Vì sao nền giáo dục việt nam thối nát

  • Nam Phong
  • Gửi tới BBC từ Sài Gòn

Chụp lại hình ảnh,

Đề tài đổi mới giáo dục đang được dư luận quan tâm thời gian qua

Báo, đài, truyền hình đưa cảnh những phụ huynh mệt mỏi nộp hồ sơ, mệt mỏi rút hồ sơ cho con em mình.

Facebook thì lan truyền clip của một cậu bé với tổng kết duy nhất được mọi người tung hô "Một nền giáo dục thối nát".

Nền giáo dục Việt Nam vốn dĩ khá tệ. Điều này chẳng có gì mới mẻ cả. Là một người đã từng trải qua tất cả các cấp học ở Việt Nam, tôi có thể khẳng định điều đó.

Về toán học, thế hệ chúng tôi học những môn như: Đạo hàm, tích phân, vi phân, lượng giác... mà chẳng biết để làm gì? Ra trường, đi làm, việc liên quan đến toán học duy nhất mà tôi hay làm là bấm máy tính.

Về văn học, chúng tôi phải học nói dối theo một khuôn mẫu tứ bé: Cô giáo em thì phải dáng thon thon, giọng nói dịu dàng, bà em thì dáng khom khom, tóc bạc phơ... Và chúng tôi phải thích những bài thơ, những bải văn "cách mạng" dù thật ra phần lớn chúng tôi ghét cay ghét đắng chúng.

Về sử học: Ở Việt Nam không phải là một môn khoa học, thuần túy là một môn tuyên truyền. Ngày x tháng y năm z, quân ta chiến thắng, quân địch thất bại, địch chết bao nhiêu, ta thu được bao nhiêu vũ khí, bắt được bao nhiêu tù binh... luôn luôn là như vậy!

Về ngoại ngữ: Tệ nhất! Chương trình rất nặng về ngữ pháp, nhưng kỹ năng nghe, nói thì rất tệ. Và thực ra ở nhiều nơi, chính kỹ năng của các giáo viên cũng rất tệ. Và còn rất nhiều những bất cập khác nữa...

Em trai đó có quyền nói ra những điều em ấy muốn nói, có quyền trình bày những quan điểm của mình. Tôi ủng hộ điều đó!

Nhưng tôi không tán đồng với đám đông đang tung hô em ấy, đầy hả hê.

Những lời chỉ trích, có làm nền giáo dục này đang "thối nát" trở nên "thơm phức" không? Có làm nền giáo dục này trở lên tốt đẹp hơn không? Hay chỉ đơn giản có tính giải tỏa bức xúc cho mỗi cá nhân?

Cái mà chúng ta cần, là những giải pháp, đâu phải là những lời chỉ trích.

Mọi năm, kỳ thi tốt nghiệp bị coi là vô ích, kỳ thi đại học bị coi là quá căng thẳng, hai kỳ thi bị coi là lãng phí.

Năm nay, hai kỳ thi được gộp lại làm một, các thí sinh có điểm rồi mới xét tuyển, cách làm tiệm cận với các nền giáo dục tiên tiến.

Mọi năm, thí sinh chỉ có một bộ hồ sơ, trượt là không có cơ hội thứ hai, năm nay các em được quyền rút hồ sơ, được thay đổi lựa chọn ban đầu. Nhưng mọi người than mệt, than rắc rối. Thật kỳ lạ!

Chỉ trích nền giáo dục hiện tại, nhưng lại không có hành động gì để thay đổi.

Chỉ trích nền giáo dục này thối nát. Nhưng khi một dự thảo đưa ra xin ý kiến đóng góp của xã hội, thì có bao nhiêu người chịu đọc dự thảo, chịu đóng góp ý kiến. Hay là tất cả đều coi không phải việc của mình? Và không chịu đóng góp ý kiến nhưng khi cải cách được triển khai thì lao vào chỉ trích rất hăng.

Tất nhiên những thay đổi đó còn nhiều bất cập, cần thêm sự góp ý và các giải pháp để hoàn thiện. Cải cách giáo dục không phải là trồng rau, hôm nay trồng ngày mai có thể hái, nó cần thời gian và sự giúp đỡ của cả xã hội này.

Có bạn sẽ nói với tôi. Không cần biết nấu cơm nhưng vẫn có thể nhận xét cơm ngon hay dở. Đúng! Vấn đề là "ngon" hay "dở" phải đối với số đông trong xã hội. Những lời chỉ trích theo đám đông sẽ không làm xã hội này tiến lên mà chỉ làm cho những người có đầu óc cải cách và đổi mới chùn bước.

Bởi vì, không làm gì nền giáo dục cũng bị chỉ trích là "thối nát" mà làm gì thì cũng bị chỉ trích là "cải lùi", và rất nhiều người sẽ lựa chọn "không làm gì".

Theodore Roosevelt - Vị tổng thống thứ 26 của Hoa Kỳ đã từng nói: "Đôi khi, điều tốt nhất ta có thể làm là quyết định đúng, điều gần như tốt nhất là quyết định sai, và điều tệ nhất là chẳng làm gì cả".

Muốn thay đổi, xin hãy chỉ trích một cách xây dựng và đưa ra các giải pháp. Hoặc là ít nhất chỉ trích bằng cách chỉ ra những điểm bất hợp lý, cần khắc phục.

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả.

Nội dung không có

  • {{promo.headlines.shortHeadline}}

  • Trong buổi hội thảo ngày 12/8, một học sinh lớp 8 trường Amsterdam đã nhận định "Giáo dục Việt Nam bây giờ quá thối nát" thu hút sự chú ý của nhiều người trên mạng xã hội.

    Một bộ phận người chia sẻ câu chuyện này và bình luận đồng tình như thể em học sinh này đã nói hộ lòng mình [?], trong khi đó một số khác cho rằng cậu bé có tư tưởng lệch lạc. Không ít ý kiến chỉ ra rằng, nói giáo dục "thối nát" chung chung thì không khó, nhưng phân tích được thối nát ở điểm nào, tích cực ở điểm nào để phát huy tích cực, hạn chế tiêu cực, thì cho đến nay chưa có ai trưởng thành, chuyên gia, kể cả các trung tâm hoặc Viện nghiên cứu nêu được một cách thuyết phục.

    Là người gắn bó, gỡ rối tơ lòng với nhiều thế hệ học trò, anh Chánh Văn - Hoàng Anh Tú đã bày tỏ quan điểm của mình:

    "Khi cậu bé 14 tuổi nói rằng giáo dục Việt Nam thật là thối nát thì em đã thành một Lê Văn Tám về kể cả nghĩa đen lẫn nghĩa xám!

    Nghĩa đen là em đã trở thành ngọn đuốc sống làm bùng lên cái "kho khốn khổ" mang tên Giáo dục Việt Nam! Em khiến rất nhiều người lớn hả hê! Nhưng về nghĩa xám, em rất có thể trở thành một huyền thoại tự sướng, không có thật như chính anh Lê Văn Tám khi mà truyền thông đang tung hô em.

    Cậu bé "Bộ trưởng Giáo dục tương lai" phát biểu gây sốc tại ngày hội sách mới đây.

    Tôi không biết em nói ra điều đó từ quan sát - cảm nhận của em hay em nói theo giọng bố mẹ - người lớn hay nói hàng ngày mà em học theo? Dù em nói ra vì em nghĩ hay em học theo thì tôi chỉ thấy rằng điều đó thật buồn! Là vì điều đó, với cá nhân tôi, nó giống như hàng vạn anh hùng bàn phím khác đang đầy rẫy ngoài kia! Việc chửi bới một thứ gì đó luôn dễ dàng hơn rất nhiều so với việc khen...".

    Để hiểu rõ hơn về quan điểm giáo dục cũng như những phương pháp dạy con của một người chuyên phụ trách "gỡ rối tơ lòng", chúng tôi đã có cuộc trao đổi với anh Chánh Văn - Hoàng Anh Tú.

    - Chào anh! Là người từng gắn bó với nhiều thế hệ học trò, anh có nhận xét gì về những thay đổi trong giáo dục ở Việt Nam thời gian vừa qua?

    - Giáo dục trong vài năm gần đây thực sự đã chuyển mình. Dù chậm nhưng cũng đã có nhiều thay đổi tích cực. Tuy nhiên, như thế vẫn là chưa đủ. Những thay đổi ấy mới chỉ tới mức sửa chữa sai lầm cũ chứ chưa thành đột phá mới.

    Anh Chánh Văn - người có những bài viết tâm sự sâu sắc, chuyên giải đáp thắc mắc của rất nhiều thế hệ học trò 7x, 8x trên báo Hoa Học Trò ngày nào giờ đã là một ông bố hạnh phúc với tổ ấm có 3 nhóc tì xinh xắn. Bé Gia Bách, 9 tuổi, bé Trà My, 8 tuổi và con gái út, bé Phương Nguyên, 4 tuổi.

    - Có phải đó là lý do hiện nay một số học sinh mất niềm tin vào nền giáo dục như cậu bé lớp 8 nói 'giáo dục Việt Nam thối nát' vừa qua?

    - Thật ra mất lòng tin vào giáo dục Việt Nam thì không chỉ “lũ trẻ” mà là cả xã hội khi mà giáo dục Việt Nam trong suốt vài chục năm thay đổi liên miên và thất bại. Thời của tôi, nghe bố mẹ nói về giáo dục cũng thấy nó thật tệ hại. Nhưng vài năm trở lại đây, khi cả xã hội đã lên tiếng thì giáo dục đã có những cuộc thay đổi khá mạnh mẽ. Chỉ là nhiều người không buồn quan tâm mà giữ nguyên suy nghĩ cũ của họ về giáo dục.

    Và như thế hệ chúng tôi, những đứa trẻ lớn lên bị chính cảm xúc tiêu cực đó chi phối, “định hướng” và ám ảnh nên cũng “tưởng” theo như vậy. Cùng với sự phát triển của mạng xã hội, internet… những suy nghĩ - phát ngôn đó đã được “hiện hình”. Cộng thêm truyền thông khiến nó thành những “cú nổ”.

    - Với anh, học sinh ngày nay khác với học sinh của thời anh Chánh Văn như thế nào?

    - Tôi nghĩ thứ khác nhau dễ thấy nhất là học trò ngày nay là mạnh dạn hơn, sẵn sàng đưa ra ý kiến cá nhân nhiều hơn. Nhưng bên cạnh đó, các em dễ bị cuốn theo các luồng dư luận khác nhau. Nói một cách tiêu cực thì là dễ “sinh hư”, vào hùa hơn. Đặc biệt với mạng xã hội, sự kiểm soát không có, các em tự do hơn. Và hậu quả đương nhiên là ít em hiểu được.

    - Anh từng viết trên trang cá nhân: “Nếu các con mình nói vậy, tôi sẽ làm gì? Hẳn là tôi sẽ phải xem lại cách tôi đang trò chuyện với các con mình hàng ngày thế nào? Tôi có làm con tôi trở nên u tối đến thế không?”, nhiều người đang tò mò không biết quan điểm dạy con của anh ra sao?

    - Tôi dạy con không có nhiều thứ mới mẻ hơn các ông bố bà mẹ khác đâu. Chỉ là sự tôn trọng vừa đủ với cuộc sống - cách nghĩ của các con. Là vừa đủ thôi. Bởi vẫn có những kiểm soát vừa và áp đặt mềm. Tức là nhiều đối thoại hơn. Giữa việc lựa theo ý bố hay lựa theo ý con, tôi chọn việc đàm phán và thương thuyết. Tất cả gói trong 2 chữ: Đối thoại. Hai bên phải cùng nhau thay vì một chiều. Tôi cũng có những thế mạnh của tôi và các con cũng có thế mạnh của chúng mà! Cả 2 cùng làm ông bố tuyệt vời và đứa con tuyệt vời.

    Bây giờ còn quá sớm để nói cách dạy đó là đúng hay sai nhưng cũng đủ để tôi và các con cảm thấy vô cùng thoải mái với nhau.

    - Anh Chánh Văn gỡ rối cho học sinh và giờ ông bố của 3 đứa trẻ, với anh từ lý thuyết trên trang giấy đến chuyện ứng dụng vào thực tế khác nhau như thế nào và anh đã đúc rút được điều gì sau thời gian dài làm chuyên gia tâm lý?

    - Tôi học được nhiều sau 12 năm giữ mục Chánh Văn trên báo. Nó giúp tôi hiểu những biến động tâm lý mà 1 đứa trẻ mới lớn 13-19 sẽ trải qua. Và hiểu rằng tụi trẻ luôn muốn trò chuyện cùng bố mẹ đến thế nào. Làm sao để chúng có thể bày tỏ lòng chúng.

    - Chia sẻ đôi điều của anh về gia đình và công việc hiện tại?

    - Hiện tôi đã thôi giữ mục Chánh Văn và cũng thôi làm báo để dành thời gian cho những dự án riêng của mình mà tôi từng mơ ước. Có nhiều thời gian hơn để lo lắng cho chuỗi nhà hàng của gia đình mình, chăm sóc 3 đứa trẻ đang tuổi lớn cùng vợ mình.

    Thi thoảng có những dự án yêu thích như sách kỹ năng cho tuổi mới lớn hay phim cho giới trẻ tôi vẫn nhận vì đó cũng là thứ tôi làm được, làm tốt. Tôi nghĩ 12 năm giữ chuyên mục Chánh Văn thực sự là một khối tài sản rất lớn mà tôi cần phải “tiêu” cho hết.

    - Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này!

    Video liên quan

    Chủ Đề