Tại sao gà mẹ mổ gà con

Gà là một loài thích sống theo bày đàn. Nhiều loài động vật sinh sống theo một hệ thống phân cấp, và gà không là ngoại lệ. Hệ thống phân cấp được tạo ra và giữ trật tự trong đàn gà. 

Thứ tự của từng con trong đàn gà cũng là động lực để chúng tồn tại và xác thực vai trò của chúng trong đàn. Thứ tự có ảnh hưởng đến nhiều hoạt động của gà như cho ăn, uống, đẻ trứng, ngủ, quấy rầy, giao phối và thậm chí là tắm bụi. Các thành viên trong đàn gà được xếp ở vị trí từ cao nhất đến thấp nhất theo thứ tự. 

Những con gà đầu đàn sẽ có nhiệm vụ tìm ra theo dõi những kẻ săn mồi, tìm chúng xử lý, giao phối và đuổi theo những con gà trống khác xa những con gà mái. Con gà trống chọn vài con gà mái cho mình và sinh sống thành một tổ, những chú gà trống thấp hơn cũng chọn cho mình một tổ khác và không xâm phạm lẫn nhau, gà mái thì cũng chỉ sống trong tổ mà chúng thừa nhận với nhau và sẽ đánh đuổi những con gà mái khác tổ khác. 

Những con gà ở thứ tự cao hơn trong đàn có thể ăn nhiều hơn trong khi các thành viên xếp hạng thấp hơn thường chờ đợi hoặc tránh né ra chỗ ăn khác. Điều đó ảnh hưởng đến với những mọi thứ, kể cả cách ăn, ngủ, vệ sinh của chúng.

Những con gà mái họp tổ với gà đầu đàn sẽ mổ lông đuôi những con gà mái thấp hơn cho đến khi chúng di chuyển đi chỗ khác. Những con gà mái yếu hơn sau đó phải đợi cho đến khi những con gà mái thống trị ăn uống xong, hoặc tránh né giữa những con gà trống trong khi ăn.

Đây là tục lệ của thứ tự xã hội của một đàn gà. Gà con hay mổ lông nhau và bắt nạt nhau khi chúng ở tranh thức ăn. Gà con mạnh hơn có thể ăn đầu tiên, hoặc ăn các loại thực phẩm ngon nhất.

Sau những lần gà mổ phao câu nhau, rượt đuổi và tranh chấp nhỏ, trật tự trong đàn của chúng sẽ được được thiết lập và làm cho mỗi con gà biết nơi chúng xếp hạng. Trừ khi trong đàn có sự thay đổi về số lượng, có thêm thành viên mới hoặc chết một vài thành viên cũ, thứ tự của những con gà sẽ bị thay đổi và chúng sẽ tự xác lập trật tự mới gây ra hiện tượng gà hay mổ lông nhau, gà mổ phao câu nhau

Những chú gà bị mổ đến chết thường không bị mặc bênh gì cả mà chỉ chết vì bản năng sinh tồn của những chú gà khác trong đàn mà thôi. Chúng ta cũng có thể vặt lông gà và làm thịt để ăn bình thường chứ không ảnh hưởng gì khác.

Hãy tìm ra nguyên nhân kể từ bản năng sinh tồn của chúng từ những lý do nêu trên:

  • Do đàn gà quá đông đúc, khiến chúng có thể khó xác lập trật tự với nhau, chúng mổ lông đuôi nhau mọi lúc mọi nơi, từ lúc ăn, tắm cho tới lúc ngủ.
  • Điều làm cần thiết là chúng ta tìm ra nguyên nhân cụ thể sau đó tìm kiếm giải pháp: xây thêm chuồng trại, chia nhỏ thành các đàn gà khác nhau, đảm bảo điều kiện sống của gà. 
  • ​Khi cho ăn thì cũng phải cho ăn theo thứ tự từ những con đầu đàn đến những con thấp nhất, tôi nghĩ bạn nên dành thơi gian để theo dõi trật tự của đàn gà.

  • Tắm bụi trên mặt đất là sở thích của gà, hãy xây những hố cát rộng khoảng 1-2 m2, số lượng hố tùy thuộc vào số lượng gà của bạn để đảm bảo chỗ tắm bụi cho chúng.

  • Xây chỗ ngủ hình thang cho gà làm sao để tốn ít diện tích nhất và để gà không thể tranh nhau để giành chỗ ngủ cho mình.
  • Chúng thích đẻ trứng ở những khu vực tối và nơi tách biệt, thế nên khi chọn tổ cho mình thì gà mái cũng mổ nhau để tranh giành cho mình những nơi có điều kiện tốt nhất để đẻ trứng.
  • Gà rụng lông và thay lông theo giai đoạn, vào thời kỳ chúng thay lông thì chúng cần rất nhiều chất dinh dưỡng cho việc đó, hãy đảm bảo đủ số lượng thức ăn cho gà để chúng không thể mổ lông đuôi nhau để tranh dành thức ăn cho việc lớn lên của mình.
  • Khi thời tiết xấu, đàn gà bị nhốt trong chuồng thường xuyên và không thể được thả ra để có những hoạt động bên ngoài, chúng sẽ chán nản và có thể sẽ tìm cách mổ nhau để giải tỏa cảm xúc của mình.

  • Hãy đàm bảo chuồng gà và môi trường sinh sống của đàn luôn sạch sẽ, không có những ký sinh trùng, gà có thể tự mổ mình nếu cảm thấy ngứa.
  • Gà thích nhất là thức ăn sống, mùi tanh từ các vết trầy xước, và tắm bụi. Điều đó lý giải vì sao nếu 1 con trong đàn bị thương chảy máu thì có lẽ cả đàn sẽ quây nhau vào và mổ tới khi không còn gì nữa thì thôi.
  • Đối với những chú gà như thế thì hãy dùng máy vặt lông gia cầm để làm thịt ngay tránh việc gây mất vệ sinh chuồng trại và các loại bệnh tất khác.

là biệt pháp làm giảm thị lực tốt nhất, khiến gà chỉ dùng được thính giác để tìm cái ăn và không thể mổ nhau.

  • Những chú gà như thế sẽ không thể tiếp tục tồn tại trong đàn nếu bị những vết thương ngoài da như vây.
  • Bạn cũng có thể vặt lông để làm thịt gà hoặc mở dịch vụ bán thịt gà ngay tại nơi chăn nuôi sản xuất để phục vụ những du khách thích ăn thịt gà ở những nơi có nguồn gốc xuất xưởng.

Kết luận, gà mổ lông đuôi nhau, gà mổ phao câu nhau không phải là bệnh, đó là  bản năng sinh tồn của gà để có thể tranh giành và giữ gìn trật tự trong đàn gà, chúng ta phải tìm những biện pháp tốt nhất để duy trì điều đó và giữ gìn sự hòa bình của đàn gà.

Trong  tuần đầu, gà con có tốc độ sinh trưởng cao nhất nên nhu cầu dinh dưỡng cao nhưng do kích thước và chức năng  hệ tiêu hóa chưa hoàn  chỉnh. Vì thế, thức ăn gà con phải có chất lượng cao, đủ và cân bằng axit amin giới hạn như lysin, methionin, đặc biệt các vitamin nhất là vitamin A.

 Phôi gia cầm phát triển ngoài cơ thể mẹ nên chất lượng đàn giống, trứng giống  sẽ quyết định chất lượng con giống. Đàn gà mẹ được chủng ngừa tốt đàn con sẽ có kháng thể mẹ truyền qua lòng đỏ trứng để chống lại bệnh truyền nhiễm như Newcastle, đậu, gumboro và viêm thanh khí quản truyền nhiễm… Do đó, để gà có mức sinh trưởng cao đúng với tiềm năng di truyền của từng giống, sức sống cao, người chăn nuôi cần tạo mọi điều kiện để gà con thích nghi nhanh chóng với môi trường bên ngoài.

CHỌN CON GIỐNG TỐT

            Cần xác định mục tiêu chăn nuôi rõ ràng để chọn con giống phù hợp với sản phẩm dự kiến. Nếu sản xuất trứng ăn, nhà chăn nuôi phải mua gà mái chuyên trứng như gà Isa Brown, Babcob. Có 2 lựa chọn khi nuôi gà thịt. Nuôi gà thịt công nghiệp thì chọn gà AA, Cobb, thời gian nuôi ngắn, xuất chuồng lúc 5 - 6 tuần tuổi. Nuôi gà thịt lông màu như lương phượng, tam hoàng, thời gian nuôi khoảng 9 – 10 tuần, cần có hợp đồng tiêu thụ chắc chắn. 

Con giống phải được mua từ những cơ sở giống có uy tín, trại giống phải đạt tiêu chuẩn theo quy định. Điều quan trọng nhất là con giống phải được ấp từ trứng của đàn gà giống đạt tiêu chuẩn giống, khỏe mạnh, được nuôi dưỡng hợp lý. Gà con phải đồng đều, di chuyển nhanh nhẹn, đạt tiêu chuẩn  loại I, mắt to và sáng, mỏ to vừa phải, chắc chắn, chân vững chắc không dị tật, lông khô óng ánh,  màng da chân bóng, không bị bết lông, không hở rốn, bụng mềm cân đối. 

 Loại bỏ những con quá nhỏ, lông xơ xác, hở rốn, da chân khô và  nhăn, chảy nước mũi nước mắt. Để thành công trong chăn nuôi, trước khi mua gà con phải nắm được các thông tin về nguồn gốc đàn gà, uy tín của trại giống và nắm vững đặc tính năng suất của đàn gà sắp nuôi. Tuyệt đối không mua gà giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc.

            Trọng lượng ở 1 ngày tuổi: gà hướng trứng từ 38 gam, gà hướng thịt từ 40 gam trở lên.

CHUỒNG TRẠI VA TRANG THIẾT BỊ

            Trước khi bắt gà con phải chuẩn bị chuồng úm để sưởi ấm chu đáo. Chuồng phải được dọn vệ sinh, sát trùng và để trống ít nhất 3 tuần trước khi nuôi đợt mới. Chuồng úm gà con nên bố trí ở đầu hướng gió, cách ly xa chuồng gà trưởng thành để tránh lây lan bệnh từ gà lớn sang gà con.  Nơi nuôi gà con phải đảm bảo khô ráo, tránh mưa tạt, gió lùa, an toàn, tránh chó, mèo, chuột gây hại gà con.

            Nếu úm trong lồng phải sửa chữa những chỗ bị hỏng, lưới rách được thay để tránh tổn thương cho gà con. Sàn lồng úm gà con phẳng bằng lưới, kích thước mắt lưới khoảng 1 cm sao cho chân gà không bị lọt và không đọng phân. Những ngày đầu nên trải giấy xốp nhằm giúp gà tập ăn, vừa giữ ấm cho gà và tránh gió lùa từ dưới lên. Sau 3 - 4 ngày, gà con đã cứng cáp  có  thể bỏ giấy lót sàn. Nếu trời lạnh hoặc ban đêm, chung quanh lồng úm cần được che kín trong tuần đầu để giữ nhiệt. Nguồn nhiệt bố trí ở 1 phần lồng tạo chênh lệch nhiệt độ trong lồng úm. Úm trong lồng nên chia thành đàn nhỏ, tối đa 200 gà, nhằm tránh gà túm tụm lại khi mất điện hoặc khi bị lạnh gây đè chết. Dùng lồng úm gà con sẽ tiết kiệm được diện tích chuồng, tiết kiệm năng lượng sưởi ấm, dễ kiểm soát bệnh cầu trùng.

            Nếu úm trên nền phải chuẩn bị chất độn chuồng khô, sạch, an toàn cho gà con, chất độn chuồng mềm, xốp. Nếu lót sàn bằng trấu thì trong những ngày đầu nên trải giấy, tránh gà con ăn phải chất độn chuồng hoặc cạnh sắc của trấu gây nứt chân gà. Úm nền cũng phải chia thành các ô nhỏ khoảng 300 con mỗi chụp úm nhằm tránh gà dồn lại, gây chết do đè lên nhau khi mất điện hoặc khi lạnh, tránh tình trạng gà con đi lạc xa không tìm thấy nguồn nhiệt nên bị lạnh.

Bảng 1.Nhiệt độ, ẩm độ  trong chuồng úm gà con

  Tuần tuổi

Nhiệt độ dưới đèn [%]

Nhiệt độ chuồng [oC]

Ẩm độ [%]

1

33 – 35

27 – 29

60 - 75

2

31 – 33

25 – 27

60 -75

3

29 – 31

23 – 25

60 -75

4

27 – 29

24 – 25

60 -75

           Với điều kiện khí hậu nước ta thường phải úm gà trong 3 tuần về mùa đông, 2 tuần về mùa hè. Những nơi khí hậu nóng chỉ cần sưởi ấm cho gà trong tuần đầu, sang tuần thứ 2 chỉ cần sưởi ấm vào ban đêm và khi trời mưa gió nhiệt độ xuống thấp dưới 270C.

Máng ăn:trong 1 - 2 ngày đầu, cho gà tập ăn trên khay hoặc trên giấy trải ở nền chuồng, sau đó cho ăn bằng máng dài hoặc tròn. Chiều cao thành máng khoảng 5 cm, có gờ để gà con không bới làm rơi vãi hoặc bẩn thức ăn. Tùy theo số lượng gà nuôi, máng ăn phải đảm bảo đạt 5 cm/con.

Máng uống:phải bố trí đủ, cấu trúc máng phù hợp với gà con, độ cao máng sao cho gà con uống được nước mà không bị ướt lông cổ. Nước uống phải đảm bảo sạch và tiết kiệm được nước. Nếu dùng núm uống phải tập cho gà con uống nước trong những giờ đầu bằng cách đưa mỏ gà vào núm uống để gà có thể uống nước, chỉ cần tập cho khoảng 30 – 40 %  số gà là chúng sẽ bắt chước nhau. Trong những giờ đầu phải quan sát và đánh giá gà con tiếp cận được thức ăn và nước uống thuận tiện không.

Máng ăn và máng uống bố trí đủ gần sao cho gà con không phải di chuyển quá 0,5 m để ăn và uống.

THỨC ĂN

            Tùy theo giống gà có tốc độ sinh trưởng khác nhau mà nhu cầu dinh dưỡng trong những tuần đầu khác nhau. Gà thịt nặng cân có tốc độ sinh trưởng cao nên trong 2 tuần đầu có nhu cầu protein cao [22 – 23 %], sau đó giảm dần. Những giống gà chuyên trứng nhẹ cân có tốc độ tăng trọng thấp hơn nên thức ăn khởi đầu chỉ cần mức protein 20 – 21 %, sau 4 tuần mức protein trong thức ăn giảm dần. Gà con mới nở thường bị thiếu vitamin A nên trong tuần đầu phải  cung cấp lượng vitamin A khoảng 2000 IU/ con, với liều cao như vậy gà con có thể dự trữ trong gan và trong mô mỡ. Trong ngày đầu cho gà tập ăn trên khay bằng bắp hoặc tấm để gà con quen với việc mổ thức ăn và tiêu nhanh lòng đỏ trong ổ bụng. Trong 3 tuần đầu cho ăn tự do suốt ngày đêm, như vậy gà con có thể nhận lượng thức ăn tối đa mà chúng có thể nhận để kích thích sự phát triển bộ máy tiêu hóa.

            Gà con tiêu thụ lượng thức ăn ít nên thức ăn gà con trong những tuần đầu có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhằm đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của chúng. Mặt khác phải cấp thức ăn nhiều lần trong ngày, để gà con luôn được ăn thức ăn mới, tránh làm bẩn hoặc hỏng thức ăn.

Bảng 2. Nhu cầu dinh dưỡng cho gà con  trong 2 tuần đầu

Chất dinh dưỡng

Gà thịt công nghiệp

Gà thịt lông màu

Gà hậu bị trứng

ME [Kcal]

3000

3000

3000

Protein thô[%]

22

20

20

Ca [%]

1,1

1,0

1,0

P hữu dụng[%]

0,6

0,6

0,6

Lysin [%]

1,2

1,0

1,0

Methionin [%]

0,5 – 0,6

0,4-0,5

0,4-0,5

CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG

Nhiệt độ úm gà con trong tuần đầu từ 33 - 350C  dưới chụp úm, sau đó mỗi tuần giảm  20C. Khi trời lạnh phải bật thiết bị úm trước sao cho nhiệt độ chuồng úm đủ nhiệt khi thả gà con. Quan sát sự phân bố của gà con trong chuồng để đánh giá tình trạng nhiệt. Nếu gà phân tán  đều trong chuồng, gà con sởn sơ, nhanh nhẹn là nhiệt độ đạt tối ưu, khi đó gà con ăn nhiều, khỏe và lớn nhanh. Nếu gà con nằm túm tụm dưới nguồn nhiệt, ăn ít, uống nước ít là gà bị lạnh, cần tăng nhiệt độ. Nếu gà nằm túm tụm ở góc chuồng xa nguồn nhiệt, gà há mỏ thở nhanh, ăn ít, uống nước nhiều là do nhiệt độ quá nóng, cần giảm nhiệt độ. Chuồng nuôi gà con phải đảm bảo khô, ấm và thoáng.

Ẩm độ trong chuồng úm gà con tốt nhất ở khoảng 55 – 75 %, với mức ẩm độ này hơi nước trong phân bay nhanh, nên phân khô, gà khỏe mạnh.

Chế độ chiếu sángcho gà con  rất quan trọng. Ánh sáng cần để gà nhận biết và lấy thức ăn. Gà con trong tuần đầu cần chiếu sáng 23 giờ mỗi ngày, sau đó mỗi tuần giảm 2 - 3 giờ chiếu sáng mỗi ngày cho đến khi thời gian chiếu sáng còn 12 giờ/ngày và ổn định suốt trong thời kỳ sinh trưởng. Cường độ chiếu sáng cho gà con khoảng 3,5 - 4 W/m2 [20 lux], vừa đủ cho gà nhìn thấy thức ăn là đủ, ánh sáng trắng hoặc màu vàng cam nhẹ thích hợp cho gà con.

Mật độ úm gà con có xu hướng cao nhằm tiết kiệm năng lượng sưởi ấm và tận dụng chuồng một cách hiệu quả nhưng vẫn phải đảm bảo điều kiện tiểu khí hậu trong chuồng. Úm trong lồng 2 tuần đầu có thể 50 gà/m2, sau đó giảm dần. Mật độ thích hợp khi úm ở chuồng nền là 25 - 30 gà/m2. 

Gà con hướng trứngnên cắt mỏ để tránh hiện tượng cắn  mổ nhau, bới thức ăn làm rơi vãi láng phí thức ăn, đảm bảo gà con phát triển đồng đều. Nên cắt mỏ gà lần đầu vào lúc 10 - 21 ngày tuổi. Gà được cắt mỏ trên khoảng 1/3 từ ngoài vào, mỏ dưới chỉ đốt nóng đầu mỏ để hạn chế phát triển. Cắt mỏ sớm vào những ngày đầu không có lợi vì gà con rất khó uống nước và việc tập ăn cũng gặp trở ngại, thao tác khó nên dễ bỏ sót, mỏ nhanh chóng phát triển nên phải cắt lại trong khoảng thời gian ngắn. Thiết bị cắt mỏ với lưỡi dao được nung nóng nên vừa cắt mỏ vừa đốt vết cắt để bịt những mạch máu tránh chảy máu. Lưỡi dao phải bén để vết cắt gọn, không gây dập mỏ gà con. Cắt mỏ không đúng quy cách sẽ gây chảy máu hoặc dập mỏ. Sau khi cắt mỏ, nên tăng mực nước và thức ăn trong máng nhằm tránh đau cho gà.

            Cắt móng, đeo sốđánh dấu gà giống trước khi thả gà vào chuồng được thực hiện theo chương trình giống.

Quy trình phòng bệnh: trong 3 ngày đầu cho uống kháng sinh phòng một số bệnh do vi khuẩn như bệnh thương hàn, bệnh hô hấp mãn tính [CRD], viêm rốn và bệnh do E. coli. Thuốc được hòa vào nước uống, nên xen kẽ bổ xung vitamin ADE và B complex. Trước khi cho uống thuốc nên cho gà khát khoảng 2 – 3 giờ. Nước có pha kháng sinh hoặc vitamin nên tính toán sao cho đủ lượng uống trong vòng 20 – 30 phút, sau đó cho uống nước thường.  Nếu gà con hở rốn hoặc còn dây rốn phải cắt bỏ và sát trùng rốn bằng cồn iot 0,5 % hoặc xanh metylen 1 %. Vắc-xin phòng bệnh Marek tiêm lúc 1 ngày tuổi cho những đàn gà nuôi trên 12 tuần như gà đẻ trứng, gà giống hoặc gà nuôi thịt 14 - 16 tuần như gà nagoya, tam hoàng. phòng bệnh Newcastle, Gumboro và bệnh đậu bằng vacxin theo quy trình.

Ngày tuổi

phòng bệnh

Đường cấp

1

Marek

Tiêm dưới da cổ*

5

Gumboro

Nhỏ mắt

7

Newcastle

Nhỏ mắt

Gà thịt công nghiệp nuôi 5 – 6 tuần có thể không cần chủng. Hiện nay có nhiều loại vắc-xin phòng bệnh Gumboro và Newcastle phối hợp với một vài loại bệnh khác, cho nên tùy điều kiện thực tế mà chọn loại vắc-xin phù hợp nhất.

Video liên quan

Chủ Đề