Con gái có nên học kinh tế đối ngoại

Các ngành học quốc tế luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều phụ huynh và sĩ tử, ngành Kinh tế đối ngoại cũng không ngoại lệ. Nhưng bạn đã thật sự hiểu về ngành học hấp dẫn này chưa?

Ngành Kinh tế đối ngoại vẫn thường bị nhầm lẫn với ngành Kinh doanh quốc tế. Điều này dễ dẫn đến sai lầm trong việc định hướng nghề nghiệp và bạn có nguy cơ lựa chọn ngành học không phù hợp. Trong bài viết này, Edu2Review se phân tích 3 hiểu lầm phổ biến nhất về ngành Kinh tế đối ngoại để giúp bạn hiểu rõ hơn.

BẢNG XẾP HẠNG
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

Kinh tế đối ngoại – Kinh doanh quốc tế, tuy 2 mà 1?

Dù đang quan tâm và tìm hiểu về ngành Kinh tế đối ngoại hay ngành Kinh doanh quốc tế thì đây chắc chắn sẽ là câu hỏi mà bạn thường xuyên thắc mắc. Thật ra đây là 2 ngành học hoàn toàn khác nhau. Tại Việt Nam, chúng ta thường hay sử dụng cụm từ “làm kinh tế” để chỉ việc kinh doanh làm giàu khiến nhiều người nhầm tưởng kinh tế là kinh doanh, học kinh tế là học cách kinh doanh, học cách kiếm tiền.

Kinh tế đối ngoại hay còn gọi là Kinh tế quốc tế có tên tiếng Anh là International Economics, trong khi đó Kinh doanh quốc tế là International Business. Khái niệm Economics bao gồm các vấn đề liên quan đến tổng thể nền kinh tế như tình trạng thất nghiệp, lạm phát, tăng trưởng kinh tế... và liên quan tới nhiều chủ thể như cá nhân, doanh nghiệp. nhà nước. Nhưng khái niệm Business – kinh doanh chỉ xoay quanh sự vận hành của doanh nghiệp. Do đó, có thể hiểu rằng khái niệm Economics – kinh tế mang tính vĩ mô và bao hàm các hoạt động kinh doanh.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về Kinh tế đối ngoại – International Economics. Đây là ngành học nghiên cứu về mối quan hệ trao đổi, giao thương giữa hai lãnh thổ, địa giới, quốc gia khác nhau trên thế giới. Lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm thương mại quốc tế, quan hệ tiền tệ, tín dụng quốc tế, đầu tư quốc tế, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ quốc tế khác.


Nhiều người nhầm lẫn hai ngành học Kinh tế đối ngoại và Kinh doanh quốc tế [Nguồn: thenypost]

Với phạm trù rộng lớn của khái niệm kinh tế, các sinh viên chuyên ngành Kinh tế đối ngoại cũng sẽ được đào tạo nhiều bộ môn đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, đa số các chương trình học ngành này sẽ tập trung vào giảng dạy về tài chính quốc tế, marketing quốc tế, vận tải và bảo hiểm, pháp luật kinh doanh quốc tế, thanh toán quốc tế, chứng khoán, kế toán hải quan.

Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ có kiến thức chuyên sâu về quản lý thị trường ngoại hối và đầu tư quốc tế; có khả năng nhận biết, phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, sự biến động của tỷ giá hối đoái. Đặc biệt, sinh viên có thể hiểu rõ và tổ chức thực hiện các chính sách thương mại hay dự án đầu tư trong, ngoài nước.

Học kinh tế nhưng làm kinh doanh là "trái ngành"?

Như phân tích phía trên, khái niệm Economics – kinh tế bao gồm cả phạm trù kinh doanh và người học ngành Kinh tế đối ngoại cũng được đào tạo nhiều bộ môn đa dạng nên việc sinh viên học ngành kinh tế và tìm kiếm công việc tại các doanh nghiệp không hề là việc “trái ngành”. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế đối ngoại có thể đảm nhận các vị trí nhân viên, chuyên viên hay quản lý tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước có liên quan đến yếu tố quốc tế như: doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, tổ chức đầu tư quốc tế, công ty đa quốc gia, văn phòng đại diện của doanh nghiệp/ tổ chức nước ngoài...

Bạn cũng có thể đảm nhận công việc liên quan đến thanh toán quốc tế, khai báo hải quan tại các ngân hàng ngoại thương. Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại cũng có thể làm việc tại doanh nghiệp hoạt động trong ngành xuất – nhập khẩu, bảo hiểm.


Ngành Kinh tế đối ngoại có cơ hội làm việc đa lĩnh vực [Nguồn: cobizmag]

Với vốn kiến thức đa ngành và tập trung vào các kiến thức vĩ mô, sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này có thể tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại các viện hay trung tâm nghiên cứu kinh tế, các trường đại học – cao đẳng trên cả nước. Nếu vượt qua kỳ thi công chức – viên chức, bạn có thể trở thành cán bộ làm việc tại bộ phận xúc tiến thương mại, quản lý đầu tư nước ngoài hoặc trở thành cán bộ hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại và hợp tác quốc tế của các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

Tuy vậy, trên thực tế, số lượng việc làm tại các doanh nghiệp luôn lớn hơn rất nhiều so với công việc nghiên cứu giảng dạy hay cán bộ nhà nước. Do đó đa số sinh viên ngành Kinh tế đối ngoại làm việc trong lĩnh vực kinh doanh nói chung.

Tiếng Anh là ngôn ngữ “độc quyền” trong Kinh tế đối ngoại

Không thể phủ nhận rằng sinh viên Kinh tế đối ngoại cần có ngoại ngữ và tiếng Anh là một lựa chọn căn bản bởi mức độ phổ biến của nó. Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn các ngôn ngữ khác như Pháp, Nga, Trung, Nhật để xét tuyển và học tập khi trúng tuyển vào khoa Kinh tế đối ngoại của một số trường.

Bên cạnh tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến, một lựa chọn “đương nhiên” khi học các ngành liên quan tới yếu tố quốc tế thì bạn có thể nhận thấy các ngôn ngữ kể trên đều đến từ các nước có nền kinh tế lớn và mạnh trên thế giới. Và với phạm trù rộng lớn của ngành Kinh tế đối ngoại thì việc có các chuyên viên kinh tế am hiểu những ngôn ngữ này sẽ là lợi thế lớn cho doanh nghiệp, tổ chức. Vì vậy, nếu đang theo đuổi ngôn ngữ khác không phải tiếng Anh thì bạn cũng có thể yên tâm khi đăng ký ngành Kinh tế quốc tế.


Kinh tế đối ngoại mang lại nhiều cơ hội cho các sĩ tử học ngoại ngữ ngoài tiếng Anh [Nguồn: arbuz]

Edu2Review thông tin thêm với bạn về các tổ hợp bộ môn xét tuyển vào ngành học này bao gồm: A00 [Toán, Vật lí, Hóa học]; A01 [Toán, Vật lí, Tiếng Anh]; D01 [Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh]; D02 [Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga]; D03 [Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp]; D04 [Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung]; D06 [Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật]; D07 [Toán, Hóa học, Tiếng Anh].

Dưới đây là danh sách một số đại học có thế mạnh đào tạo về chuyên ngành Kinh tế đối ngoại mà bạn có thể tham khảo.

Miền Bắc

Miền Nam

- Đại học Ngoại thương

- Đại học Kinh tế Quốc dân

- Đại học Kinh tế [Đại học Quốc gia Hà Nội]

- Đại học Thương mại

- Học viện Chính sách và Phát triển

- Đại học Ngoại thương cơ sở 2

- Đại học Kinh tế - Luật [Đại học Quốc gia TP.HCM]

- Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM

Hiểu rõ thông tin về ngành học là cơ sở để các sĩ tử có lựa chọn chuyên ngành đào tạo phù hợp với năng lực và định hướng nghề nghiệp của bản thân. Hy vọng những thông tin về ngành Kinh tế đối ngoại trong bài viết này phần nào đã giải đáp những thắc mắc của bạn. Chúc bạn vượt vũ môn thành công!

