Tại sao lại giết người

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Phan Thị Minh Hương - Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Tỷ lệ bệnh nhân mắc viêm gan đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây dù đã có vắc xin phòng ngừa. Bệnh viêm gan thường tiến triển âm thầm nhưng lại có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Vậy tại sao viêm gan là kẻ giết người thầm lặng?

Viêm gan là tình trạng viêm nhiễm ở các tế bào gan. Nếu không được điều trị bệnh có thể diễn tiến đến xơ gan hoặc ung thư gan, cuối cùng dẫn đến tử vong. Vì vậy có thể nói viêm gan là kẻ giết người thầm lặng.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm gan khác nhau nhưng hay gặp nhất là viêm gan do virus. Bên cạnh đó có những nguyên nhân khác như nhiễm các loại vi khuẩn, các loại hóa chất độc hại như bia rượu, một số loại thuốc... cũng như các bệnh lý tự miễn dịch.

Hiện nay có tất cả 5 loại virus khác nhau có thể gây viêm gan A, B, C hoặc D và E. Trong đó, viêm gan là do virus viêm gan B và C có thể chuyển thành mãn tính, dễ dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan. Một bệnh nhân có thể chỉ mắc một virus hoặc cùng lúc mắc viêm gan do cả 2 loại B và C.

1.1. Đặc điểm của viêm gan do vi rút viêm gan B

  • Đường lây truyền bệnh do viêm gan B bao gồm tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết cơ thể người bệnh, lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục không an toàn và truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ chu sinh. Ngoài ra, viêm gan B còn lây nhiễm nếu bệnh nhân dùng chung kim tiêm, dao cạo râu và bàn chải đánh răng với người nhiễm bệnh.
  • Virus không di chuyển để truyền bệnh thông qua sữa mẹ, qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa.
  • Thời gian từ lúc nhiễm virus cho đến khi biểu hiện triệu chứng [thời kỳ ủ bệnh] của viêm gan B trung bình là 120 ngày và có thể dao động từ 45 - 160 ngày.
  • Chỉ có khoảng 15 - 25% người bệnh viêm gan siêu vi B chuyển sang giai đoạn mãn tính và dẫn đến tổn thương gan, xơ gan hoặc ung thư gan. Số bệnh nhân còn lại có khả năng tự đào thải virus ra khỏi cơ thể

Hình ảnh virus tuýp B gây bệnh viêm gan B

1.2. Đặc điểm của viêm gan do vi rút viêm gan C

  • Đường lây truyền tương tự viêm gan siêu vi B là đường máu, đường quan hệ tình dục hoặc lây từ mẹ sang con
  • Thời gian ủ bệnh viêm gan siêu vi C ngắn hơn, trung bình khoảng 45 ngày và dao động từ 14 - 180 ngày
  • Tỷ lệ phát triển thành bệnh mãn tính của virus viêm gan C cao hơn. Có đến 75 - 85% người mắc viêm gan siêu vi C sẽ chuyển sang mãn tính, gây tổn thương các tế bào gan và dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan.
  • Một sự thật rằng đa số [khoảng 50%] người mắc viêm gan C không biết mình mắc bệnh, do đó không được điều trị kịp thời.
  • Theo thống kê có khoảng 5 - 20% người bệnh viêm gan C phát triển thành xơ gan và có đến 1 - 5% tử vong vì xơ gan hoặc ung thư gan. Đây là những lý do để khẳng định viêm gan là kẻ giết người thầm lặng.

Hầu như tất cả các loại viêm gan đều có các triệu chứng tương tự nhau, bất kể nguyên nhân là gì. Những dấu hiệu đó bao gồm:

  • Sốt.
  • Đau nhức khớp.
  • Mệt mỏi, cảm giác không khỏe.
  • Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn ói, mất cảm giác ngon miệng.
  • Đau bụng.
  • Hội chứng tắc mật như phân nhạt màu, nước tiểu đậm màu.
  • Hội chứng vàng da, vàng mắt.

Những dấu hiệu ban đầu của bệnh nhân có thể không đặc hiệu, rõ ràng. Do đó bệnh nhân thường không chú ý và không được chẩn đoán kịp thời. Bệnh viêm gan chỉ được phát hiện tình cờ thông qua khám sức khỏe định kỳ với những bất thường của xét nghiệm máu.

Viêm gan gây cho người bệnh triệu chứng đau bụng kèm theo một số triệu chứng khác

Gan là một tạng lớn đảm đương nhiều nhiệm vụ khác nhau trong quá trình sinh lý của cơ thể con người. Tuy nhiên, đa số các trường hợp mắc viêm gan siêu vi B hoặc C có biểu hiện rất không rõ ràng và các triệu chứng bệnh cũng không tương xứng với mức độ nặng.

Chính những lý do này đã gây không ít khó khăn cho việc khám, chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời ở giai đoạn nhẹ. Hầu hết bệnh nhân chỉ được phát hiện và chẩn đoán bệnh ở giai đoạn muộn, khi các dấu hiệu xuất hiện trầm trọng do các tế bào gan bị tổn thương trong bệnh cảnh của xơ gan hoặc ung thư gan. Vì vậy có thể nói, viêm gan là kẻ giết người thầm lặng.

Nếu được chẩn đoán sớm thì tiên lượng điều trị của bệnh nhân rất tốt, chi phí điều trị cũng không quá cao. Tuy nhiên, nếu bệnh đã diễn tiến đến xơ gan hoặc ung thư gan thì khả năng tử vong của bệnh nhân rất cao, chi phí điều trị đắt đỏ và sức khỏe bệnh nhân cũng đã suy yếu nhiều.

Một số ít trường hợp bệnh nhân dù đã được chẩn đoán nhưng do tâm lý chủ quan vì không có nhiều triệu chứng nên không tuân thủ điều trị, không theo dõi và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ dẫn đến hậu quả là bệnh tiến triển nặng hơn.

Tình hình bệnh viêm gan do siêu vi ở nước ta hiện nay cũng tương đối cao. Theo thống kê có khoảng 10-20 triệu người nhiễm virus viêm gan B và khoảng 5 triệu người nhiễm virus viêm gan C.

Đa số chưa có biểu hiện bệnh nên quan trọng nhất là sàng lọc, tầm soát những đối tượng này để có các biện pháp điều trị kịp thời cũng như dự phòng lây nhiễm bệnh cho người khác.

Một gánh nặng của bệnh viêm gan do siêu vi chính là chi phí điều trị. Trước đây, chỉ tính riêng tiền thuốc để điều trị viêm gan C đã vào khoảng 100-120 triệu đồng mỗi năm [bao gồm thuốc chích và uống], hiện nay thuốc điều trị viêm gan C thế hệ mới đã rút ngắn được thời gian điều trị cũng như chi phí. Viêm gan B là 2-3 triệu mỗi tháng và bệnh nhân mắc viêm gan B thì hầu hết phải sử dụng thuốc suốt đời.

Người mắc viêm gan do siêu vi cần được thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Viêm gan do siêu vi B và siêu vi C là nguyên nhân chính gây nên xơ gan hoặc ung thư gan - giai đoạn tử thần của bệnh gan. Để phòng bệnh hiệu quả chúng ta cần biết chính xác đường lây truyền của 2 loại virus nguy hiểm này và đưa ra những biện pháp thích hợp.

Cụ thể, có 3 con đường lây chính là: tiếp xúc trực tiếp máu hoặc dịch tiết người bệnh, đường tình dục không an toàn và đường từ mẹ sang con. Các biện pháp phòng bệnh hiệu quả bao gồm:

  • Đảm bảo không tiếp xúc với dịch, máu người bệnh. Khi cần thiết nên mang găng tay.
  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ.
  • Tuân thủ chế độ một vợ một chồng, không quan hệ với nhiều người khác nhau cùng lúc.
  • Tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan virus B. Viêm gan C chưa có vaccine.

Theo đó, việc khám, tầm soát bệnh trước khi có kế hoạch sinh con là vô cùng quan trọng để tránh con sinh ra mắc bệnh lý này vì viêm gan là kẻ giết người thầm lặng.

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Sàng lọc Gan mật, giúp phát hiện virus viêm gan ở giai đoạn sớm ngay cả khi chưa có triệu chứng. Ngoài ra, Gói sàng lọc gan mật toàn diện giúp khách hàng:

  • Đánh giá khả năng làm việc của gan thông qua các xét nghiệm men gan;
  • Đánh giá chức năng mật; dinh dưỡng lòng mạch;
  • Tầm soát sớm ung thư gan;
  • Thực hiện các xét nghiệm như: tổng phân tích tế bào máu, khả năng đông máu, sàng lọc viêm gan B,C;
  • Đánh giá trạng thái gan mật qua hình ảnh siêu âm và các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng gây ra bệnh gan/làm bệnh gan nặng hơn;
  • Phân tích sâu các thông số đánh giá chức năng gan mật thông qua xét nghiệm, cận lâm sàng; các nguy cơ ảnh hưởng đến gan và tầm soát sớm ung thư gan mật.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Gần đây liên tiếp xảy ra những vụ án giết người man rợ khiến dư luận không khỏi bàng hoàng, lo sợ. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tâm lý tội phạm, xin cung cấp tới bạn đọc một số thông tin dưới góc độ chuyên môn.

Những kiểu giết người man rợ

Giết người là hành vi man rợ, bị lên án và trừng phạt ở tất cả các nền văn hóa. Về góc độ tâm lý tội phạm, có thể chia ra làm bốn kiểu giết người sau:

Giết người với mục đích cướp của, trả thù... loại này đương nhiên bị coi là tội phạm và sẽ bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc.

Ngộ sát, nạn nhân chết là ngoài ý muốn của thủ phạm. Tội ngộ sát thường được “thông cảm” phần nào và bị trừng phạt nhẹ hơn tội giết người cố ý ở trên.

Một cách điều trị bệnh trầm cảm là sốc điện [ảnh minh họa].

