Tại sao ăn chua bị ê răng

Lượt xem : 4118

Răng ê buốt chính là do độ nhạy cảm của răng đối với những loại thực phẩm có độ chua, ngọt, nóng lạnh thất thường. Nếu tình trạng răng bị ê buốt không được chữa trị và khắc phục kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe răng miệng của bạn.

Để chữa răng hết ê buốt một cách nhanh chóng, chúng ta cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng răng bị ê buốt là gì? Từ đó, bạn sẽ đưa ra được giải pháp điều trị hiệu quả:

Một số cách chữa răng hết ê buốt nhanh chóng

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị ê buốt mỗi khi tiếp xúc với các đồ ăn có độ chua, ngọt, nóng lạnh thất thường là do men răng không được tốt. Có thể men răng bạn đang bị tổn thương hoặc có thể men răng bị lộ ra ngoài và tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm do răng bị vỡ, sứt, mẻ…

Ngoài ra, răng bị ê buốt còn do bạn ăn các món ăn có độ cứng trong một thời gian dài, hoặc ăn quá nhiều thực phẩm chứa axit, loại loại trái cây chua chứa nhiều vitamin C. Vậy nên, chúng ta phải xác định được nguyên nhân thì mới đưa ra cách khắc phục răng ê buốt hiệu quả nhất.

Khi răng bị ê buốt, bạn có thể ngay lập tức áp dụng những cách chữa trị tại nhà mà bác sĩ Nha khoa Đăng Lưu chia sẻ dưới đây:

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách giúp bảo vệ răng miệng tự nhiên tốt nhất, an toàn nhất. Từ đó làm giảm tình trạng mòn men răng làm lộ ngà răng gây cảm giác ê buốt mỗi khi ăn uống.

Đặc biệt, bảo vệ răng miệng tốt giúp hạn chế tình trạng tụt nướu gây những tổn thương không đáng có cho răng. Bạn nên lựa chọn bàn chải có lông mềm, những loại kem đánh răng phù hợp có đầy đủ các hoạt chất làm trắng răng và là răng chắc khỏe để bảo vệ tốt hàm răng của mình.

Sử dụng tỏi

Tỏi là một trong những bài thuốc dân gian hiệu nghiệm không để chữa bệnh đau răng mà có thể làm giảm được cơn đau ê buốt của hàm răng. Trong thành phần của tỏi có chứa Fluor và Allicin giúp bảo vệ và phục hồi được ngà răng.

Chữa ê buốt răng bằng tỏi tại nhà

Bạn chỉ cần giã nhỏ nhánh tỏi, hòa lẫn với muối càng tốt, sau đó ngậm vào miệng hoặc có thể thái lát mỏng miếng tỏi và chà sát trên bề mặt răng ít phút. Sau một vài lần đắp tỏi, bạn sẽ răng hàm bớt ê nhức đi rõ rệt.

Dùng gel chữa ê buốt

Dùng gel chữa ê buốt là một liệu pháp được nhiều người sử dụng bỏi hiệu quả cực nhanh sau đó. Hiện nay tại các nhà thuốc có bán tràn lan rất nhiều loại gel giúp giảm cảm giác ê buốt răng của nhiều nhãn hàng với nhiều thể loại khác nhau.

Nhưng liệu pháp này bạn không nên tùy tiện sử dụng mà cần phải có đơn thuốc cũng như hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu không răng không những không hết ê buốt mà còn bị tổn thương nặng hơn nữa.

Súc miệng bằng nước muối

Đây là liệu pháp dân gian được sử dụng từ ngàn đời nay. Bạn chỉ cần hòa loãng nước muối và ngâm dung dịch này trong khoảng 3 phút và một ngày có thể ngậm nhiều lần để tình trạng ê buốt răng nhanh chóng thuyên giảm.

Những cách chữa răng ê buốt kể trên chỉ có tác dụng giảm bớt ê nhức tạm thời mà thôi. Để giải quyết triệt để bệnh lý này, bạn cần phải đến nha khoa để thăm khám và chữa trị theo tiêu chuẩn Y khoa.

Trám hoặc bọc sứ là cách khắc phục ê buốt răng tốt nhất

Phương pháp chữa răng ê buốt hiệu quả hiện nay phải kể đến trám răng và bọc răng sứ. Tùy thuộc vào tình trạng răng của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp khắc phục phù hợp nhất.

Sau khi trám răng hoặc bọc sứ, răng vừa hết ê buốt vừa trở nên trắng sáng hơn. Bạn sẽ sở hữu hàm răng chắc khỏe, thoải mái ăn nhai và tự tin cười nói.

Hi vọng rằng, một số cách chữa răng hết ê buốt nhanh chóng sẽ giúp bạn phần nào bớt ê buốt, khó chịu. Nhưng để giải quết được tình trạng răng bị ê buốt một cách dứt điểm thì bạn nên đến nha khoa để được tư vấn phương pháp điều trị thật tốt nhé!

    Tag:
  • Tư vấn bọc sứ
  • Tư vấn trám răng

Bị ghê răng khiến bạn cảm thấy bất lực khi ăn đồ chua, hay uống nước mát. Không chỉ thế, nó còn gây cản trở rất nhiều trong cuộc sống. Bài viết hôm nay sẽ mách cho các bạn cách làm hết ghê răng khi ăn đồ chua hay uống nước đá.

Ghê răng chính là tình trạng ngà răng nhạy cảm khi có kích thích từ nhiệt độ. Chúng được coi là hiện tượng của răng đối với những loại thực phẩm có độ chua, ngọ, nóng hoặc lạnh bất thường.Tuy ghê răng không gây ra quá nhiều đau đớn nhưng chúng gây khó chịu đối với những người mắc phải, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống. Vì thế nếu bạn mắc phải căn bệnh này cần phải chữa trị một cách dứt điểm để không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống chính mình.

Cách làm hết ghê răng khi ăn đồ chua? Mỗi ngày, bạn hòa ít muối với nước ấm, dùng để súc miệng khoảng 3 – 4 lần/ngày

Lý do tại sao ăn chua lại bị ghê răng?

Răng của mỗi người được cấu tạo bởi 3 lớp, trong đó men răng là lớp ngoài cùng của răng, chúng có chức năng bảo vệ răng khỏi những tác động bên ngoài. Lớp men răng này rất mỏng và cứng. Men răng nếu tốt thì chúng sẽ không gây bất kì trở ngại gì cho việc ăn uống, sinh hoạt của bạn.  Việc bạn sinh hoạt không đúng cách hàng ngày khiến cho lớp men răng mỏng dần đi, ngà răng bị lộ, hàm răng nhạy cảm hơn trước cho nên khi các bạn ăn chua – những thực phẩm có chứa axit lại càng có tính bào mòn khiến cho bạn thấy ê buốt.

Cách chữa trị hết ghê răng khi ăn đồ chua tại nhà hiệu quả

Ngoài việc bạn có thể mua những loại thuố gel chữa ghê răng, thì bạn có thể dùng những phương pháp dân gian cũng đem lại hiệu quả cao mà lại không hề tốn kém. Điển hình như là:

  • Chữa ghê răng bằng lá trà xanh

Trong lá trà xanh rất nhiều chất catechin, florua, axit tannic và các thành phần khác có chức năng bổ trợ cho quá trình hình thành lớp men protein cứng bảo vệ cho răng. Vì thế mỗi ngày bạn chỉ cần nhai một ít lá trà xanh trong khoảng vài phút, thì chỉ sau một thời gian cảm giác ghê răng sẽ dần biến mất.

  • Súc miệng bằng nước ấm

Mỗi ngày, bạn hòa ít muối với nước ấm, dùng để súc miệng khoảng 3 – 4 lần/ngày. Mỗi lần ngậm 5 phút, cứ như thế tình trạng ghê răng cũng sẽ dần được cải thiện.

Chữa ghê răng bằng lá trà xanh

Trong nhân quả óc chó rất giàu axit linoleic, canxi và phốt pho, có tác dụng giúp giảm kích thích đến các dây thần kinh răng. Cho nên mỗi ngày bạn chỉ cần nhai khoảng 20 gr quả óc chó trong 3-5 phút, từ từ rồi nuốt, nên nhai hai lần một ngày.

Dù bạn có sử dụng cách nào thì vấn đề sinh hoạt hàng ngày [không chải răng quá mạnh, hạn chế sử dụng rượu, bia, chất tẩy trắng răng] vẫn cần được ưu tiên hàng đầu nhé.

Với 3 cách làm hết ghê răng khi ăn đồ chua ở trên, tất cả các bạn chắc hẳn ai cũng thực hiện được phải không? Tuy nhiên, hãy tùy thuộc vào tình trạng ghê răng của mình để có thể chọn cách xử lý sao cho hợp lý nhất.

Răng ê buốt sau khi ăn đồ chua có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như men răng bị bào mòn, tụt nướu, thói quen vệ sinh răng miệng không đúng, sâu răng… Tình trạng này khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy khó chịu và gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động ăn uống. Tuy nhiên tình trạng ê buốt răng có thể xử lý bằng nhiều phương pháp đơn giản.

Tìm hiểu răng ê buốt sau khi ăn đồ chua và các biện pháp xử lý

Nguyên nhân khiến răng ê buốt sau khi ăn đồ chua

Trên thực tế đồ chua và một số loại thực phẩm khác không phải là nguyên nhân khiến tình trạng ê buốt răng hình thành. Đây chỉ là những tác nhân tác động và kích thích từ bên ngoài. Sự tổn thương ở răng là nguyên nhân chính khiến cảm giác ê buốt xuất hiện.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến tình trạng răng ê buốt sau khi ăn đồ chua xảy ra. Tuy nhiên bạn có thể mắc phải bệnh lý này do một số nguyên nhân phổ biến sau:

Men răng bị bào mòn

Ngà răng – phần nằm ở dưới lớp men răng mang tác dụng bảo vệ các dây thần kinh bên trong răng. Ngà răng sẽ lộ ra khi lớp men răng bị bào mòn.

Trong thời gian men răng bị bào mòn, nếu có bất kỳ tác nhân bên ngoài nào kích thích, tác động đến răng thì chúng sẽ truyền qua luồng tủy. Sau đó di chuyển vào những chỗ li ti trên ngà răng. Cuối cùng kích thích hệ thống dây thần kinh hình thành nên cảm giác đau nhức và ê buốt kéo dài.

Tụt nướu làm lộ chân răng

Tình trạng tụt nướu răng có thể xuất hiện khi bạn mắc bệnh nha chu hoặc một số bệnh lý răng miệng khác. Tình trạng này sẽ khiến chân răng cũng như lớp ngà lộ ra ngoài. Bên cạnh đó chân răng cũng dễ bị mòn hơn khi không còn nướu bảo vệ. Đặc biệt là khi có sự ma sát từ bàn chải, thức ăn.

Bệnh sâu răng

Bệnh sâu răng sẽ khiến bề mặt răng, kẽ răng hay chân răng hình thành lỗ sâu. Khi lỗ sâu phát triển và đi sâu vào lỗ tủy, những đầu mút dây thần kinh ở vị trí này sẽ lộ ra ngoài. Từ đó khiến bạn mắc chứng răng ê buốt sau khi ăn đồ chua.

Nghiến răng

Thói quen nghiến răng khi đang ngủ, nghiến răng gặp căng thẳng dẫn đến đau đầu, đau nướu là tình trạng xảy ra phổ biến. Thói quen này tạo ra lực ma sát cực mạnh giữa hai hàm răng. Từ đó khiến men răng bị mài mòn, răng bị tổn thương và dẫn đến tình trạng ê buốt răng.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Việc không thường xuyên vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể khiến vụn thức ăn bám vào bề mặt răng. Lâu ngày dẫn đến sự tích tụ của những mảng bám. Điều này khiến răng bị tổn thương, bị sâu, hình thành nên cảm giác ê buốt và nhiều vấn đề răng miệng khác.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân khiến răng bị tổn thương, bị sâu, hình thành nên cảm giác ê buốt và nhiều vấn đề răng miệng khác

Các biện pháp xử lý răng ê buốt sau khi ăn đồ chua

Để khắc phục tình trạng răng ê buốt sau khi ăn đồ chua, người bệnh có thể áp dụng những biện pháp xử lý dưới đây:

Ghép nướu

Đối với những trường hợp chân răng, ngà răng lộ ra ngoài do tụt nướu, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và sử dụng phương pháp ghép nướu. Phương pháp điều trị này có thể giúp người bệnh bảo vệ ngà răng và chân răng. Đồng thời cải thiện tốt tình trạng ê buốt sau khi ăn đồ chua.

Thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng

Không thường xuyên vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân phổ biến khiến tình trạng răng ê buốt sau khi ăn đồ chua xuất hiện. Đồng thời hình thành thêm nhiều bệnh răng miệng khác. Chính vì thế, để xử lý và ngăn ngừa chứng ê buốt răng tái phát, người bệnh cần thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng.

Mỗi ngày bạn nên đánh răng hai lần [mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy và mỗi buổi tối trước khi đi ngủ]. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý về cách chải răng. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ răng và tránh làm tổn thương men răng.

  • Không đánh răng quá lâu và không đánh răng quá mạnh
  • Đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ khi so sánh với bề mặt răng
  • Người bệnh cần tránh chải răng ngay sau khi ăn. Sau khi ăn ít nhất 30 phút được đánh giá là khoảng thời gian chải răng tốt nhất
  • Thời gian đánh răng nên dao động từ 2 – 5 phút
  • Sử dụng bàn chải có lông chải mềm, kích thước của bàn chải vừa với khuôn miệng để dễ dàng làm sạch vụn thức ăn, mảng bám. Đồng thời giúp phòng ngừa răng và nướu bị tổn thương
  • Sử dụng kết hợp kem đánh răng dành riêng cho người có răng bị ê buốt
  • Bạn cần tránh chải răng theo chiều ngang. Tốt nhất bạn nên chải răng theo chiều dọc hoặc chải răng theo hướng xoay vòng.

Sử dụng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm

Đối với những trường hợp răng ê buốt sau khi ăn đồ chua do mòn men răng, mòn cổ răng nhẹ, người bệnh có thể sử dụng các loại kem đánh răng chuyên dùng cho răng nhạy cảm. Thành phần có trong những loại kem đánh răng này có khả năng ức chế sự dẫn truyền cảm giác từ vị trí bị tổn thương đến các dây thần kinh.

Chính vì thế, ở thời gian đầu bị ê buốt răng, bạn nên sử dụng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm để kiểm soát bệnh lý. Tuy nhiên để đảm bảo tính hiệu quả, bạn nên sử dụng loại kem đánh răng này theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Đối với những trường hợp răng ê buốt sau khi ăn đồ chua do mòn men răng, mòn cổ răng nhẹ, người bệnh có thể sử dụng các loại kem đánh răng chuyên dùng cho răng nhạy cảm

Điều trị các bệnh lý liên quan

Chân răng được bao phủ, bảo vệ bởi các mô nướu. Tuy nhiên nếu bạn bị tụt nướu do đánh răng quá mạnh, bệnh nha chu hoặc do các bệnh về nướu sẽ khiến phần chân răng bị lộ ra ngoài. Hơn thế men răng có thể bị mòn đi. Đối với tình trạng tụt nướu, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn áp dụng phương pháp ghép nướu.

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh viêm nướu răng, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành điều trị bệnh bằng các phương pháp chữa trị thích hợp với từng mức độ và từng giai đoạn của bệnh.

  • Viêm nướu với mức độ từ nhẹ đến vừa: Đối với những trường hợp bị viêm nướu ở mức độ từ nhẹ đến vừa, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành làm sạch khu vực có nướu bị viêm và quanh răng. Để làm được điều này, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp cạo vôi răng. Sau đó hướng dẫn bệnh nhân quy trình làm sạch, chăm sóc răng miệng tại nhà.
  • Viêm nướu với mức độ nặng: Đối với bệnh viêm nướu ở mức độ nặng, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và áp dụng phương pháp phẫu thuật để chữa triệt để bệnh lý. Phương pháp điều trị này sẽ giúp người bệnh phục hồi cấu trúc của mô nha chu. Đồng thời giúp quá trình vệ sinh răng miệng diễn ra dễ dàng hơn. 
  • Viêm nướu mức độ trầm trọng: Đối với những trường hợp viêm nướu phát triển ở mức độ trầm trọng, răng bệnh mắc biến chứng tiêu xương khiến răng lung lay, thì phương pháp nhổ răng sẽ được chỉ định. Điều này giúp bệnh nhân ngăn ngừa tác nhân gây hại và các tổn thương lay lan sang những vùng răng kế cận.

Sử dụng nguyên liệu tự nhiên

Một số nguyên liệu thiên nhiên có thể giúp bạn cải thiện tốt tình trạng răng ê buốt sau khi ăn đồ chua. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này chỉ có khả năng giúp bạn cải thiện tình trạng ê buốt một cách tạm thời. Theo các chuyên gia, sau khi điều trị ê buốt răng bằng nguyên liệu tự nhiên, bạn vẫn nên đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra và điều trị dứt điểm bệnh lý.

Sử dụng tỏi điều trị răng ê buốt sau khi ăn đồ chua

Nguyên liệu:

Cách thực hiện:

  • Bóc bỏ vỏ tỏi và rửa sạch
  • Thái tỏi thành từng lát mỏng, để tỏi tiếp xúc với không khí trong 5 phút
  • Sử dụng lát tỏi nhẹ nhàng chà xát lên những khu vực có răng đang bị tổn thương và ê buốt trong 3 phút
  • Giữ nguyên trạng thái trong 10 – 15 phút để những dưỡng chất trong tỏi có thể thấm sâu vào khu vực có răng bệnh và phát huy tối đa tác dụng
  • Để kiểm soát bệnh lý, bạn nên áp dụng cách sử dụng tỏi điều trị ê buốt sau khi ăn đồ chua 3 lần/ngày.
Sử dụng tỏi điều trị răng ê buốt sau khi ăn đồ chua

Điều trị chứng ê buốt răng sau khi ăn đồ chua bằng gừng

Cách 1: Đắp gừng

Nguyên liệu:

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ phần vỏ gừng, rửa sạch
  • Thái gừng thành từng lát mỏng, sau đó đập dập
  • Đặt gừng ở giữa hai hàm răng [nơi có răng bị ê buốt], cắn chặt và giữ nguyên trạng thái trong khoảng 20 phút để những tinh chất của gừng tiết ra ngoài và thấm vào khu vực có răng bệnh
  • Hoặc khi không còn thấy gừng tiết tinh chất [không còn vị cay] người bệnh hãy sử dụng một củ gừng khác và lặp lại các bước nêu trên
  • Thực hiện 3 lần mỗi ngày
  • Người bệnh áp dụng cách điều trị chứng ê buốt răng sau khi ăn đồ chua bằng gừng cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Cách 2: Uống, súc miệng với trà gừng

Nguyên liệu:

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ phần vỏ gừng, rửa sạch
  • Thái gừng thành từng sợi mỏng
  • Cho gừng vào ấm, rót thêm 500ml nước sôi
  • Thực hiện hãm gừng trong nước sôi khoảng 20 phút
  • Sử dụng nước trà gừng để súc miệng. Lượng trà gừng còn lại dùng để uống
  • Thực hiện 2 lần/ngày [buổi sáng và buổi tối].

Cách sử dụng trà xanh chữa chứng răng ê buốt sau khi ăn đồ chua

Nguyên liệu:

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trà xanh
  • Mỗi lần sử dụng 5 – 10 lá trà xanh để nhai trong 5 phút
  • Mỗi ngày thực hiện 3 lần
  • Sau 3 ngày thực hiện cách sử dụng trà xanh chữa chứng răng ê buốt sau khi ăn đồ chua người bệnh sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
Cách sử dụng trà xanh chữa chứng răng ê buốt sau khi ăn đồ chua

Biện pháp phòng ngừa răng ê buốt sau khi ăn đồ chua

Để phòng ngừa tình trạng răng buốt sau khi ăn đồ chua, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

Vệ sinh răng miệng đúng cách và giữ răng luôn sạch sẽ mỗi ngày

Vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc không vệ sinh răng miệng là nguyên nhân khiến tình trạng răng có cảm giác buốt sau khi ăn đồ chua và nhiều bệnh răng miệng khác hình thành. Gồm sâu răng, viêm nướu răng, viêm tủy răng, mòn men răng… Chính vì thế, bạn cần tạo cho mình một thói quen chăm sóc răng miệng phù hợp để phòng ngừa sức khỏe răng miệng bị suy giảm.

Bên cạnh việc chải răng 2 lần mỗi ngày, sử dụng kem đánh răng có chứa fluor và bàn chải có lông chải mềm, bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa để đảm bảo vụn thức ăn không bị mắc kẹt ở các kẽ răng. Bạn cần hạn chế sử dụng tăm xỉa răng và nên sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng.

Tránh nghiến răng

Nghiến răng là một thói quen xấu. Thói quen này có thể khiến men răng bị mài mòn, tổn thương và hình thành nên chứng răng ê buốt sau khi ăn đồ chua. Trong trường hợp, bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ và không thể kiểm soát, hãy dùng một hàm bảo vệ răng và chống nghiến răng vào ban đêm.

Mỗi người sẽ có hình dạng khuôn miệng và cấu trúc hàm khác nhau. Do đó bạn nên đặt làm hàm chống nghiến răng đúng kích cỡ của hàm răng thật theo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Nghiến răng là một thói quen xấu. Thói quen này có thể khiến men răng bị mài mòn, tổn thương và hình thành nên chứng răng ê buốt sau khi ăn đồ chua

Sử dụng nước muối để súc miệng

Muối nổi tiếng với khả năng chống viêm, kháng khuẩn và tiêu diệt các tác nhân gây hại. Bên cạnh đó, việc sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng để súc miệng còn giúp cải thiện tốt tình trạng đau nhức, ê buốt răng. Đồng thời giúp giảm sưng, giảm viêm, nâng cao sức khỏe của răng và nướu.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý không sử dụng nước muối với nồng độ cao. Bởi vệ súc miệng cùng với nước muối quá mặn có thể khiến tế bào niêm mạc họng bị tổn thương, gây ảnh hưởng đến nướu. Ngoài ra cơ thể còn bị thừa muối nếu bạn sử dụng nước muối quá mặn trong một thời gian dài.

Trước khi súc miệng với nước muối, bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng kem đánh răng. Sau 1 phút, bạn nhổ bỏ nước muối và súc miệng lại cùng với nước sạch.

Bạn có thể tìm mua và sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng giúp phòng ngừa tình trạng ê buốt răng. Trong trường hợp sử dụng nước muối tự pha, bạn có thể hòa tan muối cùng với nước đun sôi đẻ nguội theo tỉ lệ 9 gram muối và 1 lít nước nước để có nồng độ 0,9%.

Thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống mỗi ngày

Sức khỏe răng miệng của bạn có thể được thiện khi bạn áp dụng một chế độ sinh hoạt phù hợp và thói quen ăn uống khoa học. Cụ thể:

  • Hạn chế sử dụng thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, thức ăn nhiều đường, thức ăn có vị mặn, cay. Bên cạnh đó bạn cũng cần tránh dùng các loại thức uống có chứa nhiều axit như nước chanh, nước có ga… Bởi đây đều là những loại thực phẩm có thể làm gia tăng tình trạng ê buốt răng.
  • Bạn nên bổ sung chất xơ cho cơ thể bằng việc ăn nhiều rau củ quả và nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ khác. Lượng chất xơ khi được đưa vào cơ thể sẽ tạo ra các khoáng chất giúp phòng ngừa tình trạng răng ê buốt. Nguồn chất xơ tốt là các loại rau như đậu Hà Lan, bắp cải, các loại đậu, quả hạnh nhân, đậu phộng; các loại hoa quả tươi như táo và chuối; các loại hoa quả khô như nho khô, chà là…
  • Tăng cường bổ sung canxi cho cơ thể. Bởi canxi là thành phần quan trọng và không thể thiếu trong việc giúp răng chắc khỏe, phòng chống những vấn đề về răng miệng kể cả chứng ê buốt. Nguồn canxi lý tưởng là những thức ăn từ bơ sữa, sữa tươi, sữa chua, phomat, hải sản…
Tăng cường bổ sung canxi cho cơ thể bởi canxi là thành phần quan trọng và không thể thiếu trong việc giúp răng chắc khỏe, phòng chống những vấn đề về răng miệng kể cả chứng ê buốt

Răng ê buốt sau khi ăn đồ chua có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy ít gây nguy hiểm nhưng tình trạng này khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy khó chịu và gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động ăn uống. Chính vì thế, người bệnh đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý ngay sau khi tình trạng ê buốt răng xuất hiện.

Ngày Cập nhật 14/01/2020

Video liên quan

Chủ Đề