Khuê Lâm [Tổng hợp]
Nguồn ảnh cover: unairan

Tags

Thông tin tuyển sinh

định hướng nghề nghiệp

Khối ngành kinh tế

Tư vấn tuyển sinh


Ngành Kinh tế đối ngoại luôn là một trong những ngành vô cùng ‘hot’ trong list danh sách ngành nghề hiện nay. Và sự lựa chọn tốt nhất cho các bạn khi đăng ký học ngành kinh tế đối ngoại là trường Đại học Ngoại Thương.

Trong bài viết dưới đây, Dân Ngoại Thương sẽ mang đến có các bạn các thông tin liên quan đến ngành kinh tế đối ngoại của Đại học Ngoại thương.

>>> Xem thêm: Các ngành của Đại học ngoại thương và điểm chuẩn các năm

I. Lý do nên chọn ngành Kinh tế đối ngoại

1. Ngành Kinh tế đối ngoại là gì?

Kinh tế đối ngoại là [tiếng Anh International Economics] ngành học nghiên cứu về mối quan hệ trao đổi, giao thương giữa hai lãnh thổ, địa giới khác nhau trên toàn thế giới. Lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, chuyển giao công nghệ, quan hệ tiền tệ, tín dụng quốc tế và các dịch vụ quốc tế khác.

Ngành Kinh tế đối ngoại đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế có năng lực, tự tin, năng động và nhạy bén trước những thay đổi của môi trường kinh doanh toàn cầu; có kiến thức chuyên môn vững vàng, có kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm cần thiết, có đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có thể làm việc trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung, đặc biệt là lĩnh vực Kinh tế đối ngoại.

Những năm gần đây, ngành Kinh tế đối ngoại luôn là một trong những ngành ‘hot’ nhất và thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới trẻ bởi tính năng động và đa dạng của ngành.

Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập sâu rộng với thế giới. Chính vì vậy, các hoạt động giao thương với nước ngoài là không thể thiếu. Đặc biệt hơn khi hoạt động xuất nhập khẩu của nước nhà đang diễn ra vô cùng sôi động.

Chính vì vậy, nhu cầu của thị trường lao động cho ngành nghề này là vô cùng nhiều. Việc các bạn học sinh nắm bắt được thực tế và đăng kí vào ngành học này là điều dễ hiểu.

Ngành Kinh tế đối ngoại

2. Ngành Kinh tế đối ngoại FTU đào tạo những gì?

Đào tạo cử nhân ngành kinh tế đối ngoại có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Có kiến thức chuyên môn vững vàng. Có kỹ năng thực hành tốt để có thể làm việc trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại.

Học ngành Kinh tế đối ngoại, sinh viên được trang bị kiến thức chuyên sâu về:

  • Quản lý thị trường ngoại hối và đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế.
  • Có khả năng phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu.
  • Đánh giá sự biến động của tỷ giá hối đoái và đầu tư quốc tế.
  • Xây dựng, tổ chức thực hiện các chính sách thương mại và dự án đầu tư trong và ngoài nước.
  • Áp dụng dụng kiến thức cơ bản về kinh tế và năng lực ngoại ngữ để học tập, nghiên cứu và làm việc, có khả năng áp dụng và thực hành các hoạt động kinh tế có tính quốc tế trong nền kinh tế và doanh nghiệp.
  • Áp dụng kiến thức chuyên sâu về xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế, quản lý rủi ro và bảo hiểm, pháp luật trong các hoạt động kinh tế đối ngoại.
  • Áp dụng kiến thức thực hành nghiệp vụ kinh tế đối ngoại tại Việt Nam và nước
    ngoài.
  • Các kiến thức kinh tế và xã hội hiện đại của khu vực và thế giới,…

II. Review ngành kinh tế đối ngoại Đại học ngoại thương

Trong ngành giáo dục hiện nay, Đại học Ngoại thương chính là sự lựa chọn tốt trong việc đào tạo ra các cử nhân ngành Kinh tế đối ngoại.

Ngành kinh tế đối ngoại Đại học ngoại thương

Để tạo nên những thành tựu cũng như có có được sự thu hút hồ sơ xét tuyển như ngày hôm nay có thể kể đến những nét nổi trội của Đại học ngoại thương như:

  • Chương trình đào tạo toàn khóa sắp xếp khoa học và đảm bảo đào tạo cho học viên nắm chắc kiến thữ từ cơ bản, tổng quan đến chuyên ngành Kinh tế đối ngoại
  • Tạo điều kiện và cơ hội cho học viên tiếp cận với các buổi tọa đàm, cuộc thi học thuật hoặc sân chơi hữu ích liên quan đến ngành Kinh tế đối ngoại
  • Bên cạnh việc được trau dồi các kiến thức chuyên môn một cách bài bản, các bạn sinh viên còn được trau dồi ý thức phục vụ cộng đồng và làm việc được trong môi trường hội nhập quốc tế.
  • Sử dụng thành thạo tin học văn phòng. Khuyến khích học viên sử dụng được một trong các ngoại ngữ là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Nga.
  • Hợp tác với nhiều đơn vị doanh nghiệp trong ngành trong việc tạo điều kiện để sinh viên có thể tiếp cận với những môi trường làm việc thực tế được trao đổi giao lưu với các chuyên gia trong ngành
  • Mục tiêu đào tạo là đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự hội nhập quốc tế của Việt Nam.
  • Đại học Ngoại thương là một trường danh tiếng. Đặc biệt khoa Kinh tế đối ngoại quy tụ rất nhiều những giảng viên xuất sắc. Họ đã có kinh nghiệm nhiều năm học tập và nghiên cứu tại nước ngoài.

Theo số liệu 4 năm gần đây của Đại học Ngoại thương. Điểm chuẩn chuyên ngành Kinh tế đối ngoại luôn cao nhất trong tất cả các chuyên ngành. Tâm lý của các bạn học sinh cấp 3 khi thấy ngành học có điểm chuẩn cao ‘ngất ngưởng’ sẽ dễ tò mò và đăng kí nguyện vọng vào đó. Đặc biệt là với những bạn có lực học khá giỏi trở lên.

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế đối ngoại tại Đại học Ngoại thương sẽ có cơ hội việc làm cao ở các vị trí:

  • Kinh doanh xuất nhập khẩu.   nên học xuất nhập khẩu ở đâu
  • Vận tải và giao nhận, hải quan.
  • Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại.
  • Các tập đoàn đa và xuyên quốc gia.
  • Các công ty xuất nhập khẩu và logistics.
  • Các tổ chức nghiên cứu thị trường.
  • Các đại diện thương mại của nước ngoài hay các tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài.
  • Các tổ chức định chế quốc tế, hiệp hội ngành nghề với các vị trí việc làm liên quan đến:
  • Hoạch định chính sách thương mại và đầu tư, marketing, nghiên cứu và phát triển thị trường.

>>> Xem thêm: Những lý do nên chọn ngành kinh doanh quốc tế FTU

Trên đây là chia sẻ của Dân ngoại thương về ngành Kinh tế đối ngoại cũng như giới thiệu trường Đại học ngoiaj thương_điểm sáng trong đào tạo ngành Kinh tế đối ngoại.

Hy vọng bài viết có thể giúp bạn chọn đúng ngành, đúng nơi đào tạo!

Tags: Ngành kinh tế đối ngoại Ngành kinh tế đối ngoại Đại học ngoại thương Review ngành kinh tế đối ngoại Review ngành kinh tế đối ngoại Đại học ngoại thương

Video liên quan

Chủ Đề