Tác dụng phụ của thuốc hen suyễn

Thuốc trị hen suyễn dạng xịt nếu sử dụng đúng cách, đúng liều lượng rất ít gây ra tác dụng phụ.

Tôi bị hen đã hai năm, trước đây sử dụng thuốc uống, nay được giới thiệu sử dụng thuốc dạng xịt hen suyễn. Nếu sử dụng lâu dài các loại thuốc xịt hen suyễn, thuốc hít thì có ảnh hưởng gì không?

Trả lời:

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị hen suyễn có thể làm dịu các triệu chứng của người bệnh và làm ổn định tình trạng hen được gọi là kiểm soát hen tốt. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để lập một kế hoạch chữa bệnh hen suyễn, trong đó phác thảo phương pháp điều trị và các loại thuốc. Tuy nhiên, các thuốc chữa hen suyễn cần được chỉ định của bác sĩ, người bệnh không nên tùy ý sử dụng.

Hen suyễn là bệnh hô hấp mạn tính nên người bệnh cần điều trị với các thuốc xịt. Sử dụng đúng liều được kê sẽ kiểm soát bệnh, giảm nguy cơ diễn tiến nặng. Các thuốc chữa hen suyễn bao gồm thuốc xịt, hít trong điều trị hen suyễn thường là corticoid hít, thuốc giãn phế quản... bên cạnh hiệu quả điều trị thì các loại thuốc đều có những tác dụng phụ nhất định.

Tuy nhiên, các loại thuốc xịt đưa thẳng vào đường hô hấp nên chỉ cần sử dụng với liều lượng nhỏ, không gây ra nhiều tác dụng phụ đến các cơ quan chức năng khác như dạng uống, tiêm. Thuốc dạng xịt nếu súc họng kỹ sau khi xịt, hít, dùng đúng liều sẽ rất ít tác dụng phụ. Các thuốc chữa hen suyễn bao gồm thuốc giãn phế quản có thể gây tăng nhịp tim cho một số trường hợp người bệnh.

Thuốc điều trị hen suyễn dạng xịt. Ảnh: Shutterstock

Việc đáp ứng thuốc còn tùy thuộc vào từng trường hợp người bệnh trong quá trình điều trị. Do đó, trong quá trình điều trị hen suyễn, bệnh nhân thấy có những triệu chứng bất thường, cần trao đổi ngay với bác sĩ để có phương án điều trị, xử trí kịp thời.

Bác sĩ Lã Quý Hương
Khoa Nội Hô hấp, Bệnh viện Tâm Anh Hà Nội

01/04/2019 7:00:49

Câu hỏi: Sử dụng thuốc hít nhiều có bị tác dụng phụ gì không?

Câu trả lời:

Bất kể một thuốc nào cũng sẽ có những tác dụng phụ không mong muốn. Thuốc điều trị hen cũng vậy. Tùy loại thuốc bạn đang sử dụng mà sẽ có những tác dụng phụ khác nhau. Ví dụ, thuốc xịt cắt cơn như Ventolin [salbutamol] có thể gây phù mạch, mày đay, co thắt phế quản, đau đầu, tăng nhịp tim…Các thuốc ICS/LABA có thể gây tác dụng phụ như hồi hộp, nhiễm nấm candida ở hầu họng, nhức đầu, ho, khàn tiếng, tăng nhịp tim, buồn nôn, chuột rút, chóng mặt, bồn chồn, nóng nảy, rối loạn giấc ngủ, vết bầm da….

Đáp ứng thuốc còn tùy thuộc vào cá thể, do đó, nếu trong quá trình điều trị bạn cảm thấy mình có những triệu chứng bất thường thì nên nói với bác sĩ để có điều chỉnh cho phù hợp.

PGS.TS.BS. Nguyễn Viết Nhung [Chủ tịch Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam]

ThS.BS. Vũ Văn Thành [Uỷ viên Ban Thường vụ Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam]

Các chất điều hòa miễn dịch bao gồm omalizumab, một kháng thể kháng IgE, 3 kháng thể với IL-5 [benralizumab, mepolizumab, reslizumab] và một kháng thể đơn dòng ức chế tín hiệu IL-4 và IL-13 [Dupilumab], được sử dụng để quản lý hen suyễn dị ứng.

Omalizumab được chỉ định cho những bệnh nhân bị hen nặng, hen dị ứng có nồng độ IgE tăng. Omalizumab có thể làm giảm cơn hen, giảm nhu cầu về corticosteroid và các triệu chứng. Liều dùng được xác định bởi biểu đồ liều lượng dựa trên cân nặng và mức IgE của bệnh nhân. Thuốc được tiêm dưới da từ 2 đến 4 tuần.

Mepolizumab, reslizumab và benralizumab được phát triển để sử dụng ở bệnh nhân hen tăng bạch cầu ái toan và là những kháng thể đơn dòng kháng IL-5. IL-5 là một cytokine kích thích quá trình viêm tăng bạch cầu ái toan ở đường thở.

Mepolizumab làm giảm tần số đợt cấp, giảm triệu chứng hen suyễn và làm giảm nhu cầu điều trị bằng corticosteroid toàn thân ở bệnh nhân hen suyễn, những người phụ thuộc vào liệu pháp corticosteroid toàn thân mạn tính. Dựa trên dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng, hiệu quả xảy ra với số lượng bạch cầu ái toan tuyệt đối > 150/mclL [0,15 x 109/L]; tuy nhiên, đối với bệnh nhân điều trị corticosteroid toàn thân mạn tính, ngưỡng hiệu quả là không rõ ràng. Mepolizumab được tiêm dưới da 100 mg mỗi 4 tuần.

Reslizumab cũng có vẻ giảm tần số của đợt cấp và giảm các triệu chứng hen. Trong các thử nghiệm lâm sàng, bệnh nhân có số lượng bạch cầu ái toan tuyệt đối trong máu khoảng 400/microL [0,4 × 109/L]. Ở những bệnh nhân được điều trị bằng corticosteroid toàn thân mãn tính, ngưỡng số lượng bạch cầu ái toan cho hiệu quả là không rõ ràng. Reslizumab được dùng 3 mg/kg truyền tĩnh mạch trong khoảng từ 20 đến 50 phút mỗi 4 tuần.

  • Cần chuẩn bị cho phản ứng phản vệ hoặc phản ứng quá mẫn với những bệnh nhân đang điều trị bằng omalizumab, mepolizumab, hoặc reslizumab bất kể các phương pháp điều trị này đã được dung nạp trước đây như thế nào.

26/04/2012 | In bài viết này

Các tác dụng phụ có thể gặp bao gồm:

Thuốc hít nhóm: salbutamol, terbutaline, ipratropium phối hợp với salbutamol: Run tay, chóng mặt, tim đập nhanh Ipratropium: Có thể gây khô miệng Thuốc hít salmeterol; thuốc viên uống theophylline: Nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, chuột rút, tim đập nhanh, buồn nôn Thuốc hít: beclomethasone, fluticasone, budesonide: Khàn tiếng, khô miệng, nấm miệng, nhức đầu. Thuốc uống: prednisone, methylprednisolone, prednisolone: Mụn trứng cá, lên cân, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp, loãng xương.

Các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra nếu dùng thuốc trong thời gian dài hoặc ngưng thuốc đột ngột.

Tác dụng phụ của thuốc trị hen bạn nên biết

Đôi khi có thể xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng hơn hiệu quả. Khi điều này xảy ra, nó có thể châm ngòi  một loạt các phản ứng phụ khác, dẫn đến việc bỏ thuốc và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Nhìn chung, những người hiểu các tác dụng phụ của một loại thuốc trước khi uống sẽ ít khả năng bỏ thuốc khi tác dụng phụ xảy ra. Đồng thời, cho phép  phát hiện các triệu chứng nghiêm trọng và điều trị trước khi trở thành một vấn đề nghiêm trọng.

Các loại thuốc dùng để điều trị bệnh hen rất đa dạng như: thuốc điều trị triệu chứng và corticoid dạng hít, các thuốc giảm triệu chứng tác dụng ngắn và dài, steroid đường uống, các chất giống leukotriene, các chất ổn định tế bào mast và điều chỉnh miễn dịch.

Corticosteroids dạng hít

Corticoid hít [thường được gọi là steroid dạng hít] để giúp ngăn ngừa các triệu chứng hen. Khi sử dụng thường xuyên, chúng giúp giảm tần số và mức độ nghiêm trọng của các cơn hen. Tuy nhiên, chúng sẽ không làm nhẹ các triệu chứng khi đợt cấp khởi phát.

Corticoid dạng hít có thể gây ra các phản ứng phụ cục bộ [giới hạn ở một phần cơ thể] và các phản ứng phụ toàn thân [ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể].

Các phản ứng phụ toàn thân có khuynh hướng nghiêm trọng hơn và thường liên quan đến việc sử dụng lâu dài. Trong số các tác dụng phụ có thể xảy ra:

  • Nhiễm nấm miệng [tưa miệng]
  • Khàn giọng [thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn]
  • Viêm họng miệng
  • Gây ho hoặc co thắt khí quản
  • Làm chậm quá trình tăng trưởng ở trẻ em
  • Giảm mật độ xương ở người lớn
  • Dễ bầm tím
  • Đục thủy tinh thể
  • Tăng nhãn áp

Việc sử dụng tấm chắn có thể làm giảm một số tác dụng phụ tại chỗ. Bạn cũng có thể súc miệng nếu viêm, nhưng nhớ là không bao giờ được nuốt thuốc này vì khi thuốc đi vào máu sẽ gây ra những triệu chứng trầm trọng hơn.

Thuốc chẹn beta tác dụng ngắn và dài

Thuốc đối kháng beta tác dụng ngắn [SABA] như albuterol, thường được sử dụng làm thuốc cấp cứu giúp giảm nhanh các triệu chứng hen. Ngược lại, các thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài [LABAs] tiếp tục hoạt động trong 12 giờ hoặc nhiều hơn. Tác dụng phụ rất giống nhau vì hai loại thuốc có cùng cơ chế hoạt động. Tác dụng phụ bao gồm:

  • Tăng nhịp tim
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Lo âu
  • Buồn nôn hoặc run
  • Phát ban

Tương tự như tác dụng của thuốc với bệnh hen,  tác dụng phụ của thuốc chủ vận beta kéo dài cũng lâu hơn so với  thuốc đối kháng beta tác dụng ngắn. Lạm dụng các thuốc điều trị dạng hít có thể dẫn tới những ảnh hưởng trầm trọng thậm chí là tử vong.

Tác dụng phụ của steroid uống

Steroid uống thường được sử dụng nếu bạn đã hoặc đang trong đợt cấp của hen.  Steroid truyền tĩnh mạch được sử dụng trong bệnh viện, trong khi thuốc đường uống được sử dụng  ngoại trú khi các triệu chứng hen trở lên trầm trọng nhưng không  nhất thiết phải nhập viện. Tác dụng phụ của steroid đường uống cũng tương tự như đối với steroid dạng hít, mặc dù phổ biến hơn và nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Tăng cân
  •  Phù
  • Tăng huyết áp
  • Tăng lượng đường trong máu
  • Ức chế tăng trưởng ở trẻ em
  • Loãng xương ở người lớn
  • Yếu cơ
  • Đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp
  • Bệnh tiểu đường

Nếu bạn được kê đơn corticoid đường uống 2-3 lần một năm có nghĩa là tình trạng hen không được kiểm soát tốt.

Thuốc  giống Leukotriene

Singulair [montelukast] và các chất giống leukotriene khác làm việc bằng cách ức chế cạnh tranh với leukotriene tại  thụ thể,  ngăn chặn leukotriene gây ra các triệu chứng của hen. Thuốc  giống Leukotriene  nói chung  là dung nạp tốt nhưng có một số tác dụng phụ thường gặp, bao gồm:

  • Đau dạ dày
  • Đau đầu
  • Các triệu chứng giống như cúm
  • Lo âu
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Nghẹt mũi
  • Phát ban

Thuốc ổn định tế bào mast

Cromolyn natri và nedocromil là chất ổn định tế bào mast dùng cho người hen suyễn nhẹ. Những loại thuốc này hoạt động bằng cách ngăn ngừa các tế bào mast [một loại bạch cầu]  giải phóng các chất gây viêm vào đường thở.

Cromolyn natri và nedocromil thường dung nạp tốt, ít xảy ra các phản ứng phụ. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải như:

  • Để lại dư vị khó chịu ở miệng
  • Ho
  • Ngứa hoặc đau họng
  • Đau đầu
  • Nghẹt mũi
  • Shock phản vệ [hiếm khi xảy ra]

Shock phản vệ là phản ứng toàn thân,  gây ra tình trạng  sưng phù, suy hô hấp, shock, thậm chí tử vong.

Thuốc điều chỉnh miễn dịch [Xolair]

Xolair thuốc điều chỉnh miễn dịch dạng tiêm. Mục đích của thuốc là để điều chỉnh cách mà hệ thống miễn dịch phản ứng với một cơn hen gây ra, chủ yếu là ngăn ngừa cơn hen phản ứng quá mức. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

  •  Sưng và đau tại chỗ tiêm
  •  Bệnh do virut
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
  • Viêm xoang
  •  Đau đầu
  •  Viêm họng
  •  Shock phản vệ, hiếm gặp

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sống chung với hen

Video liên quan

Chủ Đề