Mua bản quyền bài hát ở đâu

Cách xin phép sử dụng bản quyền bài hát và tác phẩm âm nhạc

Trang chủ Cách xin phép sử dụng bản quyền bài hát và tác phẩm âm nhạc

Date: 01-09-2019 by: Banca IP Law Firm

Bản quyền chưa bao giờ là một câu chuyện dễ dàng, nhất là khi bạn không có những hiểu biết căn bản về tài sản sở hữu trí tuệ quan trọng này. Nhiều vấn đề rắc rối có thể nảy sinh khi bạn dự định khởi tạo một video gồm nhiều nội dung và bản nhạc, làm video dạng parody hay cover lại một bài hát yêu thích của ca sĩ nào đó và đăng lên trang Youtube cá nhân. Tuy nhiên, thực tế thì vấn đề bản quyền sẽ không đơn giản chỉ là như vậy.

Trừ phi bạn dự định dựng video cho mục đích cá nhân mà không đăng tải lên bất kỳ phương tiện nào. Còn không bạn sẽ phải thực hiện xin phép sử dụng bài hát hoặc bản nhạc đó trước khi chúng được đăng tải trên những trang web chia sẻ video mở như Youtube.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn không xin phép?

Nói về tình huống khả quan nhất, bạn không xin phép bản quyền sử dụng nhạc để dùng trong video của mình, rất có thể đến một lúc nào đó bạn sẽ bị yêu cầu gỡ bỏ nội dung vi phạm đso nó xuống. Ngoài ra, bạn còn có thể sẽ phải đối mặt với những kịch bản nghiêm trọng hơn, ví dụ khi đăng video lên Youtube, bạn cũng sẽ dễ bị gắn cờ vi phạm bản quyền vào tài khoản Youtube của mình, Youtube sẽ gỡ bỏ nó hoặc phần âm thanh bị tắt tiếng [kể cả khi bạn chỉ dùng bản nhạc đó làm nhạc nền trong video]. Mọi khoản tiền quảng cáo bạn dự định dùng sẽ bị tước mất và phải trao cho người giữ bản quyền bản nhạc/bài hát đó; thậm chí trong trường hợp xấu nhất là bạn có thể bị kiện ra tòa.

Chính vì vậy, để tránh xa khỏi những rắc rối pháp lý cùng những mức phạt không nhỏ đi kèm, bạn cần nghĩ đến việc nghiêm túc xin phép bản quyền trước khi sử dụng bất kỳ loại nhạc nào.

Làm thế nào để xin phép bản quyền sử dụng nhạc?

Bước đầu tiên để xin phép bản quyền sử dụng đó là bạn cần phải xác định ai là chủ sở hữu bản quyền sở hữu trí tuệ của bản nhạc/ghi âm/bài hát đó, rồi tìm cách để liên hệ, đàm phán với họ.

Vậy làm thế nào để tìm chủ sở hữu của bản nhạc/bài hát?

Thông thường việc liên hệ với chủ sở hữu bản quyền sẽ là bước khó khăn nhất, tuy nhiên không phải là không quá khó nếu bạn biết cách.

Bạn có thể tìm số liên hệ thông qua các Hiệp hội, như Hội nhạc sĩ Việt Nam, các trung tâm ủy quyền mà nhiều nhạc sĩ gửi tác phẩm như Trung tâm bảo vệ quyền tác giả,…để thông qua họ liên hệ với chủ sở hữu tác phẩm mà bạn muốn xin phép.

Khi đã có số liên hệ hoặc email, bạn phải nêu rõ bài hát/bản nhạc hoặc tác phẩm bạn muốn sử dụng, giới thiệu về bản thân và giải thích bạn dự định dùng bản nhạc ở đâu và như thế nào. Nếu bạn không định sử dụng vào mục đích thu lợi nhuận hoặc chủ đích để khai thác thương mại thì bạn phải đề nghị được chủ sở hữu xác nhận bằng việc ký và gửi lại bản xác nhận đó.

Đôi khi bạn có thể xin phép sử dụng một cách miễn phí nhưng nếu bạn muốn sử dụng vào mục đích kiếm lợi nhuận thì bạn sẽ cần trả phí cho chủ sở hữu.

Bản quyền nhạc trên Youtube và một số điều cần biết

Video livestream [bán hàng, chơi game,…] là thuộc sở hữu của bạn. Tuy nhiên, nếu trong phần livestream vô tình xuất hiện hình ảnh, âm thanh,…mà không thuộc quyền sở hữu của bạn thì bạn đã là vi phạm bản quyền.

Ngoài ra, việc tự ý sử dụng những ca khúc không thuộc quyền sở hữu của bạn để viết lại lời, remix hay cover lại mà chưa xin phép chủ sở hữu/tác giả thì đều tính là vi phạm bản quyền.

Nếu bạn đã xin phép chủ sở hữu để dùng nội dung gốc của họ trong video của mình, điều này không đồng nghĩa với việc video đấy được phép sử dụng vào mục đích thương mại bởi việc đó về bản chất là tạo điều kiện cho video của bạn hiển thị trên Youtube để phát triển lượt xem [tăng subscribe, tăng like].

Còn cách nào khác để sử dụng nhạc mà không vi phạm bản quyền không

Nếu bạn dù đã cố gắng xin liên hệ hoặc đã liên hệ nhưng bất thành hoặc không đạt được thỏa thuận với tác giả/chủ sở hữu, còn có một lựa chọn khác. Đó là việc sử dụng kho nhạc sẵn có của Youtube tại Thư viện Audio mà không sợ bị báo cáo vi phạm bản quyền, bị gắn cờ hay bị gỡ video. Có hàng trăm ngàn các thể loại nhạc miễn phí được sử dụng cho người khởi tạo nội dung trên Youtube nhằm tạo điều kiện giúp bạn xây dựng nội dung cho mục đích của mình.

Để được tư vấn các vấn đề về bản quyền, sở hữu trí tuệ hay đăng ký bản quyền cho chương trình truyền hình, tác phẩm văn học nghệ thuật như tác phẩm âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh, kiến trúc, nghệ thuật dân gian, phần mềm lập trình máy tính, v.v… vui lòng liên hệ văn phòng Luật chúng tôi – Đại diện Sở hữu trí tuệ được cấp phép của Cục Sở hữu trí tuệ và Cục Bản quyền tác giả:

Công ty Sở hữu Trí tuệ BANCA - 15B Triệu Việt Vương, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Vui lòng nói rõ Quý công ty biết tới chúng tôi qua bài viết này khi email tới:

Hotline: 0243 9433 007 / 008

Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng thông tin từ bài viết này của Banca IP Law Firm!

BANCA IP LAW FIRM - Giải pháp cho mọi vấn đề liên quan đến xác lập và thực thi quyền Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam!

Banca IP Law Firm

Bài viết gần đây

Ngày 08-01-2020

Ngày 04-10-2019

Trong những năm gần đây, có thể thấy rằng tốc độ phát triển của thị trường âm nhạc diễn ra như vũ bão, từng ngày từng giờ hàng ngàn ca khúc được cho ra đời, trong đó là những sản phẩm đánh dấu tên tuổi, sự thành công của rất nhiều nhạc sỹ, ca sỹ và dần thống lĩnh thị trường âm nhạc và trở thành những tác phẩm hit.

Tuy nhiên, khả năng sáng tạo không phải ai cũng có, khi những tác phẩm xuất chúng ra đời, điều đó kéo theo hệ quả là nhiều người muốn sở hữu những tác phẩm đó để gây dựng danh tiếng của mình. Vì vậy, trong đời sống xã hội xuất hiện các giao dịch dân sự mua bán bản quyền, trong đó có quan hệ dân sự mua bán bản quyền bài hát.

Để giúp quý độc giả có những hiểu biết kỹ lưỡng về hoạt động mua bán bản quyền bài hát, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc cách mua bản quyền bài hát.

Bài hát là gì?

Bài hát là với tên gọi pháp lý là tác phẩm âm nhạc. Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP, tác phẩm âm nhạc được hiểu là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.

Bản quyền được hiểu là quyền của tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tác. Thông thường, tác giả có bản quyền đối với tác phẩm của mình kể từ thời điểm mà tác giả tạo ra tác phẩm.

Từ những định nghĩa trên có thể kết luận: Bản quyền bài hát được hiểu là quyền của tác giả đối với tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn kể từ thời điểm mà tác giả tạo ra tác phẩm.

Bản quyền bài hát là đối tượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu

Với phân tích phần trên, bản quyền bài hát được hiểu là quyền của tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, bên cạnh đó theo quy định tại Điều 18 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm cả quyền nhân thân và quyền tài sản.

Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”.

Như vậy, để trở thành đối tượng trong hợp đồng mua bán, bản quyền bài hát phải là quyền tài sản bởi quyền nhân thân không thể trở thành đối tượng trong hợp đồng mua bán.

Mua bản quyền bài hát

Mua bản quyền bài hát nói theo đúng ngôn ngữ pháp lý là chuyển nhượng quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 45 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, chuyển nhượng quyền tác giả là việc chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền công bố tác phẩm, quyền tài sản được quy định tại Luật sở hữu trí tuệ cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

Trong trường hợp tác phẩm có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Để sở hữu bản quyền bài hát cần phải xác lập hợp đồng mua bán bản quyền hay nói cách khác là xác lập hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả.

Theo quy định tại Điều 46 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả có nội dung chặt chẽ khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

+] Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;

+] Căn cứ chuyển nhượng;

+] Giá, phương thức thanh toán;

+] Quyền và nghĩa vụ của các bên;

+] Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Thủ tục đăng ký bản quyền bài hát

Đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo hộ quyền tác giả đối với cá nhân, tổ chức có tác phẩm âm nhạc thỏa mãn các điều kiện được bảo hộ theo quy định của luật sở hữu trí tuệ.

Sau khi xác lập quyền sở hữu đối với tác phẩm âm nhạc, chủ sở hữu cần phải tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền để được pháp luật bảo hộ.

Thủ tục đăng ký bản quyền âm nhạc được thực hiện theo các bước sau đây:

– Bước 1: Chủ sở hữu quyền tác giả chuẩn bị tờ khai đăng ký [mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2016/TT-BVHTTDL] và 01 bộ hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả [bao gồm các giấy tờ tài liệu theo khoản 2 Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019].

– Bước 2: Chủ sở hữu quyền tác giả sau khi đã soạn thảo xong bộ hồ sơ có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác tiến hành nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả cho Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả. Hoặc hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.

– Bước 3: Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

– Bước 4: Tiến hành nộp lệ phí theo quy định để nhận được Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Sau khi có thông báo hồ sơ đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký, chủ đơn đăng ký cần nộp phí để nhận được giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm bài hát.

Nơi làm thủ tục đăng ký bản quyền bài hát

Hiện nay có các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết đăng ký bản quyền bài hát sẽ được phân theo lãnh thổ, cụ thể:

– Tại Hà Nội, Phòng Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, Cục Bản quyền tác giả địa chỉ số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội [SĐT: 04.38 234 304].

– Tại, Thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả,  địa chỉ số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh [SĐT: 08.39 308 086].

– Tại Thành phố Đà Nẵng, Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng, địa chỉ số 01 Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng [SĐT: 0511.3 606 967].

HOTLINE: 0981.378.999 – 0981.393.686 [HỖ TRỢ 24/7]

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Video liên quan

Chủ Đề