Tại sao lại xuất hiện xu hướng toàn cầu hóa

Hiện nay, toàn cầu hóa không còn là chủ đề xa lạ trên các kênh truyền thông và tin tức. Toàn cầu hóa xuất hiện trong mọi mặt đời sống. Đặc biệt đối với xã hội mở của thị trường, du nhập văn hóa và liên kết khu vực như Việt Nam, toàn cầu hóa đóng một vai trò hết sức to lớn. Tại sao toàn cầu hóa lại có sức ảnh hưởng lớn đến vậy? Bản chất của toàn cầu hóa là gì? Cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Xuất hiện từ những năm 1960, “toàn cầu hóa” đã trở thành một trong những khái niệm được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành khoa học xã hội đương đại. Có rất nhiều định nghĩa và đồng thời là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất. Toàn cầu hóa có thể hiểu là một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng. Gia tăng này nói về số lượng cũng như cường độ của các cơ chế, tiến trình. Và là hoạt động nhằm thúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới. Theo đó, toàn cầu hóa làm lu mờ các đường biên giới quốc gia. Đồng thời thu hẹp các khoảng cách trên các khía cạnh đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa của thế giới.

Vậy bản chất của toàn cầu hóa là gì?

Toàn cầu hóa là quá trình hình thành một chính thể thống nhất toàn thế giới. Đó là sự ảnh hưởng tác động, xâm nhập lẫn nhau xuyên biên giới. Nó có trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Trước hết và chủ yếu là lĩnh vực kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Toàn cầu hóa được định nghĩa một cách khách quan nhất là sự phụ thuộc qua lại không ngừng. Nó xảy ra giữa các quốc gia và các cá nhân. Sự phụ thuộc qua lại có thể xảy ra trên lĩnh vực kinh tế, công nghệ, môi trường, văn hoá hay xã hội…

Tóm lại, Bản chất của Toàn cầu hóa là một khái niệm mở, được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Gồm: kinh tế, chính trị, văn hóa…

Dưới góc độ kinh tế,

Toàn cầu hóa kinh tế là sự hội nhập của các hoạt động kinh tế xuyên qua biên giới lãnh thổ và thông qua các loại thị trường khác nhau. Theo cách tiếp cận này, toàn cầu hóa có các biểu hiện tiêu biểu là sự dịch chuyển ra khỏi biên giới quốc gia của 4 yếu tố, bao gồm:

  • Hàng hóa và dịch vụ: Thông qua xuất nhập khẩu
  • Lao động và nhân công: Thông qua việc di cư, nhập cư của người lao động
  • Vốn: Thông qua việc đầu tư ra nước ngoài hay nhận đầu từ từ nước ngoài
  • Công nghệ: Thông qua việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia.

Dưới góc độ xã hội

Toàn cầu hoá sẽ tạo ra những hiệu quả trái ngược ở mức độ cá nhân hay dân tộc. Toàn cầu hoá sẽ tạo ra:

  • Một sự đa dạng cho các cá nhân do họ được tiếp xúc với các nền văn hoá và văn minh khác nhau. Toàn cầu hoá giúp con người hiểu hơn về thế giới. Và những hạn chế sự bùng nổ các nguồn thông tin. Phổ thông hoá hoạt động du lịch, việc tiếp cận dễ dàng hơn với giáo dục và văn hoá;
  • Đồng nhất đối với các dân tộc qua ảnh hưởng của các dòng chảy thương mại và văn hoá.

Mỗi người nhìn toàn cầu hoá theo một kiểu khác nhau. Có hai xu hướng chính:

  • Làm đa dạng văn hóa cho một vùng lãnh thổ tham gia vào toàn cầu hóa. Thúc đẩy sự giao thoa và thấy hiểu lẫn nhau giữa các nền văn hóa.
  • Đồng nhất hoá văn hóa, gây mất đi sự đặc trưng của nền văn hóa và tín ngưỡng.

Toàn cầu hóa xã hội bao gồm liên hệ cá nhân, các luồng thông tin và sự gần gũi về văn hóa

Dưới góc độ chính trị

Toàn cầu hóa chính trị đề cập đến sự phát triển của hệ thống chính trị trên toàn thế giới. Phát triển cả về quy mô và mức độ phức tạp.

Hệ thống này bao gồm các chính phủ quốc gia, các tổ chức chính phủ và liên chính phủ, cũng như các thành phần độc lập với chính phủ của xã hội dân sự toàn cầu như các tổ chức phi chính phủ quốc tế và các tổ chức phong trào xã hội. Một trong những khía cạnh quan trọng của toàn cầu hóa chính trị là tầm quan trọng ngày càng giảm của nhà nước quốc gia và sự gia tăng của các chủ thể khác trên trường chính trị. Sự thành lập và tồn tại của Liên Hợp Quốc được gọi là một trong những ví dụ kinh điển của toàn cầu hóa chính trị.

Bản chất của xu thế toàn cầu hóa là gì?

Xu thế toàn cầu hóa là một trong những ước muốn là các quốc gia, khu vực trên thế giới đang hướng tới.

Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện từ những năm 80 của thế kỷ XX, và được thể hiện rõ nét hơn từ khi Chiến tranh lạnh bắt đầu kết thúc.

Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.

Xét về bản chất, xu hướng toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, hay những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, đồng thời cũng phụ thuộc lãn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

Xu thế toàn cầu hóa được biểu hiện rõ nét thông qua các lĩnh vực sau đây:

Từ sau chiến thanh thế giới lần thứ hai [1945] đến cuối những năm 90 của thế kỷ XX. Giá trị trao đổi thương mại trên phạm vi quốc tế đã tăng lên 12 lần. Sự phát triển của thương mại quốc tế là sự biểu hiện rõ nét về mối quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau. Hay tính quốc tế của nền kinh tế các quốc gia, các khu vực, các dân tộc trên thế giới.

Thứ hai: Sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Liên hợp quốc. Khoảng 500 công ty xuyên quốc gia lớn kiểm soát tới 25% tổng số sản phẩm trên thế giới. Và giá trị trao đổi của các công ty này có thể tương đương tới ¾ giá trị thương mại toàn cầu ở thời điểm hiện tại.

Thứ ba: Sự phát triển mạnh mẽ của việc sát nhập các công ty thành các tập đoàn lớn.

Biểu hiện rõ nhất là trong lĩnh vực khoa học. Sau đó là đến các công ty đa ngành, đa nghề,… nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Thứ tư: Sự ra đời của các tổ chức kinh tế – tài chính quốc tế
  • Các tổ chức đó có thể là Liên minh châu Âu [EU],
  • Ngân hàng thế giới [WB], Tổ chức Thương mại thế giới [WTO],
  • Quỹ tiền tệ quốc tế [MF],
  • Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương [APEC], …

Các tổ chức này ngày càng có vai trò to lớn trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực.

Tác động của xu thế toàn cầu hóa

Tác động về mặt tích cực:

– Toàn cầu hóa thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của quá trình xã hội hóa lực lượng sản xuất.

– Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao vượt bậc.

– Làm chuyển biến cơ cấu nền kinh tế một cách rõ nét theo hướng tích cực.

– Tất cả những tác động này làm đòi hỏi phải có sự cải cách nền kinh tế sâu và rộng để nâng cao hiệu quả và tăng cường sự cạnh tranh trên thị trường.

Tác động về mặt tiêu cực:

– Làm gia tăng sự bất công trong xã hội, làm phân hóa mối quan hệ giàu nghèo một các rõ rệt trong nội bộ từng quốc gia và có thể là bao trùm giữa các quốc gia trên thế giới.

– Đời sống con người kém an toàn hơn, bởi dễ dàng bị cuốn vào những cuộc đấu tranh chính trị, hay tác động xấu của nền kinh tế.

– Có nguy cơ bị đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

Như vậy, toàn cầu hóa đem lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của một quốc gia. Bên cạnh đó là những vấn đề nảy sinh, như lao động di cư và luật pháp quốc tế. Đây vẫn là chủ đề được đánh giá hai chiều cho đến tận ngày nay.

Nếu bạn có thắc mắc hay yêu cầu thì về các vấn đề luật lệ, giấy tờ hành chính, tra cứu quy hoạch xây dựng,… thì hãy liên hệ tới Luật sư 247. Đơn vị cung cấp và xử lý những vấn đề giấy tờ, thông tin hành chính, luật lệ 1 cách chi tiết nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Quyền năng chủ thể luật quốc tế của quốc gia được thể hiện như thế nào?

Câu hỏi thường gặp

  1. Nhược điểm của Toàn cầu hóa là gì?

    Suy thoái kinh tế ở một quốc gia có thể tạo ra hiệu ứng domino cho các đối tác thương mại. Ví dụ, cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ năm 2008 đã tác động nghiêm trọng đến Bồ Đào Nha, Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha. 

    Những người phản đối toàn cầu hóa cho rằng nó đã tạo ra sự tập trung của cải và quyền lực vào tay các tập đoàn lớn, có thể hủy diệt các đối thủ nhỏ hơn trên toàn cầu.

    Toàn cầu hóa cũng đã tăng sự đồng nhất hóa. Qui mô và sức ảnh hưởng của Mỹ khiến cho việc trao đổi văn hóa giữa các quốc gia chủ yếu chỉ mang tính một chiều.

  • Đâu là những biển hiện của Toàn cầu hóa?

    – Sự tăng nhanh chóng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI.– Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ như Internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại.– Gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế, chẳng hạn như việc xuất khẩu các văn hoá phẩm như phim ảnh hay sách báo,… Việc trao đổi du học sinh trong các trường Đại học cũng là một ví dụ.– Sự tràn lan của chủ nghĩa đa văn hoá và việc cá nhân ngày càng có xu hướng hướng đến đa dạng văn hoá.– Thúc đẩy thương mại tự do, hàng hóa được giảm hoặc bỏ thuế, các khu mậu dịch tự do được thành lập.– Thắt chặt vấn đề về bản quyền sở hữu trí tuệ

    – …

  • 5 trên 5 [1 Phiếu]

    Trong nền kinh tế thị trường phát triển, mở rộng các quan hệ quốc tế như hiện nay thì cụm từ “toàn cầu hóa” chắc chắn sẽ không còn xa lạ với bất kỳ ai. Vậy Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của yếu tố nào?

