Tại sao bị nổi mề đay liên tục

Bệnh nổi mề đay [hay còn gọi là mày đay] một trong những bệnh dị ứng da thường gặp. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có khả năng khiến người bệnh khó chịu đến “phát điên” bởi những cơn “ngứa ngáy điên cuồng”, làn da nổi mẩn mất thẩm mỹ và thường xuyên tái phát ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để không phải sống chung với bệnh nhiều tháng, thậm chí nhiều năm người bệnh cần biết cách phòng ngừa và điều trị sớm.


Mề đay là tình trạng phản ứng của các mao mạch dưới da hay niêm mạc do các tác nhân từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, gây hiện tượng phù tại chỗ, da bị phồng lên, kèm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.[1]

Tình trạng nổi mề đay có thể xuất hiện tại một vùng da, niêm mạc trên cơ thể hoặc xuất hiện cùng lúc ở nhiều khu vực khác nhau và thường tồn tại trên da từ 30 phút đến 36 giờ.

Các nốt mẩn đỏ do nổi mề đay có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể

Bệnh nổi mề đay thường có 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn cấp tính: Kéo dài không quá 6 tuần, thường bùng phát đột ngột và tự biến mất.
  • Giai đoạn mãn tính: Kéo dài trên 6 tuần, ngắt quãng theo từng đợt và có nhiều triệu chứng nặng nề.

Ai cũng có thể mắc bệnh nổi mề đay, trong đó đối tượng có nguy cơ cao nhất là trẻ em, phụ nữ mang thai và sau sinh. Bệnh không lây nhiễm từ người sang người nhưng có thể tái phát nhiều lần và gây biến chứng trầm trọng nếu không được xử lý kịp thời. [4]

Bệnh nổi mề đay ở mỗi giai đoạn và tùy cơ địa của mỗi người mà triệu chứng có thể khác nhau nhưng nhìn chung, bệnh có những triệu chứng điển hình sau: [2]

Nổi mẩn đỏ, sần, phù, phát ban: có thể xuất hiện rải rác ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Những nốt mẩn đỏ thường không đều màu, tạo thành từng mảng với những kích thước khác nhau. 

Ngứa: ở vùng da nổi mẩn thường kèm theo những cơn ngứa ngáy, nóng rát rất khó chịu, nhất là về chiều tối và đêm. Tình trạng ngứa càng gia tăng nếu tiếp tục gãi thường xuyên, da sẽ dễ bong tróc, chảy máu, thậm chí để lại sẹo.

Xem thêm
  • >> Bệnh ngứa da - nguyên nhân và cách trị

Một số triệu chứng nổi mề đay khác: có thể xuất hiện gồm khó thở, nổi mụn nước, nhiễm trùng… Thông thường, đây là những triệu chứng báo hiệu bệnh đã trở nên nghiêm trọng.

Gãi liên tục không giúp hết ngứa mà có thể khiến tình trạng nổi mề đay nặng hơn

Có rất nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay. Trong đó, các nguyên nhân thường gặp nhất là: [3]

Do dị ứng: có nhiều tác nhân gây dị ứng như:

  • Thuốc: một số người mẫn cảm với một số thành phần thuốc như aspirin, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau kháng viêm… hoặc có thể là một phản ứng sau tiêm chủng vắc xin.
  • Hóa mỹ phẩm: những loại mỹ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, chứa nhiều hóa chất… cũng làm tăng nguy cơ mẩn ngứa, dị ứng nổi mề đay cho nhiều người.
  • Thực phẩm: các loại hải sản có vỏ [như tôm, cua, ghẹ…], trứng, sữa, đậu phộng... cũng có thể khiến một số người bị dị ứng [do hệ miễn dịch của cơ thể xác định nhầm thực phẩm đó là yếu tố ngoại lai và cố gắng tiêu diệt nó].
  • Các dị nguyên như khói bụi, phấn hoa, lông chó mèo… cũng có thể là tác nhân gây dị ứng mà nhiều người không nghĩ tới.

Do thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột có thể khiến nhiệt độ và độ ẩm tăng/ giảm bất thường, gây tăng các kháng thể quá mẫn trong cơ thể. Nhiệt độ quá cao có thể khiến da đổ nhiều mồ hôi, bí bách và tích tụ trong lỗ chân lông. Khi thời tiết lạnh và khô hanh, nhiệt độ và độ ẩm giảm thấp có thể khiến da khô ráp, bong tróc và suy giảm hàng rào bảo vệ. Chính những điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ngứa ngáy và nổi mề đay. 

Do côn trùng cắn: thông thường, khi bị các loại côn trùng [ong, nhện, rết] cắn/đốt, mọi người sẽ có cảm giác châm chích hoặc đau, sưng tấy, kèm ngứa ngáy trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, với những người có cơ địa nhạy cảm, nọc độc có thể gây ra sốc phản vệ, dị ứng nặng với những triệu chứng như phù nề, ngứa phát ban, khó thở, đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Do di truyền: nếu trong gia đình có bố mẹ bị mề đay thì con cái khi sinh ra có nguy cơ mắc phải cao gấp đôi người bình thường.

Do môi trường: một số người có cơ địa nhạy cảm có thể bị nổi mề đay khi thời tiết quá nóng/ lạnh, nhiều ánh nắng mặt trời...

Gan suy yếu là một trong những nguyên nhân gây nổi mề đay

Gan suy yếu: Gan là một trong những cơ quan vô cùng quan trọng của cơ thể, giúp cơ thể chống lại các yếu tố độc hại bằng cách chuyển hóa, làm giảm độc tính và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể thông qua hệ bài tiết. Một khi gan gặp vấn đề, suy yếu, mắc các bệnh lý,...chức năng khử độc và giải độc của gan sẽ kém đi, gan không thể lọc và đào thải hết độc tố, dẫn đến tích tụ các chất độc. Khi chất độc tích tụ lâu ngày sẽ gây nên các triệu chứng của chứng tích nhiệt như nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt,...

Ứng dụng thành tựu của ngành công nghệ sinh học phân tử, gần đây các nhà khoa học thế giới phát hiện, tế bào Kupffer nằm trong xoang gan, khi bị kích hoạt quá mức mới là mấu chốt sẽ gây ra nhiều bệnh lý gan nguy hiểm, thậm chí ung thư gan, với các biểu hiện đầu tiên là nổi mề đay, mẩn ngứa, mụt nhọt....

 Tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức một mặt là do sự xâm nhập của các loại virus viêm gan, ký sinh trùng, độc chất từ thực phẩm kém an toàn, môi trường ô nhiễm, thuốc lá, bia rượu, thuốc điều trị… vào cơ thể. Mặt khác, các chất độc hại cũng khiến tế bào gan làm việc quá sức khi thực hiện vai trò khử độc, làm sản sinh ra các sản phẩm trung gian tiếp tục kích hoạt tế bào Kupffer, gây chết tế bào gan nhiều hơn. Khi tế bào gan bị hủy hoại từ từ, chức năng gan cũng suy yếu, từ đó hàng loạt các bệnh về gan nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan có điều kiện hình thành và nổi mề đay là một trong những triệu chứng đầu tiên mà cơ thể phát ra tín hiệu để bạn có giải pháp chống độc và bảo vệ gan theo khoa học.

TTND Lê Văn Điềm

Bên cạnh đó, một số bệnh lý cũng có thể gây nổi mề đay như lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp tự miễn…

Xem thêm

  • >> Triệu chứng nóng gan và và cách khắc phục theo y học hiện đại

Với bệnh nổi mề đay cấp tính do dị ứng, bệnh có thể khỏi dần trong vài ngày hoặc vài tuần nhưng nếu tình trạng mãn tính, do bệnh lý hoặc do di truyền bệnh thì thường khó điều trị và dễ tái phát.

Bệnh nổi mề đay nguy hiểm ở chính cơ chế hình thành và những triệu chứng tăng nặng của bệnh. Khi người bệnh mề đay tiếp xúc với các dị nguyên, cơ thể sẽ hình thành một chất gọi là histamin. Chất này làm cho người bệnh có cảm giác ngứa  khủng khiếp, khiến người bệnh phải gãi liên tục làm da bị tổn thương, trầy xước, dễ nhiễm trùng và để lại sẹo, vết thâm, ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ cũng như sinh hoạt hằng ngày.

Nổi mề đay thể nặng ngoài mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu còn gây ra các triệu chứng nguy hiểm sưng mạch khí quản, vùng họng dẫn tới khó thở, thở gấp, thậm chí nghẹt thở.

Nếu mề đay xuất hiện ở đường tiêu hóa sẽ khiến người bệnh đau quặn bụng, nôn ói, tiêu chảy. Còn nếu mề đay xảy ra ở tổ chức não, có thể gây phù nề não cực kì nguy hiểm. Bệnh còn có một số biến chứng nguy hiểm khác như: gây giãn mạch nhanh, đột ngột làm tụt huyết áp, gây choáng váng, sốc phản vệ khi dùng thuốc, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng.

Bệnh mề đay đâu chỉ mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu

Bệnh nổi mề đay về bản chất không phải là bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây từ người này qua người khác mà chỉ tái phát nhiều lần ở người mắc bệnh.

Bệnh mề đay là bệnh lý có yếu tố di truyền, tức những người thân trong gia đình như ông, bà, cha, mẹ có tiền sử mắc bệnh mề đay thì khả năng con cháu thế hệ sau  bị nhiễm bệnh là rất cao.

Theo kinh nghiệm của cha ông từ xa xưa, khi bị nổi mề đay cần kiêng gió. Ngày nay, với sự phát triển của y tế và khoa học, vấn đề này đã được kiểm chứng, khi bị nổi mề đay thì kiêng gió là không sai nhưng chỉ áp dụng cho trường hợp dị ứng nổi mề đay do sự thay đổi của thời tiết. 

Đối với những trường hợp nổi mề đay khác không cần kiêng gió. Tuy nhiên, khi đi ra ngoài cần mặc áo khoác, che chắn những chỗ nổi mề đay để tránh các tác động của bụi bẩn, vi khuẩn có hại gây ảnh hưởng đến vùng da nổi mẩn.

Việc kiêng cữ khi bị bệnh là rất tốt, tuy nhiên cần phải có hiểu biết để kiêng cữ đúng cách, nếu không, bệnh không thuyên giảm mà còn chuyển biến phức tạp hơn.

Sẽ rất khó để bạn có thể tự chẩn đoán tình trạng mề đay của mình. Vì thế, bước đầu tiên là bạn cần đến các chuyên khoa Da Liễu để được các bác sĩ chẩn đoán thông qua một số biểu hiện:

  • Thương tổn cơ bản: là các sẩn phù có kích thước to nhỏ khác nhau, xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Sẩn phù nổi cao trên mặt da, màu sắc hơi đỏ hoặc nhợt nhạt hơn vùng da xung quanh. Hình dáng và kích thước của các mảng sẩn phù thay đổi nhanh, xuất hiện nhanh và cũng mất đi nhanh.
  • Phân bố: có thể khu trú hoặc lan rộng toàn thân.
  • Phù mạch hay phù Quincke: các ban đỏ xuất hiện đột ngột, làm sưng to các khu vực có tổ chức lỏng lẻo như môi, mí mắt, bộ phận sinh dục ngoài. Nếu phù mạch xuất hiện ở thanh quản hay ống tiêu hóa sẽ gây ra các triệu chứng nặng như khó thở, tiêu chảy, đau quặn bụng, tụt huyết áp, rối loạn tim mạch thậm chí sốc phản vệ.
  • Triệu chứng cơ năng: đa số các trường hợp nổi mày đay đều gây ngứa tại chỗ, càng gãi càng ngứa và nổi thêm nhiều sẩn khác. Một số trường hợp bệnh nhân chỉ có cảm giác châm chích hoặc rát bỏng.
  • Tiến triển: Bệnh mề đay hay tái phát từng đợt, theo tiến triển được chia thành 2 loại là mề đay cấp tính mề đay mạn tính.

Sau các bước chẩn đoán lâm sàng, các bước chẩn đoán cận lâm sàng sẽ cho kết quả chính xác hơn. 

-  Xét nghiệm máu xác định bạch cầu:

  • Bạch cầu đa múi ưa axit [EOS] giá trị bình thường 0 - 7% [0 - 0.8 G/L] nếu giá trị này tăng cho thấy nhiễm ký sinh trùng, dị ứng. 
  • Bạch cầu đa múi ưa kiềm [BASO] giá trị bình thường 0 - 1.5% [0 - 0.2G/L] khi giá trị này tăng một số trường hợp có thể bị dị ứng, mắc bệnh bạch cầu hoặc suy giáp.

-  Thử nghiệm lẩy da [prick test] với dị nguyên nghi ngờ [phấn hoa, mạt bụi nhà,...]

Bệnh mề đay cấp tính có thể mất dần theo thời gian và khỏi bệnh trong một vài ngày [kéo dài không quá 6 tuần]. Nhưng nếu là bệnh mề đay mãn tính thì rất lâu khỏi, cần phải thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh mới giải quyết được tận gốc rễ bệnh, chống tái phát.

Trường hợp bị nổi mề đay do di truyền thường tái phát nhiều lần dù bệnh nhân đã áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Các phương pháp điều trị chỉ là giải pháp tạm thời. [5]

Bệnh nổi mề đay gây ra những cơn ngứa không ngừng khiến người bệnh khó chịu, có thể dùng khăn vải bọc đá viên rồi chườm lên vùng da nổi mề đay trong khoảng 15 phút sẽ giúp làm mát da, giảm bớt ngứa. Tuy nhiên, biện pháp này không áp dụng cho trường hợp nổi mề đay do dị ứng thời tiết và da nhạy cảm.

Nha đam là một loại thảo dược có tác dụng làm mát, thanh nhiệt giải độc, chống viêm. Cách chữa mề đay từ cây nha đam tại nhà khá đơn giản, người bệnh chỉ cần cắt nha đam gọt sạch vỏ, thành miếng rồi đắp hoặc bôi lên vùng da nổi mề đay, thực hiện nhiều lần trong ngày sẽ thấy các nốt sần giảm đi.

Bôi gel nha đam giúp làm các nốt mề đay tại nhà hiệu quả

Lá khế vốn được biết đến với công dụng giải độc, làm mát nên được ứng dụng trong việc chữa trị rất nhiều chứng bệnh, trong đó có mề đay, rôm sảy. Người bệnh có thể dùng lá khế trị nổi mề đay tại nhà bằng cách rang nóng một nắm lá, đắp vào vùng mẩn ngứa hoặc đun lá khế lấy nước tắm.

Trong thành phần của trầu không có chứa tinh chất kháng viêm như phenol, chavicol và một số hoạt chất có tác dụng giúp da chống lại tác nhân gây mề đay xâm nhập từ bên ngoài, giảm ngứa vô cùng hiệu nghiệm. Người bệnh có thể nấu nước lá trầu không để tắm, trong khi tắm dùng lá trầu chà nhẹ lên vùng mẩn ngứa, kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ thấy bệnh mề đay giảm đáng kể.

Theo Y học cổ truyền, lá hẹ có vị chua, tính ấm có công dụng giải độc, chống viêm, kháng khuẩn. Ngoài ra, trong thành phần của lá hẹ có chứa một lượng lớn vitamin B cùng các khoáng chất khác có tác dụng làm sạch và phục hồi tổn thương da. 

Lấy một nắm lá hẹ đã rửa sạch, xay nhuyễn cùng một ít muối trắng, gói vào trong bông gạc chườm lên vùng bị mề đay hoặc đun nước lá hẹ tắm là một trong những cách trị nổi mề đay tại nhà được nhiều người bệnh áp dụng.

Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng đối với người mắc bệnh mề đay. Bổ sung những thực phẩm có lợi sẽ giúp hỗ trợ bệnh nhanh khỏi. Ngược lại, dung nạp các thực phẩm không lành mạnh có thể kích thích hoạt động giải phóng histamin và làm nghiêm trọng các triệu chứng của bệnh. Một số thực phẩm người bị nổi mề đay nên ăn:

Rau xanh là nhóm thực phẩm lành mạnh, chứa nhiều chất xơ và vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Với người nổi mề đay nên ăn nhiều rau xanh để khả năng thanh nhiệt, giải độc, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và bảo vệ gan.

Người bị bệnh mề đay nên ăn nhiều rau xanh

Trong thời gian bị mề đay, người bệnh nên ưu tiên dùng các loại thực phẩm giàu vitamin C như cà chua, cam, quýt, bưởi, nho, kiwi, dâu tây,…có thể ức chế giải phóng histamin, giảm tổn thương da và ngăn ngừa triệu chứng lan rộng.

Theo các chuyên gia, trong tỏi, hành, nghệ có chứa chất giúp kháng viêm, kháng khuẩn giúp giảm trừ mề đay vô cùng hiệu quả. Bạn có thể kết hợp tỏi, hành, nghệ nấu chung với các món ăn hàng ngày. 

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, Omega 3 tham gia vào quá trình xây dựng cấu trúc da, giúp da khỏe mạnh, mềm mịn và ít bị tổn thương khi có các yếu tố tác động. Bổ sung nhóm thực phẩm giàu Omega 3 [Cá hồi, các loại rau màu xanh đậm] vào chế độ ăn có thể phục hồi các tế bào tổn thương, kiểm soát triệu chứng trên da và ngăn ngừa mề đay lây lan rộng.

Đậu phộng và mè: đây là các loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao bởi một số thành phần trong nhóm thực phẩm này có thể khiến hệ miễn dịch nhầm lẫn là dị nguyên và có xu hướng đối kháng bằng cách phóng thích histamin.

Hải sản: tôm, cua, ghẹ, mực,...có thành phần chủ yếu là các loại protein parvalbumin có thể gây phản ứng với những người nhạy cảm và xuất hiện tình trạng dị ứng nổi mẩn ngứa khi ăn. Hơn hết, dị ứng hải sản không chỉ biểu hiện nổi mề đay ngứa ra bên ngoài mà còn có thể dị ứng bên trong đường tiêu hóa, gây phản ứng toàn thân, sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm.

Nổi mề đay nên kiêng hải sản

Chất kích thích: Khi bị mề đay người bệnh cần tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có ga,...vì sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cho bệnh ngày càng nặng và khó điều trị hơn. 

Hạn chế ăn muối và đường: những thực phẩm chứa nhiều đường và muối khi ăn vào sẽ làm kích ứng thần kinh ngoại biên, khiến cho những mẩn đỏ mọc lên nhiều hơn.

Thực phẩm cay, nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ: khiến cho các bộ phận của cơ thể hoạt động nhiều, liên tục hơn bình thường gây khó chịu, khô da, bong tróc,...vì vậy khi bị nổi mề đay người bệnh cần lưu ý kiêng những thực phẩm này.

Bệnh nổi mề đay xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm, dị ứng thuốc, bệnh lý,...để phòng ngừa nổi mề đay cần tránh tiếp xúc với tác nhân dị ứng:

  • Loại bỏ các loại thực phẩm gây dị ứng ra khỏi khẩu phần ăn và thay thế bằng các loại thực phẩm khác có hàm lượng dinh dưỡng tương đương.
  • Kiểm tra xem bản thân có bị dị ứng với tác nhân nào đó ngoài môi trường sống hay không [như phấn hoa, bụi mịn, cao su…]. Nếu có, cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với chúng.
  • Giảm thiểu nguy cơ bị côn trùng đốt bằng việc tránh xa các tổ ong, sử dụng các loại sản phẩm chống côn trùng hiệu quả và an toàn để xua đuổi côn trùng đi.
  • Bảo vệ làn da trước các yếu tố môi trường: giữ ấm khi trời trở lạnh, mang áo khoác và bôi kem chống nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời…
  • Nếu tình trạng nổi mề đay diễn ra thường xuyên thì khuyến cáo nên gặp bác sĩ để được tư vấn làm các xét nghiệm để tìm dị ứng nguyên.
  • Chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất như vitamin A [cà rốt, khoai lang, sữa và chế phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng và gan], vitamin E [bông cải xanh, dưa leo, xoài, các loại hạt…], vitamin C [các loại quả họ cam, chanh…], vitamin K [có trong các loại rau có màu xanh đậm], chất arginine giúp gan giải độc amoniac dễ dàng hơn [có trong các loại đậu, bột yến mạch, quả óc chó…].

Khi bị dị ứng nổi mề đay người bệnh thường được chỉ định điều trị bằng thuốc Tây y có tác dụng giảm triệu chứng, tiêu viêm, hạn chế tình trạng sưng đỏ và ngứa ngáy bằng nhóm thuốc kháng histamin, thuốc chống viêm, thuốc chống dị ứng,...

Với trường hợp dị ứng nổi mề đay do mắc bệnh lý về gan, gan suy yếu ảnh hưởng đến chức năng giải độc và thải độc ra bên ngoài làm phát tán qua da. Cần giúp lá gan hoạt động khỏe mạnh, tăng cường khả năng giải độc, khử độc bằng cách bổ sung các hoạt chất đã được chứng minh hiệu quả như Wasabia và S. Marianum [có trong sản phẩm HEWEL].

S. Marianum có khả năng giải độc, khử độc, tăng cường chức năng gan

Để bảo vệ gan hiệu quả cần phải kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer - đại thực bào thường trú ở gan, là những tế bào đầu tiên ở gan tiếp xúc với các vi khuẩn, độc tố. Khi các tế bào Kupffer liên tục bị kích thích bởi các yếu tố gây hại, hoạt động quá mức sẽ sản sinh ra các chất gây viêm như Interleukin [IL6, IL10…], TNF-α, TGF-β…gây hủy hoại và làm chết tế bào gan, dẫn đến nhiều bệnh lý về gan nguy hiểm. Để hạn chế tổn thương tế bào gan, từ đó giúp gan giữ vững và tăng cường các vai trò giải độc, khử độc cần kiểm soát không để tế bào Kupffer không hoạt động quá mức.

Sản phẩm HEWEL đến từ Mỹ, kết hợp 2 tinh chất Wasabia và S.Marianum thiên nhiên bằng cách áp dụng công nghệ tiên tiến và phương pháp tinh chiết riêng biệt, đảm bảo chất lượng và độ tinh khiết cao của tinh chất. Từ đó kiểm soát tốt tế bào Kupffer, mang đến hiệu quả kép giúp chống độc, kháng khuẩn từ bên ngoài và ngăn chặn sự phá hủy - tổn thương tế bào gan, bảo vệ gan từ bên trong.

Do đó, sử dụng HEWEL với bộ đôi tinh chất Wasabia và S. Marianum, bên cạnh lợi ích giúp giảm mẩn ngứa, mụn nhọt, duy trì làn da khỏe nhờ tăng cường hoạt động tế bào gan, tăng khả năng chống độc trước các tác nhân gây hại. HEWEL còn giúp hạ men gan, phòng và hỗ trợ phục hồi chức năng gan trong các trường hợp viêm gan mạn tính, xơ gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan, tổn thương gan do rượu bia. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa các dưỡng chất thiết yếu của cơ thể [Protide, Glucide, Lipid,…], lợi mật, giảm táo bón. Tăng cường hoạt động tế bào gan, bảo vệ và tái tạo cấu trúc gan.

Bệnh mề đay tuy không quá nguy hiểm nhưng khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như đời sống. Vì vậy, khi mắc bệnh cần chủ động tìm hiểu, điều trị bệnh sớm nhất có thể. Chúc bạn thành công và mau khỏe!

Xem thêm

4 Bước phòng bệnh viêm gan A đơn giản

Viêm gan A là bệnh nhiễm siêu vi, gây viêm và tổn thương gan tạm thời. Khác với viêm gan B và C, viêm gan A lây qua đường “phân - miệng”, người bệnh có thể nhiễm phải virus gây bệnh thông qua...

Chi tiết

Mẹ bầu bị viêm gan B có sao không?

Virus Viêm gan B [HBV] là một trong những virus nguy hiểm, đặc biệt với những phụ nữ đang mang thai vì có nguy cơ cao lây truyền từ mẹ sang con, Bởi vậy, những phụ nữ bị viêm gan B khi mang bầu...

Chi tiết



Video liên quan

Chủ Đề