Tại sao giáng sinh lại có cây thông

Việc trang trí cây thông vào dịp Giáng sinh mang ý nghĩa truyền thống ở châu Âu, là nét văn hóa tôn giáo được lưu truyền từ rất lâu cho đến ngày nay.

  • Nổ nhà máy hóa chất ở bang West Virginia, Mỹ
  • Joe Biden là tên người được tìm kiếm nhiều nhất trên Google trong năm 2020
  • Các nước siết chặt phòng dịch Covid-19
  • Lên mạng "quẹt" tìm trai trẻ, người vợ trung niên bật khóc nức nở sau 1 câu nói của người tình rồi vội vàng gọi chồng con đến đón

Tại châu Âu, lễ Giáng sinh [hay Noel] là ngày lễ quan trọng nhất trong năm, tương tự Tết Nguyên đán của người châu Á. Dịp này dù có dịch bệnh hay không, thì cũng không thể thiếu những cây thông Noel.

Theo tương truyền, người dân các nước châu Âu chọn cây thông là biểu tượng cho lễ Giáng sinh từ thế kỷ thứ 8 để tưởng nhớ công ơn của Thánh Boniface, một Giáo sĩ người Anh sang Đức truyền bá Cơ đốc giáo. Song có câu chuyện lại nói rằng cây thông là một món quà của Chúa ban tặng cho lòng nhân hậu của một người tiều phu, dù nghèo khổ song vẫn giúp đỡ một cậu bé vô gia cư do Chúa hóa thân không bị đói trong đêm Giáng sinh.

Ngày nay, với người dân châu Âu nói chung hay một người Bỉ như ông Thierry, cây thông có lẽ đã sinh ra từ trong tiềm thức. Đây là cây của sự sống, tượng trưng cho cuộc sống ấm no, niềm hy vọng vào những điều tốt đẹp. Bởi vậy khi Giáng sinh về, hiếm có gia đình nào ở châu Âu không trang trí cây thông trong nhà.

Anh Oliver Thirifays - Người dân Bỉ nói: "Nhìn thấy cây thông là tôi thấy năm cũ sắp qua và năm mới sắp đến với nhiều hy vọng mới, đây cũng là dịp để tôi đoàn tụ cùng gia đình sau một năm vất vả như năm nay".

Đầu thế kỷ thứ 12, người dân châu Âu vẫn treo ngược cây thông lên trần nhà vào lễ Giáng sinh và phải 300 năm sau, cây thông mới được đặt lần đầu tiên ở một nơi công cộng tại thành phố Riga của Latvia. Đến thế kỷ thứ 16, khi cây thông được đem bán tại các phố chợ ở Đức, lúc này, người dân mới bắt đầu trang trí cho cây thông, song việc trang trí không chỉ để làm đẹp.

"Nhà tôi có trẻ con nên ngoài những vật trang trí truyền thống như quả châu, ngôi sao bethlehem, tôi còn mua thêm kẹo, các món quà theo sở thích của mỗi đứa để treo trên cây thông", Jasper Visscher - Người dân Bỉ nói.

Ngoài những câu chuyện ý nghĩa trên thì theo quan niệm của nhiều người châu Âu, màu xanh của cây thông là màu tượng trưng cho sự vĩnh cửu, phồn vinh và ấm no. Cây thông được chọn cho dịp Giáng sinh cũng là vì nó vẫn có thể xanh tốt vào mùa đông lạnh giá. Nhiều quốc gia còn tin rằng màu xanh chính là thứ bùa giúp xua đi những điều không may mắn và đón một tương lai tươi sáng.

Nổ nhà máy hóa chất ở bang West Virginia, Mỹ

Mỹ thiếu người đóng vai ông già Noel trong khi còn chưa tới 1 tháng nữa là đến Giáng sinh – một ngày lễ quan trọng trong năm.

BNEWS Ở các nước phương Tây, Giáng sinh thường được coi là ngày lễ quan trọng bậc nhất trong năm, tương tự Tết Nguyên đán tại khu vực châu Á.

Trong nhiều thập kỷ qua, cây thông là hình ảnh không thể thiếu trong mỗi mùa Giáng sinh ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều người đặt câu hỏi vì sao thông lại được chọn để trang trí trong dịp Giáng sinh?

Ở các nước phương Tây, Giáng sinh thường được coi là ngày lễ quan trọng bậc nhất trong năm, tương tự Tết Nguyên đán tại khu vực châu Á. Vào dịp này, những thành viên trong gia đình dù có đi xa mấy cũng luôn cố gắng về nhà thăm người thân.

Theo quan niệm của nhiều người phương Tây, màu xanh là màu tượng trưng cho sự vĩnh cửu, phồn vinh và ấm no. Những loại cây có màu xanh quanh năm thường mang ý nghĩa rất đặc biệt với con người.

Cây thông được chọn cho dịp Giáng sinh cũng là vì nó vẫn có thể xanh tốt vào mùa đông lạnh giá. Nhiều quốc gia còn tin rằng màu xanh chính là thứ bùa giúp xua đuổi tà ma và bệnh tật.

Truyền thuyết kể rằng, ngày xa xưa, vào một đêm Noel, một người tiều phu nghèo đang trên đường về nhà thì gặp một đứa trẻ bị lạc và lả đi vì đói. Dù rất nghèo khổ nhưng ông vẫn cho đứa trẻ một chút thức ăn và cho bé một đêm ngon giấc.

Sáng hôm sau, khi thức dậy, người tiều phu nhìn thấy một cây thông đẹp lộng lẫy ngoài cửa. Lúc đó, ông mới biết đứa trẻ chính là Chúa cải trang và tặng ông cây thông để thưởng cho lòng tốt, sự nhân hậu của ông.

Theo một câu chuyện khác, vào thế kỷ thứ 8, thánh Boniface, một giáo sĩ người Anh, khi sang Đức truyền bá đạo Cơ đốc đã tặng thành phố Geismar một cây thông tượng trưng cho tình thương cũng như tín ngưỡng mới. Khi người Đức chấp nhận Cơ đốc giáo, họ chọn cây thông làm biểu tượng ngày Giáng sinh để tưởng nhớ thánh Boniface.

Nhiều người khác lại kể, trên đường hành hương tới Đức, thánh Boniface tình cờ bắt gặp một nhóm những người đang tập trung quanh một cây sồi lớn, dùng một đứa trẻ để tế thần. Để dừng buổi tế thần và cứu đứa trẻ, Boniface đã hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả đấm.

Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị thánh nói với nhóm người đó rằng cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế.

Tuy vậy, phải tới thế kỷ thứ 16, phong tục trang trí cây thông Giáng sinh mới phổ biến ở Đức. Và nước Đức được coi là đất nước đầu tiên ở châu Âu có phong tục đặt cây thông trong ngày Giáng Sinh.

Vào giữa thế kỷ 19, cây thông Noel mới bắt đầu phổ biến ở Anh. Công lao thuộc về Hoàng tử Albert và Nữ hoàng Victoria. Năm 1841, đôi vợ chồng Hoàng gia này đã trang trí cây Giáng sinh đầu tiên của nước Anh tại lâu đài Windson bằng nến cùng với rất nhiều kẹo, hoa quả.

Sau đó, nhiều gia đình giàu có ở Anh đã học theo. Cuối cùng,  phong tục cây thông Noel không chỉ phổ biến ở Anh mà còn ở khắp các vùng thuộc địa của Anh và tới cả những vùng đất mới như Canada.

Cây thông Noel lần đầu tiên xuất hiện ở Mỹ vào những năm 1830 khi những người Đức nhập cư ở Pennsylvania thường mang cây Giáng sinh vào các buổi biểu diễn quyên góp cho nhà thờ. Ban đầu, hầu hết người Mỹ đều coi cây Giáng sinh là một điều kỳ cục.

