Sự khác nhau giữa trường và đại học

Kết thúc đợt 1 xét tuyển đại học, cao đẳng 2020, nhiều bạn trẻ đã làm thủ tục nhập học và chuẩn bị bước vào môi trường hoàn toàn mới. Từ nay, các bạn sẽ phải tự giác trong mọi thứ, sẽ phải chịu trách nhiệm từ việc học đến cuộc sống ngoài giảng đường.

> Cử nhân giấu bằng đại học làm việc phổ thông: Nguyên nhân do đâu?

> Rớt nguyện vọng 1, hãy cảm ơn vì đó là cơ hội

Không ít bạn trẻ băn khoăn không biết học đại học khác học phổ thông như thế nào. Sau đây là những điều có thể khiến các bạn ngạc nhiên, nhưng hãy lắng nghe những lời khuyên hữu ích để có thể hòa nhập và thích nghi nhanh với môi trường đại học.

1. Tự giác trong học tập

Một trong những khác biệt lớn nhất và dễ nhận thấy nhất giữa học đại học và học phổ thông là tự học. Tự học là sự tự giác trong học tập, là sự chủ động trong tư duy tìm kiếm kiến thức, kỹ năng học tập không chỉ ở trên lớp mà còn ở ngoài nhà trường.

Nếu như học phổ thông được thầy cô, bố mẹ kèm cặp, nhắc nhở thường xuyên thì học đại học, ý thức của bản thân sẽ là yếu tố quyết định năng lực học tập của bạn. Sự khác biệt này thể hiện ở chỗ, bạn không còn sổ liên lạc và cũng chẳng còn họp phụ huynh.

Học đại học, bạn có thể đến muộn mà chẳng ai quan tâm, bởi lớp học hàng trăm người và trừ phi bạn là “nhân tài” trong lớp thì mới khiến người khác để ý khi không có bạn. Tất nhiên, sẽ có thầy cô nghiêm khắc điểm danh thường xuyên nhưng nếu muốn, bạn vẫn có thể qua mắt được hành động kiểm soát này.

Sinh viên có thể "thảnh thơi" khi đi học nhưng vất vả vô cùng khi đi thi

Hay như chỗ ngồi, có thể khi học phổ thông 3 năm bạn chỉ ngồi 1 vị trí nhưng ở đại học thì ngược lại, 1 năm bạn có thể đổi 30 vị trí [tất nhiên có thể ít hoặc nhiều hơn]. Bạn cũng có thể ra vào lớp tự do mà không cần phải xin phép, chỉ cần đừng ảnh hưởng đến người khác…

Nếu đã gọi là tự lập thì hãy bắt đầu ngay từ những việc nhỏ nhất đó là tự chăm sóc cho bản thân. Đừng để phòng mình luôn trong tình trạng bừa bãi, ăn uống không điều độ hay suốt ngày thức khuya chơi game, xem phim… Những điều này không chỉ ảnh hưởng học tập mà còn đến sức khỏe của bạn. Hãy tạo môi trường sống sạch sẽ, không gian học tập thoải mái, nhớ ăn uống điều độ và có một chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Chỉ khi bản thân bạn "ổn" thì việc học hành hay tham gia các hoạt động ngoại khóa mới đạt được hiệu quả.

2. Tự chọn lịch học

Thay vì sáng nào cũng cắp sách đến trường thì bây giờ bạn có thể tự chọn lịch học ưng ý, nhưng trước hết, bạn phải vượt qua "cuộc chiến" mang tên đăng ký học phần. Nhà trường sẽ đưa ra những học phần kèm theo lịch học và giảng viên giảng dạy. Thông thường mỗi môn sẽ có thời gian học khác nhau, bạn có quyền tự chọn thời gian và giảng viên sao cho hợp lí.

Sinh viên sẽ phải vượt qua "cuộc chiến" đăng ký học phần

Nhờ lịch học linh động, nhiều bạn sinh viên có thể tranh thủ đi làm thêm hoặc học dồn để rảnh rỗi vào cuối tuần.

Đi làm thêm là lựa chọn được nhiều sinh viên quan tâm bởi ai cũng mong muốn sau này ra trường sẽ kiếm được việc làm tốt với mức lương ổn định. Nhưng trước khi đạt được điều đó bạn phải tích lũy kinh nghiệm làm việc ngay từ khi ngồi trên ghế giảng đường. Những trải nghiệm, bài học từ việc làm thêm sẽ là những hành trang vô cùng quý giá để bạn sẵn sàng bước vào một môi trường làm việc đầy chuyên nghiệp và năng động.

3. Kiến thức đa dạng, "học đủ thứ"

Kiến thức khi học đại học và học phổ thông không chỉ khác biệt về khối lượng mà còn cả về sự đa dạng. Rõ ràng, sự đa dạng về kiến thức sẽ tỉ lệ thuận với cấp bậc học, học càng cao thì kiến thức càng đa dạng.

Kiến thức khi học đại học vô cùng đa dạng

Đầu tiên là các loại tài liệu liên quan đến môn học. Học đại học khác biệt với phổ thông ở chỗ, muốn giỏi thật sự thì người học cần chủ động đọc rất nhiều loại tài liệu khác nhau, đồng thời chủ động tìm kiếm các bài tập thực tế, các phương pháp thực hành để cụ thể hóa lý thuyết thành kỹ năng.

Ví dụ: sinh viên Sư phạm cần chủ động tìm kiếm cơ hội để được đứng lớp [có thể là dạy thêm], sinh viên Kinh tế cần tìm kiếm các trải nghiệm về kinh doanh, buôn bán… Đây là những điều mà học phổ thông không thể có.

Tiếp đến là các nhiệm vụ trong học tập. Nếu học phổ thông hoạt động chủ yếu là ở trên lớp thì học đại học còn có nhiều thử thách mang tên: kiến tập, thực tập… Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho sinh viên và chỉ có ở sinh viên. Sự đa dạng về kiến thức khiến sinh viên cần biết cách khai thác cũng như tiếp cận một cách khôn ngoan và khoa học để có thể có kết quả học tập tốt nhất.

4. Lớp học đông, quan hệ bạn bè mở rộng

Nếu như ở phổ thông sĩ số lớp khoảng 40 đến 50 người thì ở đại học, một lớp có thể gồm 80 đến 100 người.

Tại một số trường, bạn sẽ có 2 lớp, một lớp được gọi là "Lớp sinh hoạt" – là lớp chính thức theo bạn trong suốt quá trình ở trường, theo dõi, đánh giá quá trình học tập cũng như rèn luyện, lớp thứ 2 là "Lớp học phần" – là lớp bạn đăng kí các môn học theo chương trình đào tạo, mỗi môn như vậy sẽ có những lớp học phần khác nhau. Cũng chính vì lí do đó mà bạn bè không còn "học chung" như thời phổ thông nữa. Bạn sẽ chọn cho mình lịch học riêng, giảng viên riêng, môn học cũng có quyền học trước hoặc học sau tùy theo điều kiện và quy định của từng trường. Thường thì sẽ có những nhóm nhỏ đăng kí chung lịch học cùng nhau, còn lớp sinh hoạt là nơi để bạn tham gia các hoạt động phong trào cũng như đánh giá điểm rèn luyện ở trong nhà trường.

5. Tham gia các câu lạc bộ

Học cấp ba, đặc biệt là lớp 12, lịch học dày đặc từ sáng đến tối khiến học sinh không có thời gian cho những sở thích hay hoạt động ngoài giờ. Nhưng khi lên đại học, bạn sẽ linh động hơn về thời gian và có thể tham gia vào các lạc bộ tại trường.

