Tại sao trẻ hay bị giật mình

Lý do khiến trẻ sơ sinh hay giật mình và không ngủ ngon giấc có thể là do sinh lý hoặc do bệnh lý.

  • Môi trường xung quanh bé ngủ không thoải mái, có nhiều tiếng ồn hoặc ánh sáng mạnh sẽ khiến bé khó chịu, cựa quậy hoặc giật mình. 

  • Khi trẻ đói bụng hoặc được cho bú quá no cũng cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.

  • Do tã của trẻ bị ướt hoặc mẹ quấn khăn quanh người bé quá chặt khiến trẻ cảm thấy khó chịu. 

  • Trào ngược dạ dày: Ở trẻ nhỏ, hệ thống dạ dày và thực quản chưa hoàn thiện cho nên sau khi bú sữa, trẻ dễ bị sựa hoặc trào ngược lên thực quản. Đây chính là nguyên nhân làm bé khó chịu và bị giật mình giữa đêm khi ngủ. 

  • Thiếu canxi cũng là một trong các nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ. Khi bị hạ canxi huyết, trẻ thường có những biểu hiện như dễ kích động, ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc về đêm.

  • Những trẻ sơ sinh có bệnh lý liên quan đến thần kinh như rối loạn thần kinh bẩm sinh, hay bị tổn thương ở vùng não cũng dễ bị giật mình, kích động khi ngủ. 

  • Khi da trẻ bị ngứa, nóng rát hoặc bị côn trùng cắn trong lúc ngủ cũng khiến trẻ cảm thấy khó chịu và cựa quậy.

  • Ngoài ra, trẻ sơ sinh hay giật mình cũng có thể là biểu hiện của các bệnh viêm viêm họng, viêm amidan ảnh hưởng đến đường thở khiến bé không thoải mái và giật mình khi ngủ.

Phản xạ giật mình khi ngủ của trẻ rất dễ nhận biết, bao gồm những giai đoạn sau: 

  • Giai đoạn 1: Khi bị giật mình, phản ứng đầu tiên của trẻ sẽ là đột ngột mở rộng cánh tay và chân, lòng bàn tay hướng lên trên.

  • Giai đoạn 2: Sau khi mở rộng tứ chi thì trẻ sẽ co tay và chân lại gần cơ thể thành tư thế bào thai. Phản xạ này khiến bé cảm thấy an toàn như khi còn trong bụng mẹ. 

  • Sau khi tìm hiểu về nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay giật mình và quấy khóc khi ngủ, cha mẹ có thể sẽ lo lắng không biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào là hợp lý và làm sao để đối phó với tình trạng trẻ hay giật mình ngủ không ngon?

  • Đối với các trường hợp trẻ sơ sinh giật mình ngủ không ngon giấc do bệnh lý, cách tốt nhất là cha mẹ nên tìm đến bác sĩ để có cách chăm sóc phù hợp nhất với tình trạng của trẻ. Đối với trường hợp trẻ bị giật mình do sinh lý, cha mẹ có thể áp dụng những phương pháp hữu ích dưới đây nhằm đem lại cho bé giấc ngủ sâu và ngon hơn:

  • Để đảm bảo trẻ sơ sinh không bị giật mình khi ngủ, thì ba mẹ nên lưu ý điều chỉnh môi trường xung quanh sao cho phù hợp: 

  • Nhiệt độ phòng ngủ của trẻ nên ở mức vừa phải, không được quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ thích hợp cho trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn là vào khoảng 26 - 28 độ C.

  • Tắt hoặc giảm độ sáng của đèn ngủ. 

  • Không gian ngủ của trẻ cần yên tĩnh, hạn chế tối đa tiếng ồn và âm thanh lớn đột ngột phát ra. 

Thường xuyên quấn khăn cho bé có tốt không? Việc quấn khăn từ lâu đã được xem là biện pháp hữu hiệu trong việc chữa giật mình khi ngủ cho trẻ sơ sinh. Không chỉ hỗ trợ cho bé có giấc ngủ ngon và sâu hơn, phương pháp này còn tạo cho bé cảm giác được an toàn, ấm áp như ở trong bụng mẹ. Khi quấn khăn, bạn nên lưu ý dùng những chiếc chăn mềm, mỏng để bé không cảm thấy khó chịu và cựa quậy. 

Đột nhiên bị thay đổi vị trí hoặc tư thế ngủ cũng khiến cho trẻ sơ sinh hay giật mình. Do đó, bạn nên bế và giữ trẻ càng gần với cơ thể mình càng tốt. Nếu muốn đặt trẻ nằm xuống nôi thì bạn phải làm hết sức nhẹ nhàng, cẩn thận. Điều này sẽ giúp trẻ tránh được cảm giác hoảng hốt, giật mình. 

Trong giai đoạn này, nguồn dinh dưỡng chính của trẻ được cung cấp hoàn toàn từ sữa mẹ, do đó mẹ cần ăn uống và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Nếu mẹ bị thiếu canxi, bé cũng sẽ bị thiếu hụt và ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như thể chất. Ngoài ra, trẻ cũng nên được tắm nắng thường xuyên vào buổi sáng để bổ sung vitamin D, hỗ trợ cho quá trình chuyển hoá canxi. 

Cleanipedia hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp cha mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về nguyên nhân và giúp cải thiện vấn đề trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ. Từ đó, giúp trẻ phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần.

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu 22 tháng 12 năm 2021

  • Tập vận động: Phản xạ giật mình của bé sẽ bắt đầu biến mất khi bé lớn lên. Khi con mẹ được 3 đến 6 tháng tuổi, có thể chúng sẽ không biểu hiện phản xạ Moro nữa. Trẻ sẽ kiểm soát được các chuyển động của mình và phản xạ giật mình sẽ ít hơn. Mẹ có thể giúp bé tiến bộ bằng cách dành thời gian vận động mỗi ngày. Cho bé không gian để duỗi tay và chân. Điều này sẽ giúp trẻ săn chắc và tăng cường cơ bắp. Ngay cả những trẻ sơ sinh cũng nên có cơ hội di chuyển, kể cả cái đầu nhỏ của chúng. Chỉ cần chú ý nâng đỡ đầu và cổ của bé khi mẹ bế.

    Khi nào cần đưa bé đến gặp bác sĩ

    Mẹ sẽ đưa trẻ đến khám bác sĩ trong các tình huống sau:

  • Không có phản xạ giật mình: Sự vắng mặt của phản xạ Moro, ở một bên hoặc cả hai bên, có thể báo hiệu các bất thường trong hệ thần kinh của em bé.  Nếu thiếu phản xạ Moro ở một bên cơ thể của bé, đó có thể là hậu quả của việc gãy vai hoặc chấn thương dây thần kinh. Nếu phản xạ bị thiếu ở cả hai bên, nó có thể gợi ý tổn thương não hoặc tủy sống.
  • Trẻ giật mình quá mức, sau khi đã thực hiện các biện pháp kể trên, đó có thể là biểu hiện của các bệnh lý bao gồm:
  • Trào ngược dạ dày thực quản: là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ hay giật mình khó ngủ
  • Thiếu canxi: Dẫn tới còi xương, bé hay rướn người và giật mình khi ngủ. Trong trường hợp này, trẻ có thêm một số biểu hiện khác như chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm.
  • Trẻ bị ốm: Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình có thể là do biểu hiện của một số bệnh như viêm tai giữa, viêm họng, giun sán,...
  • Mắc một số bệnh lý: Trẻ bị bệnh tim, cơ thể suy nhược, thiếu máu kéo dài,... dễ bị giật mình khi ngủ
  • Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương: Các vấn đề về thần kinh như dây thần kinh của bé bị tổn thương hoặc rối loạn thần kinh bẩm sinh có thể gây ra triệu chứng trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ.

Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

EmptyView

Cá hồi tuy có vị tanh, vì chứa nhiều omega-3, bổ sung nhiều DHA rất tốt cho sức khỏe của bé và bà bầu. Nên các bạn hãy nấu cháo cá hồi để giúp bé thông minh hơn nhé!

Khi mọc răng, bé cần được chăm sóc kĩ lưỡng. Ngoài việc vệ sinh cá nhân cho bé, dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố quyết định hàng đầu. Chính vì vậy, lựa chọn thực phẩm trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng của bé.

Bệnh chàm sữa [được biết đến là bệnh viêm da dị ứngvà các triệu chứng bao gồm da bé bị bong, nổi đốm đỏ, rạn nứt, chảy nước, đóng vảy và ngứa] có thể dễ dàng được kiểm soát hoặc điều trị thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống, đặc biệt là với bé lớn hơn một tuổi.

Đối với bé 9 tháng tuổi sữa mẹ [hay sữa công thức] vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Về ăn dặm mỗi ngày các mẹ cho bé ăn 3 bữa cháo mỗi lần 1 bát đầy. Nên cho bé ăn thêm gan gà, các loại thịt có màu đỏ, đậu quả, đậu hũ để bổ sung chất sắt

Bé chậm tăng cân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài những lý do phổ biến như bé bị bệnh, bé lười ăn, nhiều nguyên nhân thậm chí sẽ khiến mẹ bị bất ngờ nữa. Vậy, vì đâu bé chậm tăng cân? Phải làm sao giúp bé tăng cân tốt hơn? Mẹ đừng bỏ lỡ bài viết sau đây nhé!

Video liên quan

Chủ Đề