Tại sao khi khóc lại nấc

Dù là đàn ông hay phụ nữ thì ai ai cũng có lúc từng phải khóc. Đó là khi ta xem phim, gặp chuyện đau lòng, khi kết thúc một mối tình, hay thất bại trong làm ăn... Nhưng ít ai biết rằng những giọt lệ lăn trên má đó lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta.

Nước mắt được tiết ra từ tuyến lệ. Chúng ta sản xuất ra khoảng 300ml nước mắt mỗi ngày và khoảng 115 lít nước mắt mỗi năm. Dưới đây là 9 công dụng vô cùng quan trọng của nước mắt, chắc chắn sẽ khiến bạn ngạc nhiên:

Nước mắt giảm nguy cơ bệnh tim

Nước mắt có thể loại bỏ một số chất hóa học bị tích tụ trong cơ thể do căng thẳng. Nén khóc còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường loại 2 và béo phì. Ngoài ra, nước mắt cũng chứa các hoóc môn hướng vỏ thượng thận và endorphin leucine-enkephalin, có tác dụng giảm đau.

Nước mắt có khả năng kháng khuẩn

Chức năng cơ bản của tuyến lệ đó là bảo vệ đôi mắt, giúp tăng cường thị lực. Nước mắt có chứa lysozyme - chất cũng có trong sữa người, tinh dịch, chất nhầy và nước bọt -có thể tiêu diệt 90 - 95% số vi khuẩn ngay trong vòng 5 - 10 phút.

Một nghiên cứu năm 2011 trên tạp chí Food Microbiology thấy rằng nước mắt có khả năng kháng khuẩn mạnh đến mức thậm chí có thể bảo vệ chống lại bệnh than. Lysozyme có thể tiêu diệt một số vi khuẩn bằng cách phá hủy màng tế bào vi khuẩn – lớp vỏ cứng có tác dụng bao bọc bảo vệ vi khuẩn.

Nước mắt giải phóng các độc tố sinh hóa

Khi bạn có cảm xúc tiêu cực, sự suy sụt về tinh thần cũng sẽ dẫn đến thể xác kiệt quệ. Đó không đơn giản chỉ là do bạn chán ăn gì đó mà xác thực là cơ thể tiết ra rất nhiều độc tố gây hại khắp cơ thể.

Nghiên cứu đã cho thấy giống như các quá trình ngoại tiết khác, như hô hấp, đi tiểu và ra mồ hôi, các chất độc được giải phóng ra khỏi cơ thể khi ta khóc.

Nước mắt giúp loại bỏ dị vật bay vào mắt

Không chỉ có tác dụng rửa nhãn cầu mắt và mí mắt, nước mắt còn ngăn sự mất nước của niêm mạc. Khi một vật thể như khói, bụi, cát… xâm nhập vào mắt, các dây thần kinh ở giác mạc sẽ phản ứng đến não. Sau đó não sẽ gửi trở lại một loại hormone bảo vệ đến mí mắt, giúp sản sinh ra nước để loại bỏ vật thể này.

Nước mắt giúp cải thiện tâm trạng

Một nghiên cứu năm 2008 của trường Đại học Nam Florida thấy rằng khóc là cách để tự xoa dịu và nâng đỡ tâm trạng tốt hơn mọi loại thuốc. Rơi nước mắt đã cải thiện được tâm trạng ở gần 90% số người khóc so với 8% cho biết việc khóc khiến họ càng cảm thấy tệ hơn. Những người lo âu hoặc rối loạn cảm xúc khó nhận được tác dụng tích cực từ việc khóc.

Nước mắt tăng khả năng giao tiếp

Ngoài tăng cường sức khỏe thể chất, khóc cũng có thể giúp xây dựng nên các mối quan hệ. Khóc có thể biểu đạt những ngôn từ mà không thể thể hiện bằng lời nói, nhất là trong một mối quan hệ. Điều này hay gặp nhất khi một người có phản ứng lạnh lùng cho đến khi nước mắt người kia bắt đầu tuôn ra, anh ta hiểu ra nó đáng tin. Mặc dù vậy, người ta vẫn có thể giả khóc nhưng rất khó làm và dễ phân biệt.

