Nhiệm vụ chính của quân đội thời lê sơ là gì

Nhà Lê sơ được sử cũ nhắc đến như thời kỳ hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam, dưới thời vua Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông càng thấy rõ hơn điều ấy. Riêng công tác biên phòng, nhà Lê đã có cái nhìn sâu sắc: "Biên phòng hảo vị trù phương lược/ Xã tắc ưng tu kế cửu an". Tư tưởng vĩ đại ấy không chỉ khắc trên đá núi miền biên cương Tây Bắc mà đã trao truyền và khảm sâu vào nhận thức và lý trí của các thế hệ mai sau. Sức mạnh của nhân dân dưới thời Lê sơ được chú trọng hơn bao giờ hết, đặc sắc nhất là nghệ thuật quân sự “Lấy dân làm gốc”.

 

Bài thơ khắc đá đầu tiên của Lê Lợi ở Thạch An, Cao Bằng. Ảnh: Viện Khảo cổ cung cấp

Năm 1428, phong trào Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã đánh bại quân Minh xâm lược và đô hộ nước ta, sau đó ông lên ngôi hoàng đế, chính thức lập ra triều Lê sơ. Đó là kết quả của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc [1417 – 1427], mà trực tiếp là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Khắc phục hậu quả của chiến tranh, sau khi lên ngôi vua, nhà Lê đã thực hiện nhiều chính sách tích cực nhằm xây dựng đất nước, củng cố tình hình an ninh trật tự. Đặc biệt chú ý đến các vấn đề biên viễn, do vậy, dưới thời Lê Thánh Tông, Đại Việt bước vào thời kỳ phát triển thịnh vượng được coi là hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam.

Đặc biệt, nhà Lê đã chú ý đến các miền biên viễn và vai trò của đồng bào các dân tộc thiểu số, có những chính sách thích hợp, kịp thời để khai thác sức mạnh của nhân dân trong công tác bảo vệ biên cương của Tổ quốc.

Thấm nhuần tư tưởng minh triết phương Đông "dân vi quý", hiểu rõ sức mạnh của dân, sức dân như nước, dân là gốc của đất nước - "dân duy bang bản", triều đình nhà Lê luôn xác định, nhân dân vùng biên là những người "đứng mũi chịu sào", là lực lượng chủ yếu bảo vệ biên cương. Bởi vì, họ là lực lượng luôn có mặt ở vùng biên, thường xuyên nắm bắt những hoạt động ở gần biên giới của ngoại bang, kịp thời ngăn chặn những hành vi lấn chiếm, xâm lược. Bởi vậy, nhà Lê luôn coi đây là sức mạnh to lớn và lấy làm “kế sâu gốc bền rễ”. Tư tưởng lấy nhân dân làm gốc và phát huy sức mạnh của nhân dân không chỉ được vua Lê chú trọng mà vị khai quốc công thần Nguyễn Trãi đã khẳng định: “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân” [Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú, xuất bản năm 1960]. Nhân dân với tinh thần sắt son trong bảo vệ biên cương, đã tạo nên sức mạnh to lớn để Đại Việt ở thế kỷ này có thể đương đầu với mọi khó khăn thử thách.

Sức dân như sức nước, đó là chân lý muôn đời, đối với công tác bảo vệ biên cương, nhân dân được coi là lực lượng nòng cốt. Với đặc điểm biên cương xa xôi, đồn trú lại ít mà triều đình ở xa, sức mạnh của nhân dân đã làm nên nhiều thắng lợi. Nhân dân khu vực biên giới là phên giậu của triều đình, thực sự là tai mắt, là thiên la địa võng để giữ yên bờ cõi. Đồng bào các dân tộc miền biên giới là lực lượng thường trực rộng khắp để lập thành phòng tuyến nhân dân bảo vệ an ninh, trấn áp trộm cướp ở các làng bản xa xôi. Khi có chiến tranh, lực lượng dân binh, hương binh, thổ binh [quân của các thổ tù, châu mục] là những người trực tiếp đánh tiêu hao sinh lực địch, góp phần ngăn chặn sự xâm lược của ngoại bang. Do đó, đây vừa là lực lượng đầu tiên, tại chỗ trực tiếp bảo vệ an ninh trật tự vùng biên, đấu tranh, đối phó với các hoạt động xâm lấn lãnh thổ của nước láng giềng, vừa phối, kết hợp với quân chính quy của triều đình tiến đánh các đạo quân vũ trang xâm lược.

