Sự khác nhau giữa thủy đậu và zona

Thủy đậu (trái rạ) và zona: Những điểm giống và khác biệt

  • Tác giả:
  • Tham vấn Y khoa: Dược sĩ Lê Hải Linh
  • Ngày đăng: 17/08/2021

Thủy đậu và zona là hai bệnh có những đặc điểm chung giống nhau, gây ra bởi cùng một nguyên nhân là virus varicella zoster. Vì thế nhiều người thường nhầm lẫn hai căn bệnh này, và cho rằng zona là thủy đậu tái phát. Vậy những điểm giống và khác nhau để phân biệt hai bệnh, làm thế nào để điều trị thủy đậu và zona đúng cách? Hôm nay chúng tôi sẽ cùng bạn giải đáp những thắc mắc này.

Sự khác nhau giữa thủy đậu và zona

Làm cách nào để phân biệt zona thần kinh và thủy đậu?

Thứ Hai ngày 09/04/2018

  • Bị thủy đậu rồi có bị zona nữa không ?
  • Thủy đậu khác zona như thế nào?
  • Thủy đậu gây đau đầu nguy hiểm như thế nào?

Zona thần kinh và thủy đậu là hai bệnh ngoài da có biểu hiện tương tự nhau nên rất dễ gây nhầm lẫn. Rất nhiều người hay nhầm zona thành thủy đậu và cho là thủy đậu tái phát lần 2 nhưng thực chất không phải vậy. Vậy mối liên hệ giữa zona thần kinh và thủy đậu là gì và cách phân biệt hai bệnh này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Sự khác nhau giữa thủy đậu và zona
Phân biệt zona thần kinh và thủy đậu bằng cách nào?

Làm sao để phân biệt zona thần kinh và thủy đậu

Bệnh zona thần kinh và thủy đậu có thể phân biệt qua dấu hiệu nhận biết bệnh, sự lây nhiễm và nguồn gốc gây bệnh.

Dấu hiệu nhận biết zona thần kinh và thủy đậu

  • Thủy đậu: Dấu hiệu ban đầu là sốt, đau nhức người, sau đó dần xuất hiện các nốt mẩn đỏ phát triển dần thành các nốt mụn nước gây ngứa ngáy khó chịu. Các nốt mụn nước thủy đậu này không chỉ xuất hiện ở vùng da nhất định mà lan nhanh khắp cơ thể.
  • Zona thần kinh: Các nốt mụn nước xuất hiện ở trên vùng da nhất định, mọc từng chùm, gây đau rát và kéo dài.
Sự khác nhau giữa thủy đậu và zona
Các nốt mụn của zona thần kinh mọc thành từng chùm, gây ngứa và đau.

Khả năng lây nhiễm zona thần kinh và thủy đậu

  • Zona thần kinh và thủy đậu đều lây qua đường tiếp xúc da - da với những nốt mun nước, nên cần có ý thức phòng tránh để bảo vệ sức khỏe. Bị zona ở mắt và môi là 2 vị trí nguy hiểm nhất.
  • Ngoài ra thủy đậu còn lây qua đường gián tiếp là hô hấp, nên cần cách ly người bệnh khi đã phát hiện, để tránh phát triển thành dịch.

Nguồn gốc gây bệnh zona thần kinh và thủy đậu

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella zoster (VZV) gây ra. Còn bệnh zona thần kinh là sự bùng phát trở lại của VZV sau một thời gian chúng ẩn nấp trong cơ thể.

Có thể giải thích đơn giản rằng VZV gây thủy đậu nhưng trong quá trình điều trị thủy đậu virus này chưa được tiêu diệt hoàn toàn mà còn trú ngụ trong các dây thần kinh cảm giác của bệnh nhân. Dẫn đến một thời gian sau, chúng có thể hoạt động trở lại gây bệnh zona khi hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động kém.

Đối tượng mắc phải zona thần kinh và thủy đậu

  • Thủy đậu: Đối tượng mắc phải thường là trẻ em, trong độ tuổi từ 2 – 7 tuổ cũng có khi là người trưởng thành có sức đề kháng kém.
  • Zona thần kinh: Thường xảy ra ở độ tuổi tuổi trung niên và là những người có tiền sử mắc bệnh thủy đậu. Bệnh zona thường dễ xảy ra với người có hệ miễn dịch kém.
Sự khác nhau giữa thủy đậu và zona
Đối tượng mắc bệnh thủy đậu ghi nhận đến 90% là trẻ em.

Cách chữa trị zona thần kinh và thủy đậu

Bệnh nhân mắc phải bệnh cần dùng kết hợp cả thuốc uống và thuốc bôi theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra bệnhcòn có khả năng tự khôi phục sau 2 tuần nếu không có biến chứng.

Nguy cơ tái phát zona thần kinh và thủy đậu

Thủy đậu chỉ mắc phải duy nhất một lần trong đời và không tái phát. Tuy nhiên hãy lưu ý rằng khi đã từng mắc thủy đậu thì bạn thuộc nhóm có nguy cơ mắc phải bệnh zona trong đời, và zona có thể tái đi tái lai nhiều lần. Do đó để phòng tránh zona quay lại, bạn nên tăng cường sức đề kháng cho cơ thể vì zona chỉ tấn công khi sức đề kháng của cơ thể kém.

Thụy Anh

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • thủy đậu
  • bệnh truyền nhiễm
  • zona thần kinh

Bệnh thủy đậu và bệnh zona lây lan ra sao?

Bệnh thủy đậu (còn có tên khác là trái rạ) lây lan khi người nhiễm bệnh nói, thở, ho hoặc hắt hơi các hạt nhỏ chứa chất truyền nhiễm vào không khí. Chúng được gọi là các hạt aerosol nhỏ. Nhờ lợi thế kích thước nhỏ bé, những hạt aerosol nhỏ này dễ dàng di chuyển quãng đường dài trên các luồng không khí, đồng thời lơ lửng trong không khí trong vài phút đến vài giờ. Trong thời gian này, một người khỏe mạnh có thể hít phải chúng và nhiễm bệnh thủy đậu. Ngoài ra, thủy đậu cũng lây lan qua tiếp xúc hoặc hít phải chất lỏng.

Sau khi người bệnh chữa khỏi thủy đậu, virus varicella zoster sẽ không hoạt động (ở trạng thái nghỉ ngơi) trong các tế bào thần kinh gần tủy sống suốt quãng đời còn lại của con người. Kích hoạt lại virus này sẽ gây ra bệnh zona (herpes zoster) chứ zona không phải là một cuộc tấn công thứ hai của bệnh thủy đậu.

Tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng phồng rộp ở bệnh zona có khả năng gây ra bệnh thủy đậu ở người không miễn dịch.

Không có sự lây lan qua không khí từ những người bị bệnh zona, ngoại trừ một số trường hợp rất nghiêm trọng của bệnh zona, khiến khả năng lây lan của bệnh lan rộng.

Tiếp xúc với thủy đậu hoặc bệnh zona không thể dẫn đến bệnh zona ở người bị phơi nhiễm.

Cách phân biệt bệnh Zona thần kinh và thủy đậu

Sự khác nhau giữa thủy đậu và zona

Rona thần kinh

Bệnh Zona (giời leo) là kết quảcủa sựtái hoạt động của virus herpes zoster (varicella-zoster virus hoặc VZV). Virus này cũng chính là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ởtrẻem. Virus thủy đậu trú ngụtrong cơthểởtrạng thái ngủbên trong các dây thần kinh cảm giác. Virus sẽ"thức giấc" sau khi gây bệnh thủy đậu nhiều năm trước trong cơthểcủa 1 trong số5 người đã từng bịthủy đậu. Sau đó, virus sẽđi dọc theo dây thần kinh cảm giác vào da và tạo ra những mảng phát ban gây đau mà người ta thường gọi là bệnh Zona (giời leo)

  • Bệnh Zona trong tiếng Anh là Shingles có xuất xứ từ tiếng Latin và Pháp có nghĩa là dây đai, thắt lưng, phản ánh đúng tính chất phân bố của các dải phát ban. Các dải này thường là chỉ ở 1 bên của cơ thể và ở khu vực chi phối của 1 dây thần kinh cảm giác đơn độc.
  • Tất cả những ai đã từng bị bệnh thủy đậu hoặc đã từng tiêm vaccine đều có thể nhiễm Herpes Zoter gây ra bệnh Zona. Người lớn tuổi, những người bị ung thư, HIV hoặc đã từng cấy ghép mô nên bị giảm sức đề kháng chống lại nhiễm trùng, do đó dễ bị bệnh Zona hơn.
  • Đa số những người bị Zona đều khỏe mạnh. Không cần thiết sử dụng những xét nghiệm đặc hiệu nếu như hệ miễn dịch của bạn còn tốt.