Tại sao mỹ tấn công iraq năm 2003

Đòn đánh “giải phẫu” kết hợp bộ binh tham chiến

Trước cuộc chiến, Mỹ đã mở một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ ở trong, ngoài nước về “sự cần thiết phải lật đổ Saddam Hussein” như là “mối đe doạ hàng đầu” đối với lợi ích và an ninh nước Mỹ; do Iraq chế tạo, tàng trữ vũ khí giết người hàng loạt, tiếp tay, huấn luyện và cung cấp đất thánh cho tổ chức khủng bố al Qaeda...Qua đó, nhằm tạo dựng sự đồng thuận trong công chúng Mỹ và vận động quốc tế ủng hộ Mỹ.

Do một số nước vùng Vịnh không cho phép Mỹ sử dụng lãnh thổ của họ làm bàn đạp tiến công, nên Mỹ phải chuyển quân và vũ khí trang bị đến 10 căn cứ của Mỹ trong khu vực, cùng 6 tàu sân bay và một lực lượng hải quân đáng kể ở Địa Trung Hải và Biển Đỏ.

Lính Mỹ trên đường tới Iraq. Ảnh: AP

Quân đội Mỹ còn thuê nhiều tàu vận tải loại lớn để chuyên chở binh lực được nhanh và nhiều. Đặc biệt, để chuẩn bị tiến công Iraq, lần đầu tiên Mỹ triển khai máy bay tàng hình B-2 ngoài lãnh thổ nước Mỹ - đến căn cứ trên đảo Diego  Garcia.

Mỹ cũng tập trung nuôi dưỡng và khai thác các tổ chức chống lại chính quyền Baghdad, trong đó nổi lên là tổ chức vũ trang người Kurd li khai. Điều này tạo những lợi thế nhất định cho Mỹ khi Iraq bị hở sườn ở phía bắc.

Mở đầu cuộc chiến, Mỹ cũng sử dụng đòn tiến công đường không, nhưng khác với các cuộc chiến tranh trước đó, đây là đòn tiến công chính xác, mang tính “giải phẫu” để thực hiện chiến thuật “tìm diệt lãnh đạo”. Đòn không kích mở màn này được tiến hành sớm hơn dự kiến do nhờ tin tình báo mà Mỹ biết chính xác nơi ông Saddam Hussein và 14 nhà lãnh đạo khác đang trú ẩn.

Mỹ đã tung lực lượng bộ binh vào tham chiến ngay sau ngày không kích đầu tiên để buộc Iraq bộc lộ lực lượng, rồi dùng các đòn tiến công đường không để tiêu diệt nhằm giảm mối đe doạ của Iraq đối với lực lượng mặt đất.

Để đối phó với lối đánh du kích và hạn chế tác chiến đô thị, quân Mỹ áp dụng chiến thuật bao vây, chia cắt các thành phố; không cố đánh chiếm ngay các khu vực lớn mà chỉ sử dụng các trục đường chính, thực hiện đánh lướt các vùng phụ cận để tiến công thẳng vào Trung tâm.

Ngay từ trước khi gây chiến, Mỹ đã liên tục huy động các phương tiện tiến hành chiến tranh tâm lý trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt, rải gần 44 triệu tờ truyền đơn có nội dung tuyên truyền, kích động, đe doạ, bôi nhọ chế độ Hussein, kêu gọi người dân nổi dậy chống chế độ. Hoạt động tuyên truyền, đưa tin cũng được Mỹ hết sức chú trọng trong quá trình thực hành tác chiến.

Với sự chuẩn bị kĩ càng, sự tham gia của hàng trăm nghìn quân và với các loại vũ khí hiện đại, quân Mỹ nhanh chóng làm chủ chiến trường. Chỉ sau vài tuần lễ, các đơn vị Mỹ đã tiến vào thủ đô Baghdad, sau đó chiếm toàn bộ lãnh thổ Iraq, lật đổ chính quyền Saddam Hussein một cách chóng vánh. Ngày 1/5/2003, Tổng thống Mỹ Bush [con] tuyên bố chấm dứt cuộc chiến. Ngày 13/12/2003, ông Saddam Hussein bị bắt giữ ở ngoại ô thành phố quê nhà Tikrit.

Iraq thất bại do tinh thần chiến đấu kém

Trong cuộc chiến này, đối thủ của Mỹ là một nước nhỏ đã bị kiệt quệ về mọi mặt do thất bại trong chiến tranh năm 1991 và hơn 10 năm cấm vận. Tuy có khoảng 424.000 quân thường trực, 600.000 quân dự bị động viên, nhưng các lực lượng Iraq hầu hết không được trang bị và huấn luyện chu đáo.

Lực lượng nòng cốt là Vệ binh cộng hoà được trang bị tương đối đầy đủ, nhưng lại được huấn luyện để thanh sát nội bộ và bảo vệ Hussein là chính chứ không phải để  chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Chưa kể, có tới 50% số quân của Iraq là người Shiite,  bộ tộc không mấy trung thành với Baghdad.

Iraq thất bại còn do lơ là trong công tác chuẩn bị cho chiến tranh. Các công trình phòng ngự được xây dựng hết sức sơ sài. Quân đội Iraq thiếu tính chủ động chiến lược, luôn bị động để cho đối phương tiến công. Các hệ thống cầu cống, đường giao thông... không hề bị phá huỷ để ngăn chặn bước tiến công của đối phương.

Tuy đã trang bị vũ khí cho 7 triệu người nhưng Iraq không tổ chức được chiến tranh nhân dân, chưa hình thành được cục diện cả nước đánh địch. Tinh thần chiến đấu của quân đội và người dân còn nhiều hạn chế, không ít trường hợp binh sỹ Iraq ra hàng Liên quân, còn dân chúng thì chào đón quân Mỹ-Anh. Về đối ngoại, Iraq đã đánh mất đi nhiều sự ủng hộ của quốc tế, đặc biệt là từ các quốc gia láng giềng.

Về phía Mỹ, cái giá mà họ phải trả cho cuộc chiến là quá lớn: ít nhất 4.415 lính Mỹ thiệt mạng, hàng chục nghìn lính Mỹ bị thương, cùng sự thương vong của hàng nghìn binh lính các nước khác cùng Mỹ tham chiến.

Về chi phí, ban đầu chính quyền Tổng thống Mỹ G. W. Bush ước tính chi khoảng 50 tỷ USD, nhưng thực tế, số tiền mà Mỹ chi cho cuộc chiến này đã lên tới 900 tỷ USD, chưa kể số tiền 14 tỷ USD của Anh. Ngoài ra, Mỹ còn phải chi một khoản tiền tương đương hoặc lớn hơn để đền bù cho những người bị thương tổn về thể chất và tinh thần do cuộc chiến gây ra.

Ngoài ra, sự can thiệp vào Iraq đã phần nào khiến cho Mỹ sao nhãng cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan, dẫn tới kéo dài cuộc chiến và không đạt hiệu quả như mong muốn.

Nguyên Phong

Tình báo hải quân Mỹ [NI] được thành lập ngày 23/3/1882, là cơ quan tình báo có thâm niên hoạt động lâu nhất nước Mỹ.

Mục đích thật của Mỹ là tìm cách củng cố vị trí trên thế giới và ở khu vực Thái Bình Dương.

10 tháng 12 2021

Liên minh toàn cầu chống Nhà nước Hồi giáo [IS] do Mỹ lãnh đạo đã kết thúc sứ mệnh chiến đấu ở Iraq, bốn năm sau khi giúp đánh bại nhóm thánh chiến ở đây.

2.500 binh lính hiện còn ở trong nước sẽ tiếp tục "cố vấn, hỗ trợ và tạo điều kiện" cho lực lượng an ninh Iraq, theo lời mời của chính phủ.

Liên minh bày tỏ tin tưởng rằng quan hệ đối tác sẽ đảm bảo IS không tái tổ chức và đe dọa người dân Iraq.

Tháng Bảy, Hoa Kỳ đồng ý rút các lực lượng tham chiến vào cuối năm nay.

Sự hiện diện của quân đội nước ngoài trở thành vấn đề lớn ở Iraq kể từ khi tướng lĩnh hàng đầu của Iraq là Qasem Soleimani và thủ lĩnh của lực lượng dân quân Hồi giáo dòng Shia do Iran hậu thuẫn bị giết chết trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở thủ đô Baghdad năm ngoái.

Thủ tướng Iraq bị tấn công bằng drone ở Baghdad

Mỹ phủ nhận việc rút quân khỏi Iraq sau lá thư 'gửi nhầm'

Quốc hội sắp mãn nhiệm của Iraq đã thông qua một nghị quyết không ràng buộc kêu gọi liên minh rút quân hoàn toàn bất chấp mối đe dọa tiếp tục từ IS, khi mà các lực lượng này hoạt động chủ yếu ở vùng nông thôn và thực hiện các cuộc tấn công dồn dập.

Năm 2003, lực lượng do Mỹ dẫn đầu đã chiếm Iraq nhằm lật đổ Tổng thống Saddam Hussein và loại bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt mà trên thực tế không hề có.

Chụp lại video,

IS đào hầm làm lộ cung điện 3.000 năm tuổi

Binh lính chiến đấu của Hoa Kỳ cuối cùng đã rút quân năm 2011. Tuy nhiên, ba năm sau, họ trở lại với tư cách một bộ phận của liên minh đa quốc gia, khi các tay súng IS chiếm lĩnh nhiều cùng rộng lớn của đất nước.

Cố vấn An ninh Quốc gia Iraq, Qasim al-Araji, tuyên bố kết thúc sứ mệnh chiến đấu của liên quân sau khi kết thúc cuộc đàm phán kỹ thuật giữa các quan chức quân sự tập trung vào việc chuyển giao diễn ra hôm thứ Năm.

"Mối quan hệ với liên minh quốc tế sẽ tiếp tục trong việc đào tạo, cố vấn và tạo điều kiện," ông tweet.

Số lính Mỹ bị giết tại Iraq trong đầu tháng 11 bằng cả tháng 10.

Phải chăng chiến tranh du kích đã bắt đầu và liệu Iraq có trở thành một Việt Nam mới?

Chương trình Tư duy Thế kỷ của đài BBC đã có cuộc thảo luận với các khách mời từ Việt Nam và Hoa Kỳ về chủ đề này.

Quý vị thính giả muốn chia sẻ ý kiến, xin gửi thư cho chúng tôi về hoặc sử dụng hộp tiện ích bên tay phải.

---------------------------------------------------------------------------------------------

Phan Quyền, Biên Hòa

Tôi rất vui mừng khi chiến hạm mỹ cập cảng thành phố hồ chí minh và mong sẽ có những chiến hạm nữa của mỹ đến việt nam hợp tác và tập trận cùng việt nam. Để hoa lục bớt đi tham vọng nhìn ngó việt nam của họ.Và mong muốn việt nam ,trong một tương lai gần,sẽ lấy lại những gì đã mất. Thân chào!

Bao Pham, Brisbane, Úc

Quả thực Mỹ đã xâm lăng Iraq , nhưng sự xâm lăng này có lợi cho cả hai bên. Ngày nay thế giới đã thay đổi hoàn toàn khi mà truyền thông được phổ cập khắp nơi hầu như khắp hang cùng ngõ hẻm. Nước nào mà đem quân xâm lăng nước khác, chắc chắn sẽ bị công luận lên án gắt gao,áp lực phải rút quân, như VN phải rút quân khỏi Kampuchia, Indonesia phải rút quân khỏi Đông Timor...

Tôi có một thí dụ về việc Mỹ xâm lăng Iraq như một Ngân hàng cho thân chủ vay tiền mua nhà,hoặc làm ăn chẳng hạn, Ngân hàng đòi hỏi người vay phải hội đủ một vài điều kiện như : có việc làm, có quá khứ tốt về vấn đề tài chánh... Còn về phần người vay tiền cũng nhờ Ngân hàng mà có tiền để canh tác ,chăn nuôi hay buôn bán.

Ở đây tôi muốn ám chỉ Ngân hàng là Mỹ ,Mỹ đánh Iraq nhắm nhiều mục tiêu, trong đó có vấn đề dầu hỏa, có dầu hỏa để trang trải chi phí chiến tranh và đỡ lệ thuộc vào một số nước khác như Saudi Arabia cũng như bảo đảm được nguồn cung cấp dầu hỏa cho mình, phải nói ở đây Mỹ cũng phải mua thôi, chứ bây giờ không có ăn cướp trắng trợn kiểu thực dân như ngày xưa nữa.

Còn người được vay tiền chính là Iraq,nhờ Mỹ mà lật đổ được chế độ tàn bạo Saddam Hussein,người dân được tự do,có cơ hội phát triển. Muốn đạt được sự tốt đẹp,cả hai phía đồng một lòng hợp tác,xây dựng mới được,như Nhật ,Đức hay Nam Hàn sau thế chiến thứ hai. Bài học phát triển Nhật , Đức hay Nam Hàn khó có thể xẩy ra cho Iraq.

Sự sụp đổ của Saddam Hussein cả Mỹ lẫn người dân Iraq đều có lợi, chỉ có Saddam Hussein và thuộc hạ là thua thiệt, mất tất cả .Nay tình trạng bất an kéo dài, chính người dân Iraq bị mất đi một cơ hội có một không hai để xây dựng đất nước [nếu Mỹ không vào lật đổ Saddam thì không có một nuớc nào dám vào làm chuyện đó,gia đình Saddam sẽ cai trị muôn đời], thứ đến Mỹ cũng sẽ vô cùng bất lợi, nhất là sắp sửa chuẩn bị bầu cử Tổng thống ở Mỹ, cuối cùng Mỹ sẽ phải nhờ Liên Hiệp Quốc can thiệp và nội tình Iraq sẽ phải đi vào một lối rẽ khác.

Chắc chắn Iraq không thể nào giống Việt Nam vì Việt Nam được cả một khối Cộng Sản ủng hộ hết mình, trong khi đó Saddam Hussein chỉ được vài nước ủng hộ một cách lén lút và nhất là không có một hậu phương vững chắc để cung cấp nguồn tiếp tế về nhân lực,vật lực và tài lực cho cuộc chiến.

Minh Quan, Hoa Kỳ

Không thể nói hình thức tấn công nhằm vào Liên Quân ở Iraq là du kích, đó thật ra là một kiểu khủng bố thôi. Vấn đề thật ra chỉ quanh quẩn 2 chữ "an ninh" như bao nhiêu nơi khác. Không như ở VN là Mỹ đã không dẹp sạch được quân chính quy Cộng Sản và vẫn hiện diện một nhà nước tại miền bắc VN. Còn ở Iraq thì quân đội của Saddam không còn, chính quyền bị lật đổ, Mỹ đã chiến thắng. Bây giờ Mỹ muốn rút quân lúc nào mà chẳng được nhỉ! Tóm lại, cuộc chiến đã thật sự kết thúc. Bây giờ chỉ là hình thức gìn giữ an ninh. Nếu Mỹ rút quân ngay bây giờ thì tại Iraq cũng sẽ chẳng có một chính phủ nào được lập nên mà chống đối Mỹ. Nhưng Mỹ cần phải ở lại thêm một thời gian nữa để lập nên một chính phủ tốt hơn và có lợi hơn cho Mỹ.

Duchai, Canada

Tôi nghĩ rằng Mỹ sẽ thất bại tại Iraq là điều chắc chắn xảy ra. Tự cho mình là cảnh sát thế-giới đem quân đi xâm lược nước khác bất chất cả quyết-định của LHQ , điều đó là phi-nghĩa. Trước sau gì những người đã quyết định xâm lược nướcngười sẽ phải trả giá đắt cho hành động của mình.

Raymond Ngo

Rõ ràng rằng người Mĩ đang ở thế lúng túng bởi chiến tranh du kích luôn là một trong những phương thức "khó chịu", nhưng theo tôi thì hiện giờ chuyện rút quân chưa phải là giải pháp mà Washington nghĩ tới. Họ rút lui lúc này chẳng khác nào nói với thế giới rằng họ thất bại. Còn phương thức "Iraq hoá" lực lượng an ninh cũng không phải là vấn đề dễ dàng thực hiện với một tình cảnh Iraq hiện nay. Còn kêu gọi các nước khác gởi quân thì theo tôi chẳng thay đổi được tình hình an ninh. Đây là giai đoạn mà chỉ cần không cẩn thận thì người Mĩ sẽ dẫm vào bãi lầy. Nhưng nếu nói là Hoa Kì đã vào thế bí thì chưa hẳn, bay giờ chúng ta sẽ chờ coi những "chiến lược gia" Mĩ có bước đi gì đây cho xứng với danh tiếng họ lâu nay

Truong Quoc Hung, Hà Nội

Cuộc chiến tranh Iraq hiện nay khác xa cuộc chiến tranh Việt Nam về nhiều điểm: 1] Về ảnh hưởng quốc tế, thế giới có phản đối nhưng không thể hình thành một phe để trợ giúp cho lực lượng du kích Iraq,Syria và Iran không phải là đối trọng. Pháp, Nga, Trung Quốc không dám đối đầu với Mỹ, sâu xa hơn nữa cả ba nước này đang cạnh tranh nhau để giành vị trí cường quốc thứ hai sau Mỹ, rất khó trở thành đồng minh chiến lược.

2] Cách thức tấn công của du kích Iraq không khác mấy so với khủng bố của hồi giáo cực đoan, khủng bố là vấn đề thời sự nóng bỏng quốc tế đang lên án. Thật khó mà phân biệt đâu là chính nghĩa đâu là khủng bố của hồi giáo cực đoan, Tresnia là điển hình về thất bại trong việc chiến tranh du kích dựa vào khủng bố của hồi giáo cực đoan, chọn khủng bố là đồng minh chắc chắn sẽ sai lầm.

3] Du kích Iraq không có một ý thức hệ bài bản như cộng sản mà chủ yếu dựa vào tư tưởng hồi giáo, các dòng tôn giáo không phải là một khối đoàn kết tại Iraq. Du kích không có khả năng xây dựng được mô hình nhà nước Iraq dân chủ vì nòng cốt của lực lượng du kích là tàn dư Saddam độc tài và các tổ chức tôn giáo cực đoan quốc tế.

4] Đất nước Iraq không bị chia cắt, tình trạng chiến tranh liên miên từ hậu quả của chiến tranh với Iran và LHQ cấm vận gây tâm lý chán nản trong người dân, họ muốn ổn định cuộc sống và có lối sống thực dụng hơn. Du kích Iraq sẽ không nhận được sự ủng hộ của dân như tại Việt Nam trong quá khứ.

5] Địa hình Iraq với đa số là sa mạc trống trải không có người ở sẽ khó duy trì tiếp tế một cuộc chiến tranh du kích toàn diện, nếu có thắng cũng không giữ được lâu. Một số vụ tấn công lính Mỹ chỉ gây ra tác động về mặt tâm lý, không thể làm suy yếu quân Mỹ và còn thua xa mức độ ác liệt so với chiến trường Việt Nam.

6] Với khả năng và sức mạnh vượt trội sau khi chiếm được toàn bộ Iraq, quân lực Mỹ sẽ kiềm chế lực lượng chống đối không để hình thành một đội quân chủ lực chính quy như tại Việt Nam. Rút kinh nghiệm trong quá khứ quân Mỹ sẽ chủ động rút đi nhanh chóng nhưng để lại ít nhất một căn cứ quân sự tồn tại lâu dài trên đất Iraq đủ mạnh khống chế khu vực.

7] Iraq có tài nguyên dầu lửa đứng thứ hai thế giới, đây là điều kiện đủ về tài chính cho các tập đoàn hỗ trợ chiến tranh lâu dài theo học thuyết lấy chiến tranh nuôi chiến tranh Tóm lại hai cuộc chiến tranh khác nhau về cả không gian thời gian và mục đích, tất nhiên ảnh hưởng và kết cục của hai cuộc chiến cũng sẽ khác nhau. Ngay tại Iraq thì giữa các cuộc chiến tranh ở thời gian khác nhau cũng đã có sự khác nhau rất lớn.

Ha Ngoc Bao, TP Hồ Chí Minh

Tôi không biết nhiều về cuộc chiến tại Iraq mà chính phủ Hoa Kỳ đã và đang tiến hành, phải chăng cuộc chiến này là hình ảnh đang lặp lại của cuộc chiến ở Việt Nam hơn 30 năm trước đây? Một cuộc sống hòa bình có lẽ sẽ tốt hơn cho người dân Iraq cũng như cho nhân loại trên toàn thế giới. Cầu mong cho mọi sự tốt đẹp và bình an trên toàn thế giới.

Ngoc Ruan, Switzerland

Có một vị tổng thống nào nói rút quân tháo chạy khi đang chiến đấu đâu ! Nhưng rồi Mỹ cũng sẽ phải rút chạy vì chẳng có một lý do nào để ở lại cả ! Hãy nhớ câu Hồ Chí Minh tuyên bố trong cuộc chiến trang VN : Chúng tôi có thể chết 100 người để đổi lấy các ông chỉ chết 1 người nhưng cuối cùng các ông cũng sẽ thất bại và rút lui ! Mỹ sẽ rút khỏi Iraq mà thôi vì chẳng có lý do gì mà ở lại ngoài việc tốn kém tiền bạc va chết chóc

Duong Dinh Huy, Canada

Chiến tranh du kích ở Iraq sẽ ngày càng phát triển mạnh. Mỹ sẽ gặp khó khăn: Tiến-thoái-lưỡng-nan . Nhân dân Mỹ sẽ biểu tình đòi Tổng thống Bush rút quân về nước ngày càng mạnh . Bush sẽ bị mất chiếc ghế Tổng thống trong nhiệm kỳ kế tiếp. Các nước Pháp-Nga-Đức sẽ đưa quân vào Iraq để hỗ trợ cho Mỹ với điều kiện Mỹ phải chia sẻ những hợp đồng kinh tế béo bở mà Mỹ đã giành trước đây sau khi vừa tuyên bố chiến thắng . Bush sẽ rất khó mà thuyết phục được lòng dân vi số tử vong quân lính Mỹ ở Iraq ngày càng gia tăng.

Nguyen Thuy Ha, Hanoi

In my opinion, the liberal press and media are trying to draw a correlation between the Iraq-US war and VN-US war to create an anti-Bush sentimentalism, especially to get ready for the 2004 presidential election. There are no similarities between those two wars.

The casualties from the Iraq-US war are amazingly low for a war, way less than the daily average death toll of 44 from drunk-driving related accidents [I would be more outraged at innocent people being killed by drunk drivers!!!].

The Iraq-US war was and is still being supported by most Americans, and despite the Democrats "voicing disagreements," they voted to approve Bush's $87.5 million aid for Iraq - no repayment loans.

One thing is very important is US did never win the war in Vietnam; US did win the war in Iraq. War is war and there will be casualties that can't be avoid. Every leader of every country has always understood that it will be necessary to scarify a thousand or hundred thousands or even more soldiers for the benefits of the country and its people.

It makes sense if you look back to the history; after world war 2 which US occupied Germany, Japan or south Korea: lots of obstacles that US did face during the first 1-5 years. And finally, Germany, Japan and south Korea became much better countries economically and democratically.

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề