So sánh pháp luật xã hội chủ nghĩa với các kiểu pháp luật khác

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi question date

 Pháp luật xã hội chủ nghĩa

Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa là gì?

Nội dung này được THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tư vấn như sau:

  • Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa là kiểu pháp luật cuối cùng trong lịch sử nhà nước và pháp luật, hình thành sau cách mạng vô sản và thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản.

    Đặc điểm cơ bản của kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa là: thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả cộng đồng dân tộc nói chung; có mối quan hệ mật thiết với đường lối chủ trương chính sách của Đảng cộng sản; thừa hưởng những thành quả của pháp luật ra đời trong xã hội tư sản; không chia thành công pháp và tư pháp; có hình thức chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật.


Nguồn:

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Tin tức liên quan:

  • Tại sao chủ nghĩa dân túy vắng bóng ở Nhật?

Pháp luật tư sản và pháp luật xã hội chủ nghĩa là hai kiểu pháp luật phổ biến nhất hiện nay và có nhiều điểm khác biệt so với nhau:

>>> Xem thêm:

1. Pháp luật tư sản

Pháp luật tư sản là hệ thống các quy phạm pháp luật [ các quy tắc ] có tính chất bắt buộc chung, do Nhà nước tư sản ban hành [ hoặc thừa nhận ] và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế, trực tiếp thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, là công cụ có hiệu lực nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu phù hợp với ý chí và lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản.

Những điểm tiến bộ của pháp luật tư sản so với pháp luật phong kiến Pháp luật phong kiến là pháp luật đặc quyền về đẳng cấp còn pháp luật tư sản quy định mọi công dân bình đăng trước pháp luật.

Với sự ra đời của pháp luật tư sản lần đầu tiên trong lịch sử Pháp luật của nhân loại, nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trước pháp luật được thiết lập.

Pháp luật tư sản tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và chịu sự chi phối có tính chất quyết định của các quan hệ đó. Theo Mác, nhà nước, pháp luật, đạo đức, khoa học, nghệ thuật … thực chất chỉ là các loại hình đặc biệt của nền sản xuất và vì thế phải tuân thủ quy luật phổ biến của nó. Kết luận này của Mác có ý nghĩa phương pháp luận rất lớn đối với việc nghiên cứu bản chất của pháp luật tư sản. Không thể hiểu được bản chất của pháp luật tư sản nếu không nói đến các điều kiện kinh tế – xã hội hợp thành cơ sở tồn tại của nó.

Quan hệ sản xuất tư bản là quan hệ sản xuất hàng hóa tồn tại dựa trên chế độ tư hữu và bóc lột lao động làm thuê. Chính vì vậy, giai cấp tư sản đặc biệt quan tâm đến việc duy trì và củng cố chế độ tư hữu, cạnh tranh tự do. Điều này không chỉ thể hiện ở việc giai cấp tư sản biến việc bảo vệ chế độ tư hữu thành một trong những chức năng cơ bản của nhà nước mà ở việc thể chế hóa nó thành pháp luật. Như vậy, cơ sở kinh tế của pháp luật tư sản không thể là cái gì khác ngoài các quan hệ hàng hóa – tiền tệ tư bản chủ nghĩa. Những đòi hỏi xuất phát từ những quan hệ nói trên tất yếu sẽ chi phối pháp luật tư sản. Về mặt chính trị, như Mác đã chỉ rõ, pháp luật tư sản chỉ là sự thể hiện, là biên bản xác nhận những đòi hỏi của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, pháp luật tư sản không đơn thuần chỉ là sự chuyển hóa các đòi hỏi của quan hệ kinh tế thành các quy phạm pháp luật. Ngoài những đòi hỏi của quan hệ kinh tế với tư cách là nhân tố quyết định, sự hình thành pháp luật tư sản còn chịu sự tác động của hoàn cảnh chính trị, hệ tư tưởng, tâm lý và truyền thống dân tộc, lịch sử và các yếu tố khá

Như vậy, pháp luật tư sản thể hiện ý chí của giai cấp tư sản là bằng mọi giá phải duy trì và củng cố chế độ tư hữu và sự chi phối không hạn chế của nó đối với các yếu tố xã hội, kinh tế và chính trị. Mác và Ăngghen đã vạch rõ bản chất của pháp luật tư sản trong Tuyên ngôn đảng cộng sản như sau: “Pháp luật của các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành pháp luật, cái ý chí mà nội dung là do những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định”. Nếu xem xét các chế định của pháp luật tư sản, kể cả những chế định tiến bộ nhất trong mối liên hệ biện chứng giữa chúng với các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thì chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.

2. Pháp luật xã hội chủ nghĩa

Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa là kiểu pháp luật cuối cùng trong lịch sử nhà nước và pháp luật, hình thành sau cách mạng vô sản và thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản.

Đặc điểm cơ bản của kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa là: thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả cộng đồng dân tộc nói chung; có mối quan hệ mật thiết với đường lối chủ trương chính sách của Đảng cộng sản; thừa hưởng những thành quả của pháp luật ra đời trong xã hội tư sản; không chia thành công pháp và tư pháp; có hình thức chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật.

Xét ở góc độ chung, cũng như các kiểu pháp luật khác, pháp luật xã hội chủ nghĩa vừa mang tính giai cấp vừa thể hiện tính xã hội. Tuy nhiên, do những điều kiện, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, hệ tư tưởng trong chủ nghĩa xã hội nên pháp luật xã hội chủ nghĩa có những đặc thù riêng, điều này làm cho bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa khác hẳn với bản chất của các kiểu pháp luật trước đó.

Bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa được thể hiện ở những đặc điểm cơ bản sau:

– Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống quy tắc xử sự có tính thống nhất nội tại cao: Tính chất này của pháp luật xã hội chủ nghĩa cao hơn bất kỳ một kiểu pháp luật nào khác, bởi lẽ pháp luật xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở các quan hệ pháp luật – kinh tế xã hội chủ nghĩa mang tính thống nhất cao. Chính điều này quyết định tính thống nhất và xu hướng phát triển của pháp luật xã hội chủ nghĩa.

-Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân: Đây là nét khác biệt căn bản giữa pháp luật xã hội chủ nghĩa với các kiểu pháp luật trước đó. Nếu các kiểu pháp luật trước đó đều có chung bản chất là thể hiện ý chí của thiểu số giai cấp bóc lột trong xã hội, là công cụ bảo vệ lợi ích của thiểu số ấy, thì trái lại pháp luật xã hội chủ nghĩa lại thể hiện ý chí của tuyệt đại đa số dân cư trong xã hội, đó là ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Pháp luật xã hội chủ nghĩa “là pháp luật thực sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động”.

– Pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ chặt chẽ với các quy phạm xã hội: Pháp luật xã hội chủ nghĩa với những đặc điểm thể hiện bản chất như đã nêu ở trên, luôn có quan hệ chặt chẽ với các quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức, tập quán, quy tắc xử sự của các tổ chức xã hội và đoàn thể quần chúng… Trong thực tiễn có nhiều quy phạm pháp luật có nội dung là quy phạm đạo đức, tập quán, những phong tục, truyền thống tốt đẹp của xã hội được phản ánh vào trong pháp luật, ảnh hưởng nhất định tới việc xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật. Để phát huy vai trò của pháp luật thì cần thiết phải xem xét mối quan hệ giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác, phát huy tính tích cực của các quy phạm xã hội và loại bỏ dần những quy phạm xã hội tiêu cực, có nội dung trái với bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Mục lục bài viết

  • 1. Sự hình thành, đặc điểm pháp luật xã hội chủ nghĩa
  • 2. Phân tích kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa theo chủ nghĩa Mác - LêNin

1. Sự hình thành, đặc điểm pháp luật xã hội chủ nghĩa

Pháp luật xã hội chủ nghĩa ra đời lần đầu tiên tại nước Nga Xô Viết sau Cách mạng tháng Mười năm 1917. Sau Đại chiến thế giới lần thứ 2 [năm 1945], pháp luật xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ cùng với sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa. Từ sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, pháp luật xã hội chủ nghĩa tiếp tục tổn tại ở Trung Quốc, Việt Nam, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Cuba và tuỳ theo tình hình cụ thể của mỗi nước, hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa đã có nhiều thay đổi cơ bản theo hướng đổi mới, cải cách.

Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa có các đặc điểm cơ bản sau:

1] Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả cộng đồng dân tộc nói chung;

2] Có mối quan hệ mật thiết với đường lối chủ trương chính sách của đảng cộng sản, là sự thể chế hoá đường lối lãnh đạo của đẳng cầm quyền;

3] Thừa hưởng những thành quả của pháp luật ra đời trong xã hội tư sản với tính cách những tỉnh hoa của văn minh loài `. người, như việc thiết lập các nguyên tắc hiến định: §ãễ chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, mọi công dân bình đẳng trước pháp luật, cơ quan lập pháp do dân cử, các quyền công dân và quyền con người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ;

4] Không chia thành công pháp và tư pháp;

5] Có hình thức chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật; pháp luật tập quán được sử dụng trong một chừng mực hạn chế, còn án lệ tuy không được thừa nhận như một hình thức pháp luật, nhưng vẫn được tôn trọng, phát huy với tính cách là một kinh nghiệm thực tế có thể tham khảo.

2. Phân tích kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa theo chủ nghĩa Mác - LêNin

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, pháp luật xã hội chủ nghĩa ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Sau khi giành được chính quyền, cùng với việc xây dựng bộ máy nhà nước mới, giai cấp công nhân và nhân dân lao động khẩn trương xây dựng hệ thống pháp luật mới để bảo vệ thành quả cách mạng, củng cố và bảo vệ chính quyền của nhân dân, tổ chức và quản lí các mặt của đời sống xã hội nhằm mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Khác hoàn toàn với các kiểu pháp luật trước, pháp luật xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở kinh tế là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, cơ sở xã hội là liên minh giữa giai cấp công nhân và các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động khác, cơ sở tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin. Chính vì vậy, kiểu pháp luật này có các đặc điểm cơ bản sau:

Một là, pháp luật xã hội chủ nghĩa là kiểu pháp luật tiến bộ nhất

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, pháp luật xã hội chủ nghĩa là kiểu pháp luật tiến bộ nhất. Pháp luật ghi nhận và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và những người lao động khác trong xã hội, là công cụ bảo vệ chính quyền của nhân dân lao động. Pháp luật xã hội chủ nghĩa hướng tới việc triệt tiêu những lợi ích cực đoan của bộ phận thiểu số đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, xóa bỏ mọi áp bức bất công, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng con người một cách hoàn toàn. Pháp luật xã hội chủ nghĩa là công cụ xác lập và bảo vệ nền dân chủ, đảm bảo công bằng trong xã hội, hướng tới việc xây dựng một xã hội mà mọi người đều tự do và bình đẳng với nhau về mọi mặt. Pháp luật xã hội chủ nghĩa được bảo đảm thực hiện chủ yếu bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục và động viên để tạo ra tính tự giác cho các thành viên trong xã hội.

Hai là, pháp luật xã hội chủ nghĩa là sự thể chế hoá các đường lối chủ trương, chỉnh sách của đảng của giai cấp công nhân

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, lực lượng lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội là đảng tiên phong của giai cấp công nhân, người đại diện cho ý chí nguyện vọng của đông đảo giai cấp công nhân và những người lao động khác. Mục tiêu, lí tưởng của đảng là giải phóng cho giai cấp công nhân và những người lao động khác, mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho mọi người dân và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Để đạt được mục tiêu, lí tưởng của mình, đảng phải nắm quyền lãnh đạo nhà nước để thông qua nhà nước thể chế hoá đường lối, chính sách của đảng thành pháp luật. Chính vì vậy, đường lối, chính sách của đảng luôn giữ vai trò chỉ đạo đối với pháp luật, chỉ đạo phương hướng xây dựng pháp luật, chỉ đạo nội dung của pháp luật và cách thức tổ chức thực hiện pháp luật trong thực tế.

Ba là, pháp luật xã hội chủ nghĩa có phạm vi điều chỉnh khá rộng rãi và ngày càng hoàn thiện hom

Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội phát triển ở trình độ cao, dựa trên cơ sở quan hệ sản xuất tiên tiến và lực lượng sản xuất hiện đại, vì thế, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ vô cùng nặng nề, gian khổ của tất cả các lực lượng xã hội. Để xây dựng thành công xã hội xã hội chủ nghĩa, pháp luật có vai trò rất quan trọng. Pháp luật là công cụ quan trọng và có hiệu quả nhất để nhà nước tổ chức và quản lí các mặt của đời sống xã hội, vì thế, phạm vi điều chỉnh của pháp luật xã hội chủ nghĩa khá rộng, pháp luật tác động đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống, từ kinh tế, chính trị đến văn hoá, giáo dục, khoa học, lã thuật, an ninh, quốc phòng, đối ngoại...

Bốn là, pháp luật xã hội chủ nghĩa vừa phản ánh các chuẩn mực đạo đức xã hội chủ nghĩa vừa góp phần xây dựng và bảo vệ nên đạo đức đó

Bất kì hệ thống pháp luật nào cũng được xây dựng dựa trên cơ sở một nền tảng đạo đức nhất định. Đạo đức xã hội chủ nghĩa bao gồm những quan niệm, quy tắc đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những quan niệm đạo đức của giai cấp công nhân, những quan niệm đạo đức mới tiến bộ... Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể chế hoá các quan niệm đạo đức xã hội chủ nghĩa, vừa khuyến khích vừa bảo vệ những hành vi phù hợp với quan niệm đạo đức đó, loại trừ những quan niệm, quy tắc đạo đức lạc hậu, phản tiến bộ, qua đó góp phần xây dựng và bảo vệ nền đạo đức xã hội chủ nghĩa.

Luật Minh Khuê [biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề