Tại sao doanh nghiệp phải định vị sản phẩm

Dưới sự phát triển chóng mặt của nền kinh tế thị trường, các loại sản phẩm/dịch vụ ngày càng trở nên đa dạng giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn cũng như khó phân biệt sự khác nhau giữa các nhãn hiệu có cùng sản phẩm. Đứng trước tình hình này, các doanh nghiệp cần phải có những chiến lược định vị thương hiệu mạnh mẽ. Vậy định vị thị trường là gì? Tại sao cần định vị thị trường? Cùng webmuanha.com tìm hiểu nhé

Định vị thị trường là gì?

Định vị thị trường là thiết kế một sản phẩm có các đặc điểm, đặc tính khác biệt so với hàng hóa của đối thủ cạnh tranh và tạo ra cho nó một hình ảnh riêng đối với khách hàng.

Bạn đang xem: Tại sao phải định vị thị trường

Hay bạn có thể hiểu định vị thị trường là xác định vị trí của sản phẩm trên thị trường so với các sản phẩm cùng loại của đối thủ. Theo đó vị trí của sản phẩm trên thị trường chính là mức độ sản phẩm được người tiêu dùng nhìn nhận nó ở tầm cỡ nào, hay chiếm vị trí nào trong tâm trí của khách hàng so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Tại sao doanh nghiệp cần phải định vị thương hiệu và định vị thương hiệu sẽ mang lại những gì?

Ghi dấu khác biệt với thị trường

Trong thời đại kinh tế hội nhập ngày nay, các doanh nghiệp phải vật lộn để cạnh tranh cùng rất nhiều đối thủ kinh doanh không chỉ trong nước mà cả trên toàn cầu. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đưa ra một giải pháp duy nhất có thể giải quyết nhu cầu chưa được đáp ứng hoặc cung cấp những trải nghiệm ưu việt hơn các đối thủ cạnh tranh trên thị trường; thì định vị thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật giữa đám đông bằng cách làm cho khách hàng hiểu rõ sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác biệt thế nào.

Dễ dàng đến với khách hàng mục tiêu

Vị trí thương hiệu rõ ràng cho phép doanh nghiệp dễ dàng hơn trong giao tiếp và tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu. Thay vì mỗi ngày phải chi hàng núi tiền cho các chiến dịch marketing và những tin nhắn bán hàng tới phần lớn những người không có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp; Định vị thương hiệu giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng tới gần hơn với khách hàng tiềm năng.

Thay vì hét vào một căn phòng trống hoặc đám đông không quan tâm đến bạn, định vị thương hiệu giúp lời nói của bạn được lắng nghe bởi những người thật sự quan tâm.

Thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định

Khách hàng luôn muốn có những quyết định dễ dàng. Chẳng ai muốn sau những công việc thường ngày tất bật lại phải tiếp tục ngồi sàng lọc 30 lựa chọn để tìm ra và chọn ra sản phẩm/dịch vụ phù hợp với bản thân.

Sâu trong lòng khách hàng thật sự muốn có một nhãn hàng nào đó có thể làm cho họ tin tưởng ngay và ra quyết định mua hàng. Định vị thương hiệu sẽ giúp kích hoạt phản ứng cảm xúc này từ đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Thương hiệu càng được định vị mạnh mẽ thì tỷ lệ “say yes” nhanh chóng của đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ càng cao.

Bám rễ trong lòng khách hàng

Định vị thương hiệu là một chiến lược đầu tư lâu dài sẽ giúp doanh nghiệp dần dần bám rễ trong tâm trí khách hàng.

Thương hiệu được định vị càng tồn tại trong thời gian dài thì sẽ càng trở nên bền vững trong lòng khách hàng. Giống như khi nhắc đến cà phê Việt Nam thì người ta sẽ nhớ tới Cà phê Trung Nguyên; hay đến thương hiệu sữa Việt Nam sẽ là Vinamilk, TH Truemilk …

Một khi thương hiệu của doanh nghiệp đã trở nên quen thuộc và thân thiện với khách hàng, họ sẽ có xu hướng tin tưởng và trung thành với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Cho phép doanh nghiệp cạnh tranh về giá trị [không phải giá cả]

Cho dù sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp được tiêu thụ hàng ngày bởi thị trường đại chúng hay đặc biệt xa xỉ, Định vị thương hiệu mang đến sự nhân thức rõ ràng về giá trị cụ thể của doanh nghiệp . Đó là những gì mà doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng, làm thế nào mà sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của họ tốt nhất và làm thế nào mà các lựa chọn thay thế được cung cấp bởi các đối thủ cạnh tranh là không đủ.

Không có Định vị thương hiệu, doanh nghiệp sẽ không có gì để cung cấp ngoài sự mơ hồ. Không khách hàng nào muốn lựa chọn sự mơ hồ.

Xem thêm: Hướng Dẫn Sử Dụng Word 2010 Giáo Trình Hướng Dẫn Sử Dụng Word 2010 Cơ Bản

Giá trị vật chất

Không chỉ là chất xúc tác đem về cho doanh nghiệp rất nhiều doanh thu. Bản thân thương hiệu cũng có thể quy đổi ra giá trị vật chất khổng lồ. Có những doanh nghiệp mà chỉ cái tên thương hiệu thôi cũng có thể có giá hàng chục tỷ USD. Các thương vụ kinh doanh nhượng quyền thương hiệu luôn là những thương vụ làm ăn nhanh chóng, đem lại lợi nhuận cao cho các thương hiệu nổi tiếng. Điển hình như: Starbucks, KFC, McDonald’s…

Là nền tảng để phát triển doanh nghiệp trong tương lai

Một thương hiệu có thể sở hữu rất nhiều nhãn hàng khác nhau. Khi đã có một thương hiệu thành công trong tay, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng phát triển thêm nhiều sản phẩm khác cho doanh nghiệp dựa trên thương hiệu ấy.

Những sản phẩm được phát triển dưới một thương hiệu thành công luôn được dễ dàng đón nhận và được đảm bảo về kết quả hơn cả. Samsung hiện nay là một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới về smartphone; ngoài ra Samsung cũng còn kinh doanh rất nhiều sản phẩm khác. Bằng cảm nhận của một khách hàng bình thường, chắc hẳn cái tên Samsung sẽ đem lại cho bạn sự tin tưởng về chất lượng và dịch vụ chứ?

Tham khảo thêm thông tin tuyển dụng tại Thốt Nốt, Cần Thơ

Các bước để tạo chiến lược định vị thị trường hiệu quả

Theo các chuyên gia kinh tế thì quy trình để tạo chiến lược định vị thị trường hiệu quả là chia nhỏ quy trình thành các bước để giữ cho khái niệm trở nên đơn giản hết sức có thể.

Thế nhưng bạn phải nhớ rằng, việc chia nhỏ quy trình, các bước như vậy không đồng nghĩa với việc thực hiện sẽ trở nên dễ dàng. Mà nó cần có sự rõ ràng và niềm tin để tuân theo đúng quy trình đã đề ra. Và niềm tin của tổ chức sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho những bước tiến tiếp theo.

Bước 1. Phác thảo một tuyên ngôn định vị:

Ở bước này sẽ có 4 câu hỏi đơn giản được đặt ra giúp mang lại tập hợp những thông tin cơ bản về đặc điểm nhận dạng riêng mà bạn đã xác định nó cho công ty. Gồm có:

Bạn là ai với tư cách là một thương hiệu và bạn đang đại diện cho cái gì?Khách hàng mục tiêu của bạn là ai và họ cần gì, muốn gì?Làm thế nào để bạn trở thành một nhà cung ứng tin cậy cho những mong muốn, nhu cầu đó?Đối thủ cạnh tranh là ai và bạn có điểm gì khác họ?

Một tuyên ngôn định vị chính là kết quả của việc “cắm” những thông tin đó vào một hệ thống cơ bản và có công thức .

