Ngành công tác xã hội học ở đâu

Lĩnh vực nghiên cứu về hành vi và các mối quan hệ xã hội của con người đang ngày càng được chú trọng. Vì lý do này, xã hội học là ngành học thu hút sự quan tâm của nhiều bạn học sinh, sinh viên những năm gần đây bởi tính thiết thực và cơ hội phát triển rộng mở của ngành học này. Vậy xã hội học là ngành gì? Học xã hội học ra làm gì? Cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu chi tiết về ngành xã hội học trong bài viết dưới đây.

Ngành xã hội học là gì?

Xã hội học [Sociology] là ngành học nghiên cứu về các mối quan hệ xã hội và các thể chế xã hội của con người. Xã hội học sử dụng phương pháp điều tra thực nghiệm, phân tích, phê bình để tìm hiểu về trật tự xã hội, các vấn đề cũng như những thay đổi trong xã hội. Chủ đề của xã hội học rất đa dạng, bao gồm nhiều phạm trù từ tội phạm đến tôn giáo, từ gia đình đến Nhà nước, từ sự phân chia chủng tộc và tầng lớp xã hội đến niềm tin chung của một nền văn hóa chung, và từ sự ổn định đến sự thay đổi căn bản trong toàn xã hội. 

Việc tìm ra cơ chế thống nhất của các đối tượng nghiên cứu đa dạng này là mục đích của xã hội học. Xã hội học tìm hiểu về quá trình các hành động và ý thức của con người được hình thành và định hình bởi các cấu trúc văn hóa, xã hội xung quanh.

Ngành xã hội học học gì?

Mục tiêu của xã hội học là phân tích và khám phá hành vi, ý thức và mối quan hệ con người trong các xã hội khác nhau dựa trên quan điểm phổ quát toàn cầu. Theo học ngành xã hội học, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức sâu rộng về các vấn đề xã hội, kỹ năng phân tích sự kiện, hiện tượng xã hội, hành vi con người và trang bị năng lực tư vấn, xây dựng các chính sách xã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển của đất nước.

Khung chương trình đào tạo của ngành xã hội học thường bao gồm 4 năm. Năm đầu tiên thường là phần giới thiệu về xã hội học đại cương cùng các vấn đề liên quan đến xã hội, chính trị, tạo cơ hội cho sinh viên khám phá các khía cạnh xã hội học mà họ quan tâm nhất. Sự phân chia lĩnh vực sẽ trở nên chuyên biệt hơn trong năm thứ 2 và thứ 3, phân nhánh trên nhiều chủ đề khác nhau, bao gồm bình đẳng giới, chủng tộc, văn hóa, chính trị ... Trong năm cuối, sinh viên chủ yếu tập trung thực hiện học phần nghiên cứu xã hội học dựa trên những kiến thức, kỹ năng nghiên cứu đã học được trong toàn bộ quá trình học tập.

Dưới đây một số môn học nổi bật trong chương trình đào tạo của ngành xã hội học.

  • Hành vi con người và môi trường xã hội

  • Lịch sử văn minh thế giới

  • Tâm lý học xã hội

  • Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội

  • Phương pháp nghiên cứu xã hội học

  • Xã hội học giới

  • Xã hội học môi trường

  • Xã hội học văn hóa

  • Xã hội học giáo dục

Bạn có phù hợp với ngành xã hội học?

Nếu bạn có hứng thú với những lĩnh vực của ngành xã hội học, nhưng lại đang phân vân liệu bản thân có phù hợp với ngành học này hay không thì hãy cùng tìm hiểu những yêu cầu cần thiết để theo đuổi ngành học này nhé.

Sự tò mò và quan tâm đến xã hội

Xã hội học chắc chắn không dành cho những ai thờ ơ với các vấn đề xã hội. Để hiểu và lan tỏa ảnh hưởng đến xã hội, bạn cần có sự quan tâm đặc biệt và liên tục đối với con người, cùng như dành thời gian tham gia vào nhiều hoạt động xã hội khác nhau. Điều này giúp các sinh viên xã hội học duy trì sự tò mò, dẫn đến việc đặt ra nhiều câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời.

Khả năng nghiên cứu, phân tích chuyên sâu

Sinh viên ngành xã hội học cần dành nhiều thời gian để quan sát và thu thập thông tin, dữ liệu trong suốt quá trình học tập. Điều này đòi hỏi khả năng nghiên cứu, phân tích chuyên sâu một cách kiên trì, bền bỉ liên tục.

Khả năng thấu hiểu người khác

Trí thông minh cảm xúc là khả năng xác định, diễn giải chính xác và phản ứng thích hợp với những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của người khác. Nếu muốn theo đuổi lĩnh vực xã hội học, bạn nhất thiết cần có yếu tố này. Bạn phải có khả năng đánh giá các khía cạnh khác nhau của xã hội ảnh hưởng như thế nào đến tình cảm, tinh thần và thể chất của con người. 

Học ngành xã hội học ở đâu?

Có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành xã hội học ở trong lẫn ngoài nước. Tại Việt Nam, sinh viên muốn theo học ngành xã hội học có thể tham khảo một số trường đại học tiêu biểu như Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn [ĐHQG Hà Nội], Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM, Đại học Mở TPHCM, Đại học Khoa học Huế.

Nếu bạn mong muốn du học ngành xã hội học, tham khảo danh sách một số trường đại học & khóa học uy tín đào tạo ngành xã hội học trên thế giới:

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc chọn trường và khoá học phù hợp, hãy liên hệ với trung tâm tư vấn du học IDP để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Sinh viên ngành xã hội học làm gì khi ra trường?

Cử nhân ngành xã hội học có thể làm việc ở đa dạng các vị trí và lĩnh vực. Sau đây là những công việc mà sinh viên ngành xã hội học có thể đảm nhận sau khi ra trường

Nhân viên Xã hội học trong các tổ chức xã hội

Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể trở thành nhân viên xã hội học trong các tổ chức xã hội. Nhân viên xã hội học chịu trách nhiệm lên kế hoạch và thực thi các hoạt động, chiến dịch của tổ chức hướng tới nhiều mục đích xã hội khác nhau.

Công tác tư vấn trong các tổ chức chính phủ 

Với kiến thức chuyên môn sâu rộng về xã hội và nhân chủng học, sinh viên ngành xã hội học có thể trở thành các chuyên gia xã hội học làm việc trong các tổ chức chính phủ. Các chuyên gia xã hội học phụ trách tham vấn, xây dựng các chính sách xã hội cũng như kế hoạch triển khai chúng một cách hiệu quả.

Công tác nghiên cứu ở các trường học, trung tâm, viện nghiên cứu

Một lựa chọn khác cho sinh viên ngành xã hội học là công tác tại các trường học, trung tâm, viện nghiên cứu về xã hội học sau khi ra trường. Công việc này phù hợp cho những ai có niềm đam mê với chuyên ngành, đồng thời yêu thích việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho mọi người.

Phóng viên, biên tập viên trong các cơ quan truyền thông

Kiến thức chuyên sâu về xã hội học sẽ là một công cụ đắc lực nếu bạn lựa chọn làm phóng viên, biên tập viên cho các cơ quan truyền thông. Sự hiểu biết phong phú về hành vi xã hội của con người chắc chắn sẽ giúp bạn hoàn thành công việc liên quan đến lĩnh vực truyền thông một cách xuất sắc.

> Tìm kiếm các khoá học về xã hội học trên thế giới

Muốn biết chương trình học nào phù hợp với bạn nhất?

Sử dụng ngay "Công cụ tìm khóa học" của Hotcourses Vietnam nhé!

BẮT ĐẦU

Công tác xã hội [CTXH] là một nghề chuyên nghiệp và đóng vai trò quan trọng cho việc xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Chương trình đào tạo Công tác xã hội nhằm đào tạo cử nhân Công tác xã hội có năng lực và chuyên môn về công tác xã hội và các kiến thức liên quan như: phát triển cộng đồng, an sinh xã hội, tâm lý để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc của các cơ sở xã hội, dự án xã hội cũng như các loại hình doanh nghiệp và tổ chức khác.

Tùy theo phương thức học, người học hoàn thành chương trình đào tạo sẽ được cấp bằng cử nhân hình thức đào tạo từ xa hoặc vừa làm vừa học. Văn bằng có giá trị pháp lý để được tiếp tục học lên bậc cao học. 

  • Học sinh tốt nghiệp Phổ thông Trung học hoặc tương đương yêu thích và có định hướng theo nghề nghiệp này.
  • Cán bộ, nhân viên đang làm việc nhưng có mong muốn làm công tác xã hội tại các cơ sở xã hội, dự án xã hội, doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, có thể theo học chương trình đào tạo Công tác xã hội để nâng cao năng lực làm việc và đáp ứng tiêu chuẩn của cơ quan.

Những người đã tốt nghiệp cao đẳng cùng ngành hoặc có một bằng đại học sẽ được học theo chương trình liên thông hoặc cử nhân văn bằng 2 với thời gian đào tạo ngắn hơn.

Sau khi hoàn thành chương trình, các cử nhân có thể đảm nhận công tác trong các lĩnh vực khác nhau như:

  • Làm việc tại các cơ sở xã hội thuộc ngành Lao động, Thương binh – Xã hội như trung tâm tư vấn, các trung tâm bảo trợ xã hội, các trung tâm giáo dục lao động; làm việc với các nhóm người yếu thế, nhóm người nguy cơ, nhóm người dễ bị thương tổn…
  • Cán bộ phụ trách CTXH tại xã, phường; cán bộ phụ trách văn hóa - xã hội tại xã phường; các tổ chức, đoàn thể xã hội [phụ nữ, thanh niên, chữ thập đỏ…], tổ chức tư nhân…
  • Cán bộ quản lý dự án hoặc nhân viên dự án phát triển tại các tổ chức xã hội phi chính phủ trong nước và quốc tế; làm việc ở các dự án phát triển cộng đồng.
  • Cán bộ phụ trách tổ chức nhân sự ở các công ty, doanh nghiệp.
  • Tham vấn viên, tư vấn viên hôn nhân và gia đình.
  • Cán bộ giảng dạy hoặc trợ giảng ở các trường có đào tạo CTXH hệ Cao đẳng, Trung cấp; làm kiểm huấn viên hướng dẫn cho sinh viên thực tập CTXH.
  • Nghiên cứu viên trong các cuộc nghiên cứu các vấn đề xã hội.

Hình thức tuyển sinh: Nhận hồ sơ liên tục trong năm

Thời gian tuyển sinh: Khai giảng các lớp thường xuyên trong năm

Đối tượng tuyển sinh

  • Đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương
    • Thời gian đào tạo 5 năm
    • Có thể tăng cường độ học để hoàn thành chương trình đào tạo sớm hơn]
  • Đã tốt nghiệp Cao đẳng cùng ngành [thời gian đào tạo 2 năm]
  • Đã tốt nghiệp Đại học khác ngành [thời gian đào tạo 2 năm]

Giá trị bằng cấp

Với bằng Cử nhân và bằng Kỹ sư hệ đào tạo từ xa, bạn có thể:

  • Học tiếp văn bằng 2 hoặc các chương trình cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ trong và ngoài nước.
  • Được xếp bậc lương và hưởng các quyền lợi ngang với Cử nhân Đại học các hệ đào tạo khác khi công tác tại các cơ quan, doanh nghiệp.
  • Mang lại cơ hội nghề nghiệp ngang bằng với các bằng cử nhân khác.

Địa điểm nộp hồ sơ

Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Trường Đại học Mở Tp.HCM

Tại các Tỉnh: tại các đơn vị trải dài từ Bình Định đến Cà Mau có liên kết đào tạo từ xa với Trường Đại học Mở Tp.HCM

Xem chi tiết các đơn vị liên kết tại đây

Thời gian học và thi hệ đào tạo từ xa

  • Khi đăng ký khóa học, nhà trường cung cấp kế hoạch học và thi cho học viên [ghi rõ thời gian, địa điểm học và thi]
  • Lịch học và lịch thi được bố trí vào ngày Thứ bảy và Chủ nhật.

Video liên quan

Chủ Đề