SKKN kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24 -- 36 tháng tuổi

skkn một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 24 36 tháng tuổi tại trường mầm non ngọc sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [152.49 KB, 19 trang ]

A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ là công cụ có vai trò rất lớn trong cuộc sống của con người. Nhờ
có ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho
nhau những kinh nghiệm tâm sự với nhau những nỗi niềm thầm kín.
Vốn từ là nền móng để phát triển ngôn ngữ, còn ngôn ngữ đóng vai trò quan
trọng trong sự phát triển về trí tuệ của trẻ. Vốn từ được sử dụng trong lời nói được
coi là một phương tiện tác động rất tinh tế trong hệ thống xây dựng môi trường sư
phạm có định hướng, bởi trong ngôn ngữ nói không chỉ có thông tin mà còn có cả
ý nghĩa tình cảm. Ngôn ngữ nói có thể tạo nên hiện thực tâm lý có sức mạnh
đặc biệt.
Trong công tác giáo dục mầm non cho đất nước, chúng ta càng thấy rõ vai
trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ thơ. Ngôn ngữ góp phần đào tạo các
cháu phát triển toàn diện. Trẻ chưa biết đọc chưa biết viết nên muốn người khác
hiểu mình thì trẻ phải thể hiện bằng ngôn ngữ nói kết hợp nét mặt, cử chỉ, điệu bộ
diễn đạt ý muốn của mình. Tục ngữ việt có câu “Trẻ lên ba cả nhà học nói” là một
giáo viên chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi 25-36 tháng tuổi, tôi thấy câu tục ngữ đó
thật đúng. Một thời gian dài trong giáo dục truyền thống, người ta cho rằng sự phát
triển vốn từ của trẻ phụ thuộc phần lớn vào tính tích cực nói của cô giáo và cha mẹ,
những người xung quanh trẻ. Trong trường mầm non các cô còn quan tâm đến việc
trẻ nói như thế nào? có biết giao tiếp không? có biết tìm đúng từ để thể hiện nhu
cầu mong muốn, suy nghĩ của mình không? Trẻ ở lứa tuổi 25 - 36 tháng tuổi ngoài
khả năng vận động còn yếu, phát triển chưa hoàn thiện thì khả năng ngôn ngữ của
trẻ còn nhiều hạn chế. Muốn cho ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi, một trong
những điều kiện quan trọng là trẻ đươc tích lũy nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết
đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết cách sử dụng số vốn từ đó một cách
thành thạo.
Căn cứ vào đặc điểm vốn từ của trẻ phát triển theo giai đoạn, về mặt số
lượng giai đoạn trẻ 25 - 36 tháng, vốn từ của trẻ có khoảng 243-286 từ. Nhưng trên
thực tế vốn từ của trẻ ở trường còn rất hạn chế. Là một giáo viên dạy nhà trẻ tôi rất
trăn trở làm thế nào để giúp các cháu phát triển vốn từ. Ngay từ đầu năm học, tôi


đã áp dụng một số biện pháp triển vốn từ cho trẻ và đạt được kết quả khách quan.
Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển vốn từ
cho trẻ 25 - 36 tháng lớp D2 tại trường Mầm non Ngọc Sơn” làm đề tài nghiên
cứu nhằm giúp trẻ có vốn từ phong phú tạo tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào
những lớp học cao hơn.
II. Mục đích nghiên cứu
Tôi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 25-36
tháng tuổi lớp D2 trường mầm non ngọc Sơn” nhằm đưa ra một số biệ pháp phát
triển vốn từ cho trẻ 25-36 tháng tuổi tại trường mầm non Ngọc Sơn.
Nhằm giúp giáo viên có một số biện pháp linh hoạt, sáng tạo trong công tác
tổ chức phát triển vốn từ cho trẻ một cách cao nhất.
Ghi chú: Trích dẫn tài liệu tham khảo
Trong mục I: Câu “Trẻ lên ba cả nhà học nói” được tham khảo ở tài liệu số [6]

1


III. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những biện pháp giúp trẻ 25 - 36 tháng tuổi phát triển vốn từ
trong trường Mầm non Ngọc Sơn
IV. Phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu đề tài này tôi chọn các phương pháp sau:
1. Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết:
Tham khảo các tài liệu liên quan đến phát triển vốn từ cho trẻ 25- 36 tháng
tuổi. Các môn học có liên quan đến SKKN.
2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
Khảo sát thực tế trên trẻ ở lớp nhà trẻ 25-36 tháng D2, thu thập thông tin cần
thiết khi điều tra trên trẻ.
3. Phương pháp thống kê xử lý số liệu:
Điều tra và khảo sát được số liệu sau đó thống kê lại để xử lý số liệu phù hợp

trong sáng kiến.

2


B .NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Như chúng ta đã biết, trẻ lứa tuổi nhà trẻ là lứa tuổi nhỏ nhất trong trường
Mầm non, đến trường trẻ bắt đầu được học ăn học nói, ngôn ngữ nói là cơ sở đầu
tiên giúp trẻ giao tiếp với mọi người, mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Vì
vậy cần sự quan tâm chăm sóc đặc biệt của người lớn, của cô giáo để trẻ được phát
triển về mọi mặt một cách tốt nhất.
Các nhà nghiên cứu giáo dục đều khẳng định phát triển vốn từ là nền tảng
quan trọng để phát triển ngôn ngữ, có ý nghĩa quan trọng quyết định đến mọi mặt
sau này của trẻ. Ngôn ngữ chỉ có ở con người và cũng chính từ lao động con người
tiến hóa từ vượn thành người và phát triển. V.I.Lênin nói : “Ngôn ngữ là phương
tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”. Sống trong xã hội con người phải
giao tiếp, mà khi giao tiếp con người phải sử dụng vốn từ để biểu đạt với những
người xung quanh. Vốn từ của cá nhân phát triển thì ngôn ngữ cũng phát triển từ
đó phương tiện giao tiếp quan trọng nhất mà xã hội loài người tồn tại và phát triển.
Theo tinh thần đổi mới đã được nêu trong Nghị quyết của bộ chính trị về cải
cách giáo dục lần thứ III để nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ cần phải phát triển
vốn từ, đặt nền móng đầu tiên hình thành phát triển ngôn ngữ tạo tiền đề cần thiết
cho trẻ bước vào những lớp cao hơn.[6]
Giáo dục mầm non với vị trí là bậc hoc đầu tiên trong hệ thống giáo dục
quốc dân mà phát triển vốn từ cho trẻ là hết sức quan trọng, là một hoạt động tâm
lý mà ở đó có một hoặc nhiều chủ thể cùng tham gia hoạt động. Nhờ hoạt động này
mà ngôn ngữ mới hoàn thành được các chức năng: Chức năng giao lưu, chức năng
truyền đạt, tiếp thu ghi nhận, chức năng biểu đạt những tên gọi các sự vật hiện
tượng, chức năng biểu hiện ngôn ngữ và khái niệm chức năng biểu cảm, hiểu đối

tượng giao lưu.
Hàng ngày, qua quan sát và thông qua hoạt động của trẻ tôi nhận thấy một số
hạn chế ảnh hưởng đến khả năng phát triển vốn từ của trẻ như:
Về tâm lý trẻ mới đi học, mới được sinh hoạt trong môi trường tập thể rất bỡ
ngỡ, lúc đầu đến lớp hay khóc nhè, khóc nhiều hơn nói, một số trẻ lại quá nhút nhát
thường hay thu mình lại chỉ chơi một mình, khả năng giao lưu bằng ngôn ngữ kém.
Về sinh lý: Lứa tuổi này cơ quan phát âm chưa hoàn thiện trẻ hay bị nói
ngọng, các câu nói của trẻ thường hay thiếu thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ, trẻ
hay bị hụt hơi chưa nói được cả câu dài.
Số vốn từ: Trẻ 2 - 3 tuổi có số lượng từ tăng nhanh. Đặc biệt trẻ 22 đến 30
tháng tuổi trong vốn từ của trẻ phần lớn các danh từ, động từ, tính tư, đại từ …
được xuất hiện ít và đươc tăng dần theo tháng tuổi của trẻ.
Với những đặc điểm phát triển vốn từ trên chúng ta cần hình thành và phát
triển vốn từ cho trẻ bằng cách thường xuyên gần gũi, trò chuyện với trẻ : “Hãy
thường xuyên nói với trẻ càng nhiều càng tốt”
Ghi chú: Trong mục I: Đoạn “ Như chúng ta....một cách tốt nhất” do tác giả viết; đoạn tiếp theo “Các nhà nghiên
cứu... những lớp cao hơn” được tham khảo từ nguồn tài liệu số 6
- Câu “Hãy thường xuyên nói với trẻ càng nhiều càng tốt” được tham khảo trong tài liệu số 6

3


Làm giàu vốn từ cho trẻ: Phát triển vốn từ về chiều rộng, cung cấp thêm các
từ tên gọi của các sự vật, hiện tượng, các hoạt động, trạng thái, các tính chất, đặc
điểm của sự vật, hiện tượng
Nâng cao khả năng hiểu nghĩa của từ ở trẻ, dạy trẻ dùng từ chính xác; phát
triển vốn từ đồng nghĩa, trái nghĩa; dạy trẻ dùng từ chính xác. Điều này giúp trẻ có
khả năng lựa chọn và sử dụng từ chính xác.
Tích cực hóa vốn từ cho trẻ: Từ phải được sử dụng đúng cấu trúc câu. Một
từ có thể sử dụng trong nhiều câu khác nhau, được tích cực hóa trong hoạt động

giao tiếp. [1]
Từ cơ sở lý luận trên bản thân tôi nhận thấy việc phát triển vốn từ cho trẻ là
vô cùng quan trọng vì vậy khi phụ trách lớp 25-36 tháng tuổi hàng ngày chăm sóc
giáo dục trẻ tôi nhận thấy cần phải phát triển vốn từ cho trẻ để vốn từ của trẻ phát
triển phong phú, mở rông vốn hiểu biết, giúp trẻ được phát triển toàn diện.
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong quá trình nghiên cứu giúp trẻ 25 - 36 tháng lớp D2 trường mầm non
Ngọc Sơn phát triển vốn từ, bản thân tôi găp những thuận lợi và khó khăn như sau:
1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường trong việc bồi dưỡng
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt
chuyên môn, tổ chức các giờ dạy mẫu đặc biệt tổ chức các giờ thuộc lĩnh vực phát
triển ngôn ngữ để giáo viên có điều kiện rút kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau.
Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các lớp tập huấn
chuyên đề do phòng tổ chức.
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng động sáng tạo, có trình độ tay nghề. Nên
thuận tiện cho bản thân được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong công tác
giảng dạy.
Bản thân có trình độ chuyên môn, có kỹ năng sư phạm, có phương pháp tổ
chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt khả năng tổ chức hoạt động
phát triển vốn từ cho trẻ.
Một số trẻ tỏ ra thích được đến trường cùng cô giáo, mạnh dạn chơi với bạn
trong các hoạt động ở trường.
Một số phụ huynh học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục
Mầm non nên có sự phối hợp với giáo viên cùng thực hiện chăm sóc giáo dục các
cháu, đặc biệt quan tâm phát triển vốn từ cho con em mình.
2. Khó khăn
Cùng với những thuận lợi trên thì bản thân tôi còn gặp những khó khăn trong
việc phát triển vốn từ cho trẻ như là:
Đa số phụ huynh làm nghề nông, điều kiện phát triển kinh tế ở địa phương

tuy đã được nâng lên, nhưng tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, trình độ hiểu biết của phu
huynh còn hạn chế, nên phụ huynh chỉ chú trọng đến làm kinh tế chứ không mấy
quan tâm đến chăm sóc giáo dục trẻ, nhiều phụ huynh đi làm ăn xa để con ở nhà
với ông bà, nên chưa có điều kiện quan tâm đến việc dạy dỗ con cái mà giao phó
hoàn toàn cho cô giáo ở trường.
__________________________
Ghi chú [Trích dẫn TLTK ở trang này]:
- Trong mục 1: Đoạn từ “Làm giàu vốn từ................ hoạt động giao tiếp” được tham khảo nguyên văn trong tài liệu
tham khảo số 1

