Vì sao nhà thờ đức bà cháy

Một năm đã trôi qua kể từ khi Nhà thờ Đức Bà [Notre-Dame] oằn mình trong bão lửa trước sự sững sờ của cả thế giới. Tiếng chuông từ nhà thờ sẽ vang lên một lần nữa vào tối 15/4, như lời khẳng định cho sự kiên cường của "trái tim nước Pháp".

Tối 15/4/2019, một ngọn lửa bất ngờ bùng phát đã tàn phá nặng nề phần mái nhà của Nhà thờ Đức Bà Paris, khiến ngọn tháp của công trình kiến trúc Gothic lừng danh này gục ngã trước sự chứng kiến của hàng trăm người dân.

Công trình có niên đại 850 năm - biểu tượng của thủ đô Paris hoa lệ - đã trải qua một sự cố chưa từng có gây nên những tổn thất nặng nề. Đám cháy cũng xảy ra trong bối cảnh cộng đồng Công giáo đang chuẩn bị tổ chức Lễ Phục sinh, khiến không chỉ người dân Pháp, mà cả thế giới đau lòng.

Nhà thờ Đức Bà oằn mình trong bão lửa. Ảnh: Reuters

Đúng một năm sau, vào 8h tối ngày 15/4/2020, tiếng chuông sẽ một lần nữa vang lên từ công trình vĩ đại này, vào đúng thời điểm những người dân Paris sẽ đồng loạt vỗ tay từ cửa sổ và ban công để tưởng nhớ các bác sĩ ở tuyến đầu đã hi sinh mạng sống của họ để điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

"Sự hồi phục của Nhà thờ Đức Bà là biểu tượng cho sự kiên cường của người dân Pháp, minh chứng cho khả năng vượt qua khó khăn để hồi phục", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 15/4 khẳng định.

Trong bài phát biểu của mình, ông Macron một lần nữa nhất mạnh cam kết sẽ xây dựng lại công trình này trong vòng 5 năm, mặc dù thực tế các tiểu mục tái dựng của nhà thờ đang chậm hàng tháng so với lịch trình do thời tiết, do ô nhiễm sau vụ cháy, và giờ là do đại dịch.

"Mục tiêu của chúng tôi là có thể đưa nhà thờ trở lại với công chúng vào ngày 16/4/2024", ông Jean-Louis Georgelin, một tướng quân đội đã nghỉ hưu, người phụ trách công cuộc phục hồi nhà thờ, cho biết.

Hoạt động tái xây dựng nhà thờ đang được triển khai. Ảnh: CNN

Ngọn lửa ôm trọn lấy trái tim nước Pháp năm ấy được cho là bắt nguồn từ một tàn thuốc, hoặc một sự cố điện. Sau khi vụ cháy xảy ra, những tấm lòng nhân đạo từ khắp thế giới đã gửi yêu thương về Pháp, đóng góp 850 triệu Euro cho quá trình phục dựng công trình này. 

Nhưng COVID-19 đang thay đổi tất cả, nhất là khi Pháp đang trở thành một ổ dịch lớn của châu Âu. Công việc tái xây dựng nhà thờ đã phải tạm dừng từ 16/3, sau khi Pháp đưa ra các biện pháp phong tỏa và hạn chế để kiểm soát dịch bệnh. Vì lẽ đó, khả năng nhà thờ mở cửa trở lại vào năm 2024 bỗng trở nên thật mong manh. 

Theo ông Georgelin, một số nhiệm vụ đặc biệt cần phải hoàn thành khiến việc tái xây dựng nhà thờ đúng hạn trở nên bất khả thi, trong đó bao gồm việc định hình tình trạng cấu trúc, kiểm tra trần nhà, loại bỏ giàn giáo được dựng lên trước khi bị lửa thiêu rụi. Thậm chí, theo ông Georgelin, một lượng lớn bụi chì vẫn tồn tại ở đây, gây nguy cơ ô nhiễm nghiễm trọng.

Ông Jean-Louis Georgelin chia sẻ về quá trình phục dựng nhà thờ. Ảnh: Reuters

Mặc dù vậy, Giám đốc phòng thí nghiệm LRMH được giao nhiệm vụ đánh giá tàn tích, bà Aline Magnien , lại lạc quan chia sẻ với tạp chí Science rằng "trái tim của nhà thờ Đức Bà đã được cứu"."Nhà thờ Đức Bà sẽ được phục hồi. Tác phẩm nghệ thuật, đá và kính màu của nó sẽ được làm sạch, nó sẽ sáng hơn và đẹp hơn trước", bà nhấn mạnh. 

Và ngay lúc này, khi Pháp đang đối diện với đại dịch, với số ca nhiễm tính đến ngày 15/4 là 143.303 bệnh nhân cùng 15.729 ca tử vong, sự hồi sinh của Nhà thờ Đức Bà cũng sẽ là một biểu tượng đẹp, tiếp sức cho nghị lực và hi vọng của người Pháp trước những biến cố và khó khăn. 

Điều đặc biệt, đó là chiếc chuông của Nhà thờ nặng 13 tấn, được đúc vào năm 1681 và lớn thứ 2 ở Pháp, không hề bị phá hủy về mặt cấu trúc sau vụ cháy. Theo truyền thống, tiếng chuông sẽ được vang lên vào các dịp lễ kỷ niệm hoặc sự kiện lớn.

Và tối nay, 15/4, tiếng chuông ấy sẽ một lần nữa vang lên, sau một năm trầm lặng.

An Nhiên

BNEWS Hệ thống chuông điện được lắp đặt theo yêu cầu của giới tu sỹ và không tuân theo tiêu chuẩn an toàn có thể đã dẫn tới chập điện và là nguồn gốc của vụ cháy Nhà thờ Đức Bà Paris.

Theo báo Marianne và Canard Enchaîné của Pháp, hệ thống chuông điện được lắp đặt theo yêu cầu của giới tu sỹ và không tuân theo tiêu chuẩn an toàn có thể đã dẫn tới chập điện và là nguồn gốc của vụ cháy Nhà thờ Đức Bà Paris.

Điều tra nguyên nhân của đám cháy Nhà thờ Đức Bà Paris hiện đang được tiến hành theo hướng này.

Theo các nhà điều tra, “có một điểm nóng dẫn tới vụ cháy” hoặc một vụ chập điện xuất phát từ hệ thống điện của 2 thang máy của công trường đang được dựng lên để phục chế nhà thờ.

Đây là lỗ hổng mới về an toàn của tòa nhà này.

Các phóng viên báo Canard Enchaîné của Pháp cho biết các dây điện được lắp đặt dưới mái của Nhà thờ Đức Bà Paris có thể là nguồn gốc của vụ cháy và điều này vi phạm các quy định về an toàn của tòa nhà.

Kiến trúc sư trưởng các công trình lịch sử của Paris cho biết việc lắp đặt hệ thống dây điện dưới mái vòm của Nhà thờ Đức Bà Paris chỉ là tạm thời. Tuy nhiên, trước đó, tại đây đã có 3 chuông điện được lắp đặt vào năm 2007.

Ở tháp chóp của nhà thờ, được xem là nơi phát sinh vụ cháy, có thêm 3 chiếc chuông nữa cũng được đưa vào sử dụng năm 2012.

Những chiếc chuông này đã đổ chuông vào lúc 18h04 ngày 15/4, tức 16 phút trước khi xảy ra vụ cháy thảm khốc.

Hệ thống chuông điện hiện vẫn là giả thuyết duy nhất có thể giải thích nguyên nhân vụ hỏa hoạn nghiêm trọng này.

Trước đó, một vụ hỏa hoạn đã bùng phát và lan nhanh trên phần mái và ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà Paris.

Lực lượng cứu hỏa cùng nhiều người có mặt đã nỗ lực tìm cách khống chế ngọn lửa đang lan nhanh, đồng thời di chuyển nhiều thánh tích và vật phẩm có giá trị lịch sử ra khỏi nhà thờ.

Sau khoảng 15 giờ đồng hồ, đám cháy được dập tắt hoàn toàn nhưng ngọn tháp cao 91m và một phần mái của nhà thờ đã bị thiêu rụi.

Nhà thờ Đức Bà Paris bắt đầu được xây dựng từ năm 1160 và mất tới hơn 1 thế kỷ mới hoàn thành.

Là một trong những ví dụ điển hình nhất của lối kiến trúc Gothic Pháp, Nhà thờ Đức Bà Paris thu hút 13 triệu lượt du khách tham quan mỗi năm./.

Lửa chấn chìm Nhà thờ Đức Bà Paris

Lính cứu hỏa dập tắt đám cháy Nhà thờ Đức Bà Paris. [Ảnh: AP]

Kết cấu bằng gỗ

Các chuyên gia cho rằng thiết kế của Nhà thờ Đức Bà Paris, công trình có tuổi đời hơn 850 năm, với dầm mái bằng gỗ, cấu trúc đá bên ngoài cùng kiến trúc Gothic vút cong khiến đám cháy xảy ra vào tối 15/4 rất khó khống chế. Điều này đồng nghĩa với việc những người lính cứu hỏa Paris xứng đáng được khen ngợi vì những nỗ lực của họ trong việc dập tắt vụ hỏa hoạn kinh hoàng này.

Đám cháy khiến tháp nhọn và phần lớn mái của Nhà thờ Đức Bà Paris bị phá hủy. Trong khi đó, hai tháp chuông và phần lớn nhà thờ chính đã may mắn được cứu khỏi sức tàn phá của ngọn lửa.

Đoạn video do Bộ Nội vụ Pháp công bố đã cho thấy phạm vi lan rộng của đám cháy. Các nhà chức trách nước này đã điều động 400 lính cứu hỏa, bơm nước từ sông Seine để dập lửa và điều khiển máy bay không người lái để khảo sát mức độ thiệt hại.

Theo các chuyên gia, vấn đề lớn nhất đặt ra cho lực lượng cứu hỏa là tính toán các dầm trần gỗ tạo nên khung của mái Nhà thờ Đức Bà Paris.