Những hoạt động tập thể sẽ giúp bạn hòa nhập ngay vào cộng đồng sinh viên trong trường và giải tỏa căng thẳng sau giờ học. Các bạn cũng sẽ được rèn luyện những kĩ năng làm việc nhóm, nâng cao tính đoàn kết và bổ sung kinh nghiệm sống. Mỗi câu lạc bộ lại có những vai trò khác nhau giúp bạn học hỏi nhanh và áp dụng những kĩ năng quý báu trong học tập, ứng xử, rèn luyện thân thể và văn hóa.

Hiện nay, hoạt động của các câu lạc bộ tại các trường đại học ngày càng nổi trội. Một số trường đại học sở hữu số lượng câu lạc bộ "khủng" có thể kể đến như: Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Nguyễn Tất Thành...

Tham gia câu lạc bộ giúp bạn cải thiện kĩ năng và mở rộng mối quan hệ

Ngoài những câu lạc bộ trong trường, bạn có thể tham gia vào các câu lạc bộ bên ngoài với lĩnh vực đa dạng hơn, không bị giới hạn và có cơ hội gặp gỡ, làm quen với nhiều bạn bè đến từ nhiều trường khác nhau.

6. Cần quan tâm đến điểm rèn luyện

Điểm rèn luyện được xem như là xếp loại hạnh kiểm như thời phổ thông, tuy nhiên nó được đánh giá một cách khách quan và khoa học hơn. Việc quy ra thang điểm nhằm đảm bảo tính công bằng cũng như việc đánh giá chính xác hơn quá trình rèn luyện của bạn. Dựa vào số điểm mà bạn tích lũy được để xếp loại rèn luyện, những đóng góp hay việc chấp hành quy định sẽ được tính điểm, những vi phạm cũng sẽ bị trừ điểm giống như ở phổ thông.

Điểm rèn luyện đánh giá sự chuyên cần và ý thức tham gia các hoạt động của sinh viên

Ngoài việc làm căn cứ để xét tốt nghiệp khi ra trường, điểm rèn luyện của bạn sẽ được sử dụng để xét duyệt học bổng, xét khen thưởng - kỷ luật, xét miễn giảm chi phí... Bên cạnh kết quả học tập, nhiều trường đại học còn dựa vào điểm rèn luyện để xếp loại học bổng cho sinh viên. Ví dụ: nếu cả hai bạn sinh viên đều đạt điểm trung bình bằng nhau nhưng bạn A có điểm rèn luyện loại giỏi sẽ được nhận được giá trị học bổng cao hơn bạn B chỉ đạt loại khá.

Một số trường có các chương trình học bổng hấp dẫn dành cho sinh viên như: Đại học FPT - học bổng được cấp thẳng khi trúng tuyển, học bổng 100% học phí toàn khóa trong kỳ thi giành học bổng tại trường; Đại học RMIT - học bổng toàn phần, học bổng dành cho sinh viên có thành tích xuất sắc, học bổng riêng của từng ngành; Đại học Quốc tế Sài Gòn lần đầu tiên áp dụng học bổng "Tài năng công nghệ thông tin" trong mùa tuyển sinh 2020-2021...

Vẫn còn rất nhiều sự khác biệt ở phía trước, hy vọng đây sẽ là những trải nghiệm thú vị dành cho cuộc sống sinh viên của bạn.

Xem thêm: Học giỏi, yêu thích Ngữ văn và Ngoại ngữ nên làm nghề gì?

Kênh Tuyển Sinh tổng hợp

TAGS: xét tuyển đại học giảng đường đại học sinh viên nhập học

Sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học là thắc mắc của rất nhiều bạn tân sinh viên. Việc thay đổi môi trường khiến các bạn vô cùng bỡ ngỡ do chưa chuẩn bị tâm lý trước cho sự thay đổi này. Seoul Academy sẽ giới thiệu cho các bạn những đặc điểm chính của hai môi trường học này. Cùng theo dõi bài viết phân tích dưới đây nhé!

Vẫn là đi học, nhưng trung học phổ thông và đại học lại có những đặc điểm riêng. Trước khi đến với sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học, hãy cùng xem sơ qua đặc điểm chính của hai môi trường này.

Sự giống khác nhau dễ thấy giữa cấp 3 và đại học là đặc điểm chính của 2 môi trường đào tạo này

>>> Xem thêm: So sánh giữa học đại học và học nghề? Học gì tốt hơn?

Cấp 3, hay còn gọi là trung học phổ thông, là cấp học mà bạn nào cũng phải trải qua. Môi trường học ở trung học không quá khác biệt với các cấp nhỏ hơn như cấp 1, cấp 2. Đều là học tập ở trong một lớp học với số lượng học sinh cố định. Việc học được giáo viên tận tình hướng dẫn. Bạn bè trong lớp thân thiết và luôn giúp đỡ lẫn nhau. Luôn được sự bảo bọc của cha mẹ nên chỉ cần tập trung học tập là được.

Sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học còn có thể so sánh thông qua lượng kiến thức. Điều khác biệt là khối lượng kiến thức mà các bạn tiếp thu rất nhiều. Bạn phải học thật nhiều kiến thức và kỹ năng. Bởi đây là chương trình học dành cho những bạn chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa mới của cuộc đời.

Hệ đại học là một bước đi khác của các bạn đã trưởng thành. Các trường đại học tốt thường tập trung ở những thành phố, tỉnh thành trung tâm. Vì thế, đôi khi, để học được một trường tốt, bạn phải rời xa gia đình, tự học cách sống một mình. Ngoài việc học ra, bạn còn phải lo thêm rất nhiều thứ khác trong cuộc sống. Đây là ngưỡng cửa vô cùng mới đối với những bạn trẻ thành niên. Ban đầu, rất nhiều bạn không thích nghi được.

Rất nhiều bạn không thể thích nghi được với môi trường đại học trong khoảng thời gian đầu

Bên cạnh đó, tùy mỗi trường, mỗi ngành mà chương trình học sẽ khác nhau. Có trường dạy theo kiểu học phần, cũng có trường dạy theo hệ tín chỉ. Trong đó, học phần là học theo sự sắp xếp, thời khóa biểu của nhà trường. 

Các bạn sẽ được học trong một lớp học không khác gì khi đi học các cấp nhỏ hơn. Và kiểu dạy theo học phần khá hiếm. Còn với hệ tín chỉ, sẽ phải tự xem xét, đăng ký môn học phù hợp trong mỗi học kỳ. Các bạn có thể học vượt, học dồn hay thậm chí bảo lưu môn học tùy ý.

Tuy chỉ cách nhau một kỳ nghỉ hè, một cuộc thi quốc gia nhưng hai môi trường học này vô cùng khác nhau. Những đặc điểm chính đã được chúng tôi giới thiệu sơ ở bên trên. Sau đây, chúng ta hãy cùng phân tích kỹ hơn về sự giống và khác nhau giữa cấp 3 và đại học.

Điểm giống nhau của hai hệ đào tạo này chính là việc học tập. Lượng kiến thức mà nhà trường truyền đạt cho bạn đều là những gì cần thiết cho sau này. Một khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của một người tiếp thu kiến thức. Và bạn cũng được đảm bảo những quyền lợi nhất định của người học trò.

Sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học là dù ở bất cứ đâu, bạn cũng phải học tập tốt

Dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, các bạn cũng đều phải cố gắng, tập trung học tập hết sức mình. Thầy cô vẫn luôn là những người tận tâm khi truyền kiến thức cho bạn. Cha mẹ vẫn là người lo lắng cho bạn từng li từng tí một. Bạn phải học tập chăm chỉ để không phụ lòng cha mẹ và sự truyền đạt kiến thức của thầy cô.

Trong sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học, điểm khác biệt của hai hệ đào tạo này rất nhiều. Khác nhau từ môi trường học cho đến cách học tập, đối mặt của các bạn học sinh sinh viên.

Môi trường học cấp 3 rất nhỏ. Một trường lớn, trường điểm của tỉnh cũng chỉ khoảng trên dưới 1000 học sinh của tất cả các khối. Bạn bè là những gương mặt thân quen, thân thiết trong suốt vài năm học.

Còn môi trường đại học rất rộng lớn. Một trường đại học sẽ đào tạo rất nhiều ngành nghề khác nhau. Số lượng sinh viên trong một khóa cộng lại có thể lên đến hàng nghìn. Bởi thế, cơ hội tiếp xúc với nhiều người, có nhiều bạn bè cũng cao hơn rất nhiều.

Môi trường học ở đại học rộng lớn, năng động, bạn có thể kết bạn với rất nhiều người khác nhau

Sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học có thể thấy ở quy mô trường. Tùy theo kinh phí mỗi trường mà diện tích và cơ sở vật chất có sự đầu tư khác nhau. Nhưng nhìn chung, trường cấp 3 thường khá nhỏ, vì chỉ chứa khoảng 1000 học sinh cho cả 3 khối. Đa số chỉ là các phòng học, phòng làm việc, thư viện và sân chơi nhỏ,…

Trường đại học thường rất rộng lớn, cơ sở vật chất thường được đầu tư kỹ lưỡng. Trường đại học thường có rất nhiều giảng đường, phòng học và cả thư viện lớn, sân thi đấu. Ngoài ra còn xây dựng cả ký túc xá to lớn để tiện cho các bạn sinh viên học tập.

Như đã nói ở trên, cấp 3 bạn sẽ được học trong một môi trường học nhỏ, một lớp cố định. Số lượng học sinh trong lớp chỉ dao động khoảng 35 – 50 bạn. Bạn bè vô cùng quen thuộc và thân thiết với nhau.

Còn với đại học, chúng ta sẽ không nói đến hệ đào tạo học phần. Bởi hệ đào tạo này trong môi trường đại học khá hiếm. Chỉ có một số trường, chương trình đặc biệt mới thiết kế như vậy [lớp song ngữ, liên thông để du học]. 

Một giảng đường có thể chứa đến hàng trăm sinh viên. Các sinh viên trong lớp không hề cố định. Tùy theo môn học và giờ học đăng ký mà sinh viên nhiều ngành nghề có thể cùng lớp với nhau trong vài buổi học.

Sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học thể hiện rõ rệt ở quy mô lớp học

Nói về sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học thì không thể không nói đến thời gian học. Thời gian học ở cấp 3 là thời gian học cố định. Các buổi học cố định, sáng chiều liên tục được sắp xếp. Ngoài ra, còn có các buổi phụ đạo thêm vào buổi tối để học sinh ôn tập thêm. Và các bạn sẽ được nghỉ ngơi cả ngày chủ nhật.

Còn với đại học, cũng có quy định đặt ra cho thời gian các tiết, các buổi học. Tuy nhiên, trừ phi học theo học phần, còn không phải tự đăng ký giờ và môn học sao cho phù hợp. Các giờ học sẽ trải dài từ sáng sớm đến tối muộn. Và cũng phân biệt ngày trong tuần hay cuối tuần.

Nếu ở cấp 3, bộ đồng phục là trang phục gắn liền trong mỗi buổi học. Thì ngược lại, ở đại học, bạn có thể mặc trang phục tự do khi đi học. Một số trường có quy định về trang phục, còn một số trường thì không. Quy định về trang phục cũng chỉ giới hạn ở những trang phục lịch sự, không quá hở hang. 

Các bạn sinh viên có thể hoàn toàn tự tin diện những bộ cánh bản thân yêu thích khi đến trường. Thể hiện được cá tính, phong cách để giúp bản thân nổi bật hơn trong đám đông.

Trang phục sinh viên đại học rất đa dạng, tự do khi đi học

Các thầy cô luôn rất giám sát chặt chẽ học sinh trong suốt thời cấp 3. Luôn theo dõi sát sao việc học tập của học sinh, cả về kiến thức lẫn kỷ luật. Giáo viên sẽ thường xuyên liên hệ, báo cao với phụ huynh khi có bất cứ thay đổi hay vi phạm nào. Mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên rất khăng khít. Nhằm mục đích hỗ trợ, dìu dắt các em học sinh trên con đường học tập.

Còn ở đại học, giảng viên hiếm có người nào quan tâm đến sinh viên như vậy. Các giảng viên chỉ thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, truyền đạt kiến thức. Còn việc sinh viên hiểu bài ra sao họ sẽ không quá để tâm. Nếu cần hỗ trợ về việc học, hay viết báo cáo,… phải tự chủ động xin sự trợ giúp của giảng viên. Giảng viên cũng sẽ không bao giờ liên hệ với phụ huynh học sinh.

Sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học là gì? Học sinh cấp 3 luôn được đốc thúc trong việc học. Được thầy cô, cha mẹ, bạn bè kèm cặp, theo sát từng li từng tí. Còn với đại học, việc học là việc tự giác của riêng bản thân. Bởi khi lên đến đại học, các bạn đã là người trưởng thành. Phải tự biết chủ động trong mọi việc của bản thân, bao gồm việc học tập.

Sự khác nhau giữa cấp 3 và đại học là ở vấn đề tự giác học tập của các bạn

Việc bùng tiết, trốn học thường hiếm khi nào xảy ra ở học sinh. Thầy cô luôn theo dõi gắt gao, điểm danh về sự hiện diện của các bạn. Nhưng với đại học thì khác, chẳng ai ép buộc sinh viên đi học cả. Các bạn có thể “bùng tiết”, trốn học bất cứ khi nào thích [nhưng cũng phải hạn chế thôi nhé!]. 

Việc mất kiến thức, kỹ năng là sự thiệt thòi mà bản thân sinh viên phải chịu. Giảng viên cũng không quá gắt gao trong việc điểm danh, thường chỉ điểm danh có lệ. Nên hay có trường hợp sinh viên nhờ bạn điểm danh hộ.

Sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học còn thể hiện rõ rệt qua cuộc sống của các bạn. Cuộc sống bên ngoài lớp học của các bạn học sinh khá đơn giản. Chỉ có ăn, chơi và nghỉ ngơi. Có bạn còn tận dụng thời gian trống để tự học tại nhà hay đi học thêm. Thường chẳng lo toan gì về cuộc sống, bởi các bạn vẫn rất nhỏ bé trong mắt người xung quanh.

Còn khi đã học đại học, đã là người thành niên, sinh viên thường phải lo toan rất nhiều. Ngoài việc học, sinh viên thường tham gia thêm các câu lạc bộ vui chơi, các hoạt động đoàn đội, tự nguyện,… Đa số các bạn còn đi làm thêm để kiếm thêm chi phí sinh hoạt, nhất là những bạn sinh viên xa nhà. 

Các bạn sinh viên còn phải thường xuyên tổ chức hoạt động, sự kiện cho các môn học. Và những bạn cuối khóa phải đi kiến tập, thực tập, lấy thêm kinh nghiệm thực tế cho công việc mai sau.

Cuộc sống bên ngoài trường học của các bạn

Sự giống nhau và khác nhau giữa cấp 3 và đại học rất nhiều. Thay đổi môi trường học tập, môi trường sống là việc rất khó khăn cho các bạn tân sinh viên. Bài viết này vô cùng hữu ích cho những bạn vừa mới đậu đại học. Bởi các bạn cần phải chuẩn bị tâm lý rất nhiều cho sự thay đổi này. Trên đây là bài viết được chia sẻ bởi Trường Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Seoul Academy.

Video liên quan

Chủ Đề