Tại sao thẻ nhớ bị hỏng

Có nhiều nguyên nhân gây ra lỗi thẻ nhớ SD bị hỏng, không thể đọc được, có thể là do đầu đọc thẻ, cổng USB hoặc máy tính bị lỗi, bị hỏng, ... . Tham khảo tiếp bài viết dưới đây của Taimienphi.vn để tìm hiểu một số cách sửa lỗi thẻ nhớ SD bị hỏng, không đọc được.

Cách 1: Kiểm tra đầu đọc thẻ

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân gây ra lỗi thẻ nhớ SD bị hỏng, không đọc được có thể là do đầu đọc thẻ bị hỏng, bị lỗi.

Điều này đặc biệt đúng nếu thẻ nhớ SD chỉ bị lỗi trên một thiết bị cụ thể. Thử cắm đầu đọc thẻ trên máy tính khác, hoặc cách khác là thử cắm đầu đọc thẻ mới và xem lỗi thẻ nhớ SD còn hay không. Nếu lỗi vẫn còn, tham khảo tiếp một số cách sửa lỗi trong phần nội dung tiếp theo dưới đây.

Cách 2: Sử dụng cổng USB khác

Một số máy tính, laptop được trang bị nhiều cổng USB. Thử cắm thẻ nhớ SD lần lượt vào các cổng và kiểm tra xem lỗi không đọc được thẻ nhớ còn hay không.

Nếu đầu đọc thẻ [hoặc cáp USB] hoạt động trên cổng USB khác, thủ phạm gây ra lỗi, sự cố thẻ nhớ SD không phải ai khác chính là cổng USB.

Cách 3: Khởi động lại máy tính của bạn

Nếu những cách trên đều không ăn thua, thử áp dụng giải pháp truyền thống là khởi động lại máy tính để sửa lỗi thẻ nhớ SD không đọc được. Trong nhiều trường hợp, giải pháp khởi động lại máy tính cũng có thể giúp khắc phục được nhiều lỗi, vấn đề mà người dùng gặp phải.

Tiến hành ngắt kết nối đầu đọc thẻ nhớ, sau đó khởi động lại máy tính, cắm lại đầu đọc thẻ và kiểm tra xem lỗi còn hay không.

Cách 4: Cập nhật driver

Hầu hết các đầu đọc thẻ USB sẽ tự động cài đặt driver trong lần đầu tiên người dùng kết nối các thiết bị này với máy tính.

Tuy nhiên các nhà sản xuất thường cập nhật driver riêng của họ để sửa các lỗi hoặc cải thiện sản phẩm của mình. Các bản cập nhật driver này có sẵn để tải xuống, tuy nhiên người dùng hiếm khi để ý đến.

Truy cập trang chủ nhà sản xuất đầu đọc thẻ của bạn và kiểm tra xem có bản cập nhật driver thiết bị nào hay không, nếu có tải xuống và cài đặt driver, kiểm tra xem lỗi thẻ nhớ SD không đọc được còn hay không.

Cách 5: Kiểm tra thẻ nhớ, ổ USB có hiển thị trong My Computer [This PC] không

Trong trường hợp nếu máy tính không nhận thẻ nhớ SD hoặc ổ USB, tên thiết bị sẽ không được hiển thị trong My Computer [This PC], rất có thể máy tính đang bị thiếu bộ nhớ. Thử đóng tất cả các chương trình lại và để máy tính chạy không trong khoảng vài phút.

Hoặc cách khác là sử dụng Task Manager [trên Windows] hoặc Activity Monitor [trên Mac] để buộc dừng các ứng dụng chiếm nhiều bộ nhớ thiết bị.

Nếu vẫn không hiển thị tên, ký tự khi cắm ổ USB hoặc đầu đọc thẻ nhớ trên máy tính, bạn sẽ phải tự gán tên, ký tự ổ đĩa bằng cách sử dụng Disk Management.

Cách 6: Tắt Write Protection

Trong trường hợp nếu máy tính nhận thẻ nhớ SD nhưng không cho phép sửa đổi các file, trong trường hợp nguyên nhân có thể là do tính năng bảo vệ đọc - ghi [Read - Write protection] đã được kích hoạt. Trên thẻ nhớ có nút bật tắt vật lý nằm bên cạnh, có thể bạn vô tình bật phải nút này trong quá trình sửa lỗi.

Trường hợp này, giải pháp là vô hiệu hóa tính năng bảo vệ đọc - ghi đi và kiểm tra xem lỗi thẻ nhớ SD không đọc được còn hay không.

Cách 7: Format thẻ nhớ SD để sửa lỗi

Các cài đặt format [định dạng] có thể ảnh hưởng đến các thiết bị có thể đọc thẻ nhớ SD. Chẳng hạn nếu bạn định dạng thẻ nhớ SD để thiết bị hoạt động trên máy tính chứ không phải trên điện thoại thông minh.

Để làm thẻ nhớ có thể đọc được trên thiết bị yêu thích của mình, giải pháp là định dạng lại thẻ nhớ. Lưu ý, fomat [định dạng] thẻ nhớ SD hoặc micro SD sẽ xóa tất cả các nội dung trong thẻ nhớ đồng thời khôi phục lại thẻ nhớ về trạng thái ban đầu. Vì vậy cần đảm bảo bạn đã sao lưu các file, dữ liệu quan trọng của mình trên thẻ nhớ để tránh tình trạng mất dữ liệu.

->Mã hóa thẻ nhớ SD hoặc USB trên Windows 10

Như vậy bài viết trên đây Taimienphi.vn vừa hướng dẫn bạn một số cách sửa lỗi thẻ nhớ SD bị hỏng, không đọc được. Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm một số bài viết đã có trên Taimienphi.vn để tìm hiểu cách hiện file ẩn trong USB, thẻ nhớ do virus, mở USB không thấy file nhé.

Nếu đang phải đối mặt với sự cố, lỗi thẻ nhớ SD bị hỏng, không đọc được. Bạn đọc cùng tham khảo tiếp bài viết dưới đây của Taimienphi.vn để tìm hiểu một số cách sửa lỗi thẻ nhớ SD bị hỏng, không đọc được nhé.

Etherscan là gì? ICON nghĩa là gì ? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng SD Formatter Mã hóa thẻ nhớ SD hoặc USB trên Windows 10 Cách khôi phục ảnh đã xóa trên thẻ nhớ SD Card Cách đánh vần tiếng Việt theo chương trình mới, bảng âm vần mới

Nếu một ngày, điện thoại hoặc máy ảnh của bạn bỗng dưng thông báo không nhận thẻ nhớ hoặc không mở được file trong thiết bị thì đừng vội kết luận rằng thẻ nhớ hỏng và vội vứt chúng đi nhé. Thay vào đó, hãy tìm cách sửa lỗi thẻ nhớ hỏng để tiếp tục sử dụng. Nếu chưa biết cách khắc phục thẻ nhớ lỗi thì hãy tham khảo ngay gợi ý của chúng tôi dưới đây nhé!

Tại sao thẻ nhớ hỏng?

Trong quá trình sử dụng thẻ nhớ cho điện thoại, máy ảnh sẽ có lúc bạn gặp rắc rối khiến thẻ nhớ bị lỗi và hư hỏng. Nó có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:

  • Bộ phận tiếp xúc giữa thẻ nhớ và thiết bị kém nên dẫn đến việc phát sinh lỗi mà cơ bản là máy tính thông báo không nhận thẻ nhớ.
  • Do bạn dùng thẻ nhớ cắm qua máy tính khác, cài đặt ứng dụng và trò chơi trên thẻ, sau đó không xóa sạch dữ liệu mà cắm lại vào thiết bị cũ.
  • Thẻ nhớ hay nhiều thiết bị kết nối khác đều cắm vào nhiều máy chủ và đôi khi ngược lại máy chủ cũng phải tiếp xúc với nhiều dây nguồn khác. Vì vậy, cả 2 đều là môi trường thuận lợi để cho virus xâm nhập vào. Điều này dẫn đến việc làm ẩn các file trong thẻ nhớ, máy lúc này báo lỗi thẻ nhớ và không mở được hoặc truy cập vào các file được lưu trên thẻ.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến bạn không thể xem nội dung trong thẻ và sao chép hoặc xóa chúng là do firmware bị hỏng hoặc các linh kiện phần cứng bên trong thẻ nhớ có vấn đề. Trong trường hợp này, nếu còn thời gian bảo hành, hãy mang thẻ nhớ đến cửa hàng bán để họ đổi thẻ nhớ khác.

Các cách sửa lỗi thẻ nhớ hỏng đơn giản hiệu quả

Thẻ nhớ hỏng có sửa được không?

Thẻ nhớ hỏng phải làm sao? Vệ sinh thẻ nhớ

Có lẽ, rất ít người biết rằng một trong các nguyên nhân khiến thẻ nhớ kết nối kém có thể là do thẻ đó bị bẩn và dơ. Cụ thể là, việc sử dụng thẻ nhớ lâu ngày khiến bụi bẩn bám vào chân tiếp xúc của thẻ nhớ và khiến thẻ kết nối bị kém đi. Vì thế, việc bạn cần làm là chuẩn bị khăn mềm và khô và lau chùi mặt tiếp xúc của nhẻ . Sau đó, lắp thẻ vào thiết bị và khởi động lại xem đã nhận thẻ nhớ chưa nhé!

Thẻ nhớ lỗi, không cho phép coppy hoặc xóa file

Việc không thể coppy hoặc xóa file trên thẻ có thể xuất phát từ firmware bị hỏng hoặc linh kiện phần cứng bên trong thẻ nhớ có vấn đề. Do vậy, nếu thẻ còn thời hạn bảo hành, bạn nên mang thẻ đi bảo hành.

Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng thành thạo các phần mềm trên máy tính thì có thể tự tìm lỗi trên thẻ nhớ [hoặc đĩa flash USB] rồi tìm và download firmware tương ứng để nạp lại firmware cho thẻ và sử dụng như bình thường.

Lỗi không hiện file trong thẻ nhớ hay ẩn file

  • Bước 1: Mở chương trình CMD bằng cách click vào Start, gõ CMD vào ô “run” và nhấn “Enter”.
  • Bước 2: Khi cửa sổ cmd hiện ra, gõ vào đó tên ổ gắn SDCard của bạn rồi nhấn Enter. Ví dụ ổ SDCard của bạn là ổ F, sẽ gõ vào F:
  • Bước 3: Tiếp đó gõ dòng lệnh attrib –S –H /S /D và ấn Enter. Đợi cho chương trình chạy xong là hoàn thành.

Lưu ý, sau các bước trên bạn nên sử dụng phần mềm diệt virus để có thể khắc phục triệt để vấn đề.

Lỗi điện thoại và máy ảnh không nhận thẻ nhớ

  • Cách 1: Thử khởi động lại điện thoại hoặc máy ảnh một vài lần.
  • Cách 2: Định dạng/Format lại thẻ nhớ. Bạn xóa sạch mọi dữ liệu/thư mục trên thẻ nhớ, sau đó gắn thẻ nhớ vào thiết bị sau đó khởi động lại thiết bị.
  • Cách 3: Thử lắp thẻ nhớ sang chiếc điện thoại hoặc máy ảnh khác, nếu thiết bị đó vẫn đọc được thẻ nhớ như bình thường thì chứng tỏ thiết bị đã có vấn đề hoặc thẻ nhớ và thiết bị của bạn không tương thích. Bạn nên đem máy đến trung tâm sửa chữa uy tín để được kiểm tra. Còn ngược lại, thì chứng tỏ thẻ nhớ bị hỏng, bạn nên sao lưu dữ liệu của thẻ nhớ và mua một thẻ nhớ khác để sử dụng.
  • Cách 4: Kiểm tra dây nguồn kết nối [USB, cổng HDMI, cáp..] xem có bị đứt dây hay lỗi gì không. Thử bằng cách kết nối với các máy chủ khác.

Lỗi thẻ nhớ không format được

Cách 1: Format thẻ nhớ bằng chính thiết bị

Cách này khá đơn giản, nhưng tùy vào thiết bị sẽ có các thao tác khác nhau. Nhìn chung, bạn vào mục cài đặt [hoặc Menu] của thiết bị, chọn mục chứa thẻ SD Card. Sau đó chọn Format card và chờ hệ thống format xong, nhấn Ok hoặc Done để kết thúc. Nếu vẫn không khắc phục được thì hãy chuyển sang cách 2 ngay dưới đây.

Cách 2: Format thẻ nhớ bằng PC

  • Bước 1: Cần bộ đọc thẻ nhớ và thẻ nhớ bị lỗi
  • Bước 2: Cắm thẻ vào đầu đọc thẻ và connect card reader vào PC
  • Bước 3: Tìm đến ổ đĩa of thẻ nhớ trên PC
  • Bước 4: Right click >> properties >> format
  • Bước 5: Chọn file system là FAT, rồi click vào format [phải chắc chắn là không để ở chế độ quick format]. Sau đó, sử dụng lại một phần mềm khôi phục lại tài liệu
  • Bước 6: Chờ format xong. Nếu được, xin chúc mừng bạn. Nếu không, sẽ hiện lên thông điệp là “Window was unable to complete the format”. Rất tiếc, thẻ nhớ của bạn đã bị hỏng.

Xem thêm: Cách sửa lỗi thẻ nhớ không format được hiệu quả

Bài viết trên đây chúng tôi vừa chia sẻ tới bạn một số lỗi thường gặp khi sử dụng ổ cứng cũng như cách khắc phục lỗi thẻ nhớ hỏng hiệu quả và nhanh chóng. Chúc các bạn thực hiện thành công!

Video liên quan

Chủ Đề