Tại sao bụng to và cứng

Bụng to ở trẻ sơ sinh có thể nằm ở 2 trường hợp: đây là một quá trình phát triển bình thường của bé hoặc đây cũng có thể là một dấu hiệu nguy hiểm liên quan đến bệnh lý tiêu hóa. Vậy khi phát hiện bé có dấu hiệu bụng to, ba mẹ cần phải xử trí như thế nào?

Bụng to được định nghĩa như thế nào? Cho đến nay, không có định nghĩa chính xác về bụng to ở trẻ. Một số định nghĩa được ghi nhận có thể bao gồm:

- Sự gia tăng kích thước thực tế của bụng.

- Sự thay đổi có thể đo lường được về chu vi bụng.

- Một định nghĩa tương đối rõ ràng về dấu hiệu bụng to: Khi thành bụng nằm trên một mặt phẳng cao hơn so với mỏm mũi kiếm xương ức ở trẻ sơ sinh nằm ngửa trên một mặt phẳng.

Chứng bụng to ở trẻ có thể liên quan đến các nguyên nhân sinh lý bình thường hoặc do nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, đặc biệt là các bệnh lý tiêu hóa.

Bụng to ở trẻ có thể là dấu hiệu của bệnh lý

Bụng to ở trẻ là hiện tượng tự nhiên khi ngoài dấu hiệu này, trẻ không có các dấu hiệu bất thường nào khác và phát triển khỏe mạnh và bình thường, tăng cân phù hợp với tuổi, không quấy khóc, trẻ háu ăn khi đến bữa, ngủ ngon...

Một số nguyên nhân sinh lý sau có thể dẫn đến hiện tượng bụng to ở trẻ.

Bụng to ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, thường là một hiện tượng sinh lý bình thường: đa số trẻ đều có phần bụng to lên sau khi bú no. Tuy nhiên, giữa các lần cho bú, bạn sẽ cảm nhận được phần bụng của bé khá mềm, không căng cứng.

Trẻ bú no gây to bụng là một dấu hiệu bình thường

Bên cạnh nguyên nhân ăn quá no, nguyên nhân về cấu trúc ruột ở trẻ cũng khiến trẻ có dấu hiệu bụng to. Thông thường, ruột của trẻ em khá dài so với kích thước ổ bụng, cùng với đó là phần cơ thành bụng của bé chưa phát triển hoàn toàn. Vì vậy, bụng trẻ sẽ nhô hơn so với kích thước cơ thể.

Nếu là nguyên nhân do sinh lý, ba mẹ cũng không cần quá lo lắng về tình trạng này vì theo thời gian, sự phát triển về chiều cao của trẻ sẽ diễn biến nhanh hơn so với sự tăng trưởng của ruột, vì vậy, phần bụng sẽ trở lại kích thước bình thường.

Bụng to ở trẻ sơ sinh là do sinh lý khi hoạt động tiêu hóa ở trẻ diễn ra bình thường. Bạn có thể nhận biết sự bình thường này thông qua việc quan sát phân của bé. Phân của trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thường chịu ảnh hưởng nhiều bởi chế độ sữa mà bé đang được chăm sóc:

- Đối với trẻ bú sữa mẹ, phân của bé thường có độ lỏng, sệt, màu hoa cà hoặc hoa cải. Trung bình, trẻ sẽ đi ngoài khoảng 3 – 4 lần / ngày.

- Đối với trẻ được nuôi bằng sữa công thức / sữa hộp [không có đầy đủ lợi khuẩn cần thiết cho việc tiêu hóa của bé], thì thường có phân rắn và tần suất đi ngoài thấp, trung bình bé đi ngoài mỗi 1 – 2 ngày / lần.

Nếu trẻ có những dấu hiệu tiêu hóa như trên và không có hiện tượng bất thường như quấy khóc, chán ăn, đầy bụng..., ba mẹ không cần lo ngại nhiều đến tình trạng bụng phình to ở trẻ sơ sinh.

Trẻ bụng to uống sữa công thức sẽ có phân rắn

Tuy nhiên, không phải lúc nào tình trạng bụng to cũng là hiện tượng tự nhiên. Một số tình trạng bụng to ở trẻ có khả năng là dấu hiệu của bệnh lý tiêu hóa. Để có thể nhận biết bụng to của bé có phải bệnh hay không, cha mẹ cần chú ý một số vấn đề sau.

Buồn nôn nhiều lần là một tình trạng cấp cứu cho thấy tình trạng rối loạn chuyển hóa đường ruột với chứng nôn trớ cho đến khi tìm được nguyên nhân khác. Ở trường hợp này, trẻ cần được bác sĩ thăm khám để xác định xem bụng săn chắc hay mềm và có âm ruột hay không.

Thông thường, nếu bụng chướng, mềm kèm theo âm ruột là lành tính. Ngược lại, bụng săn chắc, không có tiếng ruột, da căng và đổi màu đáng lo ngại hơn và có khả năng cần can thiệp ngay lập tức.

Nếu bụng to có đi kèm với nhịp tim nhanh, thở nhanh, ngưng thở, nhiệt độ cơ thể không ổn định, thì nguyên nhân của chứng bụng to có khả năng liên quan đến nhiễm trùng, và việc đánh giá nên bao gồm kiểm tra nhiễm trùng ngoài việc đánh giá thêm hệ tiêu hóa [GI].

Nếu trẻ kèm thêm triệu chứng thở nhanh có thể là biểu hiện của nhiễm trùng

Nếu trẻ chưa đi tiêu trong khoảng thời gian 12 đến 24 giờ, hãy nghĩ đến táo bón. Nếu trẻ sơ sinh được vài ngày tuổi và chưa bao giờ đi tiêu phân thì nên nghĩ đến tắc ruột. Nếu có phân gần đây, cần đánh giá chất lượng phân và sự hiện diện của máu trong phân.

Khi tình trạng bụng to ở trẻ là một bệnh lý, bé có thể đang gặp phải một trong những bệnh sau:

- Đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu: Dấu hiệu thường gặp: chán ăn, khó chịu, nôn ói, bụng phình to, đi phân lỏng,...

- Bệnh phình đại tràng ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu: bụng trẻ căng cứng, sau sinh 24h mà không thấy trẻ đi phân su

- Các nguyên nhân khác: Dị ứng thực phẩm, bệnh Hirschsprung, bướu gan, bướu WILMS [bướu nguyên bào thận].

Có thể nói, bụng to ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, đa phần là hiện tượng tự nhiên trong quá trình tăng trưởng của bé. Tuy nhiên, nếu như bé có những dấu hiệu bất thường khác ngoài bụng to, cha mẹ cần chú ý đưa bé đến thăm khám sớm với bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.

Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cha mẹ có thể đưa trẻ đến hệ thống Y tế Vinmec để được khám và điều trị kịp thời.

Ba mẹ có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được thăm khám

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao nhờ những ưu điểm:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao [giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ], giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài [Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ] luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Võ Thị Thùy Trang - Bác sĩ Nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Đầy hơi chướng bụng thường xuất hiện khi tình trạng dạ dày và ruột bị dư thừa khí hơi làm cho bụng căng lên. Các dấu hiệu của chúng là cảm giác buồn nôn hoặc nôn, ợ chua, đau bụng hoặc có thể bị táo bón. Các triệu chứng sẽ trở nên khó chịu hơn sau khi chúng ta ăn.

Đầy hơi chướng bụng làm ta thấy khó chịu nhưng nó chỉ thường xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra tình trạng phiền toái này có thể do việc dung nạp lactose hoặc cũng có thể là biểu hiện của một tình trạng bệnh lý bất thường nguy hiểm như ung thư. Vậy làm sao để xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng chướng bụng đầy hơi là lành tính hay không và cách khắc phục nó là điều hết sức quan trọng. Đặc biệt là khi bạn bị chứng chướng bụng, đầy hơi kéo dài.

Dưới đây là những dấu hiệu của chứng chướng bụng đầy hơi kéo dài:

  • Giảm cân là dấu hiệu của việc bị đầy hơi nghiêm trọng. Nếu bạn bị sụt cân mà không rõ nguyên nhân đi kèm với cảm giác no dù chỉ ăn một chút thức ăn thì có khả năng cơ thể bạn có một khối u và các chất tiết ra từ khối u sẽ tác động đến cảm giác thèm ăn của bạn.
  • Cổ trướng cũng có thể là nguyên nhân gây ra chướng bụng, đầy hơi kéo dài. Nó cũng có thể là do các bệnh về gan. Cổ trướng sẽ làm cho một lượng lớn dịch tích tụ có thể làm bụng to ra.
  • Nếu bạn bị chướng bụng đầy hơi kèm theo buồn nôn và nôn mửa thì đó có thể là dấu hiệu của sự tắc ruột vì các mô sẹo hoặc khối u đã chèn ép thành ruột. Các cơn đau này có thể dữ dội và xuất hiện theo từng cơn tách biệt.
  • Đi ngoài có máu hoặc âm đạo bị chảy máu cũng có thể có liên quan đến tình trạng đầy hơi chướng bụng kéo dài.
  • Sốt cùng với chứng chướng bụng khó tiêu có thể có nguyên nhân là tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm. Bạn nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán các nguyên nhân nhiễm trùng.

Tình trạng chướng bụng đầy hơi kéo dài có thể xuất hiện và kết thúc nhanh chóng tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra chúng. Thông thường, sau khoảng từ 3 đến 5 tiếng, sau khi thức ăn bạn tiêu thụ mà chưa được tiêu hóa thì sẽ gây ra tình trạng chướng bụng. Tuy nhiên, nếu hiện tượng chướng bụng đầy hơi kéo dài và xảy ra liên tiếp thì đó có thể xuất phát từ một vấn đề bệnh lý chứ không chỉ đơn thuần là do những nguyên nhân từ thói quen sinh hoạt.

2.1 Nguyên nhân do thói quen sinh hoạt

  • Thói quen tiêu thụ các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột hoặc các thực phẩm gây khó tiêu. Các thực phẩm khó tiêu là những thức ăn chứa nhiều tinh bột hoặc nhiều chất béo.
  • Thói quen sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có gas.
  • Thói quen ăn uống không khoa học. Nó có thể là thói quen vừa ăn vừa nói chuyện, vừa ăn vừa xem tivi, ăn nhanh và nhai không kỹ trước khi nuốt. Thời gian ăn thay đổi thường xuyên.

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh có thể dẫn đến đầy hơi chướng bụng

2.2 Nguyên nhân từ các vấn đề bệnh lý

  • Nếu bạn bị chứng đầy hơi chướng bụng kéo dài mà không do các yếu tố về thói quen sinh hoạt thì nó có thể xuất phát từ bệnh ung thư buồng trứng. Để biết chắc chắn, bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra vùng chậu kỹ lưỡng hoặc siêu âm thông qua âm đạo để chẩn đoán xem có mắc bệnh hay không. Nếu bệnh được phát hiện càng sớm sẽ rất hữu ích trong việc điều trị
  • Ung thư tử cung không chỉ gây ra tình trạng bị đầy hơi, ung thư tử cung còn gây ra tình trạng chảy máu âm đạo bất thường. Nếu nghi ngờ mình bị ung thư cổ tử cung bạn nên đi khám để được làm các xét nghiệm chẩn đoán vì nếu được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi rất cao.
  • Đầy hơi chướng bụng kết hợp với vàng da, sụt cân, mất cảm giác thèm ăn và đau phần trên bụng, lan ra sau lưng có thể là những dấu hiệu cảnh báo của ung thư tụy. Nếu bạn mắc loại ung thư này, chẩn đoán sớm là chìa khóa để có một kết quả điều trị hiệu quả.
  • Ung thư dạ dày thường ít khi gây ra các triệu chứng như đầy hơi chướng bụng, khó tiêu và cảm giác no ở vùng bụng trên. Nó thường gây ra các triệu chứng như sụt cân, buồn nôn và đau bụng.
  • Mặc dù các bệnh về gan thường là lành tính nhưng những dạng ung thư di căn đến gan thì lại có thể gây hại. Vì vậy, nếu nghi ngờ sự xuất hiện của các bệnh về gan trong cơ thể, tốt nhất là bạn hãy đi khám và siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan.
  • Viêm túi thừa là tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm bên trong ruột. Nó thường đi kèm với đau bụng, căng tức bụng, giảm cảm giác ngon miệng, sốt và táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Viêm vùng chậu là chứng bệnh xảy ra khi có sự nhiễm trùng ở niêm mạc tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng thường do các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Bệnh Crohn là một bệnh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Bệnh này cũng khá phổ biến ở các bệnh nhân bị các bệnh rối loạn tiêu hóa lâu năm, những người hay lo âu, thần kinh căng thẳng, người phải dùng thuốc kháng sinh,...

  • Duy trì thói quen uống từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.

Uống nhiều nước mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng kéo dài

  • Thêm chất xơ vào chế độ ăn để tăng cường hệ tiêu hóa.
  • Cung cấp thêm các loại trái cây sau các bữa ăn có nhiều chất đạm.
  • Thực hiện ăn chậm, nhai kỹ, ăn những miếng nhỏ khi ăn.
  • Hạn chế tối đa các loại thức ăn có độ cay, chua nhiều, hạn chế thức ăn có nhiều đường, dầu mỡ. Không nhai kẹo cao su.
  • Tránh dùng thuốc lá và đồ uống có cồn.
  • Duy trì thói quen massage bụng để giúp cho việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn và duy trì thói quen tập thể dục nhẹ nhàng. Giảm stress trong cuộc sống.
  • Cần chú ý thăm khám hoặc nhận sự trợ giúp từ bác sĩ hoặc các nhân viên y tế để xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng chướng bụng đầy hơi là lành tính hay không và cách khắc phục nó, đặc biệt là khi bạn bị chứng chướng bụng, đầy hơi kéo dài. Không được tự ý sử dụng thuốc mà không được chỉ định bởi bác sĩ. Nên xây dựng và duy trì chế độ sinh hoạt khoa học và hợp lý.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: soyte.hanoi.gov.vn

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề