa của Pháp ở Nam Thái Bình Dương, cách khoảng hai giờ đi máy bay từ bờ biển phía đông Australia. Những người Việt Nam đầu tiên [trong tiếng Pháp viết là Annamite] được ghi nhận đến đây là tù nhân và tù chính trị vào khoảng năm 1911. Năm 1923, 145 người lao động Bắc Kỳ đầu tiên chính thức đến New Zealand. Hebrides dưới hình thức mộ phu [tức là một người phu được tuyển chọn]. Những người này ra nước ngoài làm việc với hợp đồng 5 năm ký với các công ty tuyển dụng của Pháp vào làm việc trong đồn điền. Cũng trong khoảng thời gian đó, một số lượng lớn công nhân đã chọn làm thợ mỏ ở New Caledonia. Nông dân Việt Nam gọi Tân đảo Hebrides, và New Caledonia là Tân thế giới.

Năm 1940, khi Thế chiến II nổ ra, việc đi lại giữa Tân Đảo và Việt Nam bị cắt đứt. Cộng đồng người Việt Nam tuy xa quê hương nhưng luôn hướng về Tổ quốc. Nghe thông tin qua đài, họ ủng hộ Việt Minh và Bác Hồ. Người dân ăn mừng khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, thậm chí còn liều lĩnh giương cao lá cờ đỏ sao vàng ngang với quốc kỳ Pháp. Các hiệp hội người Việt Nam treo ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh trong hội trường. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, nhiều người Pháp căm ghét người Việt ở Tân Đảo đã công khai chửi bới, dùng bạo lực, đập phá tài sản của bà con. Các tổ chức Việt Nam lấy cớ này để đấu tranh đòi quyền được về nước. Cuối cùng, ngày 30 tháng 12 năm 1960, con tàu Eastern Queen chở 551 người từ Tân Đảo về Hải Phòng ngày 12 tháng 01 năm 1961. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đích thân đón kiều bào tại cảng. Trước đó năm 1959, Chính phủ đã ký Nghị quyết để đón đồng bào Việt kiều ở Thái Lan, Tân đảo và Tân thế giới quay trở về nước, đây cũng là tiền đề cho việc thành lập Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài sau này.

Hầu hết những người “Chân Đăng*” đều đã trở về Việt Nam trong thời gian đó, nhưng vẫn có một số ít người chấp nhận ở lại vì con nhỏ, tuổi già hoặc chuyện gia đình. Ngày nay Tân Thế giới – New Caledonia vẫn là một phần của Cộng hòa Pháp với tư cách là Lãnh thổ Hải ngoại trong khi New Hebrides trở nên độc lập vào năm 1980 và đổi tên thành Cộng hòa Vanuatu. Phần lớn cộng đồng người việt ở vanuatu đã di cư đến New Caledonia vì những bất ổn chính trị trong những năm 1980 và 1990. Tuy nhiên vài trăm người Việt Nam ở lại Vanuatu đến nay vẫn rất gặt hái được thành công và có địa vị cao trong xã hội sở tại.

* Chân Đăng [tiếng Pháp: travailleurs engagés] là từ dùng để chỉ những người Việt Nam “tham gia theo hình thức khế ước” đến làm việc tại New Caledonia vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 trong thời Pháp thuộc, lúc bấy giờ còn được gọi là Tân thế giới [Nouvelle-Caledonia] và một phần của Tân đảo [Nouvelles-Hébrides, nay là Vanuatu]

Cộng đồng người Việt ở Vanuatu

2.CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT Ở VANUATU 

Cộng hòa Vanuatu nằm ở Nam Thái Bình Dương, phía đông Australia, gồm 83 hòn đảo lớn nhỏ. Là một trong số ít các đảo sinh thái tự nhiên trên thế giới được quỹ kinh tế mới của Anh bình chọn là “quốc gia hạnh phúc nhất thế giới”

– Thủ đô: Port Vila

– Thể chế chính trị: Dân chủ nghị viện

– Tôn giáo: Thiên chúa giáo

– Diện tích: 12.189 km2

– Dân số: Khoảng 314.829 người

– Ngôn ngữ: Anh, Pháp, Bislama

– Đơn vị tiền tệ: USD, Vatu [VT]

– GDP: 934,2 triệu USD [2019]

– Quốc tịch: hai quốc tịch được công nhận

– Điều kiện khí hậu: ôn đới và cận nhiệt đới.

