Tác giả của bài Kì diệu rừng xanh là Ai

Kỳ diệu rừng xanh tiếng việt 5

I. LUYỆN ĐỌC

1. Đọc diễn cảm bài đọc.

2. Lưu ý phát âm:

Nhận diện và phát âm rõ các từ:

ch / tr: chiếc, chuyến, chuyên, chúng, chân, chùm, chồn, chớp, trong, trưa, trúc, trước, trên;

s / x: sặc sỡ, sóc, sau, sắc, sơn, sâu, xanh, xúp;

l / n: lối, lâu, lọt, lông, len lách, lưng, lạnh, lạc, lên, nấm, nắng, non;

– r / d / gi: ra, rừng, rực, rào rào, rẽ, rậm, ra, rọi, rợi, dại, dụi, giẫm, giang, giác, giới;

– Loanh quanh, lúp xúp, vàng rợi, động đậy, rừng khập, gọn ghẽ, thần bí…

II. TÌM HIỂU BÀI

1. Tìm hiểu chung.

Nguyễn Phan Hách sinh năm 1942, quê ở Bắc Ninh, ông thành công với nhiều thể loại: thơ, tiểu thuyết, nhưng đặc sắc nhất vẫn là các truyện ngắn.

Nhà văn đã từng nhận hai giải thưởng truyện ngắn của tuần báo Văn nghệ năm 1969 và 1974 và giải thưởng “truyện rất ngắn” của tạp chí Thế giới mới năm 1994.

2. Nội dung chính.

Bài văn Kỳ diệu rừng xanh đã miêu tả vẻ đẹp kỳ diệu của rừng xanh với các loài vật, thể hiện sự yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên.

Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị: Chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kỳ. Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật mang một vẻ đẹp kỳ diệu, sinh động như trong truyện cổ tích: Tác giả có cảm giác mình là người khổng lồ đi lạc vào vương quốc của người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chăn.

Rừng xanh không chỉ đẹp bởi hình ảnh của những cây nấm mà còn mang vẻ sinh động, đầy màu sắc của các con vật: Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp; chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo; mấy con mang vàng giẫm trên thảm lá vàng… Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp mới mẻ, sống động, phá tan sự yên tĩnh của khu rừng.

Một cảnh đẹp huy hoàng tác giả nhìn thấy nữa là rừng khộp, đó là “giang sơn vàng rợi” bởi vì màu vàng bao trùm cả rừng khộp: Lá úa vàng; mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp, những chiếc chân vàng giẫm lên thảm lá vàng, sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó.

Bài văn là những trang miêu tả đặc sắc, tài hoa thể hiện sự quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú của tác giả, mở ra thế giới kỳ diệu của rừng xanh, làm chúng ta thêm yêu và muốn bảo vệ rừng, cùng các loài muông thú.

3. Liên hệ bài học, mở rộng kiến thức

Đoạn văn miêu tả mặt tròi mọc trên đảo Cô Tô sau đây là một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, sinh động, thể hiện sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân.

Cô Tô

Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh.

… Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Lòng giếng vẫn còn rớt lại vài lá cam lá quýt của trận bão vừa rồi quăng vào…

Theo Nguyễn Tuân

Xem thêm Luyện tập tả cảnh Tiếng việt 5

Related



  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Lời giải bài tập Tập đọc: Kì diệu rừng xanh trang 76 Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 5.

Bài giảng: Kì diệu rừng xanh - Cô Lê Thu Hiền [Giáo viên VietJack]

Kì diệu rừng xanh

Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc ấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.            

Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.           

Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. Tôi dụi mắt. Những sắc vàng động đậy. Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng đang giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi.          

Tôi có cảm giác mình lạc vào một thế giới thần bí. 

Theo Nguyễn Phan Hách 

Lúp xúp: ở liền nhau, thấp và sàn sàn như nhau.

Ấm tích: ấm to bằng sứ dùng để đựng nước uống.

Tân kì: mới lạ.

Vượn bạc má: một loài vượn có chòm long trắng như bông ở hai má.

Khộp: cây thân gỗ thẳng, họ dầu, lá to và rụng sớm vào mùa khô.

Con mang [con hoẵng]: loài thú rừng cùng họ với hươu, sừng bé có hai nhánh, lông màu vàng đỏ.

Nội dung chính Kì diệu rừng xanh

Quảng cáo

Vẻ đẹp bí ẩn của rừng thẳm hiện lên qua mỗi bước chân. Những cây nấm đầy màu sắc như một lâu đài kiến trúc. Rừng chuyển động bởi những con vượn, con chồn sóc chuyền cành. Rừng lại từ âm u chuyển sang vàng rực bởi cây khộp. Rừng thật kì bí.

Bố cục bài Kì diệu rừng xanh

Bài đọc được chia thành 3 đoạn:

Đoạn 1: Từ đầu đến lúp xúp dưới chân

Đoạn 2: Từ Nắng trưa đến đưa mắt nhìn theo

Đoạn 3: Phần còn lại

Câu 1 [trang 76 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1]: Những cây nám rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?