Với địa hình biên giới rừng núi hiểm trở, sông suối chia cắt; vùng biển đảo ngăn cách, khi có chiến sự không thể huy động kịp binh mã, lương thảo để bảo vệ bờ cõi. Do vậy, triều đình nhà Lê luôn coi trọng biện pháp huy động lực lượng nhân dân tại chỗ, vũ khí tại chỗ, lương thảo tại chỗ nhằm thiết lập thế trận nhân dân chống trả quân xâm lược; đồng thời, tiêu hao, hãm chặn đưa địch vào thế bất lợi, bị động ngay tại cửa ngõ biên giới, tạo thời cơ có lợi cho chính binh của triều đình đập tan đội quân xâm lược. Với quan điểm "bách tính giai vi binh” [trăm họ đều là lính], nhà Lê đã tập hợp được sức mạnh của nhân dân.

Để làm được điều ấy, nhà Lê đã thực hiện chính sách ban phong chức tước, quyền tự quản, đối sách mềm mỏng với man dân miền núi. Bên cạnh đặt riêng các chức Thiên phán, Tào vận, Phòng ngự sứ, Chiêu thảo sứ, triều đình còn chú trọng đặt thêm các chức như Tri châu, Đại tri châu dành riêng cho các thổ tù. Vua Lê chủ trương ban chức tước, ban quốc tính, cấp ruộng đất, trao bổng lộc nhằm biến họ thành quan chức triều đình. Đặc biệt, có Nhập nội tư không Xa Khả Sâm được hưởng đặc ân, vua ban bổng lộc và được ban quốc tính. Các con trai của Sâm đều được phong làm Đại tướng quân có nhiệm vụ trông coi miền biên cương Đà Giang.

Cùng với đó, vua Lê rất chú trọng đến công tác an dân, cố kết các dòng họ, vỗ về đồng bào các dân tộc thiểu số, để họ gắn bó với bản làng, quê hương, sẵn sàng bám trụ bảo vệ biên cương đất nước. Đối với những dòng họ lớn có uy tín trong vùng, nhà Lê cho duy trì và phát triển chế độ thế tập, tự cai quản dân tộc mình các địa phương biên giới. Tiêu biểu là Mường Lễ giao cho họ Đèo cai quản. Khi Đèo Cát Hãn làm phản, nhà Lê dẹp loạn xong lại tiếp tục giao cho con trai Hãn là Đèo Mạnh Vương nối nghiệp cha cai quản. Các dòng họ Xa, họ Cầm ở Hưng Hóa, họ Vi ở Lạng Sơn, họ Hoàng, họ Bế ở phủ Cao Bình [Thái Nguyên]... cũng được duy trì nối đời thế tập.

Để sử dụng sức dân vào công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trong khu vực biên giới, nhà Lê đã thực hiện chính sách ưu đãi với cư dân nơi biên giới, giảm nhẹ thuế và các nghĩa vụ khác, tôn trọng văn hóa và phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhưng “giáo hóa” họ theo xu thế truyền thống tốt đẹp của từng dân tộc, thống nhất, đồng đều giữa các cộng đồng tộc người. Các triều đại phong kiến, nước ta đều cho mở các chợ biên giới để thông thương với nước ngoài, một mặt, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; mặt khác, để họ do thám tình hình các nước láng giềng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn người nước ngoài vào sâu nội địa. Đồng thời, Nhà nước đưa ra nhiều chính sách: Khuyến khích nhân dân, kể cả thành phần tù phạm, chú trọng các “khổn quan” phát triển đồn điền, khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích canh tác; cho vay vốn, giống, cấp dụng cụ, trâu bò, nhằm phát triển kinh tế, xác lập chính quyền Nhà nước ở biên giới, khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Bên cạnh đó, Nhà nước còn thực hiện nhiều hình thức khen thưởng [với khổn quan thì tăng thêm một cấp, với nhân dân ban tặng đất vừa khai khẩn, không thu thuế nhiều năm hoặc đánh thuế nhẹ], động viên quan chức, nhân dân các dân tộc thiểu số tham gia khai khẩn đất hoang, lập đồn điền ở miền biên viễn.

 

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Pa Tần, BĐBP Lai Châu xuống bản tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới người dân nơi đơn vị đóng quân. Ảnh: Đức Duẩn

Để an dân, nhà Lê còn thực hiện nhiều biện pháp: Lập các kho dự trữ lương thảo ở các địa phương để cứu đói khi thiên tai dịch bệnh, để việc biên phòng được đầy đủ, bảo đảm cho việc động binh khi biên phòng hữu sự. Cùng với chính sách ưu đãi đặc biệt, nhà Lê cũng sử dụng biện pháp cứng rắn, trấn áp những thổ tù, châu mục không bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ, nhưng cũng sẵn sàng tha tội, để họ trở về phụng sự triều đình.

Với quan niệm nhân dân là nguồn gốc của mọi thắng lợi trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, nhà Lê đã nêu cao vai trò của nhân dân với tuyên ngôn “chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”. Mọi chính sách xây dựng phát triển đất nước đều đem lại quyền lợi cho nhân dân, đây là điều không phải triều đại phong kiến nào cũng làm được. Sức mạnh của nhân dân là nền tảng để thực hiện tốt mọi đường lối, chủ trương của Đảng như Hồ Chủ tịch từng căn dặn: “Gốc vững thì cây mới bền/ Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”.

Nguồn: bienphong.com.vn

Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ? Tổ chức quân đội thời Lê Sơ? Luật pháp thời Lê Sơ? Kinh tế xã hội thời Lê Sơ? Nhận xét về bộ máy chính quyền thời Lê Sơ?

Dưới sự cai trị của Nhà Hồ, nước ta với quốc hiệu Đại Ngu chỉ tồn tại được 7 năm trong lịch sử. Cho đến năm 1407, nhà Minh xâm lược Đại Ngu và cai trị cho đến năm 1427. Vào năm 1428, sau khi giành độc lập, dưới sự lãnh đạo Lê Lợi nước ta đã đánh đuổi được giặc Minh đã lấy lại tên Đại Việt đặt làm quốc hiệu. Từ đây thời Lê Sơ bắt đầu, tổ chức bộ máy ngày càng hoàn thiện.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ:

– Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt, tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước mới.

Chính quyền phong kiến được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông thì hoàn chỉnh nhất. Đứng đầu triều đình là vua. Để tập trung quyền lực vào nhà vua, Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc vua có các quan đại thần. Ở triều đình có sáu bộ, ngoài ra còn có một số cơ quan chuyên môn.

Sáu bộ thời vua Lê Thánh Tông là : Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công. Đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư. Các cơ quan chuyên môn có Hàn lâm viện [soạn thảo công văn], Quốc sư viện [viết sư], Ngự sử đài [can gián vua và các triều thần]. Ở địa phương, thời vua Lê Thái Tổ và Lê Nhân Tông, cả nước được chia làm 5 đạo.

Dưới đạo là phủ, huyện miền núi gọi là châu], xã. Đến thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, thay chức An phủ sứ đứng đầu mỗi đạo bằng 3 tỉ phụ trách ba mặt hoạt động khác nhau ở mỗi đạo thừa tuyên. Đô ty phụ trách quân sự, an ninh. Hiện thi phụ trách việc thanh tra quan lại, xử án, pháp luật. Thừa tỉ phụ trách việc hành chính, hộ tịch, thuế khoá. Dưới đạo thừa tuyên có phủ, châu, huyện, xã.

13 đạo thừa tuyên là: Thanh Hoá, Nghệ An, Thuận Hoá, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Nam và một phủ Trung Đô [Thăng Long]. – Quan sát lược đồ nước Đại Việt thời Lê sơ và danh sách 13 đạo thừa tuyên,

VUA:

=> TRUNG ƯƠNG: sáu bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công; các bộ chuyên môn: Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

=> ĐỊA PHƯƠNG: Đạo Thừa Tuyên => Phủ => Huyện => Xã

2. Tổ chức quân đội thời Lê sơ:

Quân đội thời Lê sơ được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông” : khi đất nước có ngoại xâm thì tất cả quân lính đều tại ngũ chiến đấu cùng toàn dân ; khi hoà bình thì thay phiên nhau về làm ruộng. Quân đội có hai bộ phận chính: quân ở triều đình và quận ở các địa phương bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kỵ binh. Vũ khí có đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hòa đồng, hỏa pháo.

Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn. Vua Lê Thánh Tông căn dặn các quan trong triều : “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ ? Phải cương quyết tranh biện chở cho họ lấn dần, nếu họ không nghe còn có thể sại sự sang tận triều đình của họ, trình bày rõ điều ngày lễ gian. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mới cho giặc, thì tôi phải tru di.

3. Luật pháp thời Lê sơ:

Dưới thời các vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, pháp luật đã được chú ý xây dựng. Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới gọi là bộ Quốc triều hình luật hay Luật Hồng Đức].

Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc ; bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. Đặc biệt, bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

4. Kinh tế xã hội thời Lê Sơ:

Hai mươi năm dưới ách thống trị của phong kiến nhà Minh, nước ta đã làm vào tình trạng xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân cực khổ. Để nhanh chóng phục hồi và phát triển nông nghiệp, vua Lê Thái Tổ cho 25 vạn lính [trong tổng số 35 vạn] về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh. Còn lại 10 vạn người được chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất. Nhà Lê kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng, đặt ra một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Khuyến nông sử, Hà để sử, Đồn điền sứ, định lại chính sách chia ruộng đất công làng xã gọi là phép quân đền, cấm giết trâu bò bừa bài, câm điều động dân phú trong mua cây gạt. Để khai phá vùng đất hội ven biển, nhà Lê đắp nhiều con đê ngăn nước mặn có kẻ đã chắc chắn. Di tích những đoạn đê đó đến nay vẫn còn nhân dân thường gọi là đê Hồng Đức”, ở Thanh Hoá, nhiều sông đào được khai từ thế kỉ XV, đến nay còn mang tên “Nông nhà Lê”.

Các ngành, nghề thủ công truyền thống ở các làng xã như kéo tơ, dệt lụa, đan lát, làm nón, đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm v,v… ngày càng phát triển. Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời. Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất.

Các làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng bấy giờ có làng Hợp Lễ, Chu Đậu [Hải Dương], Bát Tràng [Hà Nội] làm đồ gốm làng Đại Bái [Bắc Ninh] đúc đồng làng Vân Chàng [Nam Định] nên sắt v,v..

Các phường thủ công ở kinh thành Thăng Long như : phường Nghi Tàm dệt vải nhỏ và lua, phường Yên Thái làm giấy, phường Hàng Đào nhuộm điều v.. Các công xưởng do nhà nước quản lý, gọi là Cục bách tác, sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiến động các nghề khai mỏ đồng sắt, vàng được đẩy mạnh.

Nhà vua khuyến khích lập chợ mới, họp chợ, ban hành những điều lệ cụ thể quy định việc thành lập chợ và họp chợ.

Trong dân gian, thể có đàn là có chợ để lưu thông hàng hoá, mở đường giao dịch cho dân. Các xã chưa có chợ có thể lập thêm chợ mới. Những ngày họp chợ mới không được trùng với ngày họp chợ cũ hay trước ngày họp chợ của chợ cũ để tránh tình trạng giành tranh khách hàng của nhau, [Điều lệ họp chợ – Đại Việt sử ký toàn thư] Việc buôn bán với nước ngoài được duy trì Thuyển bè các nước láng giềng qua lại buôn bán ở một số cửa khẩu như Vân Đồn, Vạn Ninh, Hội Thống và một số địa điểm ở Lạng Sơn, Tuyên Quang được kiểm soát chặt chẽ. Các sản phẩm sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý là những thứ hàng được thương nhân nước ngoài ưa chuộng.

Xã hội Trong xã hội, giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư, sống chủ yếu nông thôn. Họ có rất ít hoặc không có ruộng đất, phải cày ruộng đất công nộp tô, thuế, đi phục dịch cho nhà nước [đi lính, đi phu…] hoặc phái cày cấy ruộng thuế của địa chủ, quan lại và phải nộp một phần hoa lợi [gọi là tô] cho chủ ruộng. Nông dân là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội.

Tầng lớp thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông hơn, họ phải nộp thuế cho nhà nước và không được xã hội phong kiến coi trọng. Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, bao gồm cả người Việt, người Hoa, dân tộc ít người. Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô hoặc bức dân tự do làm nô tì. Nhờ vậy, số lượng nô tì giảm dần. Nhờ sự nỗ lực của nhân dân và chính sách khuyến nông của nhà nước, cuộc sống của nhân dân được ổn định, dân số ngày càng tăng.

5. Nhận xét về bộ máy chính quyền thời Lê Sơ:

Từ các triều đại trước, việc tổ chức bộ máy còn sơ sài, chủ yếu là tổ chức theo cơ chế trung ương đến địa phương, dưới địa phương tồn tại đến quận, huyện, châu, còn cấp hành chính xã chưa được chú trọng và hầu như chỉ là về mặt hình thức.

Đến thời Lê sơ thì các vị vua đã dần hoàn thiện bộ máy nhà nước để quản lý đất nước chặt chẽ và nhằm mục đích phát triển kinh tế, quan tâm về mặt xã hội đến được tất cả những người dân. Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã dưới thời Lê sơ lúc bấy giờ được tổ chức chặt chẽ.

Đến thời vua Lê Thánh Tông, tổ chức bộ máy nhà nước được coi là hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với các đời vua trước, Triều đình dưới thời Vua Lê Thánh Tông có đầy đủ các bộ, tự, các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăng cường từ triều đình đến địa phương, điều này giúp các vị vua có thể ổn định được đất nước, tập trung phát triển kinh tế đất nước cường thịnh.

Với cái nhìn tiến bộ và khách quan, các vị vua thời Lê sơ đã tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ, làm nền tảng vững chắc trong việc quản lý đất nước cũng như phát triển đất nước toàn diện, thành công đưa Đại Việt trở thành nước phát triển nhất khu vực Đông Nam Á thời điểm bấy giờ, đấy được xem là thành công nhất của thời Lê Sơ.

Video liên quan

Chủ Đề