Giết người tự sát. Loại tội này hay gặp ở bệnh nhân trầm cảm. Nạn nhân thường là người thân yêu trong gia đình họ [vợ, con, bố mẹ,...]. Bệnh nhân có hoang tưởng tự buộc tội, cho rằng mình đáng chết và lập kế hoạch để tự tử. Trước khi tự tử, họ giết chết nạn nhân cho họ “đỡ khổ” rồi mới tự sát. Đa số các phạm nhân trong trường hợp này thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật vì một lý do duy nhất là họ đã chết. Trường hợp nguy hiểm nhất là trầm cảm sau đẻ, bệnh nhân giết chết em bé sơ sinh hoặc các em bé nhỏ tuổi khác của chính nạn nhân. Các em bé này do còn quá nhỏ nên không có khả năng tự vệ. Bệnh nhân thường lên kế hoạch trước đó vài ngày đến 1-2 tuần. Họ chọn thời điểm gia đình mọi người đi vắng để hành động. Do có sự chuẩn bị trước nên hành động của họ thường là thành công. Có điều, nếu để ý quan tâm đến bệnh nhân, người ta sẽ thấy thủ phạm luôn kêu ca, phàn nàn, tỏ ra bi quan chán nản và muốn chết. Họ thường nói ý định giết người, tự sát của mình với những người thân, nhưng do chủ quan, những người thân trong gia đình thường bỏ qua các lời cảnh báo này. Trầm cảm sau đẻ nhìn chung chữa dễ, chóng hồi phục và hầu như không cần điều trị củng cố. Có điều, lần sinh sau, bệnh nhân sẽ lại bị trầm cảm và lại có ý định giết người, tự sát. Cách điều trị hiệu quả nhất trong trường hợp này là cho bệnh nhân vào khoa tâm thần và điều trị bằng sốc điện...

Xung động giết người. Đây là hành vi rất nguy hiểm, thủ phạm có thể giết một hoặc nhiều người một cách tàn bạo. Họ không cảm thấy ghê tay khi hành động và cũng không dừng lại khi giết đến người cuối cùng. Sau khi giết người, họ có thể tìm cách xóa dấu vết, thái độ lạnh lùng, dửng dưng khiến mọi người sau này sẽ bị bất ngờ khi biết đó là thủ phạm. Các sát thủ này thường có trình độ văn hóa trung học cơ sở hoặc cao hơn. Họ không hề có ý định giết người trước đó nên không chuẩn bị trước hung khí. Khi xuất hiện một va vấp nhỏ với nạn nhân, họ vớ lấy bất cứ thứ gì trong tầm tay để làm hung khí như dao, cành cây, dây thừng, tảng đá,...

Lý giải nguyên nhân của xung động giết người

Có vài loại nguyên nhân dẫn đến hành vi trên, đó là:

Bệnh trầm cảm. Các thủ phạm ra tay tàn độc và lạnh lùng, họ giết một hoặc nhiều người mà không ghê tay. Các bệnh nhân cao tuổi nguy hiểm hơn bệnh nhân ít tuổi. Điều đáng ngạc nhiên là thủ phạm cao tuổi ít bị ngờ đến nhất.

Bệnh tâm thần phân liệt, dưới sự chi phối hành vi của hoang tưởng và ảo giác. Loại này thủ phạm thường bị bệnh từ trước nhưng không được điều trị. Hành vi giết người của họ hay tái diễn khi bệnh tái phát. Bệnh nhân nên được giam giữ suốt đời ở các nhà tù - bệnh viện tâm thần để tránh nguy hiểm cho người khác.

Động kinh, nhất là động kinh cục bộ, phức tạp. Thủ phạm giết người tàn độc với các hành vi cắt cổ, chặt xác nạn nhân ra làm nhiều mảnh. Loại này cũng hay tái phát và đáng bị đối xử như loại trên.

Không có bệnh gì cả. Họ giết người để trả thù cho các mâu thuẫn rất lặt vặt trước đó với nạn nhân. Họ cảm thấy bị kích động khi hạ sát được nạn nhân, sau đó, thủ phạm đủ khôn ngoan để đánh lừa cơ quan điều tra hòng trốn tội. Điều đáng ngạc nhiên là các mâu thuẫn bị coi là động cơ gây án rất nhỏ nhặt. Đa số các trường hợp, kẻ giết người lợi dụng cướp tài sản, hãm hiếp nạn nhân khi hạ sát họ.

Như vậy, tâm lý tội phạm của những kẻ giết người rất phức tạp. Dù là do nguyên nhân gì dẫn đến hành vi gây chết người thì họ cũng đáng bị trừng phạt. Khi xét xử tội của họ, tòa có tính đến các yếu tố bệnh lý tâm thần để xem xét giảm nhẹ tội cho họ. Dù sao đi nữa thì người chết cũng không bao giờ sống lại được. Xã hội cần tìm và triển khai các biện pháp ngăn chặn, tránh để các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

PGS.TS. Bùi Quang Huy [Chủ nhiệm Khoa Tâm thần, Bệnh viện 103]


Video liên quan

Chủ Đề