Tại sao thức an của thu ăn thực vật rất nghèo dinh dưỡng nhưng thịt của chúng rất giàu protein

Thức ăn thực vật nghèo dinh dưỡng nhưng các động vật nhai lại như trâu, bò vẫn phát triển bình thường. Có bao nhiêu giải thích sau đây là đúng? (1) Số lượng thức ăn lấy vào nhiều. (2) Các vi sinh vật được sử dụng làm nguồn thức ăn cung cấp prôtein cho động vật. (3) Lượng nitơ được tái sử dụng triệt để không bị mất đi qua nước tiểu. (4) Các vi sinh vật tiết enzim tiêu hóa xenlulozo cung cấp dinh dưỡng cho động vật

Xem lời giải

Thức ăn thực vật nghèo dinh dưỡng nhưng các động vật nhai lại như trâu, bò vẫn phát triển bình thường. Có bao nhiêu giải?

Thức ăn thực vật nghèo dinh dưỡng nhưng các động vật nhai lại như trâu, bò vẫn phát triển bình thường. Có bao nhiêu giải thích sau đây là đúng?
(1) Số lượng thức ăn lấy vào nhiều.
(2) Các vi sinh vật được sử dụng làm nguồn thức ăn cung cấp protein cho động vật.
(3) Lượng nitơ được tái sử dụng triệt để không bị mất đi qua nước tiểu.
(4) Các vi sinh vật tiết enzim tiêu hóa xenlulozo cung cấp dinh dưỡng cho động vật.

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

So sánh điểm mạnh, yếu giữa protein động vật và protein thực vật

Một số người thường nói rằng nguồn protein, dù là động vật hay thực vật, đều giống y chang như nhau, chẳng có gì khác biệt. Những người khác lại cho rằng nguồn đạm từ thực vật ưu việt hơn so với nguồn từ động vật.

Thành phần axit amin giữa 2 nguồn đạm này hoàn toàn khác nhau

Khi được hấp thụ vào cơ thể, protein được phân tách ra thành các axit amin. Protein và axit amin được dùng trong hầu hết các quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể. Tuy nhiên, những nguồn protein khác nhau sẽ chứa những loại axit amin cực kỳ khác nhau.

Trong khi nguồn đạm từ động vật chứa hàm lượng cân bằng tất cả các axit amin mà cơ thể cần, còn các nguồn đạm từ thực vật lại chứa khá ít hàm lượng 1 số loại axit amin nhất định. Ví dụ, 1 số nguồn protein thực vật quan trọng thường chứa hàm lượng các axit amin khá thấp: methionine, tryptophan, lycine và isoleucine.

Nói tóm lại: Tất cả các nguồn protein đều được cấu tạo từ các axit amin, mặc dù hàm lượng và chủng loại các axit amin sẽ khác nhau, tùy thuộc vào từng nguồn protein.

Protein từ động vật là hoàn chỉnh, còn protein từ thực vật thì không

Tại sao thức an của thu ăn thực vật rất nghèo dinh dưỡng nhưng thịt của chúng rất giàu protein

Có tất cả 20 loại axit amin cơ thể cần sử dụng để cấu tạo thành 1 phân tử protein. Những loại axit amin này được phân chia thành 2 nhóm: hoàn chỉnh (thiết yếu) hoặc không hoàn chỉnh (không thiết yếu). Cơ thể bạn có thể tự sản sinh ra các axit amin không hoàn chỉnh. Tuy nhiên, nó không thể sản sinh được các axit amin thiết yếu, mà cần phải bổ sung thông qua chế độ ăn.

Để có sức khỏe tối ưu, cơ thể bạn cần tất cả những loại axit amin thiết yếu với tỉ lệ tối ưu. Những nguồn cung cấp protein từ động vật, chẳng hạn như thịt, cá, thịt gia cầm, trứng và các sản phẩm từ sữa, đều giống như protein được tìm thấy trong cơ thể. Đó chính là nguồn protein hoàn chỉnh vì chúng chứa đầy đủ tất cả các axit amin thiết yếu mà cơ thể cần để hoạt động hiệu quả.

Trái ngược lại, những nguồn protein từ thực vật, chẳng hạn như đậu hay hạt... đều là không hoàn chỉnh, vì chúng thiếu 1 hay 1 số loại axit amin thiết yếu mà cơ thể cần. Một vài nguồn báo cáo rằng protein đậu nành là hoàn chỉnh. Tuy nhiên, 2 loại axit amin thiết yếu được tìm thấy trong đậu nành có hàm lượng quá thấp, vì vậy nó không thể nào so được với nguồn đạm từ động vật.

Nói tóm lại: Những thực phẩm từ động vật đều là nguồn cung cấp chất đạm chất lượng nhất. Những thực phẩm từ thực vật đều thiếu 1 hay 1 số loại axit amin, khiến cho cơ thể không hấp thụ đủ các axit amin thiết yếu.

Các nguồn cung cấp protein động vật thường chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn

Tất nhiên là hiếm khi nào protein được tìm thấy riêng biệt 1 mình nó. Thường nó sẽ đi kèm theo 1 số loại chất dinh dưỡng khác. Những loại thực phẩm có protein động vật thường chứa các dưỡng chất dinh dưỡng không có trong các thực phẩm từ thực vật với hàm lượng khá cao. Chẳng hạn như:

  • Vitamin B12: Vitamin B12 thường được tìm thấy chủ yếu trong cá, thịt, thịt gia cầm và các sản phẩm từ sữa. Nhiều người không ăn thực phẩm từ động vật thường bị thiếu hụt vitamin này.
  • Vitamin D: Thường được tìm thấy trong các loại cá nhiều dầu, trứng và các sản phẩm từ sữa. Một số loại thực phẩm từ thực vật có chứa loại vitamin này, nhưng chủng loại được tìm thấy trong các thực phẩm từ động vật vẫn tốt hơn khi nạp vào cơ thể.
  • DHA: Đây là 1 loại chất béo omega-3, được tìm thấy trong các loại cá béo. DHA rất quan trọng cho sức khỏe của não bộ và rất khó để hấp thụ dưỡng chất này từ các nguồn thực phẩm thực vật.
  • Heme-iron: Được tìm thấy chủ yếu trong thịt, đặc biệt là thịt đỏ.
  • Kẽm: Được tìm thấy chủ yếu trong các nguồn protein động vật, chẳng hạn như thịt bò, thịt heo và thịt cừu. Hấp thụ kẽm từ các nguồn protein động vật cũng dễ hơn.

Tất nhiên, ngoài ra còn có rất nhiều thành phần dưỡng chất khác có trong các nguồn thực vật, mà không có trong động vật. Vì vậy, ăn uống đầy đủ với hàm lượng cân bằng cho cả 2 nguồn là cách tốt nhất để hấp thụ đầy đủ dưỡng chất cơ thể đang cần.

Nói tóm lại: Các nguồn protein từ động vật thường chứa hàm lượng 1 số dưỡng chất nhất định cao hơn so với nguồn từ thực vật, chẳng hạn như vitamin B12, vitamin D, axit béo DHA, omega-3, heme-iron và kẽm.

Một số loại thịt có thể gây bệnh

Tại sao thức an của thu ăn thực vật rất nghèo dinh dưỡng nhưng thịt của chúng rất giàu protein

Thịt đỏ thường chứa hàm lượng protein khá chất lượng. Một số cuộc nghiên cứu đã báo cáo rằng, ăn nhiều thịt đỏ sẽ gây tăng nguy cơ bị các bệnh về tim mạch, đột quỵ và chết sớm. Tuy nhiên, 1 số nghiên cứu trong thời gian gần đây đã khuyến nghị rằng, vấn đề này khong dính dáng gì tới các loại thịt đỏ, mà là do các loại thịt đỏ đã qua chế biến.

Trong 1 nghiên cứu với quy mô lớn, cùng 448568 người tham gia, đã chứng minh được các loại thịt chế biến sẵn đều làm gia tăng nguy cơ tử vong trong khi các loại thịt không chế biến sẵn chẳng gây ra vấn đề gì. Một nghiên cứu khác, với 34000 chị em phụ nữ tham gia, đã chứng minh ăn thịt chế biến sẵn làm suy yếu sức khỏe tim mạch.

Ngoài ra, 20 cuộc nghiên cứu khác nữa đã chứng minh các loại thịt chế biến sẵn đều làm gia tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch và béo phì. Ngoài ra, các loại thịt đỏ không qua chế biến sẵn không hề gây ra bất kỳ vấn đề gì.

Mặc dù vậy, 1 cuộc nghiên cứu đã chứng minh, thay 1 bữa ăn trong ngày với thịt đỏ, bằng 1 bữa ăn với thịt trắng, đã giúp giảm 27% nguy cơ bị đột quỵ. Thêm vào đó, các nguy cơ về sức khỏe liên quan tới thịt đỏ chế biến sẵn, đều không có dính dáng gì tới cá và các loại thịt khác, như thịt gà...

Nói tóm lại: Thịt đỏ chế biến sẵn thường làm tăng nguy cơ bị bệnh. Các loại thịt đỏ không chế biến sẵn và các loại thịt trắng thường rất tốt cho sức khỏe.

Các chất dinh dưỡng đa lượng

Các chất dinh dưỡng đa lượng cấu thành phần lớn của chế độ ăn và cung cấp năng lượng và nhiều dưỡng chất thiết yếu. Carbohydrate, Protein (bao gồm các axit amin thiết yếu), các chất béo (bao gồm các axit béo thiết yếu), các chất khoáng đa lượng và nước là các chất dinh dưỡng đa lượng. Carbohydrate, chất béo và protein có thể thay thế cho nhau thành nguồn năng lượng; chất béo cung cấp 9 kcal/g (37,8 kJ/g); protein và carbohydrate cung cấp 4 kcal/g (16,8 kJ/g).

Carbohydrate

Carbohydrate trong chế độ ăn được chuyển thành glucose và các monosaccharid khác. Carbohydrate làm tăng mức glucose trong máu, cung cấp năng lượng.

Carbohydrate đơn giản được tạo thành bởi các phân tử nhỏ, thường là các monosaccharid hoặc các disaccharid, làm tăng mức glucose trong máu nhanh.

Carbohydrate phức tạp được tạo thành bởi các phân tử lớn hơn, được chuyển thành các monosaccharid. Các carbohydrate phức tạp làm tăng mức đường trong máu chậm hơn nhưng trong một thời gian dài.

Glucose và sucrose là những carbohydrate đơn giản; tinh bột và chất xơ là các carbohydrate phức tạp.

Chỉ số đường huyết đo mức độ tăng đường trong huyết tương khi sử dụng carbohydrate. Giá trị dao động từ 1 (tăng chậm nhất) đến 100 (tăng nhanh nhất, tương đương với đường glucose nguyên chất - xem bảng Xxem Bảng: Chỉ số đường huyết của Một số Thực phẩm Chỉ số đường huyết của Một số Thực phẩm Dinh dưỡng là khoa học về thực phẩm và mối quan hệ của nó tới sức khoẻ. Các chất dinh dưỡng là các chất hóa học trong thực phẩm được cơ thể sử dụng cho sự tăng trưởng, duy trì và hoạt động.... đọc thêm ). Tuy nhiên, tỷ lệ tăng thực tế cũng phụ thuộc vào loại thực phẩm nào được tiêu thụ với carbohydrate.

Carbohydrate với chỉ số đường huyết cao có thể làm tăng nhanh glucose huyết tương lên mức cao. Có giả thuyết cho răng hậu quả là mức insulin tăng, gây hạ đường huyết và đói, có xu hướng dẫn đến tiêu thụ calo vượt ngưỡng và tăng cân. Carbohydrate với chỉ số đường huyết thấp sẽ làm tăng chậm nồng độ glucose huyết tương, dẫn đến mức insulin sau ăn thấp hơn và ít đói hơn, có thể làm cho ít bị tiêu thụ calo vượt ngưỡng hơn. Những ảnh hưởng này được cho là dẫn đến tình trạng lipid thuận lợi hơn và giảm nguy cơ béo phì, đái tháo đường, và biến chứng của bệnh đái tháo đường nếu có.

Các Protein

Protein trong chế độ ăn được chuyển thành các peptide và amino acid. Protein cần phải có để duy trì, thay đổi, hoạt động và phát triển mô. Tuy nhiên, nếu cơ thể không nhận được đủ calo từ chế độ ăn hoặc kho dự trữ trong mô (đặc biệt là chất béo), protein có thể được sử dụng để lấy năng lượng.

Khi cơ thể sử dụng protein trong chế độ ăn cho sản xuất mô, có một sự tăng lên của protein (cân bằng nitơ tích cực). Trong các trạng thái dị hóa (ví dụ như đói, nhiễm trùng, bỏng), có thể sử dụng nhiều protein hơn (vì mô của cơ thể bị phân hủy) hơn là hấp thụ, dẫn đến giảm protein trên tổng thể (cân bằng nitơ âm). Cân bằng nitơ được xác định tốt nhất bằng cách lấy lượng nitơ tiêu thụ trừ lượng nitơ thải qua nước tiểu và qua phân.

Trong số 20 axit amin, 9 axit amin thiết yếu (EAAs); chúng không thể được tổng hợp và phải được lấy từ chế độ ăn. Tất cả mọi người có nhu cầu 8 axit amin thiết yếu (EAAs); Trẻ sơ sinh cần thêm histidine.

Điều chỉnh nhu cầu protein trong chế độ ăn dựa vào cân nặng có tương quan với tỷ lệ tăng trưởng, trong đó sẽ giảm từ trẻ sơ sinh đến tuổi trưởng thành. Nhu cầu protein trong chế độ ăn hàng ngày giảm từ 2,2 g/kg ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi xuống 1,2 g/kg ở trẻ 5 tuổi và 0,8 g/kg ở người trưởng thành. Nhu cầu về protein tương ứng với các nhu cầu của EAA (xem Bảng: Những nhu cầu axit amin thiết yếu tính bằng mg/kg trọng lượng cơ thể Những nhu cầu axit amin thiết yếu tính bằng mg/kg trọng lượng cơ thể Dinh dưỡng là khoa học về thực phẩm và mối quan hệ của nó tới sức khoẻ. Các chất dinh dưỡng là các chất hóa học trong thực phẩm được cơ thể sử dụng cho sự tăng trưởng, duy trì và hoạt động.... đọc thêm ). Người trưởng thành khi muốn tăng khối lượng cơ cần thêm rất ít protein so với yêu cầu khuyến nghị.

Thành phần acid amin của protein thay đổi rất nhiều. Giá trị sinh học (BV) phản ánh sự tương đồng trong thành phần acid amin của protein so với mô của động vật; do đó, BV chỉ ra tỷ lệ của EAA được cung cấp cho cơ thể từ protein trong chế độ ăn:

  • Một sự kết hợp hoàn hảo là protein trong trứng, với giá trị là 100.

  • Protein động vật trong sữa và thịt có một chỉ số BV cao (~ 90).

  • Protein trong ngũ cốc và rau có chỉ số BV thấp hơn (~ 40)

  • Một số protein được chiết xuất (ví dụ, gelatin) có chỉ số BV là 0.

Mức độ mà các loại protein trong chế độ ăn cung cấp mỗi axit amin còn thiếu khác (Bổ sung) xác định tổng thể chỉ số BV của chế độ ăn. Nhu cầu khuyến nghị hàng ngày (RDA) đối với protein giả định chế độ ăn kết hợp trung bình có chỉ số BV là 70.