Nghiệp vụ ngoại hối giao ngay là gì

[Last Updated On: 17/11/2021]

Thị trường hối đoái [Foreign Exchange Market] còn gọi là thị trường ngoại hối hoặc thị trường ngoại tệ.

Foreign Exchange Market là thị trường quốc tế, là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua – bán các ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị bằng ngoại tệ.

Trên thị trường hối đoái mua bán loại hàng hóa đặc biệt – đó là ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị như ngoại tệ, vì vậy so với các thị trường khác, thị trường hối đoái có đặc điểm riêng biệt: Thứ nhất, thị trường hối đoái là thị trường mang tính quốc tế chứ không phải chỉ đóng khung trong phạm vi một quốc gia, vì hàng hóa mua bán trên thị trường là ngoại hối.

Thứ hai, thị trường hối đoái hoạt động liên tục 24 giờ / 24 giờ, bởi có sự chênh lệch múi giờ giữa các quốc gia, giữa các châu lục.

Chính vì vậy mà tỷ giá hối đoái được niêm yết liên tục trên thị trường. Tỷ giá hối đoái được hình thành một cách hợp lý, linh hoạt thông qua sự cọ sát của cung – cầu ngoại tệ trên thị trường.

Thứ ba, Foreign Exchange Market là thị trường không có trụ sở riêng biệt, cũng không có một địa điểm hoặc bãi đất trống nào giành riêng cho thị trường này, các giao dịch hối đoái diễn ra tại các ngân hàng thương mại có kinh doanh ngoại hối.

Ở thị trường hối đoái có nhiều phương tiện giao dịch được sử dụng để thực hiện các nghiệp vụ hối đoái như điện thoại, Telex, fax, Swift [Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications – Hệ thống truyền tin điện tử liên ngân hàng toàn cầu].

2. Các chủ thể tham gia thị trường hối đoái

Bất kỳ doanh nghiệp, cá nhân hay một chủ thể kinh tế nào muốn đổi một đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác, đều trở thành chủ thể tham gia vào thị trường hối đoái.

Tùy theo luật lệ riêng của mỗi quốc gia mà việc quy định chủ thể tham gia thị trường hối đoái có thể khác nhau, nhưng nói chung chủ thể tham gia vào thị trường hối đoái thường bao gồm:

2.1. Doanh nghiệp

Những doanh nghiệp có chức năng xuất, nhập khẩu. Do nhu cầu buôn bán, đầu tư với các thương nhân nước ngoài, mà các doanh nghiệp này vừa là chủ thể có nhu cầu về ngoại tệ, vừa là chủ thể có nguồn cung ứng ngoại tệ. Khi thực hiện chức năng xuất khẩu thì các doanh nghiệp này trở thành chủ thể cung ứng ngoại tệ. Ngược lại, thực hiện chức năng nhập khẩu, các doanh nghiệp này lại cần phải có đồng tiền của nước xuất khẩu hoặc đồng tiền của một nước thứ ba nào đó được nước xuất khẩu chấp nhận, lúc này doanh nghiệp trở thành chủ thể có nhu cầu ngoại tệ. Tham gia thanh toán quốc tế có nhiều loại chủ thể, nhưng các doanh nghiệp được xem là chủ thể hình thành nên khối lượng mua và bán ngoại hối lớn nhất trên thị trường hối đoái.

2.2. Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường hối đoái có thể là người trung gian cho các khách hàng cần giao dịch trên thị trường hối đoái; cũng có thể để thực hiện một số giao dịch cho chính bản thân của ngân hàng thương mại nhằm cân đối ngoại tệ.

Dù là người trung gian phục vụ khách hàng hay cho chính ngân hàng thương mại thì ngân hàng thương mại tham gia thị trường cũng với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

2.3. Nhà môi giới

Các nhà môi giới là chủ thể trung gian trong các giao dịch ngoại hối được pháp luật quy định. Họ là người trung gian giữa các ngân hàng, giữa ngân hàng với doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau để tạo điều kiện cho cung và cầu ngoại tệ tiếp xúc nhau.

Các nhà môi giới được hưởng phí môi giới theo từng chuyến giao dịch mà họ mang lại những tiện ích cho khách hàng của họ.

2.4. Ngân hàng trung ương

Khác với ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương tham gia thị trường hối đoái không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì sự ổn định tiền tệ, trong đó ổn định tỷ giá hối đoái là một nội dung của chính sách ổn định tiền tệ.

Ngân hàng trung ương không chỉ có trách nhiệm phát hành tiền tệ của quốc gia và quản lý cung ứng tiền tệ, mà nó còn có nhiệm vụ giữ ổn định tỷ giá giữa bản tệ với ngoại tệ. Bởi lẽ, sự mất cân đối giữa cung – cầu ngoại tệ trên thị trường ít đều có ảnh hưởng đến giá trị của bản tệ. Cũng vì lý do này, bắt buộc ngân hàng trung ương phải tham gia vào việc mua bán ngoại hối trên thị trường nhằm duy trì trật tự của thị trường và bình ổn tỉ giá hối đoái.

Tuy nhiên, bất kỳ hành động nào của ngân hàng trung ương thực hiện trên thị trường hối đoái đều có ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước, do vậy, ngân hàng trung ương rất thận trọng khi sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ quốc gia và có sự phối hợp các hành động của mình trên thị trường hối đoái không đi chệch hướng trong chiến lược tổng thể của toàn bộ nền kinh tế.

3. Nghiệp vụ thị trường hối đoái

3.1. Nghiệp vụ hối đoái giao ngay

Nghiệp vụ hối đoái giao ngay [Spot operaions] là nghiệp vụ trong đó việc trả tiền và giao ngoại tệ sẽ được thực hiện ngay theo tỷ giá trao đổi được ấn định tại thời điểm giao dịch.

Tuy nhiên, giao dịch giao ngay ở đây không có nghĩa là chuyển giao ngoại tệ ngay tức khắc mà thông thường ngoại tệ được chuyển giao sau hai ngày làm việc của ngân hàng [hiểu hối đoại giao ngay là nghiệp vụ mang tính chất quốc tốt.

3.2. Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá

Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá [Arbitrage] là nghiệp vụ dựa vào mức chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường hối đoái để thu lợi nhuận. Nói cách khác, đây là nghiệp vụ trong đó tiến hành mua và bản cùng một loại ngoại tệ trên các thị trường hối đoái theo nguyên tắc mua ở nơi rẻ nhất và bán ở nơi đất nhất.

3.3. Nghiệp vụ hối đoái có kỳ hạn

Nghiệp vụ hối đoái có kỳ hạn [Forward] còn gọi là nghiệp vụ giao sau, là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định theo tỷ giá thỏa thuận lúc ký hợp đồng. Tỷ giá thỏa thuận lúc ký hợp đồng là tỷ giá có kỳ hạn [forward Rate], tức là tỷ giá áp dụng cho tương lai nhưng được xác định trước ở hiện tại.

Nghiệp vụ hối đoái có kỳ hạn chiếm một vị trí quan trọng trong các nghiệp vụ hối đoái. Ngoài mục đích kinh doanh kiếm lời, hối đoái có kỳ hạn còn được xem là phương tiện quan trọng để tránh rủi ro về hối suất trong quan hệ xuất, nhập khẩu cũng như tài chính và là công cụ đầu cơ có hiệu quả cao.

3.4. Nghiệp vụ hối đoái tương lai

Nghiệp vụ hối đoái tương lai [Future] gần giống như nghiệp vụ hối đoái có kỳ hạn. Chẳng hạn: khách hàng có thu nhập hàng tháng bằng tiền A, nhưng chi tiêu định kỳ của khách hàng lại bằng tiền B. Để bảo hiểm rủi ro về sự sụt giảm giá trị của A, khách hàng tiến hành mua các hợp đồng tương lai AB có kỳ hạn gần nhất so với những khoản tiền B sắp chi tiêu của mình.

3.5. Nghiệp vụ mua bán quyền chọn

Nghiệp vụ mua bán quyền chọn [options] là nghiệp vụ mà trong đó, một bên cho bên kia được quyền mua, hoặc được quyền bán một lượng ngoại tệ nào đó, với một tỷ giá xác định trong một thời hạn nhất định. Quyền này sẽ hết giá trị hiệu lực vào ngày kết thúc thời hạn của nó. Người được quyền mua hoặc được quyền bán nêu trên phải trả cho đối tác một khoản tiền được gọi là trị giá quyển chọn.

Người này được gọi là người mua quyền chọn. Nghiệp vụ này chia làm hai loại: quyền chọn mua [call options] và quyền chọn bắn [put options].

3.6. Nghiệp vụ Swap

Nghiệp vụ Swap có thể tạm dịch là nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ, dây là nghiệp vụ hối đoái có sự kết hợp giữa hai nghiệp vụ hối đoái giao ngay và hối đoái có kỳ hạn để thu lợi nhuận hoặc duy trì quan hệ bạn hàng.

Swap là thực hiện việc mua bán ngoại tệ xảy ra tại đồng thời ở hai thời điểm khác nhau, bán một đồng tiền nào đó ở thời điểm hiện tại và mua lại chính đồng tiền đó vào một thời điểm xác định trong tương lai và ngược lại.

Nghiệp vụ Swap giúp các ngân hàng tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh, bảo tồn ngân quỹ và phục vụ khách hàng, tăng cường uy tín của ngân hàng thương mại trong kinh doanh ngoại tệ.

[Nguồn tài liệu: TS. Lê Thị Mận, Lý thuyết Tài chính Tiền tệ]

Đề tài:NGHIỆP VỤ HỐI ĐOÁI GIAO NGAYGVHD: ThS. Nguyễn Thị Kiều OanhTP.HCM, tháng 9 năm 2014LỜI MỞ ĐẦULý do chọn đề tàiLà một phần của thị trường tiền tệ thuộc thị trường tài chính, thị trường hốiđoái có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Trong đó thị trường hối đoái giaongay giữ một vị trí nhất định, là cơ sở cho các hoạt động khác.Xác định được điều đó, nhóm sinh viên đã nghiên cứu về nghiệp vụ hối đoáigiao ngay với mục tiêu chính là kiến thức về cơ chế vận hành cũng như nhữngkỹ năng cần thiết trong thị trường hối đoái giao ngay.Kết cấu của bài báo cáo gồm 5 chươngChương 1: Khái niệmChương 2: Đặc điểmChương 3: Tổ chức thị trườngChương 4: Kinh doanh chênh lệch giáChương 5: Thực hànhChương 1: KHÁI NIỆM1.1Định nghĩaGiao dịch ngoại tệ giao ngay là giao dịch hai bên thực hiện mua bán mộtlượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúcthanh toán trong vòng 02 [hai] ngày làm việc tiếp theo. [Quyết định số1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004]Ví dụ ngày hôm nay ngân hàng giao dịch với khách hàng với nghiệp vụ giaongay thì giao dịch sẽ được thực hiện với chính tỷ giá được niêm yết của hômđó và giao dịch được thực hiện chậm nhất là 2 ngày làm việc.-> Tại sao cần 2 ngày làm việc?Trả lời:-1.2Các bên giao dịch [chủ yếu là các ngân hàng] cần thời gian hạch toáncác tài khoản liên quan cho số tiền đã thỏa thuận.Các bên giao dịch có thể thuộc các vùng thuộc địa lý có múi giờ khácnhau.Các thuật ngữ- Ngày giao dịch [trade/contract date]: là ngày mà hai bên cùng ký hợpđồng theo những điều khoản đã cam kết.- Ngày hiệu lực [value/ settlement/maturity date]: là ngày hai bên tiếnhành thanh toán và không trùng vào các ngày nghĩ của các nước cóđồng tiền giao dịch.•Ngày hiệu lực ngay [today value]: là ngày mà hai bên tiếnhành thanh toán ngay trong ngày giao dịch. Loại giao dịchnày rất phổ biến tại Việt Nam.[ngày hiệu lực = ngày giaodịch]•Ngày hiệu lực sau một ngày [tom value]: ngày thanh toánlà một ngày sau ngày giao dịch. [ngày hiệu lực = ngày giaodịch + 1 ngày làm việc]•Ngày hiệu lực spot [spot value]: ngày thanh toán là hai ngàysau ngày giao dịch. Loại hợp đồng spot này được áp dụngtrên toàn thế giới [ngày hiệu lực = ngày giao dịch + 2 ngàylàm việc]Chương 2. ĐẶC ĐIỂM2.1 Là nghiệp vụ gốc để triển khai các nghiệp vụ phái sinh- Các nghiệp vụ phái sinh ở đây là những nghiệp vụ hối đoái hoán đổi,nghiệp vụ tương lai, nghiệp vụ kỳ hạn…. đều lấy cơ sở là tỷ giá giaongay để tính tỷ giá các nghiệp vụ khác2.2 Spread rất hẹpSpread < 0.1%-Các nghiệp vụ phái sinh ở đây là những nghiệp vụ hối đoái hoán đổi,nghiệp vụ tương lai, nghiệp vụ kỳ hạn…. đều lấy cơ sở là tỷ giá giaongay để tính tỷ giá các nghiệp vụ khác2.3-Phi tập trungTức là nó không giao dịch trên sở, Được thực hiện tại các NHTM, cácCTTC, nhà môi giới và cả NHTW, trong đó, các NHTM đóng vai tròchủ chốt.2.4-Nhạy cảm với thông tinDo tốc độ thông tin ngày nay rất cao, cho nên mọi sự kiện quan trọngdiễn ra trên toàn thế giới có ảnh hưởng trực tiếp và ngay lập tức đến thịtrường ngoại hối toàn cầu cho dù các nhà kinh doanh ở rất xa nhau.Điều này làm cho hoạt động của thị trường ngoại hối trở nên hiệu quả,giống như toàn bộ nhà kinh doanh đang hoạt động dưới một mái nhàchung.2.5-Có tính thanh khoản cao:Luôn sẵn có số tiền cần thiết [right available amount]Tại địa điểm cần có [right lacation]Tại thời điểm có nhu cầu [right time]Đúng đồng tiền [right currency]Giá cả hợp lý [right price]Chương 3. TỔ CHỨC THỊ TRƯỜNG3.1 Sơ lượcTheo nghĩa rộng, thị trường giao ngay bao gồn thị trường bán buôn[Interbank] và thị trường bán lẻ; nhưng do doanh số giao dịch trên Interbanklà chủ yếu, do do, theo nghĩa hẹp người ta coi thị trường giao ngay chính là thịtrường liên ngân hàng.Thị trường liên ngân hàng giao ngay là thị trường tài chính lớn nhất toàncầu. Chỉ tính số mua bán một chiều, thì trung bình mỗi ngày doanh số giaodịch lên tới 1500 tỷ USD. Kể từ năm 1970 cho đến nay thì cứ hai năm doanhsố giao dịch lại được nhân lên gần gấp đôi.3.2 Đối tượng tham giaNgân hàng Trung ương, Ngân hàng Thương mại, các nhà môi giới, tất cảkhách hàng cá nhân, TCKT có nhu cầu hợp pháp liên quan đến mua/bán ngoạitệ.3.2 Những lợi ích chínhĐáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ để phục vụ cho thanh toán xuất nhậpkhẩu hàng hóa, dịch vụ, cước vận tải, bảo hiểm.Góp vốn liên doanh với nước ngoài.Đóng hội phí cho các tổ chức quốc tế.Đi công tác, học tập, chữa bệnh, du lịch... ở nước ngoài.Có thể thanh toán ngay trong ngày [today], thanh toán vào ngày hôm sau[tom] hoặc thanh toán trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày giao dịch[spot].Khách hàng quản lý tình hình kinh doanh được hiệu quả hơnCân đối được nguồn ngoại tệ tức thời và trong tương lai gần nhằm phụcvụ kinh doanh3.4 Phương thức thanh toán-Thanh toán bù trừThanh toán bù trừ là một phương thức thanh toán trong ngoại thương,trong đó tiền hàng không được thanh toán trực tiếp và ngay giữa người bán vàngười mua mà được ghi vào một tài khoản được gọi là tài khoản Clearing, đếncuối kỳ tiến hành bù trừ giữa tài khoản của hai bênTiền tệ được sử dụng trong thanh toán bù trừ là đồng tiền clearing tứclà đồngtiềnkhông đượcchuyển đổi rabấtkỳ đồngtiềnnàokhác,không được chuyển khoản sang các tài khoản khác, bên nào dư nợ sẽ phải trảbằng ngoại tệ tự do hoặc chuyển sang tài khoản vay nợ năm sau hoặc trả nợbằng hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của nước chủ nợThực chất phương thức thanh toán bù trừ được sử dụng nhiều trongHiệp định mua bán hàng hóa dịch vụ giữa chính phủ hai quốc gia, hoặc giữahai thương nhân có quan hệ buôn bán thân thiết và hàng năm trao đổi với nhaunhiều loại hàng hóa. Để đơn giản thủ tục thanh toán hai bên sử dụng phươngthức thanh toán bù trừ+ CHIP Là hệ thống thanh toán chuyển tiền qua hệ thống máy tính giữacác ngân hàng của CHIPCo. CHIPS là một hệ thống thanh toán mạnglưới đa phương, ghép lệnh liên tục và tức thời nghĩa là các lệnh thanhtoán nhận được trong giờ làm việc của CHIPS [từ 12:30 A.M. đến 5:00P.M., giờ NewYork] sẽ được xử lý và thực hiện ghi có gần như ngay lậptứcchoNgân hàng hưởng lợi. => Hệ thống thanh toán bù trừ CHIPS là hệthống thanh toán đồng USD lớn nhất hiện nay.+-NON-USDSWIFT : là Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và các tổ chức tài chínhquốctế[SocietyforWorldwideInterbankandFinacialTelecommunication]. Đây là một hiệp hội mà thành viên là các ngânhàng và các tổ chức tài chính, mỗi ngân hàng tham gia là một cổ đôngcủa SWIFT. SWIFT cung cấp các dịch vụ truyền thông an ninh và phầnmềm giao diện cho các cơ quan chuyên bán buôn tài chính. SWIFT lànhà cung cấp sự an toàn, dịch vụ chuẩn hóa và phần mềm giao diện chocác quốc gia và lãnh thổ. Thành viên của SWIFT.+ Tài khoản Nostro [Nostro theo tiếng Latin là "của chúngtôi"] là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn "của chúng tôi" mở tại ngânhàng đại lý [chúng tôi là chủ tài khoản, còn ngân hàng đại lý là ngườigiữ tài khoản cho chúng tôi] Tài khoản Nostro có số dư bằng ngoại tệnên sẽ linh hoạt trong việc thanh toán do không phải mất thời gian vàchi phí để chuyển đổi đồng tiền. Trên phương diện Việt Nam, tài khoảnNostro là tài khoản tiền gửi giao dịch vốn của các ngân hàng thươngmại Việt Nam mở và duy trì tại các ngân hàng nước ngoài.+ STANDARD SETTLEMENT INSTRUCTIONS [SSI]Chương 4. KINH DOANH CHÊNH LỆCH GIÁ4.1 Định nghĩaKinh doanh chênh lệch giá [Arbitrage]: là giao dịch mua và bán phi rủiro cùng một đồng tiền vào cùng một thời điểm giữa các thị trường khácnhau nhằm tìm kiếm lợi nhuận.Ví dụ: Giá EUR/USD được niêm yết như sau:Thị trường New York: 1.4315/17Thị trường London: 1.4318/20Một nghiệp vụ ứng dụng của nghiệp vụ giao ngay là kinh doanh chênh lệchgiá giao ngay. Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá là nghiệp vụ thực hiệnviệc mua một đồng tiền ở nơi giá thấp và bán lại ở nơi giá cao hơn [hoặcngược lại] tại cùng một thời điểm để thu lợi nhuận từ chênh lệch giá hoặcngược lại.Mức giá giữa các thị trường giao ngay chênh lệch tạo ra cơ hội kinh doanhchênh lệch giá trên thị trường giao ngay. Vì vậy có thể xem nghiệp vụ kinhdoanh chênh lệch giá là một ứng dụng của nghiệp vụ hối đoái giao ngay. Vềmặt lý thuyết thì kinh doanh chênh lệch tỷ giá không hề chịu rủi ro tỷ giá vàkhông phải bỏ vốn. Lưu ý rằng, nghiệp vụ Arbitrage không tạo ra trạng tháitrường hay đoản và rủi ro trong kinh doanh không hề phát sinh.Ngày nay, với sự hỗ trợ đắc lực của kỹ thuật truyền thông và phương tiện điệntử, một ngân hàng có thể kiểm soát hầu hết tất cả tỷ giá giữa USD và với cácđồng tiền mạnh ở tất cả các trung tâm giao dịch quốc tế như New York,London, Frankfurt, Paris, Tokyo,… Mọi diễn biến của thị trường đều đượccập nhật và các thị trường hoạt động ngày càng liên kết chặt chẽ với nhau vàtrở nên rất hiệu quả. Do vậy, chênh lệch tỷ giá giữa các nơi hầu như khôngcòn hoặc nếu có thì cũng rất ít và cũng chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc, sauđó cũng lập được sự cân bằng bằng sự điều chỉnh cung cầu của thị trường.4.2 Các loại nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá [Arbitrage]Có 3 hình thức Arbitrage khác nhau:- Arbitrage địa phương [Locational arbitrage] có thể xảy ra nếu có nhữngthông báo niêm yết tỷ giá khác nhau trong cùng địa phương.Hoạt động Arbitrage địa phương có thể được thực hiện nếu 2 ngân hàng khácnhau trong cùng địa phương yết tỷ giá có sự chênh lệch: tỷ giá mua của ngânhàng thứ nhất lớn hơn tỷ giá bán của ngân hàng thứ 2. Ngay lúc đó, các nhàkinh doanh có thể tận dụng cơ hội này để kinh doanh chênh lệch tỷ giá [mua ởngân hàng này và bán lại ở ngân hàng kia]. Khi các ngân hàng đã nhận thấytình hình yết tỷ giá không thống nhất thì ngay lập tức một hoặc cả hai ngânhàng sẽ điều chỉnh tỷ giá mua bán của mình. Tỷ giá sẽ được điều chỉnh lại ởcác ngân hàng và khi đó Arbitrage không còn khả thi nữa. Hoạt động này làmcho bất kỳ tỷ giá nào cũng sẽ giống nhau giữa các ngân hàng. Lưu ý rằngnghiệp vụ Arbitrage không tạo ra trạng thái ngoại hối trường hay đoản vàkhông phát sinh rủi ro trong kinh doanh.Ví dụGiả sử tại ngân hàng A, và B trong cùng địa phương niêm yết tỷ giá giữa đồngbảng Anh và đôla Mỹ như sau:Ngân hàng A: GBP/USD = 1,6123/25Ngân hàng B: GBP/USD = 1,6126/28Tỷ giá mua vào của ngân hàng B là 1,6126 lớn hơn tỷ giá bán ra của ngânhàng A là 1,6125. Cơ hội kinh doanh Arbitrage địa phương xuất hiện và đượcthực hiện theo các bước như sau:° Mua đồng bảng Anh ở ngân hàng A theo tỷ giá ASK GBP/USD = 1,6125.° Bán đồng bảng Anh ở ngân hàng B theo tỷ giá BID GBP/USD = 1,6126=> Lợi nhuận thu được trên 1 GBP từ nghiệp vụ Arbitrage:1,6126 - 1,6125 = 0,001 USD- Arbitrage ba bên [Triangular arbitrage] có thể xảy ra nếu có sự khác biệttrong tỷ giá chéo.Hoạt động Arbitrage bai bên có liên hệ với tỷ giá chéo. Nếu tỷ giá chéo thựcgiữa hai đồng tiền này khác với tỷ giá chéo thích hợp thì xuất hiện Arbitrageba bên. Hoạt động của Arbitrage ba bên sẽ làm cho tỷ giá chéo điều chỉnh lạivà khi đó Arbitrage ba bên sẽ không còn khả thi nữa. Cũng giống nhưArbitrage địa phương, Arbitrage ba bên không cột chặt vốn và cũng không rủiro vì giá cả đã được xác định chắc chắn tại lúc mua hoặc bán tiền. Arbitrageba bên thường không phải là một chiến lược mà hầu hết chúng ta có thể kiếmlời, chỉ những nhà mua bán tiền tệ chuyên nghiệp với những kỹ thuật côngnghệ mới có thể phát hiện những sai lệch trong tỷ giá chéo. Mấu chốt của vấnđề là do tỷ giá chéo luôn luôn được điều chỉnh một cách chính xác. Nếukhông đúng như thế, Arbitrage ba bên sẽ xảy ra cho đến khi tỷ giá được điềuchỉnh một cách chính xác. Mục đích của hoạt động này là tìm lợi nhuận thôngqua loại tiền thứ hai và thứ ba, khi tỷ giá trực tiếp giữa hai loại tiền này khôngtương xứng với tỷ giá chéo. Hoạt động này làm cho tỷ giá chéo niêm yết đượcđịnh giá một cách thích hợp.Ví dụGiả sử trên thị trường hối đoái quốc tế có các tỷ giá như sau:Thị trường Tỷ giáBIDASKNew YorkGBP/USD 1,71211,7179ZurichUSD/CHF 6,21816,2242LondonGBP/CHF 11,6411,68Dựa vào tỷ giá niêm yết ở hai thị trường Zurich và London, ta có thể xác địnhđược tỷ giá chéo GBP/USD:GBP/USD = 1,8701/84Như vậy, so với tỷ giá được niêm yết tại thị trường New York, ta có thể thấyxuất hiện cơ hội Arbitrage ba bên. Để khai thác cơ hội này, nhà kinh doanhthực hiện các giao dịch như sau:° Dùng 1.000.000 USD đang có để mua GBP ở New York theo tỷ giáASKGBP/USD = 1,7179, thu được:1.000.000 : 1,7179 = 582.106,06 [GBP]° Bán 582.106,06 GBP thu được để lấy về CHF ở London theo tỷ giáBIDGBP/CHF = 11,64, thu được:582.106,06 x 11,64 = 6.775.714,54 [CHF]° Bán 6.775.714,54 CHF vừa thu được để mua lại USD ở Zurich theo tỷ giáASKUSD/CHF = 6,2242, thu được:6.775.714,54 : 6,2242 = 1.088.608,10 [USD]=> Lợi nhuận thu được từ nghiệp vụ Arbitrage ba bên:1.088.608,10 – 1.000.000 = 88.608,10 [USD]=> Quá trình điều chỉnh tỷ giá:Giao dịchTác động1. Những người tham gia sử dụng USD để Ngân hàng tăng giá chào bán GBP so vớimua GBPUSD2. Bán GBP thu được để mua CHFNgân hàng giảm giá hỏi mua GBP tínhtheo CHF, nghĩa là giảm số CHF để đổilấy 1 GBP.3. Bán CHF để mua USDNgân hàng giảm giá hỏi mua CHF tínhtheo USD- Kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa [Covered interest arbitrage CIA] có thể xảy ra do tỷ giá giao ngay hoặc tỷ giá kỳ hạn được đánh giá caohơn hoặc thấp hơn giá trị của chúng.Các phần trình bày trên cho thấy Arbitrage địa phương làm cho bất kỳ tỷ giánào cũng sẽ giống nhau, Arbitrage ba bên làm cho tỷ giá chéo được niêm yếtmột cách thích hợp. Trong khi đó, kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòngngừa dựa trên mối quan hệ giữa phần bù tỷ giá kỳ hạn và chênh lệch lãi suất,có xu hướng tạo ra mối quan hệ giữa lãi suất của hai quốc gia và phần bù[hoặc chiết khấu] kỳ hạn [thể hiện thông qua điểm kỳ hạn]. Quy mô của phầnbù hoặc chiết khấu được biểu hiện bởi tỷ giá kỳ hạn của một đồng tiền phụthuộc vào chênh lệch lãi suất của hai quốc gia có liên quan. Nói một cách tổngquát, tỷ giá kỳ hạn của đồng tiền nước ngoài sẽ chứa đựng một phần bù [hoặcchiết khấu] nếu lãi suất của nó cao hơn [hoặc thấp hơn] lãi suất đồng tiền củanước chủ nhà. Ngang giá lãi suất cho thấy mối quan hệ chính xác hơn giữachênh lệch lãi suất và phần bù [hoặc chiết khấu] kỳ hạn. Nếu mối quan hệthực sự giữa chênh lệch lãi suất và phần bù kỳ hạn khác biệt đáng kể, với quanhệ kỳ vọng được xác định bởi quan hệ ngang giá lãi suất [Interest rate parity]thì kinh doanh chênh lệch lãi suất có bảo đảm sẽ xảy ra. Loại Arbitrage thểhiện một đầu tư ngắn hạn bằng ngoại tệ được bảo đảm bởi hợp đồng kỳ hạn.Do đó, theo cách này, nhà đầu tư không chịu rủi ro tỷ giá. Kinh doanh chênhlệch lãi suất có phòng ngừa liên quan đến việc đầu tư ra nước ngoài và phòngngừa để chống lại rủi ro tỷ giá.Giống như những hình thức Arbitrage khác, kinh doanh chênh lệch lãi suất cóphòng ngừa làm cho các lực lượng thị trường tạo ra một sự điều chỉnh mới.Ngay khi có sự chỉnh đốn này thì lợi nhuận thặng dư từ Arbitrage sẽ khôngcòn nữa.4.3 Những rào cản trong kinh doanh chênh lệch tỷ giá:- Chi phí giao dịch: việc giao dịch tại nhiều ngân hàng, thị trường với yêucầu trong thời gian ngắn nhất thì cần những khoản phí giao dịch cao.Điều này làm nhiều nhà kinh doanh phải suy nghĩ vần đề thiệt hơn khiđầu tư.- Rào cản giao dịch giữa các thị trường: tại các nước khác nhau sẽ cónhững quy đình khác nhau trong việc kinh doanh, những quy định củapháp luật, ngân hang ở nhiều thị trường có thể gây khó khăn cho nhàkinh doanh về thủ tục, thời gian hay thận chí mất thêm chi phí vào thuế,phí giao dịch…- Nhiều người cùng tìm kiếm cơ hội: với nhiều ưu điểm và ít rủi ro thìnhiều người thấy đây là miếng mồi ngon để nhảy vào.- Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng: các ngân hàng luôn cạnh tranh nhauvề giá mua, giá bán làm cho sự chênh lệch giữa giá mua và giá bánthấp, dẫn đến lợi nhuận kiếm được thấp hơn.- Mức độ liên thông giữa các ngân hàng cao: việc chênh lệch tỷ giá giữacác ngân hàng chỉ xảy ra trong khoảnh khắc, khi các ngân hàng liênthông với nhau nhận thấy sự chênh lệch này thì ngay lập tức họ điềuchỉnh lại cho cân bằng, và vậy là nhà kinh doanh mất đi cơ hợi kinhdoanh nhờ chênh lệch tỷ giáChương 5. THỰC HÀNHcâu 1:Hôm nay là thứ Năm, sắp tới có các ngày nghỉ sau: Thứ Sáu: ngày nghỉ của Mỹ, Canada Thứ Hai: ngày nghỉ của Anh, Việt Nam Thứ Ba: ngày nghỉ của khu vực EurozoneTìm ngày hiệu lực của các cặp đồng tiền sau:USD/VND spot:USD/CAD tom:EUR/GBP spot:CAD/VND today:Đáp án:Ngày hiệu lực của USD/VND spot: thứ nămNgày hiệu lực của USD/CAD tom: thứ tưNgày hiệu lực của EUR/GBP spot: thứ sáuNgày hiệu lực của CAD/VND today: thứ nămCâu 2:Có các tỷ giá sau đây trên thị trường quốc tếGBP/USD = 1,5809- 39 ở New YorkUSD/EUR = 0,9419- 87 ở FrankfurtGBP/EUR = 1,4621- 71 ở LondonĐể khai thác cơ hội kinh doanh nhà giao dịch thự hiện mấy giao dịch và kiếmđược lợi nhuận là bao nhiêu?2 giao dịch, 644.210,38 GBP4 giao dich, 1.018.432,19 USD3 giao dịch, 18.432,19 USDTừNewYorkbánraFrankfurt:1.000.000*0,9419=941.900EURA.B.C.1.000.000USDởDùng số EUR này mua GBP ở London: 941.900/1,4621=644.210,38 GBPBán số GBP vừa mua được ở New York: 644.210,38*1,5809=1.018.432,19USDLỢI NHUẬN: 1.018.432,19 - 1.000.000=18.432,19 USDĐáp án: CCâu 3:Tỷ giá GBP/USD = 1,4229- 46 phí giao dich khách hang phải chiệu khi muabán ngoại tệ với ngân hàng:0.12%0.17%0.15%Phí giao dịch = [[1,4246 – 1,4229] * 100] / 1,4246 =0,12%A.B.C.Đáp án: ACâu 4:Ngoại hối giao ngay thường thanh toán trong mấy ngày làm việc:1 ngày2 ngày3 ngàyĐáp án BA.B.C.Dùng dữ liệu sau để làm những bài tập sau:USD/VND = 15850- 71USD/ JPY = 114,81- 00USD/EUR = 0,8428- 52Câu 5:Khách hàng muốn mua 120.000 USD bằng VND?1.518.512.000 VND1.904.520.000 VND1.712.657.000 VND120.000 * 15.871 =1.904.520.000 VNDA.B.C.Đáp án: BCâu 6:Khách hàng muốn bán 960.000 EUR lấy USD?941.900 USD544.852,18 USD113.582,58 USD96.000 / 0,8452 = 113.582,58 USDA.B.C.Đáp án: CCâu 7:Khách hàng muốn bán 12.358.000 JPY lấy USD?112.145,89 USD120.187,12 USD107.460,87 USD12.358.000 / 115,00 = 107.460,87 USDA.B.C.Đáp án: CCâu 8:Khách hàng muốn bán 92.500 USD lấy EUR?A.B.72.765,14 EUR77.387.17 EUR77.968,25 EUR92.500 * 0,8429 = 77.968,25 EURC.Đáp án: CCâu 9:Có bao nhiêu lí do mà đồng ngoại hối có tính thanh khoản cao?A.B.C.567Đáp án: ACâu 10:Khách hàng A muốn mua 500k GBP, Cable hiện tại là 1.5350/70. Nếu bạnmuốn lãi 5k USD thì tỷ giá bạn chào là bao nhiêu?1.4364 GBP/USD1.5470 GBP/USD1.5675 GBP/USD1.5370 + 5,000/500,000 = 1.5470 GBP/USDA.B.C.Đáp án: BTÀI LIỆU THAM KHẢOSách1PGS-TS Nguyễn Minh Kiều [2009]. Thị trường ngoại hối và các giải2pháp phòng ngừa rủi ro. NXB Thống KêPGS-TS Nguyễn Văn Tiến [2006]. Cẩm nang thị trường ngoại hối vàcác giao dịch kinh doanh ngoại hối. NXB Thống Kê

Video liên quan

Chủ Đề