Tại sao trăn không có độc

Rắn là một trong những loài vật sở hữu nọc độc cực kỳ nguy hiểm, vốn có thể giết chết con mồi trong khoảng thời gian cực ngắn nếu dính phải độc. Tuy nhiên, không ít người đã đặt ra một câu hỏi khá thú vị: Vì sao một số loài rắn không trúng độc của chính mình?

Câu hỏi này mới đây cuối cùng đã có đáp án, khi một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu tại tại Đại học Queensland [Australia] đã hé lộ cách một số loài rắn độc ngăn chất độc của bản thân tác động đến hệ thần kinh. 

Về cơ bản, các loại động vật có nọc độc mạnh như rắn phải phát triển khả năng miễn dịch để tránh tự trúng độc. Chẳng hạn, một số loài rắn thường tự chặn cơ quan cảm nhận của cơ thể - vốn có thể coi giống như việc đặt một thanh chắn ở lối vào để ngăn các phân tử độc "xâm nhập".  

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu của Đại học Queensland đã tìm thêm một cách kháng độc cực kỳ độc đáo khác của rắn: Sử dụng điện tích.

Một số loài rắn độc sở hữu cơ chế kháng độc cực kỳ độc đáo, ngăn chất độc của bản thân tác động đến hệ thần kinh.

Cụ thể, nhóm chất độc thần kinh alpha của một số loại rắn có chứa amino axit điện tích dương. Bản thân loại chất độc này cực kỳ ‘công hiệu’ với đại đa số động vật. Do phần cơ quan cảm nhận của các loại động vật này có chứa điện tích âm rất mạnh, nọc độc mang điện tích dương sẽ nhanh chóng xâm nhập vào hệ thần kinh, khiến con mồi bị hạ gục chỉ một thời gian ngắn sau khi bị rắn cắn trúng.

Đáng chú ý, với riêng rắn, loài động vật này đã tiến hóa để thay đổi điện tích cơ quan cảm nhận của mình từ âm sang dương. Theo nhóm nghiên cứu, việc nọc độc và cơ quan cảm nhận của rắn có cùng điện tích dương vô hình trung giúp rắn không bao giờ rơi vào cảnh bị nhiễm độc.

"Giống như khi chúng ta ghép hai cực cùng dấu của nam châm vậy, hai thứ đều mang điện tích dương khi kết nối với nhau sẽ vô tác dụng. Nếu không kết nối được với cơ quan cảm nhận, chất độc sẽ không thể tác động đến hệ thần kinh", nhóm nghiên cứu giải tích.

"Từ lâu, chúng ta đã biết rằng một số loài - như cầy mangut - có khả năng kháng nọc rắn thông qua một đột biến ngăn chặn chất độc thần kinh, nhưng đây là lần đầu tiên hiệu ứng giống như nam châm đã được quan sát.", nhóm nghiên cứu cho biết.

"Cơ chế này cũng đã tiến hóa ở chính các loài rắn độc để có thể kháng lại chất độc thần kinh của chúng".

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện cơ chế kháng độc bằng cách đổi điện tích này đã tiến hóa ít nhất 10 lần ở nhiều loại rắn khác nhau. Đặc biệt, cơ chế này hay xuất hiện ở những loài rắn có nguy cơ bị tấn công bởi những loài rắn độc ‘đồng loại’ khác, vốn có khả năng mồi bằng chất độc thần kinh alpha.

Trăn Miến Điện có khả năng kháng chất độc thần kinh cực kỳ hiệu quả.

Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trăn Miến Điện – vốn di chuyển chậm và dễ bị rắn hổ mang săn mồi - có khả năng kháng chất độc thần kinh cực kỳ hiệu quả. Tương tự, rắn chuột chũi Nam Phi, một loài rắn di chuyển chậm chạp khác dễ bị rắn hổ mang cắn, cũng có khả năng kháng độc cực kỳ cao.

Trong khi đó, những loài rắn không sinh sống cùng khu vực với các loài rắn độc lại không có khả năng nói trên.

"Những con trăn châu Á sống trên cây khi còn nhỏ, hay loại trăn Úc không sống cùng với loài rắn độc không có khả năng kháng độc", nhóm nghiên cứu giải thích.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Royal Society B.

Tham khảo IFL Science

Rắn là một trong những loài sở hữu nọc độc cực kỳ nguy hiểm, một số loài rắn có nọc độc có thể giết chết con mồi chỉ trong một thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, có bao giờ bạn tự hỏi vì sao những con rắn không bị trúng độc của chính mình?

Câu hỏi này mới đây đã có câu trả lời khi một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu tại Đại học Queensland [Australia] đã hé lộ cách một con rắn độc ngăn chất độc của bản thân tác động đến hệ thần kinh của chúng.

Về cơ bản, các loài động vật có nọc độc mạnh như rắn đều có khả năng miễn dịch để tránh trúng nọc độc mà chúng tiết ra. Chẳng hạn, một số loài rắn thường tự chặn cơ quan cảm nhận của cơ thể, nói một cách dễ hiểu việc làm này của loài rắn sẽ ngăn các phân tử độc xâm nhập. Tuy nhiên, mới đây các nhà nghiên cứu của Đại học Queensland đã phát hiện ra thêm một cách kháng độc cực kỳ độc đào của loài rắn, đó là sử dụng điện tích.

Cụ thể, nhóm chất độc thần kinh alpha của một số loài rắn có chứa amino axit điện tích dương. Bản thân loại chất độc này có tác dụng cực mạnh đối với đa số các loài động vật, Do phần cơ quan cảm nhận của đa số các loài động vật có chứa điện tích âm rất mạnh, vì vậy nọc độc mang điện tích dương sẽ nhanh chóng xâm nhập vào hệ thần kinh, khiến con mồi bị hạ gục chỉ trong một thời gian ngắn sau khi bị rắn cắn.

Trong quá trình tiến hóa trăn Miến Điện đã có thể tự kháng nọc độc của rắn hổ mang [Ảnh: iflscience]

Điều đáng nói ở đây là rắn đã tiến hóa để thay đổi điện tích cơ quan cảm nhận của mình từ âm sang dương. Theo nhóm nghiên cứu, việc nọc độc và cơ quan cảm nhận của rắn có cùng điện tích dương vô hình trung khiến cho rắn không bao giờ bị nhiễm độc. Nhóm ngiên cứu này giải thích: "Giống như khi chúng ta ghép hai cực cùng dấu của nam châm vậy, hai thứ đều mang điện tích dương khi kết nối với nhau sẽ đẩy nhau ra. Nếu không kết nối được với cơ quan cảm nhận, chất độc sẽ không thể tác động đến hệ thần kinh".

Nhóm nghiên cứu cho biết thêm: "Từ lâu, chúng ta đã biết rằng một số loài như cầy mangut có khả năng kháng nọc rắn thông qua một đột biến ngăn chặn chất độc thần kinh, nhưng đây là lần đầu tiên hiệu ứng kháng độc giống như nam châm được phát hiện. Cơ chế này cũng đã tiến hóa ở chính các loài rắn độc để có thể kháng lại các chất độc do chính chúng tạo ra".

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện cơ chế kháng độc bằng cách đổi diện tích này đã được tiến hóa ít nhất 10 lần ở nhiều loại rắn khác nhau. Đặc biệt, cơ chế này hay xuất hiện ở những loài rắn có nguy cơ bị tấn công bởi những con rắn độc đồng loại khác. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng trăn Miến Điện vốn di chuyển chậm và dễ bị rắn hổ mang tấn công có khả năng kháng chất độc thần kinh rất hiệu quả. Tương tự như trăn Miến Điện, rắn chuột chũi ở Nam Phi, đây cũng là một loài rắn di chuyển chậm chạp và thường là con mồi của rắn hổ mang cũng có khả năng kháng độc cực kỳ cao.

Trong khi đó, những loài rắn không sống ở những khu vực có các loài rắn độc lại không có khả năng kháng độc như nhưng loài rắn nêu trên. Nhóm nghiên cứu giải thích: "Những con trăn châu Á sống trên cây khi còn nhỏ, hay loại trăn Úc không sống cùng với các loài rắn độc sẽ không có khả năng kháng độc".

Theo Iflscience

Trăn ít khi tấn công người, nhưng chúng có thể trở nên vô cùng nguy hiểm.

Từ lâu, trăn - thường là trăn gấm, đã là loài được lựa chọn làm vật nuôi thịnh hành ở nhiều gia đình Việt, bất chấp nhiều mối đe dọa mà loài bò sát này có thể mang lại.

Giá trị của việc nuôi trăn bên ngoài sở thích cá nhân, còn được xem là công cụ "làm kinh tế" nhờ những nỗ lực của những người nuôi trăn trong việc chọn lọc ra những nòi trăn mang các đặc điểm biến dị độc đáo, như các nòi "bạch tạng" hay nòi "cọp".

Đối với loại trăn đột biến, giá trị của nó nằm ở hoa văn, màu sắc, lạ mắt hơn so với trọng lượng cơ thể. Vì thế giá của loại này thường đắt hơn gấp nhiều lần so với trăn bán thương phẩm, bởi nó thuộc dạng hàng hiếm.

Có thời điểm, những con trăn đột biến bạch tạng dù mới nở, đã có giá từ 2 đến 3 triệu đồng. Trong khi, những con có trọng lượng trên 10 kg được chào mua với giá lên tới 25 - 40 triệu đồng/con.

So với chi phí mua trăn giống ban đầu chỉ ở mức 200 - 300 ngàn đồng, người nuôi trăn có thể lãi lớn nếu như may mắn cho ra đời được những lứa đột biến ít gặp. Chính lợi ích kinh tế này đã thu hút nhiều hộ nuôi và thương lái thu mua trăn để bán cho người có tiền nuôi trăn kiểng.

Nhiều người Việt cũng thản nhiên cho rằng trăn là loài vật hiền lành, không tấn công người, nên được nuôi thả một cách rất tự nhiên, thậm chí cho chúng chơi đùa với trẻ nhỏ. Nhưng trên thực tế, trăn có nguy hiểm không?

Lầm tưởng "vô hại" 

Nhiều người Việt vẫn nuôi trăn để làm cảnh, tuy nhiên điều này vô cùng nguy hiểm.

Theo dữ liệu tham khảo trên Wikipedia, trăn gấm [tên khoa học Python reticulatus] được định nghĩa là một loại trăn lớn, thuộc họ Trăn [Pythonidae] và chi cùng tên [Python], sống chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á.

Trăn gấm cũng là thành viên thuộc phân họ Rắn dài nhất thế giới. Trong lịch sử, người ta đã tìm thấy những con trăn gấm có chiều dài lên đến 9-10 mét, tuy nhiên cơ thể chúng lại không quá mập mạp.

Giống như các loại trăn khác, trăn gấm không có nọc độc. Tuy nhiên, vết cắn của những con trăn kích thước lớn thường rất nghiêm trọng. Nhiều khi vết cắn quá lớn, dẫn đến mất máu mà chết. Ngoài ra, không thể không kể đến vũ khí "chết người" của loài trăn, đó là dùng thân quấn quanh con mồi rồi siết nạn nhân cho đến chết.

Mặc dù loài trăn này tương đối hiền lành, và rất ít khi tấn công người, tuy nhiên đã có một số trường hợp những con trăn gấm trong hoang dã và trong điều kiện nuôi nhốt đã tấn công, giết chết người và thậm chí ăn thịt người.

Điển hình như vào năm 1995, Ee Heng Chuan, một công nhân cạo mủ cao su 29 tuổi sống ở miền Nam bang Johor của Malaysia đã bị một con trăn gấm dài 7 mét tấn công và ăn thịt. Lúc ấy, cảnh sát đã phải bắn 4 phát súng mới hạ được nó.

Năm 2017, Akbar Salubiro - một nông dân 25 tuổi ở Indonesia bị mất tích khó hiểu. Sau đó, người ta tìm thấy xác của nạn nhân bên trong dạ dày của một con trăn gốm khổng lồ.

Nếu xét trên kích thước tối đa của các con mồi của loài trăn gấm, trên lý thuyết một con trăn trưởng thành hoàn toàn có đủ khả năng ăn thịt trẻ em, người vị thành niên, hoặc thậm chí người lớn. Vì vậy, người nuôi trăn cần đặc biệt cảnh giác về mức độ nguy hiểm của chúng.

Kinh hoàng khoảnh khắc người đàn ông bị trăn cắn vào mặt

Đối mặt trăn lớn, phải tự vệ thế nào?

Theo Usgs.gov, khi gặp trăn cũng như rắn, cần bình tĩnh và từ từ rút lui, tránh tương tác hay đến gần quá chúng.

Đối với những loài trăn lớn như trăn Miến Điện hay trăn gấm săn mồi bằng cách siết chặt. Trong trường hợp sơ suất để trăn lớn tấn công và siết chặt cơ thể, lựa chọn là không có nhiều.

Nếu cảm thấy không đủ sức khuất phục con vật, một người cần giữ tư thế ngồi trên mặt đất, đưa cánh tay che lấy phần cổ để ngăn không cho con trăn siết chặt đường thở.

Điều quan trọng là không nên cố giãy giụa để thoát khỏi vòng cuốn của con trăn, vì càng làm thế, trăn sẽ càng siết chặt hơn. Có trường hợp con trăn cảm thấy con người chỉ ngồi một chỗ chịu đựng, cho rằng đó không phải con mồi và bỏ đi.

Mặt khác, dùng gậy hoặc dao đánh mạnh vào phần đầu trăn, khiến nó choáng váng, hay thậm chí giết chết con trăn theo cách này.

Chạm trán với trăn dữ là một trong những điều tồi tệ nhất mà con người có thể gặp phải trong tự nhiên.

Theo Thailandsnake, điều quan trọng nhất là không được để con trăn siết quá chặt rồi mới hành động. Cần phải nhanh chóng tấn công vào những điểm yếu trên cơ thể của chúng như đầu, mắt...

Ngoài ra, trăn cũng sợ những loại chất lỏng có mùi nồng nặc. Nếu như bạn mang theo một chai rượu, nước súc miệng hay cồn tẩy rửa, hãy nhanh chóng lấy ra rồi đổ lên người, và phần đầu của trăn. Hành động này có thể khiến chúng sớm bỏ cuộc.

Ngày nay, việc lựa chọn trăn, hay rắn làm vật nuôi đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên cần lưu ý rằng chúng đều là động vật hoang dã, vì vậy để tránh những sự việc đáng tiếc chúng ta nên cân nhắc thật kỹ và đề phòng những dấu hiệu bất thường có thể xảy ra.

Minh Khôi

Video liên quan

Chủ Đề