Tại sao băng tan

Băng trên Trái Đất đang tan nhanh hơn so với giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, chủ yếu do biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ toàn cầu tăng cao.

Trong công trình nghiên cứu công bố ngày 25/1 trên tạp chí The Cryosphere, các nhà khoa học cho biết ước tính 28.000 tỷ tấn băng trên thế giới đã tan chảy kể từ 3 thập kỷ trước.

Tốc độ tan băng mỗi năm hiện nay nhanh hơn khoảng 57% so với thời điểm đó.

Lượng nước do băng tan tại Nam Cực, Greenland và các sông băng trên núi trong 3 thập kỷ qua đã khiến mực nước biển trung bình trên toàn cầu dâng thêm 3,5cm.

[Tìm ra phương pháp làm chậm sự tan chảy các sông băng]

Lượng băng tan từ các sông băng trên núi chiếm 22% tổng khối lượng băng thất thoát hằng năm.

Đồng tác giả nghiên cứu, chuyên gia nghiên cứu sông băng tại Đại học Leeds [Anh] Thomas Slater, cho rằng đây là điều đáng lưu tâm, bởi trên thực tế lượng băng này chỉ chiếm khoảng 1% lượng băng trên đất liền.

Trên khắp Bắc Cực, diện tích băng biển trong mùa Hè cũng bị thu hẹp xuống mức thấp nhất từ trước đến nay.

Năm 2020 chứng kiến lượng băng phục hồi trên biển của khu vực này đạt mức thấp thứ hai trong 40 năm qua kể từ khi các số liệu bắt đầu được theo dõi bằng vệ tinh.

Nhiệt độ khí quyển trên Trái Đất đã tăng 1,1 độ C kể từ thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp. Tuy nhiên, tại Bắc Cực, tốc độ ấm lên đã tăng gấp hơn hai lần so với tốc độ trung bình trên toàn cầu trong 30 năm qua.

Dựa vào dữ liệu vệ tinh từ năm 1994-2017, các biện pháp đo đạc tại chỗ và mô phỏng trên máy tính, nhóm các nhà khoa học Anh đã tính toán được rằng thế giới mất đi trung bình 800 tỷ tấn băng/năm trong thập niên 1990, nhưng con số này đã tăng lên 1.200 tỷ tấn băng trong vài năm gần đây.

Trong báo cáo Khảo sát Địa chất và Địa vật lý tại khu vực Alaska, chuyên gia địa chất Gabriel Wolken nhận định việc tính toán cả tổng lượng băng mất đi từ các sông băng, dải băng và băng tại hai cực cũng là một cách tiếp cận đáng chú ý và cần thiết.

Chuyên gia Wolken cho rằng, tại Alaska, mọi người đều "nhận thức rõ" tình trạng sông băng biến mất, thậm chí có thể quan sát hiện tượng này bằng mắt thường./.

Minh Tuấn [TTXVN/Vietnam+]

Hay nhất

Nêu nguyênnhân và hậu quả của hiện tượng tan băng..? hãy nêu biện pháp khắc phục?

Nguyên nhân:

- Trái Đất nóng lên toàn cầu là do việc phát thải lượng lớn khí metan quá mức cho phép ở ngưỡng giới hạn nhất định từ Bắc Cực, Nam cực và cho đếncác vùng đất ẩm ướt. Mà khí metan chính là loại khí nhà kính giữ nhiệt.

Hiện tượng núi lửa phun trào cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng băng tan. Bởi với khối lượng hàng tấn tạo thành tro bụi mỗi lần phun trào và nhiệt độ rất cao, khói, tro tàn và các lớn bụi xuất hiệnchính là 1 trong những nguyên nhân làm cho khí hậu nóng lên toàn cầu.

Đặc biệt, khi nhiệt độ trung bình của Trái Đất nóng lên thì sẽ làm cho lượng băng ở Nam Cực và Bắc Cực tan ra. Khi lượng băng tan thì sẽ làm lộ ra lớp băng \[CO2\] vĩnh cửu. Lớp băng này sẽ bắtđầu tham gia vào quá trình tuần hoàn\[CO2\] trên Trái Đất. Khi đó, cây xanh sẽ ngày càng ít đi, không có khả năng để điều hòa lượng khí \[CO2\]. Vì lượng khí\[CO2\] lúc này đã quá tải, vượt quá mức giới hạn của tự nhiên nên Trái Đất càng ngày càng nóng lên. Và cuối cùng lại lặp lại một chu kì như trên.

Tác hại:

+ Làm biến đổi khí hậu

+ Nắng nóng kéo dài

+ Ảnh hưởng tới tàu thuyền di chuyển trên biển

+ Mực nước biển dâng cao

+ Băng tan gây ô nhiễm không khí

+ Ảnh Hưởng tới các loài động vật con người

Cách khắc phục:

- Để giảm tốc độ tan chảy của băng vĩnh cửu tại Bắc Cực có thể tăng cường những loài động vật như hươu, nai, ngựa, bò rừng, tuần lộc… lên sống ở vùng băng tuyết.Theo một trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, cường độ dậm chân của các loài động vật trên có thể giúp nén chặt tuyết xuống mặt đất, qua đó giữ cho lớp băng vĩnh cửu ổn định, không bị tan. Không chỉ vậy, khi những loài động vật sinh sống tại đây, việc chúng di chuyển thường xuyên sẽ giúp trải đều băng, tuyết khắp khu vực. Ước tính, mật độ tuần lộc tại Bắc Cực vào khoảng năm con trên một km². Nếu con số này tăng lên 15 con trên một km², sẽ có tới hơn 80% lớp băng vĩnh cửu sẽ được bảo vệ.

Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng, sự tan chảy ồ ạt của các sông băng do hiện tượng nóng lên toàn cầu đã làm nghiêng trục quay của Trái đất kể từ những năm 1990. Các nhà khoa học cho biết, điều này chứng tỏ tác động sâu sắc của con người lên hành tinh.

Cực bắc và cực nam là điểm mà trục quay giao nhau với bề mặt của Trái đất, nhưng chúng không cố định. Những thay đổi về cách phân bố khối lượng của Trái đất khiến trục, và do đó là các cực, chuyển động.

Trước đây, chỉ có các yếu tố tự nhiên như dòng hải lưu và sự đối lưu của đá nóng trong lòng đất sâu mới góp phần làm di chuyển vị trí của các cực. Nhưng nghiên cứu mới cho thấy, kể từ những năm 1990, hàng trăm tỷ tấn băng mỗi năm bị tan chảy vào các đại dương do khủng hoảng khí hậu đã khiến các cực dịch chuyển theo hướng mới.

Các nhà khoa học nhận thấy hướng dịch chuyển địa cực chuyển từ nam sang đông vào năm 1995 và tốc độ dịch chuyển trung bình từ năm 1995 đến năm 2020 nhanh hơn 17 lần so với từ năm 1981 đến năm 1995. Kể từ năm 1980, vị trí của các cực đã di chuyển trong khoảng 4 mét.

Nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Shanshan Deng, Viện Khoa học địa lý và Nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên, thuộc Viện Khoa học Trung Quốc dẫn đầu.

Dữ liệu về lực hấp dẫn từ vệ tinh Grace, được phóng vào năm 2002, đã được sử dụng để xem xét mối liên hệ giữa sự tan chảy của băng với các chuyển động của cực trong năm 2005 và 2012, cả hai nghiên cứu đều cho thấy cực chuyển động sau khi gia tăng băng tan. Nhưng nghiên cứu của Tiến sĩ Deng đã tạo ra một nền tảng mới bằng cách mở rộng mối liên hệ đến khoảng thời gian trước khi vệ tinh được phóng, và cho thấy các hoạt động của con người đã dịch chuyển các cực kể từ những năm 1990, tức gần ba thập kỷ trước.

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters cho thấy tổn thất do băng chiếm phần lớn sự dịch chuyển của cực, nhưng có khả năng là việc khai thác nước ngầm cũng góp phần vào sự dịch chuyển.

Nước ngầm được lưu trữ dưới đất nhưng sau khi được bơm lên để sử dụng trong sinh hoạt hoặc phục vụ nông nghiệp, phần lớn cuối cùng sẽ chảy ra biển, phân phối lại trọng lượng của nó trên khắp thế giới. Trong 50 năm qua, nhân loại đã lấy đi 18 nghìn tỷ tấn nước từ các hồ chứa sâu dưới lòng đất mà không có sự thay thế.

Nghiên cứu sinh sau tiến sĩ Vincent Humphrey, Đại học Zurich, Thụy Sĩ, người không tham gia vào nghiên cứu mới cho biết, điều này cho thấy các hoạt động của con người đã phân bổ lại lượng nước khổng lồ trên hành tinh. Nó lớn đến mức có thể thay đổi trục của Trái đất.

Tuy nhiên, ông cho biết, sự dịch chuyển của trục Trái đất không đủ lớn để ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, nó có thể thay đổi độ dài của một ngày, nhưng chỉ bằng mili giây.

