Em có thích đọc sách không vì sao

Văn mẫu lớp 7: Dàn ý em thích đọc sách gì, giải thích tại sao em thích đọc loại sách đó gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Dàn ý chứng minh câu nói: "Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên"

Dàn ý chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Dàn ý em thích đọc sách gì, giải thích tại sao em thích đọc loại sách đó

I. Mở bài:

Giới thiệu về loại sách em thích đọc:

Ai đó đã từng chia sẻ rằng:Sách hay cũng như bạn tốt, ít và được chọn lựa, chọn lựa càng nhiều, thưởng thức càng nhiều.. Sách luôn là một kho tàng tri thức quý báu của nhân loại ngỡ như ta dành cả đời để khám phá cũng không thể đọc hết. Với mỗi tính cách, sở thích riêng, mỗi người lại chọn cho mình một loại sách ưa thích riêng, còn em, em thích nhất là đọc tiểu thuyết trinh thám.

II. Thân bài:

1. Nêu khái niệm về loại sách em yêu thích:

Tiểu thuyết: là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc, người viết phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người. [Wikipedia]

Tiểu thuyết trinh thám: là một loại văn xuôi hư cấu với đối tượng chính là những vụ án, người gây án và kẻ phá án. Thông qua những tình tiết lôi cuốn, logic, tác phẩm đưa người đọc tìm ra thủ phạm, khám phá ra những bài học sâu sắc, hiểu được những nét tâm lí của bí ẩn của con người.

2. Giải thích vì sao em lại thích đọc loại sách đó:

Mỗi cuốn tiểu thuyết trinh thám đều đem lại cho em rất nhiều cảm giác hồi hộp, lôi cuốn. Vì những tác phẩm thuộc loại này thường có tính bất ngờ cao, có khi đến cuối tác phẩm ta mới biết thủ phạm nên mỗi lần đọc một cuốn tiểu thuyết là em quên cả thời gian, đọc mà không biết mệt. Những cảm xúc căng thẳng đến nghẹt thở, sợ hãi đến cực độ có lẽ chính là một nét rất riêng khiến em yêu thích loại sách này.

Dành nhiều thời gian đọc tiểu thuyết trinh thám đã giúp em cải thiện rất nhiều khả năng tư duy logic của bản thân. Có những tình tiết, nút thắt then chốt tác giả gợi ra trong tác phẩm khiến em phải mất hàng giờ ngồi suy luận, phán đoán xem với những giả thiết đó thì ai là thủ phạm, mục đích của hành động gây án đó là gì Gấp lại những trang sách trở lại với hoạt động sinh hoạt, học tập hàng ngày, em đã bắt đầu biết phân tích và nhìn nhận mọi việc từ gốc rễ của nó để không đáng giá, phân tích sai.

Mỗi ngày dành thời gian đọc mấy chục trang tiểu thuyết trinh thám cũng là một cách giúp tập thể dục cho não. Nào là rèn khả năng suy luận, trí tưởng tượng, óc quan sát tất cả đều rất có ích cho não bộ của con người.

Bản thân em rất ngưỡng mộ những nhà văn viết tiểu thuyết trinh thám, ngưỡng mộ trí tưởng tượng, khả năng suy luận tài ba hay tài phân tích tâm lý tinh tế của họ. Đối với em, họ là những bậc thầy về khoa học, đời sống, tâm lí Qua những tác phẩm của họ, em đã lĩnh hội được rất nhiều kiến thức bổ ích từ thực tế đời sống đến thẳm sâu bên trong nội tâm con người.

Khi yêu thích và dành nhiều thời gian để nghĩ và nói về những cuốn tiểu thuyết trinh thám, em đã tìm được rất nhiều người bạn chung sở thích với mình. Những lúc có thời gian rảnh rỗi, em và mọi người thường chia sẻ với nhau những cuốn tiểu thuyết mình tâm đắc, những tác giả mình ngưỡng mộ hay cùng nhau phân tích ý nghĩa bài học sâu xa mà tác giả muốn truyền tải qua tác phẩm của mình.

III. Kết bài:

Nêu cảm xúc của bản thân:

Những cuốn tiểu thuyết trinh thám đã mở ra trong em một thế giới mới với bao điều mới lạ, bổ ích. Em sẽ luôn giữ gìn những cuốn sách đó và mong sẽ được chia sẻ với mọi người về những cuốn sách tuyệt vời mà mình được đọc.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 7: Dàn ý Em thích đọc sách gì, giải thích tại sao em thích đọc loại sách đó. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 7 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 7.

Bài tiếp theo: Dàn ý giải thích câu Đi một ngày đàng học một sàng khôn"

          Tuổi thơ tôi gắn liền với những câu chuyện như Thạch Sanh, Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, v.v... được bà và mẹ kể cho mỗi tối trước khi đi ngủ. Những câu chuyện ấy đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ mãi. Ở lứa tuổi của tôi, cũng giống như các bạn, tôi cũng thích truyện tranh, hoạt hình,... nhưng truyện cổ tích vẫn là mạch nguồn dân tộc và có vị trí riêng trong trái tim tôi.

          Tôi đã gắn liền tâm hồn mình với ca dao, cổ tích. Vì vậy, để trả lời câu hỏi có thích đọc truyện cổ tích không, câu trả lời chắc chắn là có. Nhân vật thiện hay ác, tôi đều thích. Tôi thích cả những yếu tố có phần như hoang đường kỳ ảo, thích cả cái kết có hậu.

          Sẽ rất nhiều người nói rằng truyện cổ tích không hay vì các nhân vật trong truyện cổ tích phân rõ chính – tà, trắng – đen, mà con người ai cũng có cả xấu lẫn tốt. Nhưng với tôi, sự phân chia rõ ràng các tính chất cho từng nhân vật lại giúp ta dễ dàng nhận biết hơn. Những nhân vật cũng từ đó mà trở thành biểu tượng cho thiện lương hay ác độc. Lý Thông đã thành đại diện cho cái xấu. Còn Thạch Sanh đã thành đại diện cho cái tốt. Mẹ con Cám đã trở thành đại diện cho cái xấu. Còn cô Tấm lại là đại diện cho sự tốt đẹp, cho sự hiền dịu, chăm chỉ. Việc phân chia rõ ràng hai tuyến nhân vật để ta thấy rõ từng kiểu tính cách con người, đồng thời cũng là cách để giáo dục con người hướng thiện.

          Tôi còn thích truyện cổ tích vì nó phản ánh mong ước của nhân dân Việt Nam về kết thúc có hậu, về cái người ta vẫn gọi là Ở hiền thì lại gặp hiền/ Người ngay thì được Phật, tiên độ trì. Mỗi khi nhân vật chính diện gặp phải tai họa, gặp phải những thách thức, khó khăn tưởng như không cách nào hóa giải được, thì khi ấy những thế lực siêu nhiên sẽ xuất hiện cứu giúp. Nói cách khác, đó là khi yếu tố kỳ ảo trong truyện cổ tích bắt đầu xuất hiện. Yếu tố kỳ ảo đó có thể là ông Bụt giúp cô Tấm đi trẩy hội, giúp anh nông dân có được cây tre trăm đốt mà hẳn ai trong chúng ta cũng đã quen với câu nói của Bụt: “Làm sao con khóc?!”. Đó cũng có thể là những chi tiết như Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai vào một gia đình, mà sau này người con ấy có tên là Thạch Sanh. Đó cũng có thể là chuyện Sọ Dừa hàng ngày lăn lóc mà lại có thể hóa thành chàng trai khôi ngô tuấn tú, có sẵn các sính lễ để cưới con gái phú ông. Những yếu tố kỳ ảo như thế cho thấy niềm tin tâm linh, niềm tin về cái thiện, tinh thần nhân văn của con người Việt Nam.

          Những yếu tố kỳ ảo hay nhân vật có những nét tính cách đặc trưng còn liên kết với cái kết có hậu. Không chỉ là người hiền gặp hiền, mà cả kẻ ác sẽ gặp cái ác. Ta có thể thấy điều này qua truyện Tấm Cám và truyện Thạch Sanh. Mẹ con Cám cuối cùng có kết cục như thế nào, mẹ con Lý Thông có kết cục như thế nào, hẳn ai cũng đã rõ. Cái kết có hậu hay cái kết mang tính nhân quả không chỉ giáo dục con người ta mà còn cho thấy văn hóa người Việt, tin tưởng vào nghiệp, tin tưởng vào nhân quả. Đó có thể là sự ảnh hưởng của Phật giáo vào đời sống người Việt. Nói cách khác, người ta có thể nhìn thấy văn hóa Việt Nam thông qua truyện cổ tích. Văn hóa, đời sống người Việt cũng còn được thể hiện qua những hoạt động sinh hoạt hàng ngày của các nhân vật trong truyện. Đó là đốn tre để làm đũa trong truyện Cây tre trăm đốt. Đó là cô Tấm trèo lên cây cau, hay Sọ Dừa học hành để thi khoa cử rồi đỗ thành trạng nguyên. Tất cả những điều đó tạo nên một “hệ sinh thái” rất Việt Nam. Truyện cổ tích như vậy đã lưu giữ mạch nguồn của người Việt. Chính những điều về văn hóa đó đã khiến tôi yêu truyện cổ tích vô cùng.

          Mỗi người sẽ có những quan điểm riêng. Có người có thể sẽ không thích truyện cổ tích vì cho rằng nó đã cũ, vì cho rằng các nhân vật chia rõ ràng trắng – đen, thiện – ác quá. Nhưng với tôi, chính những điều đó lại cho tôi thích đọc truyện cổ tích vô cùng. Vì khi ấy, tôi học được những bài học làm người và được gặp lại ông cha của mình – cội nguồn văn hóa dân tộc.

  1. Trang chủ
  2. Lớp 7
  3. Văn mẫu lớp 7
  4. Em thích đọc sách gì, giải thích tại sao em lại thích đọc loại sách đó lớp 7

Văn lớp 7: Em thích đọc sách gì, giải thích tại sao em lại thích đọc loại sách đó

Chia sẻ

Hướng dẫn làm bài văn em thích đọc sách gì, giải thích tại sao em lại thích đọc loại sách đó các bạn có thể tham khảo

Các bài viết về chủ đề thích đọc sách gì được quan tâm trên Wikihoc:

  • Dàn ý Em thích đọc sách gì, giải thích tại sao em lại thích đọc loại sách đó

Có người từng nói: sách là ngọn đèn bất diệt soi sáng trí tuệ con người. Thật vậy, nó sáng bởitrong đó có tinh hoa của nghìn năm nhân loại, có kết tinh của những chân thiện mĩ cao đẹp nhất,để khi nhìn vào đó ta biết mình đã trưởng thành thế nào và đã đi được đến đâu. Dù đã sang thời đại của công nghệ, cuộc cách mạng 4.0 bao trùm cả toàn cầu, nhưng sách vẫn giữ được vị trí cho riêng mình. Sách thì có rất nhiều loại, có trinh thám, có khoa học viễn tưởng, có sách văn học. Để viết về một loại sách mà bạn hay đọc, các bạn cần giới thiệu cho mọi người biết đó là sách thuộc thể loại gì, thường kể về cái gì. Quan trọng là vì sao các bạn thích đọc loại sách ấy[nó giúp ích gì cho cuộc sống?Vì nó hay ở chỗ nào? Hay nó có ý nghĩa gì đặc biệt?]. Vì đây là sách các bạn yêu thích nên các bạn phải có hiểu biết về nó thì mới có thể viết một cách chân thực nhất nhé. Chúc các bạn làm bài thành công!

BÀI VĂN MẪU EM THÍCH ĐỌC SÁCH GÌ, GIẢI THÍCH TẠI SAO EM LẠI THÍCH ĐỌC LOẠI SÁCH ĐÓ?

Các bạn đã bao giờ dành cả ngày chỉ để ngồi nghiền ngẫm những cuốn sách? Hãy bỏ chiếc điện thoại xuống, hay thử chìm đắm vào thế giới của sách, bởi nơi đó có nhiều điều thú vị hơn bạn tưởng đấy. Đối với tôi, tình yêu dành cho sách chưa bao giờ vơi cạn, đặc biệt là các sách văn học, truyện ngắn của tác giả Nam Cao.

Chúng ta đã từng được chứng kiến sự thay da đổi thịt của thế giới suốt hàng ngàn hàng vạn năm nay. Nhưng suốt chặng đường phát triển ấy, sách vẫn là nguồn tư liệu vô giá, làm nền tảng cho mọi sự tiến bộ. Có những cuốn sách về lịch sử đưa ta trở về ngàn năm đất nước, những sách trinh thám cuốn ta vào lí trí và logic, trong khi đó sách về khoa học lại giúp ta chạm đến những địa cầu xa xôi. Nhưng đối với riêng tôi, sách về văn học vẫn chiếm một vị trí đặc biệt.

Sách văn học bao gồm các thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch. Văn chương là do người nghệ sĩ sáng tác bằng những xúc cảm chân thực của mình, nên nó không có sự khô cứng như các ngành khoa học. Các kiến thức trong văn chương bề bộn và phong phú, nó mang trong mình cả lịch sử, địa lí, tâm lí học... Một tác phẩm truyện ngắn thôi, nhưng ta có thể tìm trong đó cả vũ trụ. Một bài thơ "Lượm" của Tố Hữu, ta thấy hình ảnh một chú bé liên lạc nhanh nhẹn, hoạt bát mà trách nhiệm, nhưng ta còn thấy ở đó bộ mặt của cả dân tộc cùng đứng lên chống giặc cứu nước.Quan trọng hơn, văn chương thấm vào chúng ta qua trái tim chứ không phải khối óc, những điều ta học được trong văn còn sâu xa và ý nghĩa hơn rất nhiều lần.

Trong các cuốn sách văn học, tôi luôn dành thời gian để nghiền ngẫm tác phẩm của nhà văn Nam Cao. Có thể bạn chưa biết, nhưng ông là cây bút viết truyện nhắn xuất sắc nhất thời bấy giờ. Truyện của ông không màu mè về ngôn từ, nhưng lại có lớp nội dung sâu sắc. Đó thường là cuộc sống của người nông dân trong xã hội thực dân, phải chịu cảnh đói nghèo lạc hậu. Tôi nhớ nhất là hình ảnh của anh Chí Phèo, bị cả làng ghét bỏ, đến Thị Nở cũng không chấp nhận. Đọc các tác phẩm ấy, tôi thấy thương xót cho người nông dân nhiều hơn, thấy trân trọng cuộc sống mình đang có. Có sách của Nam Cao, tôi có trong tay cuộc sống mưu sinh của cả làng Vũ Đại thời bấy giờ, tôi cũng có những giọt nước mắt, những tiếng thở dài cho kiếp người đau thương. Tôi vẫn thấy lóng lánh ánh sáng của niềm tin và hi vọng.Đó là những điều mà tôi học được trong sách, cũng là lí do vi sao tôi yêu thích sách của Nam Cao.

Ngày nay, khi công nghệ phát triển, sách không còn được coi trọng như ngày trước, đặc biệt là những cuốn sách về văn học. Người ta thường tìm đến truyện tranh, tiểu thuyết ngôn tình để giải toả đầu óc, mà không biết rằng những cuốn sách ấy không hề đem lại giá trị gì. Cũng có những cuốn sách mang nội dung đồi trụy, làm thui chột cả một nền văn học dân tộc, đưa con người ta trở về mụ mị tăm tối. Hãy tránh xa những cuốn sách ấy, tìm đến với những tác phẩm ngàn đời để cảm nhận.Tôi mong rằng, các bạn cũng sẽ trân trọng và yêu quý sách, các bạn sẽ tìm thấy ở đó niềm vui cho cuộc sống mình.

Tôi tin rằng, dù thời gian có tuần hoàn đổi thay, vẫn sẽ có những cuốn sách mãi ở lại với cuộc đời. Những giá trị trong đó là bất diệt, vĩnh cửu, là ngọn hải đăng soi sáng trí tuệ con người.

Video liên quan

Chủ Đề