Trả lời:

- Tác giả đã thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm nhỏ một lâu đài kiến trúc tân kì, bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.

- Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh đẹp trở nên huyền hoặc, kì ảo như một thế giới cổ tích.

Quảng cáo

Câu 2 [trang 76 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1]: Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?

Trả lời:

- Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Mấy con mang vàng hệt như mùa lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó.

- Sự xuất hiện của chúng thoắt ẩn, thoắt hiện làm cho cảnh rừng trở nên sinh động, làm cho rừng đầy những bất ngờ và thú vị.

Câu 3 [trang 76 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1]: Vì sao rừng khộp được gọi là "giang sơn vàng rợi"?

Trả lời:

"Vàng rợi": màu vàng ngời sáng, rực rỡ, đều khắp, rất đẹp mắt. Rừng khộp được gọi là "giang sơn vàng rợi" vì có sự hòa quyện của rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn. Lá úa vàng như cảnh mùa thu. Những sắc vàng động đậy; mấy con mang vàng, chân vàng giẫm lên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó…

Câu 4 [trang 76 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1]: Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên.

Trả lời:

Quảng cáo

- Vẻ đẹp của rừng qua cái nhìn của tác giả thật kì diệu.

- Bài văn hay và đẹp khiến em yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn mọi người chung sức bảo vệ thiên nhiên.

- Khu rừng mà tác giả miêu tả đẹp như một khu vườn cổ tích, em ao ước một lần mình được lạc vào thế giới diệu kì ấy.

Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 8 khác:

Trắc nghiệm Tập đọc: Kì diệu rừng xanh [có đáp án]

Câu 1: Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?

☐ Tác giả thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm.

☐ Tác giả thấy vạt nấm rừng như những chiếc ô nhỏ xinh với màu sắc sặc sỡ.

☐ Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì.

☐ Bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.

Hiển thị đáp án

Lời giải: 

Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị như sau:

 - Tác giả thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm.

 - Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì.

 - Bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon

 với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.

 Đáp án đúng: Đánh dấu x vào ô vuông số 1, 3, 4

Câu 2: Trong rừng có sự xuất hiện của những sự vật nào? 

☐ Nấm dại

☐ Lâu đài kiến trúc tân kì

☐ Đền đài, miếu mạo, cung điện

☐ Vượn bạc má

☐ Chồn sóc

☐ Cây khộp

☐ Những con mang

Hiển thị đáp án

Lời giải: 

Trong rừng có sự xuất hiện của những sự vật nào?
- Nấm dại
- Vượn bạc má.
- Chồn sóc
- Cây khộp
- Những con mang
Đáp án đúng: Đánh dấu tích vào ô trống số 1, 4, 5, 6, 7

Câu 3: Tìm những câu có sử dụng biện pháp so sánh trong bài? 

☐ Những cây nấm như những chiếc ô nhỏ xinh màu sắc sặc sỡ.

☐ Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì.

☐ Lá úa vàng như cảnh mùa thu.

☐ Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non.

☐ Mấy chú bướm nhỏ xinh bay qua bay lại như những người chủ cai quản cả khu rừng rộng lớn.

Hiển thị đáp án

Lời giải: 

Những câu có sử dụng biện pháp so sánh trong bài:

 - Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì.

 - Lá úa vàng như cảnh mùa thu.

 - Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non.

 Đáp án đúng: Đánh dấu tích vào ô trống số 2, 3, 4

Câu 4: Khi loanh quanh trong rừng, tác giả đã bắt gặp điều gì?

A. Một lối đi đầy hoa và ong bướm bay lượn.

B. Một ngôi nhà khang trang sạch sẽ. 

C. Một chiếc cầu xinh xắn bắc ngang một dòng sông thơ mộng. 

D. Một lối đi đầy nấm dại.

Hiển thị đáp án

Lời giải: 

“Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nầm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa”

 Vậy nên khi loanh quanh trong rừng, tác giả đã bắt gặp một lối đi đầy nấm dại

 Đáp án đúng: D. Mối lối đi đầy nấm dại

Câu 5: Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào? 

A. Làm cho cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.

B. Làm cho những cây nấm gần gũi hơn với con người.

C. Làm cho cảnh vật trong rừng khiến người khác sợ hãi, cẩn trọng hơn khi bước vào.

D. Cả A và C.  

Hiển thị đáp án

Lời giải: 

Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
Đáp án đúng: A

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem

  • Giải Toán lớp 5
  • Văn mẫu lớp 5

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 5 | Giải bài tập Tiếng Việt 5 | Để học tốt Tiếng Việt 5 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 5Để học tốt Tiếng Việt 5 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

con-nguoi-voi-thien-nhien-tuan-8.jsp

Video liên quan

Chủ Đề