Tại sao nói sản xuất giá trị thặng dư la quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản

Tại sao nói quy luật sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản? Đặc diểm của sản xuất giá trị thặng dư trong giai đoạn hiện nay?

Quảng cáo

- Sản xuất giá trị thặng dư - Quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản

Mỗi một phương thức sản xuất có một quy luật kinh tế tuyệt đối, quy luật phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của phương thức sản xuất đó. Đối với sản xuất hàng hóa giản đơn, thì quy luật kính tế cơ bản là quy luật giá trị, còn quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản là quy luật giá trị thặng dư.

Thể hiện:

+ Giá trị thặng dư là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không, phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của chủ nghĩa tư bản - quan hệ tư bản bóc lột lao dộng làm thuê. Giá trị thặng dư do lao động không công của công nhân tạo ra là nguồn gốc làm giàu của các nhà tư bản.

+ Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà là sản xuất ra giá trị thặng dư, là nhân giá trị lên. Theo đuổi giá trị thặng dư tối đa là mục đích và động cơ thúc đẩy sự hoạt động của mỗi nhà tư bản, cũng như của toàn bộ xã hội tư bản. Nhà tư bản cố gắng sản xuất ra hàng hoá với chất lượng tốt đi chăng nữa, thì đó cũng chỉ vì nhà tư bản muốn thu được nhiều giá trị thặng dư.

+ Sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa không chỉ phản ánh mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà còn vạch rõ phương tiện, thủ đoạn mà các nhà tư bản sử dụng để đạt được mục đích như tăng cường bóc lột công nhân làm thuê bằng cách tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động, tăng năng suất lao động và mở rộng sản xuất.

Như vậy, quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Thực chất của quy luật này là tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản bằng cách tăng cường bóc lột lao động làm thuê. Quy luật giá trị thặng dư ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Quy luật này quyết định toàn bộ sự vận động của chủ nghĩa tư bản, một mặt nó là động lực thúc đẩy sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng, mặt khác lại làm tăng mâu thuẫn cơ bản của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

- Đặc điểm của sản xuất, giá trị thặng dư trong giai đoạn hiện nay

+ Chế độ người bóc lột người chỉ tồn tại trong những điều kiện kinh tế nhất định. Chủ nghĩa tư bản ngày nay tuy có những điều chỉnh nhất định về hình thức sở hữu, quản lý và phân phối để thích nghi ở mức độ nào đó với điều kiện mới, nhưng sự thống trị của chủ nghĩa tư bản tư nhân vẫn tồn tại nguyên vẹn, bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản vẫn không thay đổi. Nhà nước tư sản hiện nay tuy có tăng cường can thiệp vào đời sống kinh tế và xã hội, nhưng về cơ bản nó vẫn là bộ máy thống trị của giai ấp tư sản.

+ Hiện nay do trình độ đã đạt được của văn minh nhân loại và do cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, mà một bộ phận không nhỏ công nhân ở các nước tư bản phát triển có mức sống tương đối sung túc, nhưng về cơ bản, họ vẫn phải bán sức lao động và vẫn bị nhà tư bản bóc lột.

Tuy nhiên, ngày nay sự tiến bộ của khoa học - công nghệ đã đưa đến sự biến đổi sâu sắc các yếu tố sản xuất và bản thân quá trình sản xuất làm cho việc sản xuất ra giá trị thặng dư có những đặc điểm mới:

Một là, do kỹ thuật và công nghệ hiện đại được áp dụng rộng rãi nên khối lượng giá trị thặng dư được tạo ra chủ yếu nhờ tăng năng suất lao động, ở đây, việc tăng năng suất lao động có đặc điếm là chi phí lao động sống trong một đơn vị sản phẩm giảm nhanh, vì máy móc hiện dại thay thế được nhiều lao động sống hơn. Đồng thời, do việc sử dụng máy móc hiện đại nên chi phí lao động quá khứ trong một đơn vị sản phẩm cũng giảm xuống một cách tuyệt đối.

Hai là, cơ cấu lao động xã hội ở các nước tư bản phát triển hiện nay có sự biến đổi lớn. Do áp dụng rộng rãi kỹ thuật và công nghệ hiện đại nên lao động phức tạp, lao động trí tuệ tăng lên và thay thế lao động giản đơn, lao động cơ bắp. Chính nhờ sử dụng lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật cao mà ngày nay tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư đã tăng lên rất nhiều.