“Rõ ràng trong 20 phút đầu tiên, đó là một đám cháy khủng khiếp”, Gregg Favre, cựu lính cứu hỏa thuộc Sở cứu hỏa St. Louis tại Mỹ, nhận định.

Theo ông Favre, với diễn biến đám cháy như vậy, những người lính cứu hỏa Paris đã gặp bất lợi ngay từ trước khi họ xuất phát từ trạm cứu hỏa để tới nhà thờ khống chế vụ hỏa hoạn.

Theo CNN, một khi các dầm gỗ đã bắt lửa, cấu trúc đá bên ngoài càng khiến cho lính cứu hỏa ở bên ngoài nhà thờ khó tiếp cận với nguồn phát ra đám cháy. Trong khi đó, đá cũng chặn lửa và khói, khiến lực lượng cứu hỏa càng không thể dập lửa từ bên trong nhà thờ.

Ngoài ra, độ cao của Nhà thờ Đức Bà Paris cũng tạo ra thách thức. Độ cao này cho phép cung cấp thêm oxy cho đám cháy và gây khó khăn cho lực lượng cứu hỏa trong việc tiếp cận ngọn lửa từ trên cao.

Việc cứu một cấu trúc quần thể hàng trăm năm tuổi, được xây dựng bằng các khối gỗ nặng theo lối thiết kế cao vút và thiếu hệ thống phòng cháy chuyên nghiệp là bài toán khó với lực lượng cứu hỏa.

“Thông thường khi đối mặt với tình huống như vậy, không có nhiều lựa chọn để thực hiện”, Glenn Corbett, giáo sư khoa học tại Đại học John Jay, cho biết.

Xe cứu hỏa tập trung tại hiện trường vụ cháy ở nhà thờ. [Ảnh: EPA]

Lý do không sử dụng máy bay cứu hỏa

Theo G. Keith Bryant, cựu chỉ huy lực lượng cứu hỏa tại Oklahoma, Mỹ, với một tòa nhà như Nhà thờ Đức Bà Paris, lính cứu hỏa gần như không thể dập tắt đám cháy từ bên trong. Thay vào đó, họ chỉ có thể “nỗ lực kiểm soát đám cháy từ bên ngoài”.

“Khi ngọn lửa đã bùng lớn tới mức như vậy, rất khó để phun đủ nước dập lửa và kiểm soát đám cháy”, ông Bryant nói.

Cựu lính cứu hỏa Mỹ cho rằng ngay cả khi Nhà thờ Đức Bà Paris nằm gần sông Seine, việc lấy nước từ sông để dập lửa cũng không phải điều đơn giản.

“Pháp hiện chưa đủ nguồn lực về dụng cụ cứu hỏa để mang lượng nước lớn từ sông và dập tắt đám cháy lớn như vậy”, AP dẫn lời ông Bryant nói thêm.

Ông Bryant cũng cho biết các sở cứu hỏa ở châu Âu thường không có các loại thang cứu hỏa cỡ lớn như ở Mỹ vì đặc điểm đường phố ở châu Âu hẹp hơn và các xe thang cứu hỏa cỡ lớn thường gặp khó khăn trong việc di chuyển.

Khi đám cháy xảy ra tại Nhà thờ Đức Bà Paris, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “hiến kế” cho lực lượng cứu hỏa Pháp sử dụng “máy bay cứu hỏa” để dập lửa. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đây không phải là phương án khả thi.

Theo giáo sư Glenn Corbett, không phi công lái máy bay cứu hỏa nào đủ khả năng trút lượng nước xuống “chính xác” vị trí nhà thờ đang cháy trong khi họ vẫn phải điều khiển máy bay với tốc độ  hàng trăm km/giờ trên bầu trời.

Các nhà chức trách Pháp cũng thông báo rằng việc sử dụng máy bay cứu hỏa khống chế đám cháy tại Nhà thờ Đức Bà Paris là phương án “lợi bất cập hại”.

“Hàng trăm lính cứu hỏa thuộc Lữ đoàn Cứu hỏa Paris đang làm tất cả mọi cách có thể để kiểm soát đám cháy khủng khiếp tại Nhà thờ Đức Bà Paris. Tất cả các phương án đều đang được tiến hành, ngoại trừ sử dụng máy bay thả nước xuống, vì nếu sử dụng máy bay có thể dẫn tới sụp đổ hoàn toàn cấu trúc của nhà thờ”, cơ quan an ninh dân sự Pháp thông báo trên Twitter.

Theo cơ quan an ninh dân sự Pháp, việc trút lượng lớn nước từ trên máy bay xuống đám cháy có thể “làm suy yếu cấu trúc của Nhà thờ Đức Bà Paris, thậm chí gây thiệt hại thêm cho các tòa nhà khác ở khu vực xung quanh”.

Theo thông báo mới nhất của lực lượng cứu hỏa Pháp, đám cháy tại Nhà thờ Đức Bà Paris đã được khống chế hoàn toàn sau 9 giờ nỗ lực dập lửa. Hiện nguyên nhân chính xác dẫn tới thảm kịch này vẫn chưa được công bố chính thức.

Thành Đạt

Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề