Còn bao nhiêu đợt nắng nóng trong năm 2022

Có 4-6 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa phát hành bản tin nhận định xu thế dự báo thời tiết từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2022. Theo đó, dự báo ENSO có khả năng tiếp tục duy trì ở trạng thái La Nina từ nay đến hết năm 2022 với xác suất khoảng 55-65%.

Từ nay đến hết năm 2022, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng 10-12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta khoảng từ 4-6 cơn, ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm [TBNN] cùng thời kỳ [TBNN một năm khoảng từ 12-14 cơn, ảnh hưởng trực tiếp khoảng từ 5-7 cơn].

Tháng 7 sẽ xuất hiện nắng nóng cục bộ trên 37 độ C

Trong các tháng mùa mưa [từ tháng 7-9/2022], lượng mưa tại Bắc Bộ có khả năng ở mức xấp xỉ đến cao hơn TBNN. Trái lại, tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ từ tháng 7-9/2022, lượng mưa có xu hướng thiếu hụt so với TBNN. Từ khoảng tháng 10-11/2022, khu vực ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên dự báo lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm, cảnh báo nguy cơ cao xảy ra mưa lớn dồn dập. Ngoài ra, cần đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, mưa đá trên phạm vi toàn quốc.

Tháng 7, nhiệt độ cao nhất ngày sẽ trên 37 độ C

Nhận định về nắng nóng, cơ quan khí tượng cho biết tại khu vực Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình tháng 7/2022 ở mức xấp xỉ TBNN, tháng 8-9/2022 ở mức cao hơn TBNN khoảng 0,5 độ C; từ tháng 10-12/2022 phổ biến ở mức thấp hơn TBNN khoảng 0,5 độ C.

Khu vực Trung Bộ, nhiệt độ trung bình tháng 7/2022 ở mức xấp xỉ TBNN, tháng 8-9/2022 ở mức cao hơn TBNN khoảng 0,5 độ C; từ tháng 10-12/2022 phổ biến ở mức thấp hơn TBNN khoảng 0,5 độ C. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ từ tháng 7-9/2022 nhiệt độ phổ biến cao hơn TBNN khoảng 0,5 độ C, tháng 10-12/2022 nhiệt độ phổ biến xấp xỉ TBNN.

Khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, nhiệt độ trung bình tháng 7/2022 ở mức xấp xỉ TBNN, tháng 8-9/2022 ở mức cao hơn TBNN khoảng 0,5 độ C. Đề phòng trong tháng 7/2022 có thể xuất hiện giá trị cực đoan liên quan đến nhiệt độ ở khu vực các tỉnh Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ. Dự báo xác suất 70-80% khả năng xuất hiện nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày trên 37 độ C.

Nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng không gay gắt, không kéo dài như năm 2021. Không khí lạnh có khả năng hoạt động sớm và nền nhiệt các tháng đầu mùa đông ở các tỉnh miền Bắc có khả năng thấp hơn so với TBNN cùng thời kỳ.

Mùa mưa lũ xuất hiện sớm

Tại Bắc Bộ, mùa mưa lũ năm 2022 xuất hiện sớm hơn năm 2021, mực nước đỉnh lũ trên các sông suối thuộc lưu vực sông khu vực sông Hồng phổ biến ở mức BĐ1-BĐ2, cao hơn năm 2021. Đỉnh lũ năm đến các hồ chứa trên lưu vực sông Đà, sông Gâm và sông Chảy phổ biến ở mức xấp xỉ TBNN, cao hơn năm 2021. Đỉnh lũ năm trên các lưu vực sông có khả năng xuất hiện đúng thời kỳ TBNN, cuối tháng 7 đến giữa tháng 8.

Lượng dòng chảy từ tháng 7-8/2022 trên các sông suối và hồ chứa như sau: trên lưu vực sông Đà ở mức thiếu hụt so TBNN từ 5-15%; trên sông Chảy, dòng chảy đến hồ Thác Bà lớn hơn TBNN từ 5-10%; trên sông Gâm, dòng chảy đến hồ Tuyên Quang lớn hơn so với TBNN khoảng 15-25%; riêng sông Thao, hạ lưu sông Lô và sông Hồng thiếu hụt từ 10-20%.

Từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2022, lượng dòng chảy trên các lưu vực sông Bắc Bộ phổ biến ở thiếu hụt từ 15-20% so với TBNN, riêng trên sông Đà ở mức xấp xỉ TBNN.

Trung Bộ, Tây Nguyên, yrong tháng 7,8/2022, ở thượng nguồn các sông khu vực Bắc Trung Bộ, Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên xuất hiện 1-2 đợt lũ, đỉnh lũ trên một số sông suối có khả năng lên trên báo động 2 [BĐ2]; mực nước các sông khác ở Trung Bộ có dao động. Từ tháng 9 đến tháng 12/2022, trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên có khả năng xuất hiện 2-3 đợt lũ lớn.

Đỉnh lũ năm 2022, tại hạ lưu các sông chính từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh ở mức BĐ1-BĐ2 và trên BĐ2; các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên ở mức BĐ2-BĐ3, có sông trên BĐ3. Trên các sông suối nhỏ, vùng thượng lưu các sông khả năng xuất hiện lũ lớn, lũ quét và sạt lở đất.

Lưu lượng dòng chảy trên phần lớn các sông ở Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa và khu vực Nam Tây Nguyên ở mức cao hơn TBNN từ 10-30%; các sông ở Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên đến Bình Thuận và khu vực Bắc Tây Nguyên phổ biến thấp hơn TBNN cùng kỳ từ 10-55%.

Từ tháng 7 đến tháng 11/2022, là thời kỳ mùa lũ trên sông Mê Công và đầu nguồn sông Cửu Long. Đỉnh lũ năm 2022, tại đầu nguồn sông Cửu Long ở mức BĐ1 và trên BĐ1, đỉnh lũ năm khả năng xuất hiện vào nửa cuối tháng 10, thấp hơn đỉnh lũ TBNN từ 0,2-0,4m. Tháng 12/2022, mực nước trên sông Mê Công và đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi chậm theo xu thế xuống dần.

7 mẹo siêu đơn giản ngăn ngừa bệnh tật do nắng nóng, ai cũng có thể làm

Xem thêm video đang được quan tâm:

Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung kêu oan: Đơn giải trình hơn 100 trang viết gì? | SKĐS


Miền Bắc bắt đầu đón đợt nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm

Trao đổi với phóng viên VOV.VN, ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo khí hậu Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cho biết: “Dự báo ngày mai [3/6], ở Bắc Bộ có nơi có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trên 35 độ C, riêng khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Sơn La và Hòa Bình có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C; ở khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C. Độ ẩm thấp nhất trong ngày từ 50-65%. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C từ 13-17h .

Ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo khí hậu Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia.

Theo ông Hưởng, ở khu vực Hà Nội, ngày mai [3/6], có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến 55-65%. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C từ 13-16h.

"Nắng nóng ở Bắc Bộ có khả năng kéo dài đến ngày 4/6; từ ngày 5/6 nắng nóng có xu hướng dịu dần. Ở khu vực Trung Bộ nắng nóng còn kéo dài trong những ngày tới, riêng khu vực Bắc Trung Bộ từ ngày 6/6 nắng nóng có xu hướng dịu dần. Đây là đợt nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm ở Bắc Bộ, tuy nhiên cường độ không quá gay gắt vì tối và đêm vẫn có lúc có nơi có mưa", ông Hưởng chia sẻ.

Do ảnh hưởng của nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp và gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn thổi mạnh nên có nhiều nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ cháy rừng ở khu vực Bắc và Trung Trung Bộ. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.  

Năm nay nắng nóng gay gắt đến muộn khi cuối tháng 6, mới bắt đầu xuất hiện.

Năm 2022 nắng nóng gay gắt sẽ đến muộn

Trưởng phòng Dự báo khí hậu Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cho biết: "Năm nay, nắng nóng gay gắt ở khu vực phía Bắc sẽ đến muộn hơn cùng kỳ. Dự báo, từ khoảng cuối tháng 6 trở đi mới bắt đầu xuất hiện đợt nắng nóng đầu tiên và sau đó chủ yếu diễn ra vào tháng 7, tháng 8/2022".

Lý giải về nguyên nhân nắng nóng đến muộn, theo chuyên gia Nguyễn Văn Hưởng, nắng nóng thường bắt đầu vào khoảng giữa tháng 4 ở khu vực Tây Bắc Bộ và Trung Bộ. Tuy nhiên trong năm 2022, khu vực này đón đợt nóng đầu tiên vào cuối tháng 4.

Trong khi đó, Đông Bắc Bộ và Hà Nội thậm chí chưa ghi nhận ngày nào có mức nhiệt trên 35 độ C kể từ đầu năm. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là thời tiết trong các tháng đầu mùa hè tại miền Bắc chịu chi phối bởi trạng thái La Nina [nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực trung tâm Thái Bình Dương ở pha lạnh] với xác suất 50-60%.

Đến tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực trung tâm Thái Bình Dương khả năng tăng dần và chuyển trạng thái trung tính. Vì vậy, hai tháng tới sẽ là cao điểm của nắng nóng ở miền Bắc nhưng các đợt nóng không gay gắt và kéo dài như cùng kỳ.

Trong bản tin dự báo dài hạn, cơ quan khí tượng nhận định nắng nóng khả năng xuất hiện muộn ở Bắc Bộ và Trung Bộ vào nửa cuối tháng 6, số ngày có mức nhiệt trên 35 độ C cũng thấp hơn so với trung bình nhiều năm. Nhiệt độ trung bình trong tháng thấp hơn cùng kỳ 1-1,5 độ C.

Trong khi đó, Tây Nguyên và Nam Bộ có nhiều ngày mưa rào và giông với tổng lượng mưa cao hơn 60% so với trung bình nhiều năm. Người dân đề phòng nguy cơ lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Dự báo khoảng thời gian cao điểm mưa bão từ tháng 6 đến tháng 8, tổng lượng mưa ở Bắc Bộ cao hơn trung bình nhiều năm, khả năng hứng chịu nhiều đợt mưa lớn và cực đoan. Trong khi vào giai đoạn này, Tây Nguyên và Nam Bộ lại ghi nhận lượng mưa thiếu hụt so với mức trung bình./.

Video liên quan

Chủ Đề