Tại sao có bầu không được cho con bú

Không bao giờ quá thận trọng khi đưa trẻ đến khám tổng quát trước khi bạn quyết định cho con bú nếu đang mang thai. Nhìn chung, cho con bú khi mang thai là an toàn. Mặc dù một lượng nhỏ các hormone của thai kỳ có thể qua sữa mẹ. Nhưng chúng không gây hại cho sức khỏe đứa trẻ đang bú sữa mẹ. Ngoài ra, hormone oxytocin được giải phóng một lượng nhỏ trong thời gian cho con bú nên không đủ để gây chuyển dạ sinh non.

Cho con bú khi mang thai là an toàn

Các cơn co thắt do hormone này gây ra rất nhẹ. Và hiếm khi làm tăng nguy cơ sẩy thai. Tuy nhiên, một số trường hợp dưới đây, bác sĩ có thể khuyên bạn nên cai sữa cho trẻ:

  • Thai kỳ của bạn được coi là có nguy cơ cao hoặc bạn có nguy cơ bị sẩy thai
  • Bạn đang mang song thai hoặc nhiều hơn
  • Bạn có những cơn co thắt tử cung hoặc chảy máu âm đạo
  • Nếu bạn được khuyên tránh quan hệ tình dục khi đang mang thai

Nói chuyện với bác sĩ sản khoa của bạn sẽ là một phần quan trọng để xác định xem liệu bạn có nên tiếp tục cho con bú khi đang mang thai hay không. Nếu nó không được khuyến khích cho tình huống của riêng cá nhân bạn, điều đó không sao cả. Bạn đã làm rất tốt vai trò của mình. Và bây giờ điều quan trọng là cơ thể bạn phải chuẩn bị cho em bé sắp chào đời cũng như chương tiếp theo của hành trình nuôi con bằng sữa mẹ!

2. Những lưu ý về cho con bú khi đang mang thai

2.1 Ngồi hoặc nằm xuống khi cho con bú

Việc cho con bú hoặc vắt sữa cũng đòi hỏi rất nhiều năng lượng. Vậy nên, việc ngồi hoặc nằm ở một chỗ thư giãn khi cho con bú hoặc hút sữa sẽ giúp bạn có thêm thời gian nghỉ ngơi. Khi thai kì tiếp tục tiến triển, bạn có thể cần phải sáng tạo nhiều tư thế mới để thoải mái cho bạn và đứa bé trong bụng.

Xem thêm: Sữa mẹ – Khi nào không nên cho con bú

2.2 Theo dõi nguồn sữa của bạn

Nguồn cung cấp sữa của nhiều bà mẹ sẽ bắt đầu giảm khoảng sau khi sinh 4 hoặc 5 tháng. Ngoài ra, mùi vị của sữa mẹ cũng có thể thay đổi. Một trong những thay đổi này có thể khiến con bạn từ chối sữa mẹ và cuối cùng là tự cai sữa. Bạn có thể tự mình bắt đầu cai sữa nếu cảm thấy núm vú bị căng quá nhiều hoặc cơ thể cảm thấy khó chịu và mệt mỏi.

Thời điểm này, điều quan trọng có thể bạn cần bắt đầu kết hợp thêm chế độ dinh dưỡng khác vào bữa ăn hằng ngày của bé. Nếu trẻ biểu hiện hài lòng sau khi bú sữa mẹ và đạt các chỉ số về tăng trưởng và cân nặng, bạn không có lý do gì để lo lắng. Các chất dinh dưỡng khác mà con bạn nhận được sẽ bù đắp cho việc giảm lượng sữa mẹ tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Sau sinh 4-5 tháng, bạn có thể bắt đầu kết hợp thêm chế độ dinh dưỡng khác vào bữa ăn hằng ngày của bé

Xem thêm: Cho bé bú sữa mẹ đúng cách và hiệu quả – Con nên bú đến khi nào?

2.3 Điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn

Cha mẹ đều biết tất cả về việc ăn uống đầy đủ quan trọng như thế nào đối với sức khỏe của thai nhi. Cả trong giai đoạn phát triển của thai kỳ và sau khi sinh. Đặc biệt là khi đang nuôi con bằng sữa mẹ. Mang thai và cho con bú đều cần rất nhiều năng lượng. Vậy nên, ngoài việc nghỉ ngơi, điều quan trọng là bạn phải đảm bảo bổ sung đầy đủ calo để tăng cường sức khỏe của chính mình. Một nguyên tắc chung là:

  • Cần thêm 500 calo nếu trẻ đang bú sữa mẹ + ăn dặm hoặc 650 calo nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi.
  • Thêm 350 calo nếu bạn đang mang thai ở ba tháng giữa của thai kỳ hoặc thêm 450 calo nếu ở ba tháng cuối thai kỳ.
Ăn uống đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng rất quan trọng

2.4 Chăm sóc vú

Có thể bạn đã biết rằng đau núm vú có thể là một vấn đề phổ biến của nhiều mẹ cho con bú. Điều này có thể là do căng tức ngực. Đây là một triệu chứng phổ biến của thai kỳ. Do đó, dành thời gian để chăm sóc vú là rất quan trọng.

Trong nhiều vấn đề về vú [viêm, nứt núm vú …], việc cho con bú khi mang thai vẫn có thể tiếp tục. Mặc dù bạn có thể mệt mỏi vì bận rộn với công việc. Hoặc cáu kỉnh do kiệt sức. Nhưng chính bạn đang cung cấp sự chăm sóc rất quan trọng cho trẻ sơ sinh. Hãy nỗ lực để con bạn có thể nguồn dinh dưỡng tốt nhất từ sữa mẹ.

2.5 Ưu tiên cho trẻ sắp sinh ra sẽ bú mẹ trước

Nên nhớ rằng lúc này nhu cầu bú sữa mẹ của trẻ mới chào đời là quan trọng nhất. Trẻ sơ sinh cần sữa non [dòng sữa đầu tiên sau sinh] và các lợi ích bảo vệ miễn dịch hơn trẻ lớn. Để đảm bảo rằng trẻ nhận được đủ sữa, hãy cho trẻ mới sinh bú sữa mẹ trước khi cho trẻ lớn bú. Việc cho trẻ bú mẹ cần được ưu tiên hàng đầu. Trẻ một tuổi hoặc trẻ mới biết đi có thể bù đắp lượng sữa mẹ giảm bằng thức ăn dặm.

Tìm hiểu thêm bài viết: Những lợi ích tuyệt vời của sữa non đối với trẻ mà các bà mẹ nên biết

Nếu bạn có thai khi đang cho con bú, điều quan trọng là phải cân nhắc nhu cầu của trẻ bú mẹ và thai nhi so với nhau. Quyết định có nên tiếp tục cho con bú hay không là điều bạn phải đưa ra sau khi đánh giá tất cả các khía cạnh. Nếu bạn phát hiện ra mình có thai khi còn đang cho con bú thì không có gì phải lo lắng cả. Chỉ cần lưu ý một số điểm quan trọng sẽ giúp đảm bảo rằng trẻ sơ sinh, thai nhi và chính bạn đều khỏe mạnh.

Bác sĩ HUỲNH NGUYỄN UYÊN TÂM

Ngay cả khi đang cho con bú thì khả năng tránh thai của chị em chỉ đạt đến khoảng 99%. Điều này đồng nghĩa với việc nếu mẹ bỉm phát hiện các dấu hiệu có thai khi đang cho con bú liệt kê dưới đây thì khả năng mang bầu lần nữa là rất cao. Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu xem các dấu hiệu đó là gì nhé!

1. Bé đột nhiên mất hứng thú với sữa mẹ

Tại thời điểm trứng và tinh trùng gặp được nhau trong cơ thể chị em, nội tiết tố sẽ nhanh chóng có sự thay đổi. Hầu hết các trường hợp nội tiết tố người mẹ đột ngột thay đổi sẽ ảnh hưởng đến cả chất lượng và mùi vị sữa. Mùi vị sữa thay đổi sẽ kéo theo tình trạng bé bú ít, bỏ bú hoặc vẫn bú nhưng thường xuyên tiêu chảy.

Mùi vị sữa thay đổi khi mẹ mang thai sẽ khiến bé bỏ bú, bú ít đi

Nếu bé nhà bạn bình thường ít ốm, ít quấy khóc và ham bú nhưng đột nhiên ghét sữa thì có khả năng đây là dấu hiệu có thai khi đang cho con bú. Tất nhiên bên cạnh khả năng đã mang thai, mùi vị sữa thay đổi thì vẫn còn một số nguyên nhân khách quan khác. Các mẹ bỉm sữa nên kiểm tra xem liệu có đúng là mình đã mang thai hay không thông qua các dấu hiệu kế tiếp nữa nhé!

2. Lượng sữa giảm đột ngột

Đối với một mẹ bỉm đang có nguồn sữa dồi dào đột nhiên xuất hiện tình trạng bé yêu còn đói sau bú thì khả năng cao lượng sữa cơ thể sản xuất ra đã giảm. Các bác sĩ sản khoa đã chứng thực vấn đề có xuất hiện hiện tượng sữa mẹ giảm nếu mẹ đã mang thai trở lại. Hầu hết các trường hợp giảm sữa rõ rệt sau khoảng 2 tháng đầu mang thai, tuy nhiên không loại trừ trường hợp sữa mẹ giảm mạnh ngay tại tháng đầu tiên.

3. Thường xuyên cảm thấy khát

Trên thực tế, việc mẹ bỉm cảm thấy khát chưa hẳn đã là dấu hiệu có thai khi đang cho con bú. Cơ thể chúng ta sẽ chuyển hóa phần lớn lượng nước được nạp vào thành sữa, sau khi em bé bú cơ thể lại tiếp tục yêu cầu lượng nước mới để tiếp tục sản xuất sữa và đây chính là lý do khiến chị em bị khát. Thế nhưng nếu cảm giác khát nước của chị em ngày càng rõ rệt và bất thường thì cũng có thể chị em đang mang thai.

Thường xuyên khát nước một cách bất thường có thể là dấu hiệu báo chị em đã mang thai

Tại thời điểm mang thai, thai nhi cũng yêu cầu một lượng nước lớn để phát triển. Cơ thể chúng ta đang phải đáp ứng hai nhu cầu nước tương đối lớn là cung cấp sữa và nuôi thai nên cảm giác khát sẽ rõ ràng hơn hẳn. Những cơn khát kiểu này khá dễ nhận ra nên chị em hãy lắng nghe cơ thể mình nhiều hơn để xác định khả năng mang thai của bản thân.

4. Cảm thấy ngực đau hoặc mẫn cảm

Việc cảm thấy căng, tức nhẹ tại ngực là dấu hiệu mang thai tương đối phổ biến đối với tất cả các chị em phụ nữ đang hoặc không nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, theo nhận định của các bác sĩ sản khoa, chị em đang cho con bú có xu hướng cảm thấy ngực đau hơn các trường hợp mang thai thông thường.

Cụ thể, núm vú của chúng ta sẽ tăng dần độ mẫn cảm, thậm chí toàn bộ bầu ngực nhức và rất đau. Cảm giác khó chịu sẽ tịnh tiến mỗi khi chị em cho con bú. Nhìn chung, nếu chị em phát hiện có cơ thể có dấu hiệu này nhiều ngày liền thì khả năng mang thai là tương đối cao.

