Tại sao không nên cho trẻ sơ sinh nằm giữa

Trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc luôn là niềm mong mỏi của hết thảy ông bố bà mẹ trên khắp thế giới. Nhưng đôi khi điều bình dị ấy lại trở thành cơn ác mộng với không ít phụ huynh nhất là những người lần đầu lên chức bố mẹ khi bé con liên tục quấy khóc bất kể ngày đêm. Làm thế nào để trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc khi chung giường với bố mẹ là câu hỏi của không ít bố mẹ trẻ.

Ngủ cùng con trẻ ngay từ khi bé vừa chào đời là điều mà nhiều bố mẹ thực hiện để sợi dây gắn kết của gia đình được thắt chặt. Bên cạnh niềm hạnh phúc vì được ngắm nhìn con thơ ngủ mọi lúc thì cũng có nhiều vấn đề khiến bố mẹ trẻ vò đầu bứt tai. Khi con trẻ ngủ say, bố mẹ thở phào nhẹ nhõm nhưng khi bé quấy khóc giữa đêm thì không phải ông bố bà mẹ nào cũng có đủ kinh nghiệm để xoay sở, nhất là những người lần đầu làm cha làm mẹ.

Lợi ích khi bố mẹ ngủ chung giường với trẻ sơ sinh

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ sơ sinh ngủ cùng bố mẹ nhịp tim đập bình thường trong khi đó hầu hết trẻ sơ sinh ngủ một mình thì nhịp tim của bé đập nhanh gấp 3 lần. Điều này đồng nghĩa với việc tim của các bé ngủ riêng với bố mẹ phải chịu sức ép cao gấp 3 lần so với đứa trẻ ngủ cùng bố mẹ.

Mối dây liên kết tình thân giữa bố mẹ và con cái sẽ bền chặt hơn nếu bố mẹ ngủ chung với với bé ngay từ khi bé vừa chào đời. Bằng cách này, bố mẹ có thể vui chơi cùng trẻ, cùng thực hiện những thói quen như nghe nhạc, đọc truyện cổ tích như khi còn thai giáo. Dù trẻ còn nhỏ nhưng chính những hành động ý nghĩa này của bố mẹ sẽ giúp trẻ phát triển cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Chưa kể là ngủ cùng giường với trẻ giúp bố mẹ có thêm nhiều kỷ niệm với bé con ngay từ những năm tháng đầu đời.

Cho bé ngủ cùng giường với bố mẹ ngay sau khi sinh giúp thắt chặt sợi dây liên kết tình thân

Khi trẻ sơ sinh được ngủ chung giường với bố mẹ, khả năng xây dựng lòng tin cũng như tính tự lập ở trẻ lại có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Ngủ cùng bố mẹ thì những giấc mơ đáng ghét khiến bé sợ hãi hay bóng tối đáng sợ cũng không còn làm bé con phải hoảng hốt giữa đêm. Chính vì vậy mà trong tiềm thức non nớt của trẻ, tình cảm gia đình luôn êm đềm và không gì có thể thay thế được.

Sự vỗ về, dỗ dành của bố mẹ khi cùng ngủ chung với nhau như thế giúp bé không gặp quá nhiều vấn đề về hành vi, thái độ cũng như giúp trẻ sau này khi trưởng thành có cuộc sống vui vẻ, thỏa mãn và phát triển tự tin hơn.

Với nhiều bố mẹ quan niệm cho trẻ sơ sinh ngủ riêng từ khi vừa chào đời sẽ tập cho con trẻ tính tự lập là quan niệm chưa đúng đắn đã được khoa học chứng mình. Những đứa trẻ được ngủ cùng giường với bố mẹ ngay sau khi chào đời không phải trải qua cảm giác lo lắng vì bị tách khỏi bố mẹ từ quá sớm nên ở chúng tính tự lập có nhiều điều kiện phát triển hơn.

6 nguyên tắc để trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc

Bố mẹ cần phải nắm 6 nguyên tắc dưới đây giúp con trẻ ngủ ngon và sâu giấc mỗi đêm để bé có tâm trạng phấn khởi, vui vẻ hơn khi ngày mới bắt đầu.

Cho trẻ sơ sinh nằm ngửa

Khi trẻ sơ sinh vào khoảng 3-4 tháng tuổi thì bé bắt đầu biết lật. Bé sẽ có xu hướng nằm sấp khi ngủ chứ không biết lật ngửa người trở lại. Tuy nhiên, tư thế nằm ngủ sấp như thế có khả năng gây đột tử cao cho trẻ sơ sinh.

Nằm ngửa khi ngủ là tư thế ngủ tốt nhất đối với trẻ sơ sinh

Hiện tượng ngưng thở do thiếu oxy, tim bị chèn ép xảy ra khi trẻ nằm úp mặt xuống giường trong một thời gian dài mà bố mẹ không mảy may hay biết. Chính vì thế mà bố mẹ nên đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ và cố gắng lật bé con nằm ngửa trở lại nếu giữa đêm bé con có lật sấp xuống bố mẹ nhé.

Để tránh việc trẻ sơ sinh lăn đạp hay lật úp bụng xuống giường trong lúc ngủ, bố mẹ nên mua loại gối ôm to và nặng để chằn 2 bên tay của bé. Như thế sẽ phòng ngừa được các rủi ro khi bố mẹ say giấc không thể canh chừng bé suốt đêm được.

Trẻ sơ sinh không nên nằm ngang đầu bố mẹ

Đặt trẻ nằm ngang hàng với đầu của bố mẹ có nhiều khả năng khiến bé con thức giấc giữa đêm bởi bố mẹ dễ thở vào mặt bé. Hãy đặt bé nằm thấp phía dưới cằm của bố mẹ một chút để bé có giấc ngủ ngon và sâu hơn nhé.

Không nên cho trẻ sơ sinh nằm ngủ cạnh anh/ chị

Với nhiều gia đình có con nhỏ thì bố mẹ thường sắp xếp cho anh/ chị em nằm ngủ cạnh nhau cùng giường với bố mẹ để tiện chăm sóc cho các con. Lợi ích của việc đặt hai con nằm ngủ cạnh nhau là có nhưng những bất tiện là điều bố mẹ nên cân nhắc lại.

Nếu bố mẹ muốn cho cả hai bé ngủ cùng bố mẹ để tiện chăm sóc thì nên đặt hai bé xen kẽ giữa bố, mẹ

Trẻ sơ sinh khó có thể ngủ ngon giấc khi được đặt cạnh anh/ chị của bé vì trẻ lớn hơn hoàn toàn không thể kiểm soát được hành động trong lúc say ngủ và có thể có những hành động vô tình chạm trúng người bé nhỏ hơn. Nên nếu bố mẹ muốn cho cả hai bé ngủ cùng bố mẹ để tiện chăm sóc thì đặt xen kẽ giữa bố, mẹ sẽ tốt hơn nhiều.

Không nên để quá nhiều chăn gối trên giường

Bố mẹ nên hạn chế chăn, gối trên giường ngủ vì thân nhiệt của trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi luôn cao hơn người lớn. Khi cho bé ngủ cùng bố mẹ thì nhất định bố mẹ phải dùng chăn nhẹ hoặc giảm bớt chăn, gối trên giường để tránh nguy cơ trẻ sơ sinh bị ngạt do nóng bức.

Bố mẹ không nên ngủ trên ghế sofa với trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để có thể bày tỏ với bố mẹ về những gì bé cảm thấy khó chịu, chính vì thế mà bố mẹ nên tinh tế để con trẻ có giấc ngủ ngon và sâu. Một trong những cách giúp bé thoải mái khi ngủ là nằm ngủ trên giường rộng rãi chứ không phải nằm trên ghế sofa, bố mẹ nhé.

Dù ghế sofa rất êm ái nhưng ngủ trên ghế sofa hoàn toàn khác với việc ngủ trên giường. Chưa kể là ghế sofa có thể làm kẹt tay, chân bé do các đường rãnh sâu xung quanh ghế khi bố hoặc mẹ ngủ cùng bé trên đó. Nhất là các ông bố trẻ non kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh dễ mắc phải sai lầm này. Khi bố ngủ quá say sưa thì trẻ có nguy cơ bị rơi, ngã vào giữa các tấm đệm sofa hay mặt sau của ghế sofa cực kỳ nguy hiểm.

Sử dụng chăn riêng cho trẻ sơ sinh

Một chiếc chăn nhẹ dành riêng cho trẻ sơ sinh là điều cần thiết nếu nằm ngủ trong phòng có điều hòa hoặc khi trời trở lạnh đột ngột. Bố mẹ cần thiết phải kiểm tra chăn thường xuyên để tránh tình trạng chăn phủ lên đầu bé gây ngạt hoặc bé không luồn xuống chăn dễ gây nghẹt thở cho bé, đặc biệt với các bé 3 tháng tuổi.

Cho trẻ sơ sinh ngủ cùng bố mẹ là cách giúp nối mối dây liên kết tình thân giữa bố mẹ và con cái. Đừng quên 6 nguyên tắc giúp trẻ sơ sinh có giấc ngủ ngon và say giấc khi ngủ chung giường với mình, bố mẹ nhé.

Từ khóa được tìm kiếm:
  • có nên cho trẻ nằm giữa bố mẹ
  • có nên cho trẻ sơ sinh nằm giữa bố mẹ
  • trẻ sơ sinh nằm giữa bố mẹ
  • co nen de tre so sinh nam giua bo me
  • có nên cho trẻ nằm ngủ giữa bố và mẹ
  • co nen cho em be nam giua bo me
  • trẻ sơ sinh có nên ngủ cùng bố mẹ
  • có nên cho trẻ nằm giữa
  • tre so sinh nam ngu giua bo me
  • con thay canh bo me dit nhau tren giuong


Liệu có nên cho trẻ sơ sinh nằm giữa bố mẹ không là thắc mắc của không ít cha mẹ có con nhỏ đang băn khoăn. Nhiều người nghĩ rằng việc cho bé ngủ chung là một cách tốt để gia đình có nhiều thời gian bên nhau gắn kết tình yêu thương gia đình. Tuy nhiên, việc cha mẹ cho trẻ nằm giữa bố mẹ có thể gây ra nhiều vấn đề, điều này không những không khiến bé an toàn mà còn tiềm ẩn thêm nguy hại cho sức khỏe của bé.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm giữa bố mẹ không?

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, cách tốt nhất là để trẻ em ngủ một mình, và cha mẹ có thể để con chung phòng cho tiện theo dõi, tuy nhiên việc có nên cho trẻ nằm giữa bố mẹ không - câu trả lời sẽ là không. Vậy nguyên nhân vì sao không nên cho trẻ sơ sinh nằm giữa bố mẹ. Cha mẹ cần biết những điều sau nếu đang băn khoăn có nên cho trẻ sơ sinh nằm giữa bố mẹ hay không. 

Bố mẹ có thể nằm đè lên bé

Trong khi ngủ nếu nằm giữa bố mẹ, thói quen vô thức khi xoay người, gác chân tay của bố mẹ lúc nằm ngủ có thể chèn, gác lên người gây nguy hiểm đến trẻ sơ sinh. Đặc biệt những ông bố có sử dụng rượu bia, thuốc lá ám mùi cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ và sức khỏe của bé.

Cho bé nằm giữa bố mẹ rất dễ khiến trẻ bị ngộp

Câu trả lời cho việc có nên cho trẻ sơ sinh nằm giữa bố mẹ là hoàn toàn không khi tính đến lý do này. Người lớn thường có thói quen sử dụng gối to và dày khi ngủ, trong khi em bé nhỏ nhắn và mỏng mạnh, khi bé nằm ở giữa sẽ thiếu oxy, hít nhiều CO2 do sự khác biệt của người lớn và trẻ nhỏ. Ngoài ra, nhiều người lớn có thói quen trùm chăn kín, không cẩn thận sẽ dễ khiến con bị ngạt. Bởi vậy, không nên cho trẻ sơ sinh nằm giữa bố mẹ vì nguy cơ ngộp thở khá cao.

Cho bé nằm giữa bố mẹ làm bé cảm thấy nóng bức, khó chịu

Trẻ nhỏ rất dễ bị nóng vì thân nhiệt của trẻ thường cao hơn người lớn. Khi cho trẻ sơ sinh nằm giữa bố mẹ sẽ làm cho bé vừa thiếu oxy lại có cảm giác vừa chật chội, nóng bức làm trẻ ngủ không ngon giấc.

Nhiều bố mẹ có thói quen sợ con lạnh nên mùa đông mặc nhiều quần áo cho bé khi ngủ, điều này là sai lầm. Khi trẻ ra mồ hôi ra nhiều sẽ ngấm vào quần áo ẩm mà để tình trạng này nhiều giờ rất dễ khiến trẻ bị cảm lạnh. Ban đêm, cha mẹ ngủ say mà không để ý sẽ rất dễ gây nguy hiểm cho bé.

Chính vì vậy nên dù mùa đông hay mùa hè, cha mẹ chỉ nên cho bé mặc một bộ đồ thoáng mát, sau đó đắp chăn mền cho bé là được, chú ý giữ nhiệt độ phòng ấm áp tránh gió lạnh lùa vào.

Trẻ ngủ cùng bố mẹ thế nào mới an toàn?

Nhiều bố mẹ lựa chọn cách ngủ chung với trẻ nhỏ để giúp bé có tâm lý an toàn hơn khi ngủ, bé sẽ ngủ ngon giấc đồng thời kịp thời chăm sóc khi phát sinh những trường hợp bất ngờ. Tuy nhiên, vị trí con nằm ở đâu lại rất quan trọng. Không nên cho trẻ sơ sinh nằm giữa bố mẹ nhưng có thể cho bé nằm cùng giường, cha mẹ cần lưu ý những điều quan trọng sau:

- Nên đặt bé nằm phía ngoài cạnh mẹ: Thay vì có nên cho trẻ sơ sinh nằm giữa bố mẹ là điều mang đến nhiều rủi ro, hãy để bé nằm phía ngoài bên cạnh mẹ. Bé nằm vị trí phía ngoài cạnh mẹ để tiện cho việc mẹ chăm sóc con và cho con bú. Ngoài ra, việc đặt bé nằm ngoài sẽ giúp bé có nhiều oxy hơn, không gian thoáng khí và rộng rãi hơn.

- Cha mẹ có thể sử dụng gối chèn hông hai bên cho trẻ để khi ngủ trẻ ngủ ngon hơn, tránh giật mình đồng thời cũng để trở đỡ bị nằm lệch vị trí và lăn ra khỏi giường.

- Giường không nên để quá nhiều chăn gối vì sẽ chật chội, bí bách gây khó chịu cho bé. Mặt giường không bấp bênh, nên cho bé ngủ trên đệm phẳng cứng để giúp trẻ không bị vẹo xương. 

- Cha mẹ nên tạo khoảng trống, không gian thoáng cho bé ngủ: Cha mẹ nên cho con nằm ngủ cách mép giường khoảng 1 mét.Vừa đảm bảo an toàn, lại giúp bé có không gian thoải mái. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên kê giường sát mép để phòng trường hợp bé bị mắc kẹt trong khe hở rất nguy hiểm.

- Cha mẹ có thể đặt trẻ ngủ trong nôi ngay cạnh giường của mình để tiện chăm sóc trẻ hơn.

- Cha mẹ nên tránh sử dụng các loại nước hoa, mỹ phẩm quá nồng điều đó dễ gây ảnh hưởng đến các giác quan nhạy cảm của bé, khiến bé ngủ không ngon.

- Mẹ giữ đầu tóc gọn gàng, và tránh đeo những trang sức kim loại khi ngủ có thể làm bị thương con.



Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý phải thường xuyên kiểm tra tư thế ngủ của con xem có đảm bảo an toàn không. Nếu bé nằm sấp hay bị lệch chăn cha mẹ hãy đắp lại chăn cho bé và nhẹ nhàng chỉnh lại tư thế nằm ngửa đúng cho con để giúp trẻ hô hấp được tốt hơn. Nhiều trường hợp cha mẹ mệt mỏi quá mà quên mất điều này.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm giữa bố mẹ không đó là lựa chọn và văn hóa của mỗi gia đình khác nhau. Dù cho bé nằm ngủ chung với bố mẹ hay ngủ riêng thì cha mẹ đều phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con. Hi vọng qua những thông tin trên sẽ giúp cha mẹ chọn được phương pháp ngủ phù hợp cho bé nhà mình.

Video liên quan

Chủ Đề