Một số nhà khoa học cho rằng, với quy mô của tác động đáng kể của con người lên địa chất và hệ sinh thái của Trái đất, cần công bố một kỷ nguyên địa chất mới - kỷ nguyên Anthropocene. Kể từ giữa thế kỷ 20, đã có sự gia tăng rõ rệt của lượng khí thải carbon dioxide và mực nước biển dâng, sự tàn phá động vật hoang dã và sự biến đổi đất do canh tác, phá rừng và sự phát triển.

HOÀNG DƯƠNG [Theo Guardian]

Bảo Châu   -   Chủ nhật, 22/08/2021 17:47 [GMT+7]

Sông băng Thwaites ở Nam Cực ngoài tác động của biến đổi khí hậu còn chịu tác động của sức nóng vỏ Trái đất. Ảnh: AFP

Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Communications Earth & Environment, lớp vỏ Trái đất ở khu vực Tây Nam Cực - nơi có sông băng Thwaites hay sông băng ngày tận thế - nằm ở độ sâu chỉ từ 16km đến 24km thay vì độ sâu 40km như ở Đông Nam Cực

Điều này dẫn đến việc sông băng Thwaites bị ảnh hưởng bởi ''dòng địa nhiệt lên đến 150 milliwatt trên 1 mét vuông'' - tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Ricarda Dziadek, cho biết trong một tuyên bố.

Sông băng Thwaites ở Tây Nam Cực. Ảnh:  Mail Online Graphic

Theo BBC, sông băng Thwaites đóng góp khoảng 4% vào mực nước biển dâng hàng năm và hiện được cho là mất đi 80 tỉ tấn băng mỗi năm. 

Kể từ năm 1980, sông băng này đã mất ít nhất 600 tỉ tấn băng, theo một phân tích năm 2017 do New York Times thực hiện, sử dụng dữ liệu từ NASA. 

Live Science cho hay, một số băng biển bị mất đi nhanh chóng có thể là do các con sông ẩn dưới lớp băng, nhưng phần lớn liên quan đến biến đổi khí hậu và nhiệt độ Trái đất nóng lên.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét tập dữ liệu trường địa từ ở khu vực Tây Nam Cực để tạo ra bản đồ dòng địa nhiệt mới.

Những điều này cho thấy yếu tố nóng lên của Trái đất quan trọng như thế nào đối với sông băng và tan chảy của băng sau đó, ngay cả khi tác động chính xác vẫn chưa hiện rõ.

Đồng tác giả và nhà địa vật lý của Viện Nghiên cứu Biển và Địa cực, Tiến sĩ Karsten Gohl, giải thích: ''Nhiệt độ ở bên dưới của sông băng phụ thuộc vào một số yếu tố - chẳng hạn như liệu mặt đất có bao gồm đá rắn chắc hay là lớp trầm tích bão hòa nước dày hàng mét''.

''Nước dẫn nhiệt rất tốt. Nhưng nó cũng có thể đẩy nhiệt năng đi xa trước khi nó chạm đến đáy sông băng'' - Tiến sĩ Karsten Gohl lưu ý.

Vào năm 2020, các nhà nghiên cứu đã thu được những hình ảnh đầu tiên về mặt dưới của sông băng, cho thấy vùng nước ấm hỗn loạn dưới lớp băng đang gây ra ''một cuộc rút lui không thể ngăn chặn''.

Nhiệt độ của vỏ Trái đất có thể thay đổi tùy theo vị trí, nhưng nó có thể dao động từ 200 độ C đến 400 độ C tại điểm tiếp giáp, theo National Geographic . 

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng luồng nhiệt từ vỏ Trái đất cần phải được xem xét nghiêm túc trước tình trạng tan chảy nhanh chóng của sông băng.

Tiến sĩ Gohl nói thêm: ''Một lượng lớn nhiệt địa nhiệt có thể dẫn đến việc đáy sông băng không còn đóng băng hoàn toàn hoặc hình thành một lớp nước vĩnh viễn trên bề mặt của nó''.

Cả hai điều này đều sẽ dẫn đến việc các khối băng trượt dễ dàng hơn trên mặt đất. Ngoài ra, nếu tác dụng kìm hãm của thềm băng bị mất, như tình trạng đang được quan sát thấy ở Tây Nam Cực, dòng chảy của các sông băng có thể tăng tốc đáng kể do nhiệt địa nhiệt tăng lên''.  

Lưu vực khổng lồ chứa lượng nước có thể khiến mực nước biển dâng cao thêm hơn 1,8m và sự tan chảy đáng kể của băng có khả năng biến sông băng Thwaites trở thành đúng tên gọi ''ngày tận thế'' của nó.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Video liên quan

Chủ Đề