Tuy nhiên, vào những năm 1890, nhiều đồ trang trí bắt đầu được nhập từ Đức vào Mỹ và từ đó cây thông Noel trở nên phổ biến tại Canada và Mỹ.

Song Minh   -   Chủ nhật, 22/12/2019 14:00 [GMT+7]

Ảnh: Getty Images

Đã từ lâu màu xanh và những mầm cây tươi mới được coi là biểu tượng của sự sống. Vào mùa đông lạnh giá trong dịp Giáng sinh, trong khi mọi cây cối đều khô héo thì riêng cây thông vẫn xanh tươi. Vì vậy, người cổ đại coi thông là loại cây phục sinh.

Có nhiều mối liên hệ thú vị giữa cây thông với các truyền thống cổ đại như phong tục ở Ai Cập và La Mã. Tuy nhiên, hầu hết các học giả đều chỉ ra rằng cây thông Noel có nguồn gốc từ Đức.

Truyền thuyết kể lại rằng, năm 722, thánh Boniface, vị tông đồ người Đức bắt gặp một số người theo tà đạo định tế sống một đứa trẻ dưới gốc cây sồi thần linh khổng lồ và già nua ở Geismar. Ngài đã chặt cây sồi để ngăn cản để sau đó từ gốc sồi mọc lên một cây thông. Ngài nói rằng cây thông xanh đáng yêu với các nhánh hướng lên trời là một cây thánh, cây của chúa Jesus.

Vào thời Trung cổ, cây thông còn được gọi là cây thiên đường, cũng được coi là biểu tượng của ngày hội Adam và Eva vào ngày 24.12. Điều này giải thích vì sao người ta còn trang trí cây thông những trái táo đỏ, biểu tượng cho tình yêu của Adam và Eva.

Vào những năm 1840-1850, Nữ hoàng Anh Victoria và Hoàng tử Albert đã khiến cây thông Noel phổ biến ở Anh. Hoàng tử Albert đã trang trí một cây thông và kể từ đó người Anh, vì tình yêu của họ dành cho Nữ hoàng, đã sao chép phong tục Giáng sinh của Người, gồm cả cây thông Noel và các đồ trang trí.

Một câu chuyện khác về nguồn gốc của cây Giáng sinh nói rằng vào cuối thời Trung cổ, người Đức và người Scandinavia thường để cây thông trong nhà của họ hoặc ngay bên ngoài cửa để thể hiện hy vọng rằng mùa xuân sẽ đến sớm.

Một truyền thuyết khác chưa được chứng minh là Martin Luther là người “phát minh” ra cây thông Noel. Chuyện kể rằng vào một đêm Giáng sinh, khoảng năm 1500, Martin Luther đi bộ qua khu rừng phủ đầy tuyết và bị ấn tượng bởi vẻ đẹp của những cây tuyết lấp lánh. Cành cây của chúng, phủ đầy tuyết, lung linh dưới ánh trăng.

Khi về đến nhà, ông dựng một cây linh sam nhỏ và chia sẻ câu chuyện với các con. Ông trang trí cây Noel bằng những ngọn nến nhỏ mà ông thắp lên để kỷ niệm ngày sinh của Chúa Jesus.

Nghiên cứu về phong tục của các nền văn hóa khác nhau cho thấy cây thông được đưa vào nhà vào thời điểm đông chí. Nó tượng trưng cho cuộc sống ở giữa cái chết trong nhiều nền văn hóa. 

Người La Mã được biết đến với những ngôi nhà trang trí cây thông trong ngày 15.1 theo lịch La Mã cổ đại. 

Dù với bất cứ truyền thuyết thì Giáng sinh là ngày sinh của Chúa Jesus và nguồn gốc của cây thông Noel có như thế nào cũng không thể thay đổi thực tế đó.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Video liên quan

Chủ Đề