Đi giám định thương tật ở đâu

Xin chào Luật sư X, gần đây, tôi và hàng xóm có tranh chấp đất với nhau. Hai bên có xảy ra xô xát và tôi bị gãy tay nên tôi muốn đi giám định thương tật . Tôi muốn hỏi là xin giấy giám định thương tật ở đâu? Tôi rất mong Luật sư sớm phản hồi thắc mắc của tôi. Trân trọng cảm ơn!

Xin giấy giám định thương tật ở đâu?

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Luật sư X. Sau đây, Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

Giám định thương tật chính là một trong những loại giám định thuộc giám định tư pháp. Căn cứ vào khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp năm 2020, giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp.

Xin giấy giám định thương tật ở đâu?
  • Quyền của người yêu cầu giám định thương tật:

Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu trưng cầu giám định, phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.

Người yêu cầu giám định có quyền: Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu; êu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định; đề nghị Toà án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiện giám định tham gia phiên tòa để giải thích, trình bày về kết luận giám định; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại; yêu cầu giám định bổ sung.

  • Nghĩa vụ của người yêu cầu giám định thương tật: 

Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của người giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu do mình cung cấp;

Nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.

Theo quy định tại Điều 28 Luật Giám định tư pháp năm 2012, giám định cá nhân là việc giám định do 01 người thực hiện. Giám định tập thể là việc giám định do 02 người trở lên thực hiện.

Trường hợp giám định cá nhân thì người giám định thực hiện việc giám định, ký vào bản kết luận giám định và chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định đó.

Trường hợp giám định tập thể về một lĩnh vực chuyên môn thì những người giám định cùng thực hiện việc giám định, ký vào bản kết luận giám định chung và cùng chịu trách nhiệm về kết luận giám định đó; nếu có ý kiến khác thì giám định viên ghi ý kiến của mình vào bản kết luận giám định và chịu trách nhiệm về ý kiến đó. Trường hợp giám định tập thể thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau thì mỗi người giám định thực hiện phần việc giám định thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình và chịu trách nhiệm cá nhân về phần kết luận giám định đó.

Tại Điều 34 Luật Giám định tư pháp năm 2012, các trường hợp không được thực hiện giám định thương tật được quy định như sau:

  • Người thuộc một trong các trường hợp mà pháp luật về tố tụng quy định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi
  • Người được trưng cầu giám định lại về cùng một nội dung trong vụ án, vụ việc mà mình đã thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
  • Tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng
  • Tổ chức có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng tổ chức này có thể không khách quan, vô tư trong khi thực hiện giám định

Căn cứ quy định khoản 20 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp năm 2020, người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có trách nhiệm trả chi phí giám định tư pháp cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định thương tật theo quy định của pháp luật về chi phí giám định thương tật. Kinh phí thanh toán chi phí giám định tư pháp mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm chi trả được bảo đảm từ ngân sách nhà nước theo dự toán hằng năm của cơ quan đó để thực hiện nhiệm vụ giám định thương tật.

Theo quy định tại Điều 12 Luật Giám định tư pháp năm 2012 và khoản 8 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp năm 2020, kết luận giám định thương tật được công nhận khi được các tổ chức giám định tư pháp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập. Bao gồm:

  • Trong lĩnh vực pháp y: Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ y tế, Trung tâm giám định pháp y cấp tỉnh, Viện pháp y quân đội thuộc Bộ quốc phòng, Trung tâm giám định pháp y Viện khoa học hình sự, Bộ Công an
  • Về pháp y tâm thần: Viện y tâm thần trung ương thuộc Bộ y tế, Trung tâm pháp ý tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế
  • Về ký thuật hình sự: Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an, phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh, phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, hòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Như vậy, khi bạn bị người khác gây thương tích, bị tổn hại sức khỏe thì bạn có thể đến một trong những cơ sở trên để thực hiện giám định thương tật và xin giấy giám định thương tật.

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Xin giấy giám định thương tật ở đâu?“. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về việc xin giấy giám định thương tật và có thể áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh, thủ tục đăng ký doanh nghiệp, … hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X: 0833 102 102

Nhà nước có chính sách gì với hoạt động giám định tư pháp

Theo Điều 5 Luật Giám định tư pháp năm 2012, Nhà nước đầu tư, phát triển hệ thống tổ chức giám định tư pháp công lập trong các lĩnh vực có nhu cầu giám định lớn, thường xuyên để đáp ứng yêu cầu của hoạt động tố tụng; có chính sách ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập phát triển.
Nhà nước có chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với người giám định tư pháp.

Trong giám định tư pháp có những hành vi nào bị cấm?

Căn cứ theo Điều 6 Luật Giám định tư pháp năm 2012, các hành vi bị cấm là: từ chối đưa ra kết luận giám định tư pháp mà không có lý do chính đáng; ố ý đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật; cố ý kéo dài thời gian thực hiện giám định tư pháp hoặc lợi dụng việc trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp để gây khó khăn, cản trở hoạt động tố tụng; lợi dụng việc thực hiện giám định tư pháp để trục lợi; tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định tư pháp; xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật; can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp.

Thủ tục giám định thương tật là một trong những vấn đề quan trọng trong các vụ án để có thể xác định chính xác mức độ thương tật cũng như hành vi phạm tội xâm hại cá nhân khác. Vậy thủ tục giám định thương tật ra sao mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết sau đây của chúng tôi để có câu trả lời.

Giám định thương tật là gì?

Khi bị cá nhân bị xâm hại đến thân thể sức khỏe thì để có căn cứ trong vụ án hình sự cần được xác định thương tật. Thương tật là những dị tật đã được cơ quan có thẩm quyền xác định sau khi vết thương đã được điều trị. Phần trăm thương tật và tỷ lệ thương tật là căn cứ trực tiếp để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Giám định thương tật là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đưa ra kết luận giám định về tỷ lệ thương tích hoặc tổn thương cơ thể của một người bằng kiến thức chuyên môn, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật. Kết quả giám định về tỉ lệ thương tật của cá nhân là cơ sở để xác định việc hành vi của một cá nhân có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự hay không, đồng thời cũng là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại.

Thẩm quyền giám định thương tật

Theo quy định tại Điều 12 Luật Giám định tư pháp năm 2012 thì cá nhân khi bị người khác gây thương tích, bị ảnh hưởng về sức khỏe có thể điều trị tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên kết luận giám định tỷ lệ thương tật chỉ được công nhận khi thực hiện việc giám định tại các tổ chức giám định tư pháp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập như sau:

 + Trong lĩnh vực pháp y: Viện pháp y của Bộ Y tế, Viện pháp y quân đội thuộc Bộ quốc phòng, Trung tâm giám định pháp y cấp tỉnh hoặc của Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.

+ Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y Tế hoặc Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y Tế

+ Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an, Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh.

Như vậy, khi một cá nhân bị xâm phạm thân thể do hành vi của người khác gây nên thì khi muốn xác định tỷ lệ thương tật cần phải đến một trong những tổ chức nêu trên để tiến hành giám định. Vậy thủ tục giám định ra sao? Mời bạn đọc quan tâm theo dõi phần tiếp theo để có câu trả lời.

Nhằm giúp độc giả có thể hình dung bài viết chúng tôi xin đưa ra thủ tục giám định thương tật để bạn đọc tham khảo.

Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định:

Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định khi thuộc một trong các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám. Cụ thể căn cứ theo quy định tại điều 206 của Luật Tố tụng hình sự 2015 các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định thương tật gồm:

+ Nguyên nhân chết người;

+ Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;

Ngoài các trường hợp bắt buộc trên thì đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.

+ Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định.

+ Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.

Bước 2: Tiến hành giám định thương tật

Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau khi có quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, người yêu cầu giám định có thể tham dự giám định nhưng phải báo trước cho người giám định biết. Việc giám định do cá nhân hoặc do tập thể thực hiện.

Thời gian giám định thương tật:

+ Thời hạn giám định thông thường không quá 01 tháng đối với trường hợp nguyên nhân chết người

+ Không quá 09 ngày đối với trường hợp Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động; hợp khác thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định.

+ Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.

Bước 3: Gửi kết quả giám định cho cơ quan đã trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định;

Kết luận giám định của tổ chức được yêu cầu phải được gửi đến cơ quan đã ra quyết định trưng cầu hoặc cá nhân yêu cầu giám định về tỷ lệ thương tật trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận. [Theo Khoản 2 Điều 213 Bộ luật tố tụng hình sự 2015].

Chi phí giám định thương tật

Theo quy định tại Điều 36 Luật Giám định tư pháp năm 2012, cơ quan trưng cầu giám định hoặc người yêu cầu giám định về thương tật phải có trách nhiệm trả chi phí giám định cho tổ chức đã thực hiện giám định thương tật theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Thủ tục giám định thương tật. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Video liên quan

Chủ Đề