Một số đặc điểm về điều kiện cuộc sống của người việt ở vanuatu:

Nhà ở và điều kiện sống

Những ngôi nhà trên đảo Vanuatu chủ yếu được làm bằng cành cây, cỏ và lá đan lại với nhau để bảo vệ tốt khỏi những trận mưa lớn thường xuyên, nhưng chúng có thể không ổn định trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn. Một số thảm họa thiên nhiên, chẳng hạn như lốc xoáy, có thể khiến những ngôi nhà này bị mất trắng hoàn toàn. Điều này đặc biệt trở nên rõ ràng sau khi Cơn bão Pam tấn công các đảo Vanuatu vào năm 2015. 90% các tòa nhà của Vanuatu đã bị phá hủy, trong đó có nhiều ngôi nhà. Nhiều người mất nhà cửa sau khi đợt thiên tai này xảy ra. Nhiều hòn đảo vẫn đang trong quá trình xây dựng lại sau ảnh hưởng của cơn bão lốc xoáy Pam.

Tiêu chuẩn ăn mặc

Vanuatu là một nơi còn hơi bảo thủ và một số trang phục kiểu phương Tây sẽ được xem là không thích hợp. Quần áo cotton rộng rãi, nhẹ nhàng là tốt nhất cho khí hậu và phù hợp với văn hóa. Đối với nam, hãy chọn quần dài, quần đùi dài đến đầu gối và áo sơ mi ngắn tay. Đối với phụ nữ, đầm, váy và áo thun thường được mặc – áo sơ mi cộc tay cũng được chấp nhận. Mặc dù vậy, đừng để lộ vùng da trên đầu gối, đặc biệt là khi tham dự các sự kiện truyền thống. Phụ nữ nên mặc quần đùi hoặc xà rông và áo phông khi bơi ở những khu vực không phải khu nghỉ mát.

Sức khỏe

Bệnh sốt rét lưu hành ở hầu hết Vanuatu bên ngoài Port Vila. Các biện pháp phòng ngừa khác vẫn được khuyến nghị, chẳng hạn như kem chống côn trùng và mặc áo dài tay / quần dài vào buổi tối nếu bạn ở bên ngoài và màn chống muỗi nếu bạn ở trong vùng sốt rét. Nhiễm trùng da có thể phát triển nhanh chóng vì vậy cần có nguồn cung cấp tốt các loại thuốc bôi, kem và thuốc kháng sinh. Có các bệnh viện công ở Port Vila và Luganville cũng như các cơ sở y tế tư nhân với các trung tâm y tế nhỏ hơn nằm rải rác khắp các hòn đảo. Chăm sóc sức khỏe là cơ bản và bạn sẽ cần phải chịu trách nhiệm quản lý sức khỏe của chính mình khi được giao nhiệm vụ.

Sự an toàn

Đi bộ ở Port Vila hoặc Santo vào ban ngày khá an toàn, nhưng hãy cẩn thận khi đi bộ một mình và tránh làm điều này vào ban đêm. Trộm cắp phổ biến ở các thị trấn, vì vậy hãy cẩn thận với tài sản của bạn và đảm bảo nhà ở được khóa khi vắng người. Cũng nên nhớ rằng quyền sở hữu đất đai rất phức tạp và người lạ không thể tự do đi lang thang qua khu đất riêng hoặc đất trống mà không xin phép trước.

Ngân hàng và tài chính

Có một số ngân hàng ở Vanuatu mặc dù có ít lựa chọn hơn bên ngoài Port Vila. Bạn cũng có thể mở tài khoản ngân hàng địa phương cho sau khi bạn đến Vanuatu. Thẻ ghi nợ khi bạn có tài khoản ANZ hoặc Westpac ở Port Vila hoặc Luganville. Đơn vị tiền tệ địa phương là Vatu. Bạn cũng có thể truy cập XE.com để biết tỷ giá hối đoái hiện tại.

Điện thoại di động và email

Vanuatu có hai nhà cung cấp mạng di động, Telecom Vanuatu Ltd và Digicel. Mức độ phủ sóng nói chung là tốt ở các khu vực thành thị, nhưng sẽ nhanh chóng mất dần khi bạn di chuyển đến các khu vực nông thôn. Các kết nối quốc tế có thể không đáng tin cậy, đặc biệt là vào ban ngày khi các tin nhắn văn bản được gửi có thể bị lỗi hoặc mất hàng giờ để truy cập. Có sẵn mức cước tiết kiệm cho các cuộc gọi và tin nhắn [cả quốc tế và trong nước], vì vậy hãy kiểm tra các mức cước này trước khi quyết định chọn nhà cung cấp.

Kết nối Internet rất hạn chế so với New Zealand về tốc độ. Có một số quán cà phê internet công cộng ở Port Vila và ở Santo. Một số tổ chức sẽ có internet tại nơi làm việc, nhưng đừng cho rằng điều này xảy ra đối với các khu vực nông thôn hơn. Trong một số trường hợp, bạn có thể kết nối Internet tại nhà, với chi phí của riêng mình. 

Người Việt ở Vanuatu

3.CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở VANUATU 

Vanuatu có một cộng đồng phong phú với khoảng 100 ngôn ngữ địa phương và Melanesia được sử dụng rộng rãi. Dân cư bản địa hay còn được gọi là Ni-Vanuatu, chủ yếu là người Melanesia, một số hòn đảo xa xôi là nơi sinh sống của người Polynesia. Bên cạnh một số lượng nhỏ cộng đồng người Châu Âu, Micronesian, Trung Quốc và người Việt Nam. Khoảng 75% dân số sống ở các vùng nông thôn, nhưng các trung tâm đô thị lớn như Luganville và Port-Vila đã thu hút một lượng lớn dân cư do kinh tế phát triển nhanh chóng kể từ khi độc lập, 

Cộng đồng người việt ở vanuatu được hình thành từ đầu thế kỷ 20, đa số là đàn ông được thực dân Pháp chiêu mộ sang đây khai hoang, làm đồn điền. Theo nhiều tài liệu, những người Việt Nam đầu tiên đến đây là tù nhân, tù chính trị vào khoảng năm 1911. Năm 1923, 145 người lao động Bắc Kỳ đầu tiên chính thức đến Tân Đảo làm mộ. Họ được người Pháp hứa trả lương cao, làm việc trên đồn điền trong thời gian 5 năm rồi trả về. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, nhiều người đã không thể quay trở lại. Họ đã ở lại và hình thành một cộng đồng người Việt bền vững cho đến ngày nay.Cộng đồng người việt ở vanuatu cũng có  ngày tết truyền thống, cũng có gói bánh chưng, cũng có bao lì xì và những lời chúc tết đầy thơm thảo, yêu thương

 Cộng đồng người việt ở vanuatu tuy hiện tại chỉ có khoảng 200 đến 300 người nhưng vẫn luôn lưu giữ được nét văn hóa bản sắc truyền thống dân tộc, không trộn lẫn hòa tan với các cộng đồng khác. Đặc biệt, nhiều người Việt Nam đã trở thành những chủ nhân thành đạt và được kính trọng.

Đặc biệt, do Vanuatu chưa phát triển về sản xuất nên nhiều mặt hàng tại Việt Nam như hàng gia dụng ti vi, tủ lạnh,  sơn nước, cửa cuốn, gạch lát nền… cũng được nhiều người Việt nhập khẩu từ Việt Nam để sử dụng gia đình hoặc bán lại.

Nhiều loại thực phẩm đặc trưng của Việt Nam như phở, bánh tráng, khô, nước mắm Phú Quốc cũng vượt đại dương đến Vanuatu

Các gia đình có truyền thống làm mâm cơm ngày Tết với bánh chưng và cùng nhau ăn …

Chương trình định cư Vanuatu cho cả gia đình

Trên đây là một số chia sẻ của VICTORY về cộng đồng người việt ở vanuatu. Hi vọng những thông tin này sẽ phần nào giúp bạn hiểu thêm về lịch sử của .

📂Có thể bạn quan tâm:

Cuộc sống người việt ở Châu Âu

Cuộc sống người việt ở Dominica

Định cư các nước
  • ĐỊNH CƯ UY TÍN VICTORY tự hào là đơn vị tư vấn định cư chuyên nghiệp, tận tâm và có tỷ lệ hồ sơ thành công cao không chỉ riêng các chương trình định cư Canada mà còn tự hào là đơn vị dẫn đầu trong tư vấn định cư Mỹ, định cư Châu âu, định cư Úc
  • Địa Chỉ :LM81-28. OT07, Tòa Landmark 81 Vinhome Central Park, 720A Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 090.720.8879
  • Website: www.dinhcucacnuoc.com

Video liên quan

Chủ Đề