Tại sao bị béo phì

1Thừa cân béo phì là gì?

Đây là tình trạng một vùng cơ thể tích lũy mỡ bất thường, quá mức. Chỉ số khối cơ thể [chỉ số BMI] được sử dụng để định nghĩa và phân loại thừa cân béo phì.

Chỉ số BMI được tính bằng cách lấy trọng lượng cơ thể tính theo kg chia cho bình phương chiều cao tính theo mét. Thông thường, chỉ số BMI bình thường ở người trưởng thành nằm trong khoảng 18,5 – 24,9. Thừa cân nếu chỉ số BMI nằm trong khoảng 25,0 – 29,9. Chỉ số BMI từ 30 trở lên được gọi là béo phì.

Về cơ bản thì béo phì là một bệnh lý độc lập, tuy nhiên, đây cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như rối loạn lipid huyết, tăng huyết áp, đái tháo đường,…

2Triệu chứng của thừa cân béo phì

- Tích lũy mỡ quá mức ở một số vị trí trên cơ thể và có thể kèm theo:

+ Đau ở một hoặc một số vùng cơ thể như lưng, hông, đầu gối, mắt cá chân, cổ, ngực,…

+ Khó thở.

+ Tâm lý buồn bã, thậm chí trầm cảm.

+ Ngáy trong khi ngủ.

+ Phát ban trong các nếp gấp của da.

+ Đổ nhiều mồ hôi.

Chẩn đoán:

- Bác sĩ có thể hỏi bệnh sử và khám lâm sàng.

- Kiểm tra chiều cao, cân nặng để xác định chỉ số BMI.

- Xét nghiệm chức năng tuyến giáp.

3Nguyên nhân gây thừa cân béo phì

Béo phì là một bệnh lý nguy hiểm. Béo phì đứng hàng thứ 2 chỉ sau hút thuốc lá trên bảng xếp hạng các nguyên nhân dẫn đến tử vong và có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm như đái tháo đường type 2, rối loạn lipid huyết, các bệnh tim mạch, viêm khớp, sỏi mật, ngừng thở khi ngủ và ung thư.

Những nguyên nhân có thể gây ra béo phì bao gồm: di truyền, các yếu tố môi trường, hội chứng suy giáp, một số loại thuốc đang sử dụng, hội chứng Cushing.

Ăn quá nhiều chất béo, đồ chiên, đồ ngọt so với nhu cầu cần thiết hàng ngày của cơ thể và duy trì thói quen bất lợi này liên tục trong thời gian dài.

Lối sống tĩnh, ngồi nhiều, ít vận động, luyện tập thể dục.

Bên cạnh đó còn có sự tham gia của các yếu tố khác như kinh tế xã hội, di truyền,…

4Điều trị thừa cân béo phì

Các phương pháp điều trị thừa cân béo phì bao gồm: giảm cân khoa học, rèn luyện thân thể hợp lý, dùng thuốc và phẫu thuật.

Giảm cân khoa học: đây là biện pháp thường được áp dụng đầu tiên. Thay đổi chế độ ăn nhằm giảm dầu, mỡ, lượng calo dung nạp hàng ngày vào cơ thể. Lưu ý: nên tham khảo chế độ giảm cân khoa học, trao đổi với bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Tăng cường các hoạt động thể lực vừa sức và duy trì việc rèn luyện cơ thể hợp lý mỗi ngày sẽ giúp ích rất nhiều cho việc cải thiện tình trạng thừa cân béo phì.

Nếu việc thay đổi chế độ ăn và tăng cường rèn luyện thể lực không giúp cải thiện được cân nặng của người bệnh sau 12 tuần thì người bệnh có thể sẽ được bác sĩ điều trị chỉ định dùng thuốc. Các thuốc này đều làm giảm ngon miệng cũng như có các tác dụng không mong muốn khác.

Phẫu thuật chỉ nên được cân nhắc trong trường hợp béo phì trầm trọng, đe dọa tính mạng người bệnh [những người có trọng lượng cơ thể quá 50% so với trọng lượng lý tưởng, và dưới 45 tuổi].

5Phòng ngừa thừa cân béo phì

Thường xuyên kiểm tra cân nặng để có thể kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.

Khẩu phần ăn mỗi ngày nên được thiết kế sao cho đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, cân đối hợp lý, phối hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau và thay đổi thương xuyên. Không nên chỉ ăn riêng và ăn quá nhiều một loại thực phẩm nào đó.

Việc thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao vừa sức, phù hợp lứa tuổi sẽ hỗ trợ rất đắc lực cho việc phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ thừa cân béo phì.

Tăng cường phổ biến rộng rãi các thông tin giáo dục về dinh dưỡng hợp lý, phòng tránh thừa cân béo phì cũng như các bệnh mạn tính liên quan đến vấn đề dinh dưỡng.

Xem thêm: Các bệnh mạn tính mà thừa cân, béo phì gây ra

Thừa cân béo phì là tình trạng một vùng cơ thể tích lũy mỡ bất thường, quá mức.

Chỉ số khối cơ thể [chỉ số BMI] được sử dụng để định nghĩa và phân loại thừa cân béo phì. Thừa cân nếu chỉ số BMI nằm trong khoảng 25,0 – 29,9. Chỉ số BMI từ 30 trở lên được gọi là béo phì.

Những nguyên nhân có thể gây ra béo phì bao gồm: di truyền, các yếu tố môi trường, hội chứng suy giáp, một số loại thuốc đang sử dụng, hội chứng Cushing.

Các phương pháp điều trị thừa cân béo phì bao gồm: giảm cân khoa học, rèn luyện thân thể hợp lý, dùng thuốc và phẫu thuật.

Phòng ngừa thừa cân béo phì: duy trì cân nặng lý tưởng thường xuyên rèn luyện thể lực hợp lý, chế độ dinh dưỡng khoa học.

[Hình ảnh tổng hợp từ healthplus.vn, khoeplus24h.vn, google,...]

Hơn 4 năm trước 253

2

Béo phì ngày càng trở nên phổ biến và đáng lo ngại bởi nó có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe. Vì vậy, việc hiểu biết về các nguyên nhân gây béo phì, từ đó có cách điều chỉnh hợp lí trong lối sống và thói quen hàng ngày là hết sức quan trọng.

1. Béo phì nguy hiểm như thế nào?

Thừa cân béo phì là nguy cơ đứng thứ sáu về số trường hợp tử vong trên toàn cầu

Béo phì là tình trạng tích tụ mỡ bất thường và quá mức tại một vùng cơ thể hoặc toàn thân đến mức gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình gây mất thẩm mỹ. Nó còn là một trong những yếu tố rủi ro dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như: Tiểu đường, huyết áp cao, các bệnh về tim mạch, sỏi mật và các bệnh mãn tính khác. Nghiêm trọng hơn béo phì có thể dẫn đến một số bệnh ung thư như: Ung thư vú, ung thư trực tràng, ung thư túi mật,…

Thừa cân béo phì là nguy cơ đứng thứ sáu về số trường hợp tử vong trên toàn cầu. Đặc biệt tại Hoa Kỳ, khoảng 112.000 ca tử vong mỗi năm có liên quan trực tiếp đến béo phì và hầu hết các trường hợp tử vong này là những bệnh nhân có chỉ số BMI trên 30. Bên cạnh có, những người bị béo phì trên 40 tuổi thì tuổi thọ sẽ giảm.

► Tìm hiểu chi tiết: Béo phì tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm có thể bạn chưa biết

Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được TS.BS Bùi Nguyên Kiểm và các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng béo phì và nguy cơ sức khỏe do bệnh béo phì mà bạn đang gặp phải.

2. Nguyên nhân gây béo phì

Nguyên nhân gây ra bệnh béo phì vô cùng phức tạp, do đó kết luận về nguyên nhân gây ra bệnh béo phì vẫn còn là một vấn đề tranh cãi. Tuy nhiên người ta đã tổng kết được những nhóm nguy cơ gây bệnh béo phì bao gồm:

Do mất cân bằng năng lượng

Sự cân bằng giữa lượng calo nạp vào và lượng tiêu thụ calo quyết định trọng lượng của một người

Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đế tình trạng béo phì hiện nay. Sự cân bằng giữa lượng calo nạp vào và lượng tiêu thụ calo quyết định trọng lượng của một người. Khi nguồn năng lượng bạn hấp thụ vào cơ thể cao hơn lượng bạn tiêu hao đi, khiến lượng mỡ tích lũy trong cơ thể gây béo phì. Dưới đây là các mức cân bằng năng lượng:

  • Năng lượng nạp vào = Năng lượng tiêu hao: Cơ thể khỏe mạnh, phát triển bình thường
  • Năng lượng nạp vào > Năng lượng tiêu hao: Hậu quả là Thừa cân, béo phì
  • Năng lượng nạp vào < Năng lượng tiêu hao: Hậu quả là gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển

Năng lượng VÀO là lượng calo mà bạn thu được từ thức ăn và đồ uống. Năng lượng RA là năng lượng mà cơ thể sử dụng để thở, tiêu hóa và các hoạt động thể lực. Bởi vậy một chế độ ăn giàu chất béo và lối sống lười vận động là các yếu tố làm phát triển dần dần căn bệnh béo phì.

Chế độ ăn giàu chất béo

Một chế độ ăn nhiều calo, thiếu trái cây và rau quả góp phần tăng cân. Nhóm thực phẩm nhiều calo đến từ các món nhiều giàu mỡ như chiên, xào, rán,… các loại thịt mỡ và thịt chế biến sẵn, các loại đồ ăn nhanh như pizza, hamburger, khoai tây chiên,… hay các thực phầm có nhiều đường như bánh kem, đồ uống có ga, bánh quy,…

Khi một người tiêu thụ nhiều calo hơn mức sử dụng, cơ thể họ sẽ dự trữ thêm lượng calo dưới dạng chất béo. Điều này có thể dẫn đến trọng lượng dư thừa và béo phì.

Thói quen lười vận động

Thiếu tập thể dục và hoạt động thể chất là một yếu tố quan trọng khác liên quan đến béo phì. Khi bạn nạp vào một nguồn calo lớn nhưng lại không vận động để đốt cháy chúng, điều đó khiến năng lượng dư thừa tích tụ dưới dạng mỡ khiến bạn béo phì.

Những người có thói quen lười vận động thường là giới trẻ hiện nay. Họ có xu hướng thư giãn bằng việc xem TV, lướt internet, chơi game trên máy tính thay vì lựa chọn luyện tập thể dục. Một số khác có lối sống ít vận động như làm việc trong văn phòng, di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô thay vì chọn xe đạp hoặc đi bộ – đều là những đối tượng dễ có nguy cơ béo phì.

Càng ít vận động, bạn càng đốt ít calo. Ngoài ra, hoạt động thể chất ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của hormone ở người mà hormone này có tác động đến cách cơ thể chế biến thức ăn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động thể chất có thể giúp giữ mức insulin ổn định và mức insulin không ổn định có thể dẫn đến tăng cân.

Yếu tố di truyền

Thừa cân béo phì có khuynh hướng di truyền. Theo nghiên cứu, trong gia đình có cả cha và mẹ béo phì thì 80% nguy cơ con cái sinh ra mắc bệnh béo phì. Còn nếu có cha hoặc mẹ béo phì thì có 30% con cái sinh bị béo phì.

Theo nghiên cứu, trong gia đình có cả cha và mẹ béo phì thì 80% nguy cơ con cái sinh ra mắc bệnh béo phì

Di truyền ảnh hưởng đến hormone liên quan đến điều tiết chất béo gọi là kháng leptin. Leptin là một loại hormone làm giảm sự thèm ăn. Ở người bình thường, leptin kiểm soát cân nặng bằng cách ra hiệu cho não ăn ít hơn khi lượng mỡ dự trữ trong cơ thể quá cao. Vấn đề là leptin không hoạt động như bình thường ở người béo phì, leptin không thể báo hiệu cho não ăn ít hơn, sự kiểm soát này bị mất – tình trạng này được gọi là kháng leptin và được cho là yếu tố di truyền khiến béo phì xảy ra.

Những người bị thừa cân béo phì do yếu tố di truyền có tốc độ trao đổi chất chậm chạp [mất nhiều thời gian hơn để đốt cháy calo] hoặc có cảm giác thèm ăn lớn hơn, có thể làm cho việc giảm cân trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên chỉ có khoảng 10% người béo phì có nguyên nhân do di truyền.

Các vấn đề về sức khỏe

Suy giáp: Tuyến giáp hoạt động càng hiệu quả, sự trao đổi chất trong cơ thể càng cao. Do đó, nếu bị suy giáp, tuyến giáp không tiết đủ hóc-môn cho cơ thể dẫn đến các hoạt động trao đổi chất giảm xuống, chất béo không được đốt cháy tiêu thụ, lâu dần se gây tăng cân béo phì.

Hình ảnh minh họa tuyến giáp

U tụy nội tiết Insulinoma: Căn bệnh này làm giảm lượng đường trong máu nhanh, dẫn đến hạ đường huyết. Khi lượng đường trong máu giảm, cơ thể sẽ lập tức bổ sung lượng đường thích hợp bằng cách gây ra cơn đói dữ dội. Vì vậy, cơ thể liên tục có dấu hiệu đói, kết quả khiến bạn thèm ăn rồi dẫn đến tăng cân, béo phì.

Hội chứng buồng chứng đa năng: Cơ thể thiếu hóc-môn giới tính, khiến các tế bào trứng không phát triển đúng cách và dính vào buồng trứng. Trong trường hợp này, phần thân trên bị tăng cân khiến bạn có cảm giác nặng nề. Theo thống kê cho thấy có đến 40% nữ giới mắc bệnh đa năng buồng chứng bị thừa cân, béo phì.

Căng thẳng và trầm cảm: Trầm cảm và căng thẳng khiến cơ thể sản sinh cortisol liên tục. Khi đó, cortisol chuyển hóa năng lượng thành chất béo, tích trữ chúng và lâu dần gây béo phì.

Hội chứng Cushing: là một bệnh lý nội tiết do rối loạn chức năng vỏ tuyến thượng thận, gây tăng mạn tính hormon glucocorticoid không kìm hãm được. Glucocorticoid tăng gây tích tụ mỡ ở những vị trí đặc biệt như ở mặt; ở giữa 2 xương bả vai; tích tụ mỡ trên xương đòn gây béo thân.

Thiếu ngủ

Nghiên cứu đã cho thấy rằng thiếu ngủ làm tăng nguy cơ tăng cân và phát triển béo phì. Nguyên nhân là do khi không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ sản sinh ra ghrelin, một loại hormone kích thích sự thèm ăn, tăng cảm giác ngon miệng khi ăn đồ ăn chứa nhiều đường. Điều này có thể góp phần hình thành béo phì.

Tuổi tác

Khi bạn già đi, các cơ sẽ có khuynh hướng bị teo đi. Các cơ bị teo làm giảm sự đốt cháy calo của cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc nếu bạn không giảm lượng calo ăn vào khi ở tuổi già, bạn có thể sẽ thừa cân béo phì.

3. Biện pháp phòng ngừa béo phì

Bạn có thể phòng ngừa hầu hết các yếu tố rủi ro thông qua chế độ ăn uống và luyện tập thể dục.

Tác hại của béo phì gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Chính vì vậy, bạn cần phải phòng ngừa căn bệnh này kể cả khi cân nặng của bạn đang ở mức tốt. Bạn có thể phòng ngừa hầu hết các yếu tố rủi ro thông qua chế độ ăn uống và luyện tập thể dục.

Thực đơn ít chất béo

Một thực đơn ít chất béo bao gồm: Hạn chế tiêu thụ các sản phẩm từ mỡ động vật, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn, giảm tối đa thực phẩm có nhiều đường và muối. Nên ăn nhiều các loại thực phẩm ít calo, giàu chất dinh dưỡng, như trái cây, rau và ngũ cốc. Ngoài ra bạn cũng nên tạo cho mình một thói quen ăn uống khoa học như: uống đủ nước mỗi ngày, hạn chế các loại đồ uống có cồn đặc biệt là không ăn khuya. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối giúp kiểm soát tốt năng lượng đưa vào cơ thể giúp phòng ngừa nguy cơ béo phì.

Luyện tập thể dục

Hoạt động thể chất và tập thể dục giúp đốt cháy calo. Vì vậy bên cạnh chế độ ăn hợp lý, nên tăng cường hoạt động thể lực để làm tiêu hao năng lượng dư thừa. Lượng calo được đốt cháy tùy thuộc vào loại bài tập, thời gian và cường độ của hoạt động. Bạn nên tập tối thiểu 30 phút mỗi ngày với các bài thể dục cơ bản như: Chạy bộ, đạp xe, bơi lội, … Càng luyện tập thường xuyên và lâu dài thì tác động đến phòng ngừa bệnh béo phì càng lớn.

Theo dõi cân nặng thường xuyên

Việc theo dõi cân nặng thường xuyên có thể cho bạn biết liệu những nỗ lực của bạn có cho hiệu quả hay không và có thể giúp bạn phát hiện nguy cơ thừa cân béo phì ở việc tăng cân nhỏ trước khi chúng trở thành vấn đề lớn.

Có nhiều nguyên nhân gây béo phì như: yếu tố di truyền, nhân tố về ăn uống, thói quen sinh hoạt… Trong đó nguyên nhân trực tiếp dẫn đến căn bệnh béo phì là do sự mất cân bằng về năng lượng. Do đó để phòng ngừa nguy cơ béo phì bạn cần duy trì trọng lượng cơ thể của bạn ở mức cho phép bằng cách cân bằng giữa lượng calo nạp vào qua thức ăn với năng lượng tiêu hao qua các hoạt động thể chất. Bạn nên tìm hiểu về những loại thực phẩm nên ăn, thực phầm nào nên tránh và các bài tập thể dục phù hợp để phòng ngừa béo phì, bảo vệ sức khỏe bản thân và chất lượng cuộc sống của bạn.

Theo Giammomau.net.vn

Video liên quan

Chủ Đề