Giảm hàm lượng mangan

Khóc sẽ làm giảm mức độ khoáng chất mangan trong cơ thể. Khoáng chất mangan quá nhiều có thể gây ra sự hỗn độn cảm xúc. Chính vì vậy, khóc có thể làm cho tâm trạng ổn định và tốt hơn bằng cách hạ thấp các khoáng chất này.

Khi ta khóc sẽ giúp giảm stress

Khóc là một cách an toàn và hiệu quả để giải tỏa stress mà nếu không có thể dẫn đến những vấn đề như đau đầu hoặc cao huyết áp. Nó giúp bạn đương đầu tốt hơn với những cảm giác tiêu cực, căng thẳng và thất vọng, cho dù hoàn cảnh vẫn y nguyên như vậy. Nguyên nhân là những giọt nước mắt do stress tạo ra sẽ giúp cơ thể đào thải những chất làm tăng cortisol, một hoóc môn stress.

Giúp con người gần nhau hơn

Hầu như khi vui, người ta rất ít khi rơi lệ. Vì thế, chỉ khi quá buồn, người ta mới khóc. Khóc lúc này là dấu hiệu của nhu cầu cần được giúp đỡ và chia sẻ. Điều này khiến mọi người gần gũi và hiểu nhau hơn. Những người bên cạnh sẽ giúp đỡ và xoa dịu cảm xúc, tạo ra một mối quan hệ khăng khít và gắn bó.

Tất cả những điều trên cho thấy nước mắt giúp con người gột rửa cả thể xác lẫn tâm hồn, vì vậy hãy cứ rơi lệ tự nhiên khi cần, chứ đừng kìm nén nữa nhé.

Nguồn: Tổng hợp.

[VTC News] - Thưa bác sĩ, bé nhà tôi 1 tuổi, thường xuyên bị nấc, khi ấy bé hay quấy khóc và khó chịu. Vậy do đâu mà bé nhà tôi bị như vậy và tôi nên làm gì để giúp bé vượt qua rắc rối này?

Mẹ của bé bim [Hà Nội]

Trả lời

 

Những cơn nấc tuy không nguy hiểm đến sức khỏe của bé nhưng chắc chắn sẽ khiến trẻ bị khó chịu, quấy khóc. Với trẻ nhỏ có nhiều nguyên nhân là thủ phạm gây nên hiện tượng nấc, chủ yếu là do:

Khi ăn: Trẻ nhỏ thường rất dễ bị nấc khi ăn, nguyên nhân là do trong quá trình ăn uống, bú sữa mẹ hoặc bú bình trẻ nuốt phải quá nhiều không khí.

Đây là “thủ phạm” hàng đầu khiến bé bị nấc. Thêm vào đó, nếu nuốt phải lượng lớn không khí bé không chỉ bị nấc mà còn dễ có nguy cơ nôn trớ.

Do nhiệt độ: Sự giảm nhiệt độ đột ngột cũng là một trong số những “thủ phạm” gây nấc ở bé, do cơ thể bé lúc này bị nhiễm lạnh. Vì thế giữ ấm thân nhiệt cho bé không chỉ là cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ mà còn giúp bé không bị nấc.

Trào ngược thực quản: chứng bệnh này là do dạ dày của trẻ cũng như người lớn luôn có một lượng axit nhất định, khi lượng axit này bị trào ngược trong quá trình ăn uống thì sẽ gây nên hiện tượng nấc. Nếu bé bị nấc do nguyên nhân này cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

Để giúp bé vượt qua tình trạng khó chịu này bạn có thể áp dụng một vài độc chiêu sau đây như:

Vỗ nhẹ vào lưng bé: Một trong những cách đơn giản trị nấc cho bé là bạn hãy bế bé thẳng lên, có thể cho bé úp và tựa vào vai bạn, sau đó dùng tay vỗ nhẹ lưng bé. Cách này sẽ giúp cho bé ợ được khiến cho lượng không khí thoát ra bên ngoài và ngừng nấc.