    Bản chất của toàn cầu hóa là gì?

    Bản chất của toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối quan hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau. Hay phụ thuộc các quốc gia lẫn nhau của tất cả các khu vực, quốc gia, dân tộc trên thế giới.

    Hơn nữa, bản chất của toàn cầu hóa còn được biểu hiện trong việc tương tác qua lại lẫn nhau. Đây chính là cầu nối cho các nước ở trong khu vực, cho phép các doanh nghiệp, con người trên toàn thế giới có thể kết nối với nhau một cách dễ dàng.

    Toàn cầu hóa có những biểu hiện như sau:

    – Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế, [giá trị trao đổi tăng lên 12 lần].

    – Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia [giá trị trao đổi tương đương ¾ giá trị thương mại toàn cầu].

    – Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn, nhất là công ty khoa học – kỹ thuật.
    – Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực [EU, IMF, WTO, APEC, ASEM…]

    Có thể nói toàn cầu hóa là xu thế khách quan không thể đảo ngược.

    Như vậy xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ diễn ra từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, đặc biệt là sau chiến tranh lạnh.

    Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ chính là tên gọi giai đoạn 2 của của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật diễn ra từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 cho đến nay. Cuộc cách mạng khoa học – Công nghệ đã thúc đẩy năng suất lao động tăng, mức sống và chất lượng cuộc sống của con người nhờ đó cũng tăng lên. Điều này đã làm cho cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp có sự thay đổi lớn.

    Có thể nói rằng cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã khiến con người bước sang một nền văn minh mới – văn minh thông tin. Và nhờ đó vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX thị trường thế giới và xu thế toàn cầu hóa được hình thành.

    Những tác động của xu thế toàn cầu hóa?

    Có thể nói toàn cầu hóa là xu thế khách quan không thể đảo ngược. Toàn cầu hóa cũng có những tác động tích cực và bên cạnh đó có những tác động tiêu cực đối với thế giới. Cụ thể như sau:

    – Tác động tích cực

    + Toàn cầu hoá sẽ đem lại cơ hội phát triển vô cùng lớn, đặc biệt nhất là sự tăng trưởng mạnh về các nền kinh tế, với lực lượng sản xuất có nhiều điều kiện để phát triển từ đó đẩy mạnh quá trình xã hội hóa.

    + Toàn cầu hoá xảy ra sẽ mở ra nhiều cơ hội giao lưu và học tập, tiếp thu cho những thành tựu khoa học và kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay, ngoài ra còn được sử hỗ trợ nhiệt tình của các tổ chức và liên minh đã tham gia vào toàn cầu hoá.

    + Cơ cấu kinh tế sẽ có những chuyển biến nhất định, kèm theo là những cải cách vô cùng thiết thực để nâng cao hiệu quả phát triển, quá trình cạnh tranh trên thị trường của các nước và khu vực hiện nay.

    – Tác động tiêu cực

    + Xu thế toàn cầu hóa làm sự phân hóa giàu -nghèo trong xã hội ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Sự ngăn cách giữa giàu và nghèo ngày càng lớn, xã hội ngày càng bị chi phối bởi đồng tiền.

    + Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, an ninh trật tự thậm chí mất đi bản sắc dân tộc, sự tự chủ vốn có.

    + Là thách thức lớn đối với những nước đang trong quá trình phát triển. Sự cạnh tranh kinh tế với các nước lớn gây khó khăn cho các nước đang phát triển, đòi hỏi các quốc gia này phải nắm bắt chuẩn xác thời cơ và tận dụng nguồn lực một cách tối đa để không bị các nước bỏ xa.

    Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong toàn cầu hóa?

    Toàn cầu hóa tạo nên lợi thế về sự tự do thương mại, hàng rào thuế quan được gỡ bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa được lưu thông rộng rãi hơn.

    Trong qua trình toàn cầu hóa, Việt Nam có thể nhanh chóng tiếp cận các công nghệ hiện đại, áp dụng vào cuộc sống.

    Ngoài ra, toàn cầu hóa cũng tạo điều kiện chuyển giao những thành tựu mới về khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh, giúp Việt Nam có thể thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế,…

    Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi Việt Nam phải tự chủ trong nên kinh tế khi thị trường rộng mở, hàng hóa nước ngoài cũng sẽ xâm nhập nhiều hơn vào nước ta. Khi có sự giao thương mạnh mẽ giữa các quốc gia thì sự xâm nhập văn hóa cũng sẽ có, đồng nghĩa với việc phải giữ gìn bản sắc dân tộc như thế nào để không bị hòa tan.

    Như vậy, toàn cầu hóa là xu thế chung của toàn thế giới, Việt Nam cũng chịu tác động cả tích cực lẫn tiêu cực. Chúng ta cần tận dụng ưu thế toàn cầu hóa đem lại và vượt qua thách thức do nó đặt ra.

    Trên đây là nội dung bài viết về Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của yếu tố nào? Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.

    Video liên quan

    Chủ Đề