5. Mệt mỏi, kiệt sức

Hai triệu chứng này cũng là hai triệu chứng phổ biến ghi nhận ở các chị em mang thai thông thường. Thế nhưng nếu mẹ bỉm đang cho con bú mang thai thì cảm giác mệt mỏi hoặc kiệt sức sẽ rõ ràng hơn hẳn. Đa số mẹ bầu ghi nhận cảm giác trên vào khoảng tháng thứ hai hoặc thứ ba của tam cá nguyệt thứ nhất. Tuy nhiên các chị em nuôi con bằng sữa mẹ thường sẽ cảm nhận sự mệt mỏi ngay tại những tháng đầu tiên.

Chị em sẽ cảm thấy mệt mỏi rõ rệt nếu mang thai khi đang cho con bú

Lý do chính của tình trạng trên được ghi nhận là do cơ thể chị em phải thực hiện cùng lúc 3 việc:

  • Phục hồi sức khỏe sau sinh.

  • Chuyển hóa dinh dưỡng vào sữa nuôi con.

  • Chia sẻ dinh dưỡng để nuôi thai nhi trong bụng.

6. Dấu hiệu ốm nghén

Nếu chị em muốn tìm hiểu dấu hiệu có thai khi đang cho con bú thì ốm nghén hẳn là dấu hiệu rõ ràng và đáng tin cậy nhất.

Chủ yếu cảm giác ốm nghén như buồn nôn, choáng váng, đau đầu, xây xẩm mặt mày xuất hiện vì cơ thể chị em đang có sự thay đổi lớn về mặt nội tiết tố. Cùng với việc cơ thể chúng ta chưa hoàn toàn hồi phục sau sinh, chất dinh dưỡng đang phải đáp ứng cơ chế cung cấp sữa thì triệu chứng ốm nghén sẽ tương đối rõ ràng và khó chịu.

So với các mẹ bầu khác, mẹ bỉm đang cho con bú sẽ sớm nhận thấy các triệu chứng đầu tiên của việc ốm nghén cũng như vất vả hơn trong quãng thời gian này.

7. Chuột rút có thể là dấu hiệu có thai khi đang cho con bú

Chuột rút là dấu hiệu tương đối đáng tin cậy đối với các chị em vừa mới mang thai, chưa thực hiện siêu được. Đối với các mẹ bỉm đang cho con bú, khả năng đối mặt với hiện tượng này là tương đối cao nếu mang thai trở lại. Chuột rút có thể lặp lại vài lần mỗi tuần và khiến chị em cảm thấy khó chịu, tệ hơn là làm gián đoạn một số hoạt động sinh hoạt trong ngày.

Bị chuột rút là dấu hiệu cảnh báo mang thai khá phổ biến

8. Tăng cảm giác đói

Các mẹ bỉm cho con bú thường chia sẻ tình trạng dễ đói dù vừa mới ăn no. Nếu mẹ bỉm mang thai trong thời gian cho con bú, cảm giác đói có xu hướng rõ rệt và xuất hiện với tần suất dày đặc hơn hẳn. Dấu hiệu đói không được ưu tiên xếp lên trên vì thực tế đây là dấu hiệu khá mơ hồ.

Kinh nghiệm đưa ra là mẹ bỉm nên đối chiếu dấu hiệu này cũng như kiểm tra xem mình còn dấu hiệu báo mang thai nào nữa hay không. Dấu hiệu có thai khi đang cho con bú không phải là một triệu chứng duy nhất, chúng thường đi cùng nhau thành các dấu hiệu lớn.

Vậy là MEDLATEC đã vừa cùng chị em tìm hiểu các dấu hiệu có thai khi đang cho con bú phổ biến, có tính chính xác cao hơn cả. Nếu chị em nghi ngờ bản thân đang mang thai lần nữa, chúng tôi khuyến cáo thực hiện kiểm tra, thăm khám và siêu âm tại các cơ sở khám, chữa bệnh lớn và uy tín. Hiện nay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang cung cấp nhiều gói dịch vụ chăm sóc thai kỳ dành cho các mẹ bỉm sữa. Để liên hệ tư vấn cũng như đặt lịch khám, chị em vui lòng liên hệ đến số 1900 56 56 56.

Video liên quan

Chủ Đề