Bản sao sổ hộ khẩu là gì

Từ ngày 01/7/2021, công dân không cần xuất trình bản sao sổ hộ khẩu/sổ tạm trú khi làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Đây là nội dung tại Quyết định 1050/QĐ-BTP ngày 23/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.

Theo đó, thành phần hồ sơ khi thực hiện thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp gồm:

1. Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định [Mẫu số 03/2013/TT-LLTP; Mẫu số 04/2013/TT-LLTP].

2. Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

 [Trường hợp nộp bản chụp thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật].

3. Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 [trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền]. Văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Ngoài ra, người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm phí phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh.

Như vậy, từ ngày 01/7/2021, khi đi làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần xuất trình bản sao sổ hộ khẩu/sổ tạm trú.

Việc sửa đổi, bổ sung này để đảm bảo phù hợp với khoản 4 Điều 37 Luật Cư trú 2020.

Quyết định 1050/QĐ-BTP có hiệu lực từ ngày 01/7/2021.

Sổ hộ khẩu và bản sao sổ hộ khẩu có thời hạn sử dụng trong bao lâu là câu hỏi được nhiều người dân quan tâm. Để giải đáp vấn đề này mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây với Luật Nhân Dân.

Cơ sở pháp lý

  • Luật cư trú năm 2006;
  • Thông tư số 35/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú do Bộ công an ban hành ngày 09 tháng 09 năm 2014;
  • Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản so từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch do Chính phủ ban hành ngày 16 tháng 02 năm 2015;

Sổ hộ khẩu là gì? Sự quan trọng của sổ hộ khẩu

Sổ hộ khẩu là văn bản xác định nơi thường trú hợp pháp của công dân. Bên cạnh đó còn được coi là một loại giấy tờ quan trọng để công dân có thể thực hiện các thủ tục hành chính, các giao dịch dân sự theo quy định. Chẳng hạn, sổ hộ khẩu được sử dụng trong các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, làm thủ tục đăng ký kết hôn, ly hôn, khai sinh, khai tử…

Do đó sổ hộ khẩu là một trong những văn bản pháp lý quan trọng của công dân về vấn đề đăng ký thường trú của công dân. Không những sổ hộ khẩu gốc mà bản sao sổ hộ khẩu cũng mang tính pháp lý quan trọng.

Thời hạn sử dụng của sổ hộ khẩu

Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú, đây là cơ sở pháp lý để xác định nơi thường trú của công dân. Đồng thời theo quy định tại khoản 1 điều 10 Thông tư 35/2014/TT-BCA , trong trường hợp công dân thay đổi nơi thường trú ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh, ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, ngoài phạm vi thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì được cấp Sổ hộ khẩu mới.

Do đó có thể hiểu rằng, sổ hộ khẩu gốc có thời hạn sử dụng lâu dài, luật không quy định về thời hạn cụ thể đối với sổ hộ khẩu. Khi rơi vào các trường hợp như mất, chá, rách, thì được đổi, hoặc cấp lại theo thủ tục luật định.

Bản sao sổ hộ khẩu có thời hạn sử dụng trong bao lâu?

Theo quy định tại điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, tính pháp lý của bản sao giấy tờ gốc được xác định như sau:

  • Bản sao được chứng thực từ bản chính mang giá trị sử dụng thay cho bản chính, dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch;
  • Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.

Thời hạn sử dụng của bản sao xác định theo giấy tờ gốc, cụ thể như sau:

  • Bản sao vô hạn, được chứng thực từ các loại giấy tờ có giá trị vô hạn như bảng điểm, bằng cử nhân, bằng lái xe… trừ trường hợp những giấy tờ này bị hủy hoặc thu hồi.
  • Bản sao hữu hạn được chứng thực từ các giấy tờ có thời hạn xác định chẳng hạn như Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, chứng minh nhân dân … Thời hạn bản sao tương ứng với với thời hạn của bản gốc được chứng thực.

Đối với bản sao sổ hộ khẩu, như phân tích trên thì bản sao sổ hộ khẩu xếp vào loại bản sao vô hạn, tuy nhiên để đảm bảo được tính pháp lý cũng như giá trị sử dụng của bản sao thì thực tế các cơ quan đơn vị thường yêu cầu bản sao được chứng thực từ sổ gốc trong vòng 03 đến 06 tháng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Sổ hộ khẩu và bản sao sổ hộ khẩu có thời hạn trong bao lâu. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành. 

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM

Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội

Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:

Mobile: 0966.498.666

Tel: 02462.587.666

Email:

Luật sư Đắc Liễu

Sổ hộ khẩu là căn cứ để xác định địa chỉ đăng ký thường trú của công dân; đồng thời là giấy tờ không thể thiếu trong nhiều giao dịch. Do nhu cầu sử dụng khác nhau; nên thường các cá nhân hay đi photo bản sao rồi công chứng sổ hộ khẩu. Nhưng rất nhiều người thắc mắc Sổ hộ khẩu công chứng có thời hạn bao lâu? hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật Công chứng năm 2014

Nghị định 23/2015/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Sổ hộ khẩu là một cuốn sổ nhỏ thường có màu đỏ. Đây hình thức quản lý nhân khẩu của nhà nước; được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú.

Cơ quan có thẩm quyền công chứng bản sao từ bản chính; được quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc; chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Theo quy định của pháp luật tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP; giá trị pháp lý của bản sao được xác định như sau:

“Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính; đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”

Hiện nay, chưa có văn bản nào quy định về thời hạn sử dụng của bản sao chứng thực từ bản chính; hay bản sao được cấp từ sổ gốc.

Tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, giá trị pháp lý của bản sao được xác định như sau:

  • Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính; đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch;
  • Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.

Tuy nhiên, trong thực tiễn, bản sao được xác định thời hạn theo thời hạn của giấy tờ; được sử dụng để chứng thực, cụ thể:

  • Bản sao “vô hạn”: Là bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có giá trị vô hạn như bản sao được chứng thực từ bảng điểm, bằng cử nhân, bằng lái xe hạng A1, A2… có giá trị vô hạn, trừ trường hợp bản chính đã bị thu hồi, hủy bỏ.
  • Bản sao “hữu hạn”: Bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ xác định thời hạn như Phiếu lý lịch tư pháp [6 tháng], Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân [6 tháng], Chứng minh nhân dân [15 năm]… thì bản sao chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn bản gốc còn hạn sử dụng.

Theo đó, bản sao Sổ hộ khẩu không có thời hạn sử dụng. Nhưng, thông thường cơ quan tiếp nhận chỉ chấp nhận bản sao chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc trong vòng 03 – 06 tháng để đảm bảo tính cập nhật, xác thực của Sổ hộ khẩu.

Tại Điều 77 Luật Công chứng 2014 quy định Việc chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản của công chứng viên

“1. Công chứng viên được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.

2. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ; văn bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực.”

Đồng thời, Khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cũng quy định rõ:

Việc chứng thực bản sao từ bản chính không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

Như vậy, pháp luật cũng không giới hạn thẩm quyền công chứng sổ hộ khẩu theo nơi cư trú. Do đó, có thể thực hiện thủ tục này ở tỉnh; khác nhưng phải có bản chính để đối chiếu thực hiện.

Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân [khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú số 81/2006/QH11].

Như vậy, Sổ hộ khẩu không có thời hạn sử dụng mà Sổ hộ khẩu được sử dụng lâu dài.

Nhưng mới đây khi Luật cư trú 2019 có hiệu lực thì có quy định

Theo khoản 3 Điều 38 của Luật Cư trú 2019

– Từ ngày 01/7/2021:

  • Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng
  • Không cấp mới Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú
  • Thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú trong các trường hợp có thay đổi thông tin.

– Từ ngày 01/01/2023: Toàn bộ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú không còn giá trị sử dụng.

Như vậy, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp cho người dân sẽ chỉ còn được sử dụng đến ngày 31/12/2022. Từ ngày 01/01/2023 là thời điểm chính thức “khai tử” hai cuốn sổ vốn đã từng rất quan trọng này. Kể từ thời điểm này, người dân có thể bỏ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hoặc chỉ có thể lưu giữ như một vật kỷ niệm của gia đình. 

Ngay từ khi có thông tin sẽ xóa bỏ Sổ hộ khẩu, có nhiều luồng thông tin cho rằng Căn cước công dân gắn chip sẽ được sử dụng để thay thế Sổ hộ khẩu. Căn cước công dân gắn chip được cho là tích hợp nhiều thông tin liên quan đến người dân, trong đó có thông tin về cư trú.

Hiện nay, chưa có một văn bản nào quy định cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, được biết, khi cơ sở dữ liệu của các bộ, ban, ngành được hoàn thiện; và kết nối vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thì người dân mới có thể sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho Sổ hộ khẩu.

Tức là khi đi làm các thủ tục hành chính, người dân chỉ cần xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chip, mọi thông tin về cư trú của người dân sẽ được “quét” trên thẻ thay cho việc xuất trình Sổ hộ khẩu như trước đây.

Chưa có lộ trình cụ thể nào cho việc thay thế này, hy vọng khi Sổ hộ khẩu chính thức được bãi bỏ vào đầu năm 2023, người dân có thể sử dụng thẻ Căn cước để thay thế.

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Sổ hộ khẩu công chứng có thời hạn bao lâu?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm nhiều thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề khác như: thành lập công ty trọn gói, tra cứu quy hoạch xây dựng, xác minh tình trạng hôn nhân…của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102.

Nếu sổ hộ khẩu không bị thu hồi thì có thể sử dụng bình thường hay không?

Nếu sổ hộ khẩu không thuộc vào các trường hợp bị thu hồi thì vẫn có thể sử dụng bình thường như một loại giấy tờ, tài liệu xác định thông tin về cư trú.

Có mấy loại công chứng, chứng thực?

Theo quy định tại Nghị định số 20/2015/NĐ-CP, có ba loại chứng thực. Đó là chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký; chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Video liên quan

Chủ Đề