Ba là, sự bóc lột của các nước tư bản phát triển trên phạm vi quốc tế ngày càng được mở rộng dưới nhiều hình thức: xuất khẩu tư bản và hàng hoá, trao đổi không ngang giá... lợi nhuận siêu ngạch mà các nước tư bản phát triển bòn rút từ các nước kém phát triển trong mấy chục năm qua đã tăng lên gấp nhiều lần. Sự cách biệt giữa những nước giàu và những nước nghèo ngày càng tăng và đang trở thành mâu thuẫn nổi bật trong thời đại ngày nay.

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

  • Phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư tương đối?

    - Việc kéo dài ngày lao động bị giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động và vấp phải cuộc đấu tranh càng mạnh mẽ của giai cấp công nhân.

  • Phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối?

    Trên thực tế nhà tư bản luôn luôn tìm cách nâng cao trình độ bóc lột để thu được thật nhiều giá trị thặng dư. Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi kỹ thuật còn thấp, tiến bộ chậm chạp thì phương pháp chủ yếu để tăng giá trị thặng dư là kéo dài ngày lao động của công nhân.

  • Tỷ suất, khối lượng giá trị thặng dư và ý nghĩa của nó?

    - Tỷ suất giá trị thặng dư + Khái niệm: Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến cần thiết để sản xuất ra giá trị thặng dư đó.

  • Thế nào là tư bản bất biến? Tư bản khả biến? Ý nghĩa của việc phân chia cặp phạm trù trên?

    Tư bản bất biến, tư bản khả biến Muốn tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải ứng tư bản [bỏ vốn] ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động

  • Bản chất của tư bản?

    - Các nhà kinh tế học tư sản thường cho rằng mọi công cụ lao động, mọi tư liệu sản xuất đều là tư bản. Thực ra bản thân tư liệu sản xuất không phải là tư bản, nó chỉ là yếu tố cơ bản của sản xuất trong bất cứ xã hội nào.

Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

Mác: tại sao quy luật giá trị thặng dư lại là quy luật kinh tế tuyệt đối của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa [TBCN] [câu1]


thức đến 1 h dậy lúc 4 h làm bài luận, sáng ra cô phang cho một câu xanh rờn ‘mai thu các em ạ’

T_T

thôi thì post lên đây giải tỏa bức xúc vậy

_________________________________

hỏi: Tại sao quy luật giá trị thặng dư lại là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản?

Trả lời:

Mỗi phương thức sản xuất đều có một quy luật phản ánh mối quan hệ kinh tế cơ bản của phương thức đó. Trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thì sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối, phản ánh quan hệ kinh tế bản chất nhất của chủ nghĩa từ bản, quan hệ giữa người công nhân và nhà tư bản.

Giá trị thặng dư là một bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do người công nhân tạo ra bị nhà tư bản chiếm không.

Sản xuất giá trị thặng dư có nội dung là: sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa bằng cách bóc lột người công nhân.

Vậy, tại sao sản xuất giá trị thặng dư lại là quy luật kinh tế tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, hay, tại sao nhà tư bản lại theo đuổi giá trị thặng dư tối đa? Tại sao cách theo đuổi giá trị thặng dư lại là bóc lột người công nhân?

Đẻ giải thích cho câu hỏi đầu tiên chúng ta hãy nhìn vào công thức vận động của tư bản:

T-H-T’

Khác với lưu thông hàng hóa giản đơn, tiền ở đây không đóng vai trò là trung gian trao đổi nữa mà nó là điểm khởi đầu và mục đích của sản xuất. Nhưng nếu T=T’ thì nhà tư bản không được lợi, vậy T’ không có dT. Trường hợp trao đổi không ngang giá, có nhà tư bản bán đắt giá trị hàng hóa hơn 10% chảng hạn, anh ta thu được lợi nhuận là phần bán đắt nhưng tới khi anh ta đi mua tlsản xuất [T-H] sẽ lại mua đắt hơn 10% vì các nhà tư bản khác cũng muốn kiếm lời bằng cách đó. Ngược lại nếu nhà tư bản mua hàng hàng hóa thấp hơn giá trị , 10% chẳng hạn, khi bán anh ta lại phải bán thấp hơn 10% vì các nhà tư bản khác cũng có hành vi mua rẻ như thế. Còn nếu trong xã hội có kẻ lọc lõi có thể mua rẻ bán đắt hơn giá trị hàng hóa thì cái mà anh ta đạt được chẳng qua là do chiếm đoạt từ người khác, xét trên phạm vi xã hội không tạo ra giá trị tăng thêm.

Bên cạnh đó, xét công thức giá trị của hàng hóa:

W= k + p

W= k + m

Do chi phí sản xuất luôn nhỏ hơn giá trị hàng hóa nên nếu nhà tư bản bán hàng hóa với giá nhỏ hơn giá trị nhưng lớn hơn chi phí sản xuất thì họ vẫn có lời. Mặc dù p có nguồn gốc từ m nhưng chính sự không đồng nhất về lượng giữa m và p đã tạo cơ sở lầm lẫn về nguồn gốc giá trị thặng dư mà các nhà kinh tế tư bản luôn cố chứng minh.

Từ những chưng minh trên, ta có thể kết luận lưu thông, mua bán hay tài kinh doanh của nhà tư bản không tạo ra giá trị thặng dư.

Giá trị thặng dư cũng không được tạo ra nhờ các yếu tố sản xuất ngoài lao động như máy móc nhà xưởng hay nguyên nhiên liệu. Để giá trị các yếu tố sản xuất này chuyển hóa vào sản phẩm luôn cần có lao động, do đó giá trị chuyển vào không thể lớn hơn giá trị đã bị hao mòn. Thực chất quá trình sử dụng chúng là sản xuất giá trị sử dụng mới thông qua việc tiêu dùng giá trị sử dụng cũ tương đương. C.Mark gọi chúng là tư bản bất biến_giá trị không đổi.

Nguồn gốc giá trị thặng dư chính là từ lao động của người công nhân, từ sức lao động, một loại hàng hóa đặc biệt mà giá trị sử dụng của nó lớn hơn giá trị . Hàng hóa thông thường sau khi sử dụng thì tiêu biến còn hàng hóa sức lao động sau khi sử dụng đã tạo nên một giá trị sử dụng mới mà giá trị sử dụng này còn lớn hơn giá trị của nó. Lượng lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư, rõ ràng nó được tạo ra bởi người lao động nhưng người sở hữu nó lại là nhà tư bản, chiếm đoạt càng nhiều giá trị thặng dư của người công nhân, nhà tư bản càng trở nên giàu có.

Vậy, bóc lột giá trị thặng dư người công nhân chính là cách để nhà tư bản đạt được mục đich của mình.

Đén đây, ta có thể thấy rõ sự phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, quan hệ giữa nhà tư bản và người công nhân, mà thực chất là quan hệ giữa người bóc lột và người bị bóc lột.

Mặt khác, xét công thức:

GTSD[slđ] – GT [slđ] = GTTD

Suy ra: GTTD tăng GTSD[slđ]

giảm GT [slđ]

tăng GTSD[slđ]

giảm GT [slđ]

=>sản xuất giá trị thặng dư phản ánh cả phương pháp và thủ đoạn bóc lột của nhà tư bản: tăng giá trị sử dụng sức lao động [phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối] và tăng giá trị sức lao động [phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối].

Các biện pháp cụ thể của phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là tăng cường độ lao động, kéo dài ngày lao động. Ngày lao động càng vượt quá cái điểm bù giá trị sức lao động bao nhiêu thì nhà tư bản càng được lợi bấy nhiêu.

Giả sử: ngày lao động dài 10 tiếng, người công nhân lao động trong 4 tiếng sẽ tạo ra giá trị mới đúng bằng giá trị sức lao động cho cả ngày.

Tgian lđ tất yếu [4h]Tgian lđ thặng dư [6h]

Nếu kéo dài ngày lao động lên 12h

Tgian lđ tất yếu [4h]Tgian lđ thặng dư [8h] |———

—– : thời gian tạo thêm giá trị thặng dư so với trước

Nếu tăng cường độ lao động, giả sử là 25%

Tgian lđ tất yếu [3h]Tgian lđ thặng dư [7h]

Tuy ngày lao động giữ nguyên nhưng lượng giá trị người công nhân tạo ra đã tăng tương ứng bằng 3,33h.

Tuy nhiên biện pháp này bị giới hạn bởi khả năng lao động của mỗi người. Người công nhân cần nghỉ ngơi ăn uống thì mới có sức lực để lao động. Do đó càng ngày phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối càng phổ biến.

Để giảm giá trị sức lao động thì phải giảm giá trị các loại hàng hóa tạo nên giá trị . Muốn thế phải tăng năng suát trong các ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của người công nhân và tăng năng suất trong các ngành sản xuất ra tư liệu cho các ngành đó, nghĩa là tăng năng suất lao động xã hội.

Sản xuất giá trị thặng dư cũng chính là động lực để các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất cá biệt [khi hướng tới lợi nhuận siêu nghạch và giá trị thặng dư] qua đó nâng cao năng suất lao động xã hội, tăng lượng của cải vật chất xã hội.Tuy nhiên, sản xuất giá trị thặng dư làm cho mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn cơ bản của nó, ngày càng sâu sắc [mâu thuẫn giữa nhà tư bản với người công nhân hay giữa giai cấp tư bản và giai cấp công nhân]. Người công nhân ngày càng bị bần cùng hóa còn nhà tư bản ngày càng giàu có ngay trên sức lao động của họ. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì mâu thuẫn này càng trở nên sâu sắc. Thực tế đã chứng minh điều đó mà đỉnh điểm của nó là cuộc khủng hoảng thừa năm 1929-1933. Đi cùng với sự phát triển của xã hội tư bản chủ nghĩa là sự bần cùng của tầng lớp nhân dân lao động và sự tích tụ tài sản khổng lồ của giai cấp vô sản. Khi cuộc khủng hoảng thừa xảy ra giai cấp tư bản vứt bỏ hàng tấn hàng hóa xuống đáy biển trong khi giai cấp vs không có đủ điều kiện để trang trải ngay cả cho cuộc sống hàng ngày của họ. Chính mâu thuẫn này sẽ là động lực cho cuộc cách mạng mà trong đó giai cấp công nhân không chỉ mang sứ mệnh giải phóng chính mình mà còn mang sứ mệnh giải phóng thế giới. Ngay trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa, bằng chính quy luật kinh tế tuyệt đối của mình, đã gieo mầm cho sự xuất hiện của một xã hội khác văn minh công bằng và phát triển hơn.

Ngày nay dưới tiến bộ của khoa học kỹ thuật và văn minh nhân loại, cuộc sống của người công nhân nhiều nước phát triển đã có thể sung túc nhưng họ vẫn là những người bán sức lao động kiếm sống và như vậy, vẫn bị bóc lột giá trị thặng dư. Bản chất chủ nghĩa tư bản vẫn không hề thay đổi. Tuy nhiên trong thời đại ngày nay sản xuất giá trị thặng dư có thêm những đặc điểm mới là trước đây chưa có.

Thứ nhất, tiến bộ khoa học kỹ thuật đã khiến cho năng suất lao động tăng đột biến, khối lượng giá trị thặng dư tạo ra phần lớn nhờ tăng năng suất lao động. Khác với tăng năng suất nhờ vào sức bắp thịt hay trí tuệ của người lao động, tăng năng suất nhờ khoa học kỹ thuật khiến cho tỷ lệ lao động sống trên mỗi sản phẩm tạo ra giảm nhanh. Máy móc tự động hóa, như các dây chuyền sản xuất tự động, hệ thống tưới tiêu tự đông, đã thay thế con người rất nhiều việc.

Thứ hai, cũng dưới tác động của khoa học kỹ thuật và nâng cấp trong quản lý, cơ cấu lao động các nước tư bản đã thay đổi theo hướng ngày càng tăng tỷ lệ lao động trình độ cao, lao động phức tạp và giảm tỷ lệ lao động giản đơn, lao động bắp thịt. Rõ ràng giá trị sử dụng mà loại lao động này tạo ra lớn hơn rất nhiều so với lao động giản đơn bắp thịt và lớn hơn cả giá trị sức lao động của họ cho dù chi phí đào tạo không nhỏ.

Nếu tính tỷ suất giá trị thặng dư của loại lao động này:

m’ =m/v

Cả m và v đểu lớn hơn so với lao động giản đơn bắp thịt trong đó m lớn hơn rất nhiều lần. Do đó tỷ suất giá trị thặng dư lớn hơn rất nhiều. Từ đó suy ra M=m’*V cũng lớn hơn rất nhiều. Lao động trình độ cao làm tăng cả trình độ và quy mô bóc lột giá trị thặng dư.

Thứ ba, sản xuất giá trị thặng dư không chỉ dừng lại trong phạm vi quốc gia mà các nước tư bản còn hướng tới thị trường quốc tế thông qua xuất khẩu tư bản và hàng hóa, trao đổi không ngang giá,… Với lợi thế về trình độ phát triển, khoa học kỹ thuật, vị thế trên chính trường, các nước phát triển ngày cáng bòn rút được nhiều lợi nhuận siêu nghạch từ các nước kém phát triển. Mặt trái để lại là hủy hoại môi trương, cạn kiệt tài nguyên, lu mờ và hòa tan văn hóa. Việt Nam cũng là một nước đang phát triển, từ sau đại hội Đảng 1986 chúng ta chủ trương vận hành nền kinh tế thị trường, mở của hội nhập, năm 1987 ban hành luật đầu tư trực tiếp nước ngoài lần đầu đến nay, lượng vốn ngoại quốc đổ vào Việt Nam không ngừng tăng. Phải chăng VIỆT NAM đang mở cửa để các nước tư bản phát triển vào bòn rút giá trị thặng dư siêu nghạch? Vốn và KHOA HỌC KỸ THUẬT là hai nguồn lực phát triên kinh tế quan trọng mà VIỆT NAM còn thiếu, đầu tư nước ngoài vừa giúp chúng ta đón đầu sự phát triển của họ vừa là nguồn cung cấp vốn để VIỆT NAM đầu tư phát triển, tạo thêm nhiều việc làm. Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức lớn lao đối với nước ta trong thời kỳ mới.

Sản xuất giá trị thặng dư là mục đích của nền sản xuất tưbản chủ nghĩa, xuất hiện và tồn tại cùng chủ nghĩa tư bản, không có quy luật sản xuất giá trị thặng dư thì không có chủ nghĩa tư bản, có chủ nghĩa tư bản thì chắc chắn có quy luật sản xuất giá trị thặng dư chi phối. Quy luật sản xuất giá trị thặng dư phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, mục đích phương pháp thủ đoạn cảu nhà tư bản_là quy luật kinh tế tuyể đối của chủ nghĩa tư bản.

Cùng với sự biến chuyển của thời đại là sự thay đổi của chủ nghĩa tư bản. Nhất là sự đi lên của đời sống người công nhân với cuộc sống sung túc đủ đày hơn trước khiến cho bộ mặt thật của quan hệ sản xuất mang tính bóc lột của hình thái kinh tế xã hội này dường như bị lu mờ. Tuy nhiên về bản chất nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn không đổi, vẫn chịu sự chi phối của quy luật kinh tế tuyệt đối của nó, quy luật sản xuất giá trị thặng dư.

Hiểu rõ về quy luật sản xuất giá trị thặng dư sẽ giúp chúng ta thấy rõ những đặc điểm cả ưu và nhược của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa tư bản, từ đó có sự vận dụng đứng đắn vào thực tế trong cả hành động và suy nghĩ. Đối với thế hệ thanh niên sự hiểu biết ấy càng trở nên quan trọng, giúp định hướng tư tưởng và nhận thức cũng như niềm tin vào chế độ Xã hội chủ nghĩa cũng như Đảng cộng sản Việt Nam_tổ chức lãnh đạo của giai cấp công nhân VIỆT NAM

Share this:

  • Twitter
  • Facebook

Thích bài này:

Thích Đang tải...

Có liên quan

This entry was posted on Tháng Tư 21, 2012 lúc 12:35 chiều and is filed under Uncategorized. Thẻ: ò__ó. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, hoặc trackback from your own site.

Đặc điểmSửa đổi

Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản vì theo kinh tế chính trị Mácxit nó quy định bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, chi phối mọi mặt đời sống kinh tế của xã hội tư bản. Không có sản xuất giá trị thặng dư thì không có chủ nghĩa tư bản. Theo Mác, chế tạo ra giá trị thặng dư, đó là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ở đâu có sản xuất giá trị thặng dư thì ở đó có chủ nghĩa tư bản, ngược lại, ở đâu có chủ nghĩa tư bản thì ở đó có sản xuất giá trị thặng dư. Lênin gọi quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản.

Sản xuất nhiều và ngày càng nhiều giá trị thặng dư là mục đích, là động lực thường xuyên của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, là nhân tố đảm bảo sự tồn tại, thúc đẩy sự vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản đồng thời nó làm cho mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc.

Quy luật giá trị thặng dư là nguồn gốc của mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản:

  • Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động
  • Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.

Quy luật giá trị thặng dư đứng đằng sau cạnh tranh tư bản chủ nghĩa. Với mục đích là thu được ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư, các nhà tư bản cạnh tranh với nhau, tiêu diệt lẫn nhau để có được quy mô giá trị thặng dư lớn hơn, tỉ suất giá trị thặng dư cao hơn.

Để sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư, các nhà tư bản ra sức áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến sản xuất. Từ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, nền sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt.

Video liên quan

Chủ Đề