Bước 2. So sánh và đối chiếu để xác định nét độc đáo riêng:

Với sự khác biệt giữa chiến lược tin nhắn cùng các kênh truyền thông của riêng bạn so với các đối thủ cạnh tranh sẽ tiết lộ các lỗ hổng trên thị trường mà thông điệp định vị của bạn cần phải nhắm đến. 

Chính vì vậy, bạn nên so sánh và đối chiếu để xác định được nét độc đáo riêng của mình từ đó tạo nên lợi thế cho mình.

Bước 3. Phân tích đối thủ:

Phân tích đối thủ là cách giúp bạn xác định được các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp đối thủ so với mình. Hiểu được sự khác biệt này được xem là mấu chốt để giúp bạn tìm ra khoảng trống có thể được lấp đầy trên thị trường.

Bước 4. Xác định vị thế hiện tại của doanh nghiệp:

Xác định vị thế hiện tại trên thị trường của doanh nghiệp/ sản phẩm của bạn là một phần vô cùng quan trọng. Đơn giản là vì bạn phải thật sự hiểu được vị thế, vị trí của mình trên thị trường thì mới có thể đưa ra được các phương án cạnh tranh thích hợp nhất.

Bước 5. Phân tích định vị của đối thủ cạnh tranh:

Vì sao bạn cần phải phân tích định vị đối thủ cạnh tranh? Bởi việc này sẽ xác định các điều kiện thị trường làm ảnh hưởng đến sức mạnh của các đối thủ như thế nào.

Bước 6. Xây dựng một ý tưởng định vị độc đáo:

Sau khi đã có được những dữ liệu phân tích rồi bạn cần xây dựng một ý tưởng với các câu hỏi như “bạn là ai” và ”ai là đối tượng của bạn?”. Từ một ý tưởng hay và chính xác bạn sẽ có một chiến lược định vị thị trường hiệu quả.

Bước 7. Kiểm tra tính hiệu quả của vị thế thương hiệu:

Bạn sẽ kiểm tra bằng cách: Thu thập dữ liệu định tính, định lượng, thường là được xác định bởi các bước ở trên. Tuy nhiên, cũng có thể bao gồm các việc tập trung vào các nhóm, phỏng vấn sâu, khảo sát, nghiên cứu nhân chủng học, thăm dò ý kiến…

Hi vọng rằng với những thông tin mà webmuanha.com vừa chia sẻ đã giúp bạn đã hiểu rõ hơn về định vị thị trường là gì. Quan trọng hơn cả là cách để tạo chiến dịch định vị thị trường có hiệu quả và chất lượng. Chúc các bạn luôn thành công

Định vị thương hiệu là cách mà doanh nghiệp tạo dựng vị trí thương hiệu trên thị trường, trong tâm trí khách hàng, từ đó định hướng sự phát triển của thương hiệu về lâu dài. Mỗi doanh nghiệp lại có một cách định vị thương hiệu khác nhau, và thông thường định vị đó sẽ theo suốt cùng doanh nghiệp, in sâu trong tâm trí khách hàng. Định vị thương hiệu ngay từ những bước đầu sẽ đem lại rất nhiều lợi ích về lâu dài.

Jack Trout [Trái] và Alries Ries [Phải]

Ra đời từ năm 1969 bởi Alries Ries & Jack Trout, định vị thương hiệu trở thành một trong những thuật ngữ thông dụng nhất trong những trận chiến thương hiệu, được sử dụng nhiều nhất bởi những chuyên gia thương hiệu, marketing nhằm tìm ra chiến lược thương hiệu hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.

“Định vị thương hiệu là nỗ lực đem lại cho sản phẩm một hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng, là tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định [so với đối thủ cạnh tranh] trong tâm trí khách hàng” [P.Kotler].

Xem chi tiết: Định vị thương hiệu và 9 phương pháp Brand positioning?

Định vị là cuộc chiến để xác định mình là ai giữa đám đông và khẳng định một cách tinh tế định vị đó trong tâm trí khách hàng. Trước khi bạn được biết đến, được hiểu, được tin và được yêu, bạn cần nổi bật để gây được sự chú ý. Định vị thương hiệu cho bạn chất “khác” biệt để nổi bật.

Giữa hàng chục tên tuổi điện thoại lớn từ Samsung, Apple… với những tín đồ trung thành bậc nhất, Bphone thật sự cần một cú hích lớn để thật sự nổi bật. Trong sự kiện ra mắt của Bphone 2, Bphone đã làm khác biệt với những tên tuổi như Oppo, HTC, Asus…

Trong khi những thương hiệu đó trung thành với chiến lược “Ăn theo thị trường” [Thị trường có mình cũng có – Định vị theo tính năng điển hình trong thị trường smartphone], BKAV chọn lối đi khác – “Thách thức thị trường” – Tấn công trực diện vào những tượng đài bất hủ như Apple, Samsung. “Chất” – chất từ chất lượng đến giá cả, hơn nữa chất hơn cả Iphone 6 đang giúp Bphone có tiếng nổ lớn trong đại chúng .

Dù hiệu quả thật sự cuối cùng như thế nào chưa rõ nhưng định vị “Chất” đã mang lại hiệu quả ban đầu – Tạo ra được sự chú ý rất lớn, giúp Bphone 2 nổi bật trong các kênh truyền thông, xã hội.

Cạnh tranh ngày càng khốc liệt và khó lường. Một doanh nghiệp không chỉ đối mặt với rất nhiều vấn đề nội bộ mà còn phải chiến đấu với những đối thủ đáng gờm chiếm lĩnh thị trường từ mọi phía. Các đối thủ không chỉ chèn ép tạo nên cuộc chiến giá một mất một còn mà còn tranh nhau vị trí xếp hạng dẫn đầu trong tâm trí khách hàng mục tiêu.

Ngoài ra cũng không thiếu những đối thủ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tìm phương thức hoạt động mới, sẵn sàng bắt chước bất cứ điều gì doanh nghiệp bạn đang có. Chính vì thế, hôm nay bạn định vị thương hiệu sản phẩm là Bộ xử lý nhanh gấp 3 lần thì mai đối thủ của bạn đã có ngay định vị thương hiệu nhanh gấp 3 lần, thậm chí 4, 5 lần. Bạn gần như thất thế.

Cùng với sự phát triển của kỹ thuật công nghệ, thị trường, bạn phải không ngừng định vị lại mình [định vị thương hiệu sản phẩm] hoặc định vị khác biệt thực sự không ai có thể bắt chước bạn, hoặc định vị theo thị trường ngách, bạn mới có thể tồn tại và sống sót.

Sau khi Coca chiếm gần như chọn thị trường đồ uống có coke, Pepsi xâm nhập vào và cạnh tranh trực tiếp với Coca. Thị trường bỗng chốc xảy ra trận chiến thương hiệu giữa hai “ông lớn” coke này.

Nếu 7Up cũng lao vào cuộc chiến mà không có sự định vị khác biệt thì thật sự khó lòng có thể giành được thị phần từ Coca. Do vậy, 7Up định vị “thức uống không coke” đầu tiên. Định vị khác biệt theo thị trường ngách đó đã giúp 7Up đứng Top 3 trong danh sách đồ uống ngọt tại Mỹ, tất nhiên sau Coca và Pepsi. Thị phần “không coke” không ai khai thác đã  rơi vào tay 7Up và giúp 7Up tồn tại và phát triển mạnh mẽ đến tận ngày nay.

Tăng doanh thu là mong muốn của rất nhiều doanh nghiệp mới thành lập và ngay cả những doanh nghiệp lâu năm vì nó phản ánh độ phủ thị trường của doanh nghiệp đó.

Định vị thương hiệu định vị rõ giải pháp dành cho người dùng. Họ dễ dàng tìm ra được đâu là câu trả lời cho vấn đề của mình. Chỉ cần lướt qua, khách hàng sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng – Lựa chọn những ‘lời rao hàng” – Định vị – Phù hợp với nhất với nhu cầu của mình.

Có thể chỉ ra một ví dụ điển hình là Diet Coke của Coca [1982]. Nhận thức được vấn đề béo phì đang tăng nhanh, khách hàng rất nhạy cảm với những đồ ăn thức uống nhiều năng lượng. Ngay lập tức Coca cho ra đời sản phẩm Diet Coke với định vị “Không đường” . Giá trị thương hiệu Coke vọt thêm 65%. Cùng đó, doanh số bán hàng của Coca tăng nhanh chóng mặt.

Có lẽ đây là lợi ích quan trọng bậc nhất mà doanh nghiệp khao khát muốn có được khi định vị thương hiệu nói riêng, xây dựng thương hiệu nói chung. 72% khách hàng sẵn sàng chi thêm 20% số tiền cho một thương hiệu họ yêu thích. 

Louis Vuitton – Định vị thương hiệu chỉ cho khách hàng hạng sang. Khách hàng không bỏ ra cả chục ngàn đến triệu đô la chỉ để mua một chiếc túi về đựng đồ trong khi chi phí làm chiếc túi chưa đến 1/10 mức giá. Điều dễ nhận biết, họ không mua túi, họ mua chữ “Louis Vuitton”. Đeo trên mình chiếc túi chính hãng từ Vuition – Địa vị sang trọng, giàu có và duy nhất của họ được khẳng định. Vuitton không bao giờ giảm giá càng khắc sâu định vị “cao cấp” của chính mình và củng cố lòng tin của những tín đồ hàng hiệu.

Khi thương hiệu định vị thành công một đặc điểm qua một từ, cụm từ nào đó vào tâm trí khách hàng, đối thủ sẽ rất khó khăn và dường như là không thể để chiếm được định vị, vị trí thương hiệu đó có. Vị trí thương hiệu tạo nên sức mạnh trường tồn của thương hiệu.

Volvo định vị gắn với “Sự an toàn”. Khi mà cả thị trường biết đến Volvo an toàn, Mercedes-Benz và General Motors liền nhảy vào chiếm lấy định vị đó qua những chiến dịch marketing quy mô lớn. Dù chi ngân sách rất hào phóng nhưng kết quả là không một hãng nào thành công.

Trung Nguyên tập trung truyền thông, quảng cáo nhấn mạnh định vị “Cà phê rang xay số 1 tại Việt Nam”. Thực sự với một định vị rõ nét và ấn tượng với những khách hàng yêu cà phê như vậy, Trung Nguyên trở thành một thương hiệu mạnh. Ngay cả những gã khổng lồ như Starbucks cũng đuối sức khi đấu với Trung Nguyên tại thị trường Việt Nam.

Khi bạn đánh mất đi chính định vị thương hiệu của doanh nghiệp, sức mạnh bạn có sẽ tiêu tan. Năm 1982, Atari – hãng “video game” nổi tiếng muốn gắn mình với “máy tính” chứ không phải là hãng “trò chơi điện tử”. Chiến lược đó đã trở thành thảm họa. Atari thất bại. Năm 1986, Nitendo xuất hiện và lấy mất đi định vị “video game” của Atari.

Định vị thương hiệu, nói cách khác, chính là khẳng định vị thế đầu tiên, duy nhất của doanh nghiệp trên một lĩnh vực, khía cạnh, góc nhìn nào đó trong tâm trí khách hàng. Thứ hạng đầu tiên đó trao cho doanh nghiệp vô vàn lợi thế để đi lên.

“Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng là Neil Amstrong. Vậy người thứ hai là ai? Không ai biết và chẳng ai muốn biết. Nếu anh không đứng đầu thì chẳng có ý nghĩa gì cả“

Nếu bạn đang cần chiến lược định vị thương hiệu mà chưa biết bắt đầu từ đâu, chưa hiểu quy trình, hãy liên hệ ngay đến Sao Kim để gặp những chuyên gia thương hiệu hàng đầu. Điền thông tin vào form dưới đây để nhận những lời tư vấn chuyên sâu từ các chuyên gia của Sao Kim.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia số 1 về Thiết kế thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại: 

Blog Sao KimCẩm Nang Sao Kim 

Facebook: Sao Kim Branding

Case study BehanceSao Kim Branding

#SaoKim #SaoKimBranding #ThietKeLogo #Logo

Video liên quan

Chủ Đề