Cho bé uống nước: Nếu khi ăn bé đang bị nấc không nên cho bé ăn tiếp mà hãy dừng lại và cho trẻ uống một vài thìa nước, bạn sẽ thấy dấu hiệu tích cực ngay thôi.

Đường: Nếu bé đến độ tuổi ăn dặm, khi bị nấc hãy cho bé nếm một chút đường ở đầu lưỡi, đây cũng là mẹo 

hay để bé thoát khỏi những cơn nấc.

Kiểm tra bình sữa: Trước khi cho bé bú bình đừng quên kiểm tra bình sữa vì nếu trong bình sữa có quá nhiều 

không khí thì sẽ khiến bé bị nấc.

Hạt cây hồi: với những trẻ đã đủ lớn có thể dùng hạt cây hồi để trị những cơn nấc cũng sẽ rất hiệu quả. Cách làm thật đơn giản, hãy chuẩn bị một bát nước nóng và một thìa hạt hồi. Trộn bát nước và hạt hồi cho đến khi nước trở lên ấm. Sau đó, cho bé uống một thìa nước đó.

Lưu ý khi ăn: Không nên cho bé ăn quá nhanh và quá no sẽ khiến bé dễ bị các cơn nấc làm phiền. Trong trường hợp bé đã bị nấc khi ăn thì không nên cho bé ăn tiếp, thay vào đó hãy để cơn nấc qua đi rồi mới nên cho trẻ ăn tiếp.

Khổng Hà [theo BC]

Nấc là những cơn co thắt lặp đi lặp lại, không kiểm soát được của cơ hoành, cơ hoành co thắt theo nhịp gây ra tiếng nấc.

Do bệnh tật

Có rất nhiều nguyên nhân gây nấc nhưng gặp nhiều nhất là nguyên nhân do bệnh tật gây ra. Một số bệnh thuộc hệ thống tiêu hoá như viêm thực quản cấp hoặc mạn tính, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, các bệnh thuộc dạ dày – tá tràng như viêm dạ dày, viêm tá tràng, viêm loét dạ dày – tá tràng [viêm hang vị, viêm bờ cong lớn hoặc nhỏ]; loét môn vị, loét tiền môn vị, loét bờ cong [lớn, nhỏ], loét tâm vị hoặc ung thư dạ dày… 

  • Hầu hết các bệnh thuộc dạ dày – tá tràng đều tăng tiết dịch vị kích thích gây đau bụng, đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn, nôn và một số người bệnh có thể bị nấc do thần kinh hoành bị kích thích. 
  • Bệnh về đường dẫn mật như viêm đường dẫn mật [viêm túi mật, sỏi túi mật] hoặc viêm tụy tạng, ung thư tụy tạng cũng có thể kích thích dây thần kinh phế vị hoặc thần kinh hoành gây nên triệu chứng nấc. 

Bị stress, tổn thương hệ thần kinh

Người ta cũng có thể gặp nấc trong một số trường hợp bị stress hoặc hysteria hoặc do tổn thương hệ thần kinh trung ương với bất kỳ một lý do nào đó như viêm não [do vi khuẩn hoặc do virut] hoặc chấn thương sọ não với bất kỳ lý do gì. 

Nấc sau phẫu thuật

Nấc cũng có thể xuất hiện ở một số người bệnh sau khi phẫu thuật như sau phẫu thuật ổ bụng [phẫu thuật dạ dày- tá tràng, gan mật, tụy tạng…]. 

Sử dụng dược phẩm hoặc hóa chất độc

Nguyên nhân nấc gặp khá nhiều trong việc sử dụng một số dược phẩm hoặc hóa chất độc như thuốc thuộc nhóm corticosteroid, thuốc an thần gây ngủ benzodiazepine hoặc một số loại thuốc điều trị bệnh Parkinson. 

Sử dụng thuốc

Người ta cũng nhận thấy có một số thuốc kháng sinh khi dùng có thể gây nên nấc như kháng sinh thuộc nhóm macrolid [erythromycin, roxythromycin…] hoặc nhóm kháng sinh fluoroquinolon [ciprofloxacin, ciprobay, ofloxacin, norfloxacin…].

Vì vậy khi dùng bất kỳ một loại thuốc nào đó mà gây nấc thì cần ngừng ngay và nếu ngừng sử dụng thuốc đó mà hết nấc thì chứng tỏ nấc do thuốc gây ra. Sau khi ngừng dùng thuốc cần báo cho bác sĩ điều trị biết để được thay thế thuốc khác thích hợp hơn. 

Điều trị ung thư

Người ta cũng có thể gặp nấc trong một số trường hợp dùng hóa chất điều trị ung thư, trong trường hợp này cũng rất cần cho bác sĩ biết để bác sĩ cho một số thuốc nào đó điều trị nhằm giải quyết hết nấc.

Tuy vậy, nhiều trường hợp nấc không xác định được nguyên nhân do đó rất khó khăn trong công tác điều trị, có khi bác sĩ phải điều trị thăm dò từ đơn giản đến dùng các loại thuốc có hiệu nghiệm nhất. Nấc tuy là một triệu chứng nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh. 

Người ta phân chia nấc thành nấc cấp tính và nấc mạn tính.

  • Nấc cấp tính thông thường chỉ nấc một thời gian ngắn [khoảng vài giờ đến vài ngày, tần số thấp].
  • Nấc mạn tính là những trường hợp nấc liên tục và kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày, thậm chí nấc kéo dài trong vài tháng hoặc lâu hơn làm cho người bệnh rất khó chịu, lo lắng và có nhiều bức xúc gây mệt mỏi, mất ngủ, sụt cân. 

Đối với một số người bệnh sau mổ vùng bụng, vùng ngực đang thời kỳ hậu phẫu, mà bị nấc thì làm cho vết mổ bị đau, đôi khi làm cho vết mổ chậm liền sẹo do khi lên cơn nấc làm co kéo các cơ thành bụng. 

Khi bị nấc hãy uống từng ngụm nước nhỏ

Mặc dù nấc không gây nguy hiểm chết người nhưng làm cho người bệnh rất khó chịu và gây nhiều phiền phức. Vì vậy khi bị nấc nghi liên quan đến bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân. 

Nếu nấc có nguyên nhân cụ thể thì việc điều trị nấc không gặp nhiều khó khăn nhưng một khi không xác định được nguyên nhân [nấc không rõ nguyên nhân] thì việc điều trị sẽ gặp không ít khó khăn.

Ví dụ nếu nấc do các bệnh thuộc đường tiêu hóa thì nên điều trị dứt điểm bởi vì các bệnh về đường tiêu hóa nhất là bệnh thuộc thực quản và dạ dày – tá tràng gây kích thích cơ hoành nhiều nhất. Tuy vậy trong trường hợp không xác định được nguyên nhân thì phải điều trị triệu chứng nấc.

Ngay từ khi mới bị nấc lần đầu có thể chưa dùng thuốc ngay mà có thể dùng một số biện pháp đơn giản, dễ thực hiện mà vẫn có kết quả nhất định như uống một cốc nước lạnh [mát], uống từ từ từng ngụm một hoặc bịt mũi, nín thở hoặc hít thật sâu rồi thở ra từ từ. 

Người ta cũng có thể áp dụng biện pháp tâm lý như tập trung vào một vấn đề gì đó mang tính phức tạp hoặc thật lý thú như xem bóng đá, bóng chuyền, đấm bốc… Về Đông y thì châm huyệt cũng có thể đưa lại hiệu quả. 

Thuốc Tây y cũng có nhiều phác đồ điều trị có hiệu quả nhưng có nhiều tác dụng không mong muốn [tác dụng phụ] cũng như nhiều tương tác với thuốc khác hoặc chống chỉ định. Vì vậy người bệnh dứt khoát không được tự mua thuốc để điều trị bệnh nấc khi không có đơn của bác sĩ. 

Phẫu thuật cắt dây thần kinh hoành là biện pháp cuối cùng khi mọi biện pháp khác không đưa lại kết quả trong khi bệnh có chiều hướng tăng lên cả cường độ cả về tần suất xuất hiện và kéo dài làm cho người bệnh mệt mỏi ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nói chung.

** Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề