Công dân Việt Nam tử bao nhiêu tuổi có quyền bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân

03/05/2021    Lượt xem: 69681    In bài viết   Độ tương phản  

Quyền bầu cử là gì? Quyền ứng cử là gì? Tại sao nói bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân? Việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được tiến hành theo những nguyên tắc nào? Thế nào là nguyên tắc phổ thông trong bầu cử?

Theo Điều 27 của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013, quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”. Và Điều 2 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2015 quy định như sau: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này”.

Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc được lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân; Quyền bầu cử bao gồm việc giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu bầu cử để lựa chọn người đại diện cho mình tại Quốc hội và HĐND các cấp.

Quyền ứng cử là quyền cơ bản của công dân khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật thì có thể thể hiện nguyện vọng của mình được ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND.

Thông qua bầu cử, công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Vì vậy, thực hiện bầu cử là trách nhiệm của công dân đối với đất nước.

Theo quy định tại Điều 7 của Hiến pháp năm 2013 và Điều 1 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

- Nguyên tắc bầu cử phổ thông.

- Nguyên tắc bình đẳng.

- Nguyên tắc bầu cử trực tiếp.

- Nguyên tắc bỏ phiếu kín.

Nguyên tắc bầu cử phổ thông là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ bầu cử. Theo nguyên tắc này, mọi công dân, không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND theo quy định của pháp luật [trừ những người bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự]. Nguyên tắc này thể hiện tính công khai, dân chủ rộng rãi, đòi hỏi sự bảo đảm để công dân thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của mình./.

Anh Xê Ka

Tin tức 23/03/2021 14:47

TTTĐ - Theo Điều 27 Hiến pháp 2013, công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

Về quy định công dân Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi thì được đi bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp, luật sư Nguyễn Trọng Thắng [Đoàn luật sư TP Hà Nội] cho biết, Điều 27 Hiến pháp 2013 nêu rõ: Công dân đủ 18 trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

Đồng thời, Điều 2, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân năm 2015 cũng quy định rõ tuổi bầu cử và tuổi ứng cử: Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.

Công dân có quyền bầu cử chỉ được đi bầu cử khi đã được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 4 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, Quốc hội quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp.

Theo Điều 5 Luật này, ngày bầu cử phải là ngày Chủ nhật và được công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày bầu cử.

Căn cứ vào 2 quy định trên, ngày 17/11/2020, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết 133/2020/QH14 về ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Theo đó, ngày bầu cử trong điều kiện bình thường, dự kiến là Chủ nhật, ngày 23/5/2021.

Từ khóa:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI   Giấy phép số 02/GPTTĐT-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai cấp ngày 12/05/2014   Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Công Hùng – Phó Viện trưởng - Trưởng Ban biên tập   Địa chỉ: 03 Lý Thái Tổ - TP. Pleiku - Tỉnh Gia Lai  -  Điện thoại: 02693.824 426 - Fax: 02693.823 873

   E-mail:

Về vấn đề này, Luật gia Bùi Tường Vũ - Giám đốc THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Điều 27 Hiến pháp 2013 quy định:

Điều 27.

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

Đồng thời, Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 cũng quy định:

Điều 2. Tuổi bầu cử và tuổi ứng cử

Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.

Như vậy: Căn cứ các quy định trên, công dân đủ 18 tuổi trở lên thì có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Lưu ý, công dân có quyền bầu cử chỉ được đi bầu cử khi đã được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Đánh người gây thương tích và bị kết án tù nhưng được hưởng án treo thì có được đi bầu cử, ghi tên vào danh sách cử tri hay không?

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Trả lời:

Theo Điều 27 Hiến pháp 2013 quy định: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

Theo Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015: Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.

Như vậy, tính đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được công bố [ngày 23/05/2021] thì công dân đủ 18 trở lên có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Tuy nhiên, công dân có quyền bầu cử chỉ được đi bầu cử khi đã được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri theo quy định của pháp luật.

Video liên quan

Chủ Đề