Tại sao Nam a có lượng mưa không đều

Lượng mưa ở khu vực Nam Á phân bố không đều do : - Các vùng phía Nam của dãy Hi ma lay a, bờ Đông của dãy Gát Đông, bờ tây của dãy Gát Tây: do độ cao và hướng của các dãy núi tạo nên những sườn đón gió Tây Nam và Đông Nam nên các vùng này có lượng mưa rất lớn, đặc biệt là vùng Đông Bắc, lượng mưa lên tới 11000 mm/ năm -Vào sâu trong sơn nguyên Đê Can lượng mưa giảm dần do độ cao của địa hình và do các dãy núi Gát Đông, Gát Tây ngăn ảnh hưởng của đại dương -Phía tây Bắc của khu vực không chịu ảnh hưởng của gió mùa, lại là nơi chịu ảnh hưởng mạnh của khối khí chí tuyến Bắc bán cầu nên khí hậu rất nóng và khô, lượng mưa có nơi < 200 mm /năm hình thành hoang mạc Tha.

Như vậy, sự phân bố lượng mưa không đều ở Nam Á về cơ bản là do độ cao địa hình và hướng của các dãy núi, ngoài ra phía Tây Bắc còn do ảnh hưởng của khối khí chí tuyến Bắc bán cầu

Những câu hỏi liên quan

Chứng minh rằng sự phân bố lượng mưa ở khu vực Nam Á không đều. Giải thích tại sao lại có sự phân bố không đều như vậy?

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân bố lượng mưa không đều ở khu vực Nam Á là

A. địa hình kết hợp với các dòng biển nóng – lạnh

B. địa hình kết hợp với gió mùa

C. vị trí gần hay xa biển

D. độ cao địa hình kết hợp với dòng biển nóng

Em hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á

giải thích tại sao lượng mưa ở khu vực Nam Á phân bố không đồng đều

Các câu hỏi tương tự

Biểu đồ nào là thích hợp nhất cho bài sau [Địa lý - Lớp 9]

1 trả lời

Nước ngầm là: [Địa lý - Lớp 6]

2 trả lời

Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng amazon [Địa lý - Lớp 7]

2 trả lời

Hãy nêu vai trò của ngành dịch vụ? [Địa lý - Lớp 10]

1 trả lời

Hãy nêu vai trò của ngành dịch vụ [Địa lý - Lớp 10]

3 trả lời

Tại sao nói Châu Mĩ là vùng đất rộng lớn [Địa lý - Lớp 7]

5 trả lời

Các bạn độc giả hãy cùng GiaiNgo giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á nhé!

Khí hậu của khu vực Nam Á có sự khác biệt đáng kể giữa các địa phương, đặc biệt là về sự phân bố lượng mưa. Hãy cùng GiaiNgo giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á qua bài viết sau đây nhé!

Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á

Khí hậu của khu vực Nam Á có sự phân hóa giữa các địa phương. Sự đa dạng này chịu sự ảnh hưởng bởi độ cao và các yếu tố khác như khoảng cách với bờ biển và tác động của gió mùa.

Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa ở khu vực Nam Á phân bố không đều là do:

  • Các vùng phía Nam của dãy Hi-ma-lay-a, bờ Đông của dãy Gát Đông, bờ Tây của dãy Gát Tây: độ cao và hướng của các dãy núi tạo nên những sườn đón gió Tây Nam và Đông Nam nên những vùng này có lượng mưa rất lớn, đặc biệt là vùng Đông Bắc có lượng mưa lên đến 11000 mm/năm.
  • Vào sâu trong sơn nguyên Đê-can, lượng mưa giảm dần do độ cao của địa hình và do các dãy núi Gát Đông, Gát Tây ngăn ảnh hưởng từ đại dương.
  • Phía Tây Bắc không chịu ảnh hưởng của gió mùa nhưng lại chịu ảnh hưởng mạnh của khối khí chí tuyến Bắc bán cầu nên khí hậu nóng và khô. Có nơi lượng mưa < 200 mm/năm, hình thành hoang mạc Tha.

Nguyên nhân dẫn đến phân bố dân cư không đều ở khu vực Nam Á

Nam Á là khu vực có số dân đông bậc nhất trên thế giới. Mật độ dân số cao và tập trung chủ yếu ở khu vực ven biển và các con sông lớn. Hiện nay dân cư Nam Á chủ yếu theo Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo và Phật giáo.

Nguyên nhân dẫn đến phân bố dân cư không đều ở khu vực Nam Á là do:

Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên [khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước,…]

Đồng bằng Ấn – Hằng và dải đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc. Trên vùng núi Hi-ma-lay-a địa hình hiểm trở, khó khăn cho sản xuất và đời sống sinh hoạt nên dân cư thưa thớt.

Điều kiện kinh tế – xã hội

Dân cư tập trung đông đúc ở các đô thị, các trung tâm công nghiệp và những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông, cơ sở hạ tầng,… Bên cạnh đó, các vùng trồng lúa đòi hỏi nhiều lao động nên dân cư cũng tập trung đông.

Lịch sử khai thác lãnh thổ

Đồng bằng Ấn – Hằng có lịch sử khai thác từ lâu đời nên lượng dân cư ở khu vực này vốn đã đông đúc từ trước.

Các miền địa hình ở Nam Á và đặc điểm

Nam Á có 3 miền địa hình khác nhau. Đó là phía Bắc, miền giữa và phía Nam.

Đặc điểm các miền địa hình ở Nam Á:

  • Phía Bắc: Hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao trên 2000m, chạy hướng Tây Bắc – Đông Nam dài gần 2600 km, bề rộng trung bình từ 320 – 400 km. Hệ thống núi Hi-ma-lay-a là ranh giới quan trọng giữa khu vực Nam Á và Trung Á.
  • Miền giữa: Vùng đồng bằng châu thổ sông Ấn-Hằng rộng lớn và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A-rập đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000 km, bề rộng từ 250 – 350 km.
  • Phía Nam: Địa hình sơn nguyên Đê – can tương đối thấp, bằng phẳng. Hai rìa phía đông và phía tây là dãy Gát Tây, Gát Đông.

Các sông và cảnh quan thiên nhiên chính của Nam Á

Các con sông chính của Nam Á:

  • Sông Ấn: bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng chảy hướng Bắc – Nam đổ ra biển A-rập.
  • Sông Hằng: bắt nguồn từ dãy Hi-ma-lay-a chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam đổ ra vịnh Ben-gan.
  • Sông Bra-ma-pút: bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng đổ ra vịnh Ben-gan.

Cảnh quan thiên nhiên Nam Á: rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

Trên đây là những kiến thức về địa lý và nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á. GiaiNgo hi vọng các bạn độc giả sẽ có thêm những kiến thức bổ ích sau khi đọc bài viết này nhé!

Video liên quan

Chủ Đề