4


Khả năng tâm lý của trẻ không đồng đều, có cháu sức khỏe yếu, có nhiều
cháu nói ngọng gia đình chưa rèn cho trẻ thường xuyên, nhiều trẻ chưa nói rõ, một
số cháu phát âm chưa chuẩn, còn có trẻ nói tiếng địa phương.
100% các cháu đều là con em dân tộc thiểu số. Đa số các cháu mới đi học
còn khóc nhiều, chưa quen với cô và các bạn, chưa thích nghi với sinh hoạt và các
hoạt động ở lớp. Các cháu không cùng tháng tuổi, mỗi cháu đều có sở thích và tính
cách khác nhau.
3. Thực trạng phát triển vốn từ của trẻ 25-36 tháng lớp D2 trường mầm
non Ngọc Sơn:
Qua quá trình điều tra khảo sát thực trạng khả năng phát triển vốn từ cho trẻ
25-36 tháng tuổi D2 ở trường mầm non Ngọc Sơn. Bản thân tôi nhận thấy kết quả
như sau:
Biểu 1:
Tổng số trẻ

15 cháu


Nội dung

Đạt

Chưa đạt

Số lượng từ [243-486]

10/15 = 67%

5/15=33%

Hiểu nghĩa của từ

11/15 = 74%

4/15=26%

Tích cực hóa vốn từ

10/15 = 67%

5/15=33%

Qua kết quả khảo sát trên tôi thấy vốn từ của trẻ còn yếu chưa phù hợp với
yêu cầu của giáo dục mầm non hiện nay. Việc phát triển vốn từ cho trẻ 25-36 tháng
tuổi là một việc hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng. Bởi vậy mà tôi đã nghiên
cứu để đưa ra một vài biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ, hy vọng là qua các biện
pháp của tôi sẽ giúp cho vốn từ của trẻ phát triển tốt hơn. Cụ thể tôi đã áp dụng
thực hiện các biện pháp sau để phát triển vốn từ cho trẻ 25-36 tháng tuổi lớp D2

trường mầm non Ngọc Sơn như sau:
III. Các biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua việc giáo viên phải tự
học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm tổ chức
các hoạt động giáo dục.
Bằng thực tế trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ bản thân tôi tự nhận thấy
việc tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệm vụ, tích lũy kinh nghiệm
giảng dạy là một việc làm quan trọng và cần thiết.
Để phát triển vốn từ cho trẻ đạt kết quả tốt thì giáo viên cần phải học hỏi
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm về việc phát triển
vốn từ cho trẻ và thông qua đó giáo viên nắm chắc được các phương pháp, biện
pháp để áp dụng thực tế trên trẻ sao cho phù hợp nhất nhằm kích thích trẻ chú ý
lắng nghe người khác nói, tự tin nói, tự tin giao tiếp với bạn bè, cô giáo, mọi người
xung quanh. Qua đó vốn từ của trẻ được phát triển dần, góp phần phát triển toàn
diện nhân cách trẻ.
Đối với xã hội ngày càng một phát triển, giáo dục đào tạo cũng phát triển
theo, đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn,
5


trình độ đào tạo đáp ứng với yêu cầu giáo dục hiện nay. Chính vì vậy giáo viên
phải tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho bản thân mình như:
Thường xuyên học hỏi nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
giảng dạy, sử dụng giáo án điện tử, tích cực nghiên cứu tài liệu, học hỏi trên mạng
Internet, học BDTX thông qua các môdun đã được quy định, lựa chọn nội dung
phù hợp để áp dụng xây dựng được những giáo án hay, có sáng tạo, gây được hứng
thú cho trẻ trong các hoạt động.
Ví dụ: Trong chủ đề “Tết và mùa xuân” ở chủ đề nhánh về các loại hoa có
bài nhận biết hoa đào, hoa mai. Tôi đã lên mạng Internet để tải hình ảnh hoa đào,
hoa mai và làm giáo án điện tử giúp trẻ học và quan sát một cách dễ dàng, hứng thú

Bên cạnh đó bản thân thường xuyên tham gia đầy đủ các buổi dự giờ đồng
nghiệp. Qua đó bản thân rút ra nhiều kinh nghiệm để lựa chọn phương pháp phù
hợp với nội dung và khả năng trẻ của lớp mình một cách có hiệu quả.
Ví dụ: Trong tiết dự giờ cô giáo Bùi Thị Lệ tổ trưởng chuyên môn nhà trẻ
dạy tiết nhận biết “Con gà, con vịt” trong chủ đề những con vật đáng yêu, bản thân
đã học hỏi được ở đồng nghiệp cách đặt câu hỏi ngắn gọn dễ hiểu, cách thức lôi
cuốn trẻ nhận biết các con vật.
Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, bản thân học hỏi được kinh nghiệm của
các đồng nghiệp đi trước, từ đó tích lũy thêm vốn kinh nghiệm cho bản thân trong
việc tổ chức các hoạt động giáo dục hàng ngày cho trẻ.
Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn của nhà trường, phòng giáo dục tổ chức,
phối hợp với phụ huynh về vấn đề phát triển vốn từ cho trẻ.
Ngay từ đầu năm học, tôi đã xây dựng cho mình kế hoạch tự học, tự bồi
dưỡng khoa học. Phải học cách quan sát tinh tế, nhạy cảm với học sinh. Hình thành
khả năng quan sát, phán đoán và phản ứng trước thông tin thu được về trẻ, đây là
một năng lực mới đặc biệt quan trọng đối với giáo viên, để hiểu sâu rộng hơn về
vốn từ của trẻ, từ đó tìm ra nhiều cách phát triển vốn từ cho trẻ đạt hiệu quả
cao nhất.
Đối với cô giáo nhà trẻ để phát triển vốn từ cho trẻ tốt thì ngôn ngữ của cô
phải rõ ràng và chính xác bởi trẻ ở độ tuổi này trẻ hay bắt chước những cử chỉ và
lời nói của người khác. Khi dạy trẻ cô giáo luôn phải dạy trẻ phát âm chuẩn, chính
xác đúng tiếng Việt.
Khi áp dụng biện pháp này bản thân nhận thấy mình cần phải học hỏi nhiều
hơn nữa, việc tự học phải luôn được duy trì mọi lúc mọi nơi qua nhiều năm,
tháng…Để thêm kiến thức, phẩm chất, đúc kết những kinh nghiệm cho quá trình
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ được tốt hơn. Nhờ vào biện pháp này mà tôi có
thêm kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc giáo dục đặc biệt kinh nghiệm trong
hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ.
Biện pháp 2: Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua một số hoạt động trong
ngày ở trường của trẻ.

Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua các hoạt động ở lớp, ở trường là biện pháp
quan trọng mang tính quyết định ở lứa tuổi mầm non, bởi ở trường trẻ tham gia rất
nhiều hoạt động, thông qua các hoạt động giáo viên tiếp xúc và hiểu được vốn từ
của từng trẻ. Qua đó có biện pháp phù hợp để áp dụng trên từng cá nhân trẻ nhằm
6


giúp trẻ phát triển vốn từ theo hướng tích cực và dễ dàng nhất. Chúng ta có thể
phát triển vốn từ cho trẻ thông qua một số hoạt động như:
*Phát triển vốn từ qua Giờ đón trẻ - trả trẻ:
Ở lớp cô nên có những phương pháp đón trẻ vừa tạo cho trẻ không khí hào
hứng, vui vẻ tự nguyện vào lớp với cô giáo và các bạn song phải giúp trẻ phát triển
vốn từ một cách tự nhiên.
Khi đón trẻ, cô tăng cường trò chuyện với trẻ theo các chủ đề, nhắc nhở, hỏi
trẻ những điều gần gũi đơn giản như:
Ví dụ : Cô dạy trẻ: Con chào cô cô ạ, con chào bố, cháu chào bà…
Cùng với việc nhắc nhở trẻ chào cô giáo, chào bố mẹ cô quan tâm đến cách
phát âm rõ lời, chính xác và nói đủ câu trong từng trường hợp để cô kịp thời sửa sai
cho trẻ.
Ví dụ : Trẻ phát âm: “Chào bố !” cô sửa cho trẻ phát âm đúng là: “Con chào
bố ạ!”
Hay trong giờ trả trẻ cô gợi hỏi để trẻ biết nhận ra đồ dùng cá nhân của mình
và nói cùng cô tên các đồ dùng đó, dạy trẻ chào cô giáo, chào các bạn để chuẩn bị
được bố mẹ đón về.
Chính vì vậy mà giờ đón trẻ - trả trẻ là thời điểm rất tốt để củng cố và phát
triển vốn từ cho trẻ.
* Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động chơi- tập có chủ đích như:
- Phát triển vốn từ cho trẻ trong giờ nhận biết: vì hoạt động nhận biết mục
đích chính là cung cấp kiến thức kèm phát triển ngôn ngữ cho trẻ, ở lứa tuổi này trẻ
không chỉ có khả năng nhận biết từng sự vật riêng lẻ mà còn có khả năng khái quát

hóa đơn giản.Vì vậy, khi dạy trẻ nhận biết hay phân biệt cô nên sử dụng đồ dùng
trực quan đa dạng như: vật thật, đồ chơi mua sẵn, đồ chơi tự tạo…, để kích thích sự
chú ý của trẻ. Khi trẻ quan sát các sự vật, cô đặt các câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn gợi
mở để định hướng sự chú ý của trẻ và phát huy tính tích cực chủ động đồng thời
phát triển vốn từ cho trẻ. Trong khi trẻ trả lời tôi hướng dẫn trẻ nói rõ lời, không
nói ngọng, nói lắp, sử dụng từ chính xác, nói đủ câu.
Ví dụ : Chủ đề Những con vật đáng yêu: Dạy trẻ nhận biết “Con gà mái” -Tôi hỏi trẻ: Đây là con gì?
- Trẻ: Đây là con Gà ạ!
- Tôi: Con Gà có những bộ phận gì?
- Trẻ: Có đầu, mình, đuôi
- Tôi: Con gà có ích hay có hại?
- Trẻ: Con gà có ích ạ!
[Trong quá trình hỏi, nếu trẻ không trả lời được thì tôi gợi mở giúp trẻ trả lời
và sửa sai kịp thời.]
Trong tiết học cũng cần tạo tình huống để phát triển ngôn ngữ như: Sử dụng
âm thanh tiếng kêu của con gà qua băng đĩa rồi cho trẻ đoán: Đó là tiếng kêu con
gì các con?.
Trong tiết phát triển nhận biết cô nên còn sử dụng trò chơi, câu đố, bài vè để
ôn luyện và phát triển vốn từ cho trẻ. Đây là cách phát triển vốn từ rất hấp dẫn trẻ,
bởi ở tuổi này trẻ rất thích chơi. Cô có thể thông qua các trò chơi như:
Ví dụ : Chủ đề Những con vật đáng yêu: Ở phần kết thúc tiết học NB: Nhận
biết con chó, con mèo, con lợn. Tôi cho trẻ chơi trò chơi:‘‘Tìm chuồng” mục đích
7


là phát triển vốn từ và sự nhanh nhẹn của trẻ, tôi chuẩn bị 3 Chuồng, lô tô các con
vật con chó, con mèo, con lợn. Khi cho trẻ chơi tôi phát cho mỗi trẻ một lô tô con
vật, yêu cầu trẻ có lô tô con vật nào thì khi có hiêu lệnh về chuồng phải chạy nhanh
về chuồng con vật đó và phát âm rõ ràng lô tô trẻ cầm. Cô cho trẻ đổi lô tô cho
nhau để trò chơi hấp dẫn hơn.

Để trẻ chơi các trò chơi này thì khả năng phát triển vốn từ của trẻ tăng lên rất
nhiều mà không gây áp lực cho trẻ, phù hợp với tâm sinh lý của trẻ học thông
qua chơi.
- Phát triển vốn từ cho trẻ qua giờ văn học:
Dường như trong tâm hồn của mỗi đứa trẻ khi con thơ bé luôn có những
hình ảnh rất đẹp về các nhân vật trong truyện cổ tích như: Hình ảnh Thạch Sanh
dũng cảm, cô tấm xinh đẹp, dịu dàng…Chính vì thế mà giờ văn học là biện pháp
rất tốt để phát triển vốn từ cho trẻ. Qua nội dung bài thơ, câu chuyện, cô sử dụng
đồ dùng trực quan bằng nhân vật rối tay, rối dẹt, sa bàn, các hình ảnh động trên
màn hình ti vi, trẻ rất hứng thú vào các hình ảnh đấy, qua đó cô hỏi trẻ về tên
chuyện và nội dung truyện. Trẻ tích cực trả lời đồng thời thông qua môn học này
giáo dục trẻ lễ phép, phát triển tình cảm cho trẻ.
Tiết kể chuyện: Là tiết học được trẻ rất yêu thích và cũng rất hấp dẫn trẻ, vì
vậy mà kể chuyện là một cách thức giáo dục rất lý thú có khả năng phát triển vốn
từ rất tốt cho trẻ. Khi vào giờ học cô nên gây hứng thú của trẻ bằng nhiều cách
khác nhau: Dùng thủ thuật hoặc câu hỏi gần gũi với truyện để gợi mở, hỏi trẻ
nhiều, kích thích trẻ nói. Khi kể cho trẻ nghe cô phải thường sử dụng nhiều hình
thức khác nhau: Kể bằng tranh minh họa, bằng sa bàn, các con rối, mô hình, vật
thật... những hình thức này làm cho trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện, hiểu nội dung,
nhớ truyện lâu hơn, qua đó giúp trẻ tăng thêm vốn từ.
Ở giờ kể chuyện, cô phải khai thác lựa chọn tối đa các tình huống để phát
triển vốn từ cho trẻ. Cô yêu cầu trẻ nói đủ câu, diễn đạt rõ lời, tự tin khi nói và khi
trả lời cô giáo.
Ví dụ 1: Truyện: ‘‘Cái chuông nhỏ” ngoài việc chuẩn bị hình ảnh trên màn
hình ti vi để trẻ quan sát trực tiếp, cô phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp để hỏi
trẻ :
Cô vừa kể câu chuyện gì ?
Trong câu chuyện có những ai ?
Con thích nhân vật nào ?
Cô tích cực và khuyến khích trẻ trả lời rõ ràng, đủ câu, đặc biệt hướng tới

từng cá nhân trẻ. Cô bao quát trẻ hướng dẫn, động viên trẻ và sửa sai cho trẻ trả lời
chính xác câu hỏi.
Ví dụ 2: Cô kể chuyện phù hợp với chủ đề cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ
phát âm và yêu cầu trẻ trả lời một số câu hỏi đơn giản như: Chủ đề: “Những con
vật đáng yêu”, truyện “Bác Gấu đen và hai chú Thỏ”. Cô vừa kể cho con nghe câu
chuyện gì? Trong truyện có những ai? Con thích nhân vật nào ? …Cô tập cho trẻ
kể chuyện cùng cô, cho trẻ đọc tên của truyện, tên nhân vật nhiều lần và phát âm
các từ khó trong truyện.
Thông qua các giờ kể chuyện tôi thấy vốn từ của trẻ được cung cấp rất nhiều
mà cách cung cấp không làm áp lực cho trẻ ngược lại tạo cho trẻ hứng thú muốn
được học, được khám phá thế giới xung quanh.
8


Ở tiết thơ: Qua quan sát tôi thấy trẻ thích đọc nhẩm theo cô và đọc các từ cuối
ở mỗi câu thơ. Khi đọc thơ cho trẻ nghe cô đọc chậm rãi diễn cảm, kết hợp với
động tác minh họa. Khuyến khích trẻ đọc theo cô, khi trẻ thuộc, cô động viên trẻ
xung phong lên đọc theo nhóm, đọc cá nhân, luyện cho trẻ đọc to, rõ ràng, diễn
cảm, mạch lạc, không nói ngọng. Trong bài thơ, trích dẫn, giảng giải nội dung cho
trẻ hiểu nghĩa của từ.
Ví dụ: Chủ đề Bé và các bạn: Bài thơ: “Bạn mới ” từ việc gây hứng thú để
giới thiệu bài thơ cho trẻ biết cô tiến hành đọc mẫu diễn cảm, chính xác theo nhiều
hình thức khác nhau theo tranh, mô hình kết hợp động tác minh họa. Cô trích dẫn,
giảng nội dung, giảng từ khó “Nhút nhát”, “Đoàn kết” cho trẻ hiểu và cô cho cả
lớp, tổ, nhóm, cá nhân đọc từ khó. Cô chuẩn bị hệ thống câu hỏi để đàm thoại cùng
trẻ về nội dung bài thơ: Cô vừa đọc bài thơ gì? Bạn mới đến trường như thế nào?
Em dạy bạn làm gì? ... Cô yêu cầu trẻ phải trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc,
cho cá nhân trẻ trả lời nhiều lần. Khi trẻ thuộc thơ cô cho tổ đọc thi nhau, cho
nhóm, cá nhân đọc thơ. Cứ như vậy cô vừa rèn cho trẻ phát âm rõ ràng, chính xác
trẻ được củng cố và làm giàu vốn từ.

- Phát triển vốn từ cho trẻ qua giờ tạo hình:
Trong giờ học này trẻ được hoạt động với đồ vật, đất nặn, sáp màu...trẻ rất
hứng thú và tích cực tham gia hoạt động.
Ví dụ: Xếp nhà cho búp bê, mục đích là giúp trẻ được làm quen và sử dụng
được một số từ như: Tường nhà, mái nhà, cửa ra vào, hàng rào, sân, cây xanh,
hoa,.. qua việc cô cho trẻ quan sát mẫu ‘‘Ngôi nhà’’. Cho trẻ nhận xét ngôi nhà, cô
khái quát ngôi nhà có 4 bức tường xung quanh, phía trên có mái nhà, phía trước có
cửa ra vào, cửa sổ, xung quanh nhà có hàng rào, trong sân có cây tạo bóng mát cho
ngôi nhà, sau đó cho trẻ nhắc lại lời của cô. Khi trẻ thực hiện cô bao quát hỏi trẻ:
Các con xếp cái gì? Con xếp nhà cho ai?.. Tương tự ở các hoạt động tiếp theo cô
giáo đã giúp trẻ lĩnh hội được nhiều từ mới và được sử dụng các từ một cách chủ
động có sự giúp đỡ của cô. Sau mỗi câu hỏi đưa ra, cô động viên trẻ trả lời rõ ràng,
đủ câu theo hình thức cả lớp, nhóm, cá nhân. Từ dó giúp trẻ được tích hợp hóa
vốn từ.
- Phát triển vốn từ cho trẻ qua giờ hoạt động góc:
Chúng ta biết rằng đối với trẻ Mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo, thông
qua chơi trẻ được lĩnh hội kiến thức, được tái tạo lại thế giới xung quanh, được
thỏa mãn nhu cầu khám phá vì vậy khi tổ chức cho trẻ vui chơi cùng nhau có ý
nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ trong đó có
yếu tố phát triển vốn từ. Thông qua hoạt động góc, vốn từ của trẻ dần hình thành và
phát triển. Trẻ nhận thức được thế giới xung quanh, trao đổi ý đồ chơi, giao lưu
tình cảm trong lúc chơi phát triển khả năng tư duy và trí tưởng tượng của trẻ. Vậy
tổ chức hoạt động góc đạt được hiệu quả cao trong việc phát triển vốn từ cho trẻ thì
cần tổ chức các hình thức như: Cô phải lựa chọn góc chơi phù hợp với lứa tuổi của
trẻ, chọn các trò chơi có lời ca, câu từ đơn đơn giản, ngắn gọn, có nội dung gần
gũi, dễ hiểu đối với trẻ. Khi chơi cô bao quát trẻ, giúp đỡ, hướng dẫn trẻ quan sát
các bạn chơi sau đó từ từ đưa trẻ tham gia vào trò chơi. Từ đó xuất hiện khả năng
chuyển trò chơi tư độc lập sang hợp tác cùng nhau. Khi trẻ chơi cô tạo tình huống
cho trẻ giải quyết, để trò chơi thêm sinh động hơn.
9



Ví dụ 1: Góc chơi bé làm bác sĩ, cô nhập vai làm bác sĩ khám bệnh cho bệnh
nhân, bác sĩ tiêm cho bệnh nhân, cho bệnh nhân uống thuốc. Trẻ bắt trước cô các
hành động của cô hỏi bệnh nhân như: Em bị đau ở đâu? không sao đâu để bác sĩ
khám kê thuốc cho em uống là khỏi thôi? Em ngoan nào, em uống thuốc đi? Qua
quá trình chơi như vậy mà vốn từ của trẻ được phát triển.
Khi tổ chức chơi cô cần chú ý rèn kỹ năng cho trẻ còn yếu, giúp đỡ trẻ hòa
nhập cùng bạn chơi.
Ví dụ 2: Khi trẻ chơi ở góc văn học, rèn cho trẻ cách giở sách, ôn nội dung
truyện, tranh truyện có nội dung kể chuyện sáng tạo với tình huống đơn gần dễ
hiểu, để dạy trẻ kể chuyện theo tranh nhằm phát triển vốn từ cho trẻ như : Hoạt
động chơi góc văn học kể truyện theo tranh truyện: Vịt con lông vàng. Mục đích là
giúp trẻ kể laị chuyện theo các câu hỏi gợi ý của cô, phát triển ngôn ngữ, làm giàu
vốn từ cho trẻ. Cô chuẩn bị Sách truyện tranh: Tranh 1: Vịt mẹ dắt đàn vịt con ra
vườn sưởi nắng. Tranh 2: Các chú vịt con đang chui vào đoạn ống khói và biến
thành chú vịt lông đen. Tranh 3: Vịt mẹ tìm đàn vịt con, không nhận ra những chú
vịt lông đen là con mình. Tranh 4: Đàn vịt đang soi mình dưới nước. Tranh 5: Đàn
vịt đang tắm và đã trở lại thành những chú vịt lông vàng. Tranh 6: Hình ảnh vui
mừng của vịt mẹ ôm chầm lấy các chú vịt con. Tiến hành chơi cô kể chuyện theo
tranh kết hợp điệu bộ, cử chỉ, hành động. Sau đó cô đưa ra câu hỏi ngắn gọn cho
trẻ trả lời, hỏi trẻ các câu hỏi gợi mở như: Tại sao vịt mẹ không nhận ra vịt con?
Các chú vịt con đã làm gì để trở lại là vịt con lông vàng? Vịt mẹ đã làm gì khi
nhận ra đàn vịt con? Cô hướng dẫn trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng và chú ý sửa sai cho
trẻ. Sau đó cô cho trẻ tập kể lại truyện.
Góc âm nhạc là góc chơi tạo ra nhiều niềm vui và rèn khả năng tự tin ở trẻ.
Khi trẻ tham gia vào các trò chơi có luật, trẻ được chơi nhiều trò chơi khác nhau sẽ
làm cho vốn từ của trẻ phát triển.
Ví dụ 3 : Tổ chức trò chơi: Hát ống. Mục đích là luyện khả năng tư duy tích
cực, phát âm rõ ràng khi hát, cô chuẩn bị: Hai ống bò, nối hai ống lại với nhau

bằng một sợi dây nhỏ. Khi chơi cô cho trẻ đứng thành hai hàng, bên này hát một
câu thì bên kia cũng hát một câu hoặc trả lời đối thoại một câu phù hợp, chơi tùy
theo khả năng của trẻ.[4]
Như vậy khi trẻ tham gia vào các góc chơi đều kích thích sự phát triển ngôn
ngữ, làm giàu vốn từ cho trẻ. Để tổ chức cho trẻ chơi ở các góc đạt hiệu quả thì
ngoài việc chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho các góc, cô có thể trang trí ở các
góc thêm sinh động, màu sắc tươi tắn, hấp dẫn trẻ hơn. Bản thân tôi nhận thấy phát
triển vốn từ qua hoạt động góc có kết quả khá tốt, trẻ lớp tôi rất hứng thú chơi và
tích cực học các từ mới qua các yêu cầu của trò chơi qua đó vốn từ của trẻ tăng lên
rất nhiều.
- Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua giờ hoạt động ngoài trời: Cô cho trẻ
quan sát môi trường xung quanh và các hiện tượng thiên nhiên với mục đích cung
cấp cho trẻ những biểu tượng, những ấn tượng về môi trường xung quanh trẻ, tích
lũy vồn hiểu biết và làm giàu trí tưởng tượng cho trẻ.
_________________________
Ghi chú [Cho việc trích dẫn TLTK ở trang này]:
- Ở Ví dụ 3: Trò chơi “Hát ống’’ được tham khảo trong nguồn tài liệu số 4

10


Khi cho trẻ quan sát các hiện tượng thiên nhiên như thời tiết, cô hỏi trẻ trời
nắng hay trời mưa, khí hậu nóng hay lạnh? Khi tổ chức chơi ngoài trời cô phải
chuẩn bị đồ dùng chu đáo đầy đủ để giúp trẻ hoạt động và phát triển ngôn ngữ.
Khi trẻ ra hoạt động ngoài trời, trẻ được quan sát, trò chuyện về sự vật, hiện
tượng trong thiên nhiên xung quanh trường của mình trò chuyện về con vật cây cối
hoa cỏ trong sân trường như:
Ví dụ: Cho trẻ quan sát một số loại hoa. Mục đích là giúp trẻ hiểu và nhớ
được nhiều từ, cô tiến hành hướng dẫn trẻ quan sát vườn hoa: Cô trò chuyện với
trẻ: Các con thấy trong vườn có những loại hoa gì? Hoa cúc có màu gì? Còn đây

là hoa gì? Hoa hồng có mùi như thế nào?...vv. Ngoài việc cô cho trẻ quan sát các
loại cây trong vườn cô nên chuẩn bị thêm tranh ảnh một số loại hoa khác cho trẻ
quan sát và mở rộng cho trẻ, đàm thoại về những bức tranh. Kích thích cho trẻ
được nói nhiều, rèn trẻ nói đủ câu, rõ ràng, không nói lắp, nói ngọng. Cô luôn sửa
sai câu nói của trẻ ở mọi lúc, mọi nơi để giúp trẻ có vốn từ chính xác, mạch lạc.
- Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua giờ vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa
cho trẻ:
Qua các tình huống trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ như: Giờ ăn, giờ ngủ,
giờ vệ sinh để cô trò chuyện với trẻ, tạo ra nhiều tình huống để trẻ giải quyết, đặt ra
hệ thống câu hỏi cho trẻ trả lời. Ở lứa tuổi này là hình thức tập luyện khả năng
nghe nói 1 cách hiệu quả. Bởi khi nghe và nhìn cô nói, trẻ được giao tiếp với cô,
qua đó trẻ có nhu cầu nói.
Ví dụ: Giờ ăn trưa cô giới thiệu món ăn cho trẻ, nhắc trẻ mời cô, mời bạn
trước khi ăn. Tôi đặt các câu hỏi để trẻ trả lời:
- Tôi: Hôm nay con ăn món gì?
- Trẻ: Con ăn cơm với thịt
- Tôi: Thịt cung cấp chất gì?...[Trẻ trả lời]
Cô khuyến khích, động viên trẻ ăn hết xuất, khuyến khích trẻ thi đua nhau.
Thường thì các món ăn ở các trường luôn được thay đổi thường xuyên nên cô giới
thiệu món ăn cho trẻ cũng là cung cấp thêm vốn từ cho trẻ.
Ví dụ 1: Giờ ngủ trưa: Ở lớp tôi trước khi cho trẻ ngủ tôi thường cho trẻ đọc
bài thơ : “Giờ đi ngủ” và đặt ra hệ thống các câu hỏi để trẻ trả lời như: Con muốn
ngủ cạnh bạn nào? Khi ngủ thì phải như thế nào? Chân, tay phải làm sao? Rồi cô
có thể hát ru ngủ cho một số trẻ khó ngủ, trẻ thường nhẩm theo lời cô hát. Khi trẻ
thức dậy cô hỏi trẻ: Con ngủ có ngon không? Khi ở nhà con ngủ với ai? ...Cứ như
vậy qua việc đọc thơ, qua cách trả lời câu hỏi của cô và hát nhẩm theo cô hàng
ngày mà vốn từ của trẻ được trao dồi.
Ví dụ 2: Trong giờ vệ sinh trước và sau khi ăn cô thường hỏi trẻ:
- Trước khi ăn các con phải làm gì?
- Rửa tay bằng gì các con?

- Muốn tay khô các con phải làm sao?...
Qua cách hướng dẫn trẻ rửa tay, cách hỏi trẻ, cách giáo dục trẻ trong giờ vệ
sinh trẻ được trả lời các câu hỏi của cô là điều kiện thuận lợi làm giàu vốn từ
cho trẻ.
Như vậy hoạt động chăm sóc vệ sinh hàng ngày cho trẻ sẽ là cơ hội để trẻ
gần gũi và cởi mở với cô hơn, cô đã tạo được mối quan hệ thân thiện để kích thích
11


trẻ trò chuyện cùng cô và các bạn nhằm phát triển vốn từ cho trẻ. Khi áp dụng vào
thực tế lớp tôi phụ trách tôi thấy vốn từ của trẻ tăng lên một cách rõ nét.
* Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động bình xét bé ngoan trong
ngày, trong tuần.
Ở lứa tuổi này trẻ rất thích được bé ngoan khi trẻ được lên cắm cờ trẻ rất
thích thú, tự hào với các bạn, mong chờ được khoe với bố mẹ. Từ đó cô đã tạo cho
trẻ tính mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với bạn bè biết làm việc tốt với bản thân và
người khác để được công nhận. Cô sẽ đưa ra các tiêu chí được lên cắm cờ: Bạn đi
học chuyên cần, không khóc nhè, đi học đúng giờ đến lớp rất vui vẻ, tự giác chào
hỏi các cô, biết cất đồ dùng của mình gọn gàng, chăm giơ tay phát biểu, biết trả lời
to rõ ràng, biết đoàn kết khi chơi với nhau, mạnh dạn tự tin mọi hoạt động trong
lớp học, giờ ăn phải ăn hết xuất, không nôn trớ, tự xúc ăn, không làm rơi vãi thức
ăn, giờ ngủ ngoan nằm ngay ngắn,… tuy thuộc vào đối tượng và tiêu chí đó có
được cô và các bạn công nhận hay không. Với cách này trẻ sẽ luôn vui vẻ tự
nguyện phấn đấu để cuối ngày được lên cắm cờ từ đó luôn diễn ra sự cạnh tranh
lành mạnh giữa các trẻ. Kết quả giúp trẻ tự có nhu cầu hoàn thiện bản thân cao, trẻ
sẽ mạnh dạn tự tin hơn trong các hoạt động trong ngày dần dần thói quen tốt nảy
sinh trở thành một nhu cầu, một kỹ năng sống tốt của trẻ.
Ví dụ 1: Khi bình bầu bé ngoan tôi cho trẻ nhận xét từng cá nhân trẻ theo
các tiêu chí đưa ra, khi trẻ nhận xét, bình bầu cho bạn trẻ sẽ là cách phát triển vốn
từ cho trẻ:

- Cô hỏi trẻ: Bạn Hùng có sứng đáng được bé ngoan không con?
- Tại sao bạn Hùng là bé ngoan?
- Bạn đi học có khóc nhè không?
- Khi đến lớp bạn đã biết chào chưa?
- Có biết giúp đỡ, nhường bạn khi chơi không?
- Bạn có ngủ ngoan, ăn hết xuất không nào?...
[ Trong khi trẻ trả lời, cô chú ý sửa sai và hướng dẫn trẻ trả lời rõ ràng, đủ câu.]
Ví dụ 2: Tôi tạo hứng thú cho trẻ bằng cách hóa trang cho một cô giáo thành
một nhân vật hoạt hình hay nhân vật trong truyện cổ tích mà trẻ yêu thích đến để
trò chuyện, phát bé ngoan và phát quà cho trẻ trong giờ bình xét bé ngoan cuối
tuần. Qua cách hỏi thăm, trò chuyện của trẻ cùng với các nhân vật sẽ giúp cho
ngôn ngữ của trẻ được rèn luyện, được nghe và được nói sẽ mở rộng thêm vốn từ
cho trẻ và trẻ còn cảm thấy phấn khởi khi được nhận quà, cô gắng chăm ngoan để
tuần sau lại được như vậy.
Chính vì vậy khi áp dụng biện pháp này vào lớp của mình tôi thấy trẻ rất vui,
rất hào hứng phấn đấu trong tuần đạt các tiêu chí để nhận bé ngoan. Qua việc nhớ
các tiêu chí và nhận xét cho bạn mà vốn từ của trẻ được củng cố và phát triển thêm.
Biện pháp 3: Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua cách trang trí lớp học,
các góc chơi.
Như chúng ta đã biết lứa tuổi mầm non là lứa tuổi của các màu sắc sặc sỡ.
Một trong những biện pháp giúp trẻ hứng thú hoạt động đó là phần trang trí đồ
dùng đồ chơi hay nói chung là trang trí lớp học. Chúng ta thường thấy trẻ hay bị
thu hút bởi những gì có màu sắc đẹp. Vì vậy mà phát triển vốn từ cho trẻ qua cách
12


trang trí nhóm lớp, các góc chơi, làm đồ dùng theo từng chủ đề nhánh phong phú,
bắt mắt, hấp dẫn trẻ sẽ có hiệu quả rất cao.
Trang trí mảng chính ở lớp, luôn được thay đổi qua các chủ đề, các nhánh,
thông qua các chủ đề là cách phát triển ngôn ngữ rất tốt cho trẻ

Ví dụ : Ở mảng chính chủ đề: “Những con vật đáng yêu” tôi trang trí 3 ô,
mỗi ô là một nhánh có hình ảnh con vật ngỗ nghĩnh và sắc màu sặc sỡ: Cô cho trẻ
trò chuyện về các con vật lần lượt theo chủ đề nhánh: Những con vật trong gia
đình, những con vật trong rừng, những con vật dưới nước. Trẻ được quan sát các
con vật, hình ảnh trang trí và gọi tên, màu sắc...từ đó giúp trẻ có ấn tượng và ghi
nhớ các từ chỉ tên gọi, đặc điểm của chúng.
Để thu hút được trẻ trong các hoạt động góc, tôi đã trang trí các góc chơi
bằng nhiều hình ảnh ngộ ngĩnh đáng yêu và có màu sắc bắt mắt cùng với tên của
các góc chơi ngắn gọn nhưng dễ hiểu và gần gũi với trẻ để khi hoạt động trẻ hứng
thú hơn, tạo cơ hội cho trẻ được học các vốn từ một cách dễ dàng hơn.
Ví dụ: Trang trí góc thao tác vai: Tôi đặt tên góc là “Bé thích vai gì?” viết
bằng chữ in thường. Làm rất nhiều hình ảnh bác sĩ, cô giáo, công an, bộ đội, bác
cấp dưỡng, thợ may, thợ xây…trang trí lên tường. Cô cho trẻ phát âm tên góc, tên
của các bức tranh này và cho trẻ trò chuyện với cô về công việc của các nghề từ đó
mà vốn từ của trẻ được cung cấp thêm.
Cũng như góc thao tác vai, tôi trang trí góc thư viện: Tôi cũng đặt tên góc là
“Bé yêu sách” và trưng bày rất nhiều sách truyện. Vì có nhiều sách chuyện được
trưng bày và có các nhân vật trong truyện tôi đã tận dụng cho trẻ phát âm tên
truyện, tên các nhân vật trong truyện, cho trẻ trò chuyện về một số đặc điểm nổi bật
của nhân vật, dạy trẻ kể lại truyện cùng cô như vậy trẻ vừa được rèn phát âm vừa
phát triển vốn từ cho trẻ.
Tương tự như trên, tôi trang trí góc thiên nhiên: Tôi phối kết hợp với phụ
huynh cùng làm góc thiên nhiên sưu tầm nhiều loài hoa, cây cảnh, cây thuốc.. Vì
tôi nhận thấy đây là góc có nhiều mặt để cô vừa tạo cho trẻ có một góc chơi đầy sự
khám phá thú vị, vừa giáo dục trẻ hiệu quả lại vừa là môi trường cung cấp vốn từ
cho trẻ một cách nhẹ nhàng nhưng kết quả cao như thông qua cách cô giới thiệu
cây cảnh, cây hoa, cây thuốc...cô hỏi trẻ tên cây, màu sắc của lá, của các loại hoa,
cho trẻ được khám phá được sờ, được ngửu mùi. Cô hướng dẫn trẻ cách chăm sóc
cây, tưới nước cho cây, lau lá, bắt sâu.. Từ những trải nghiệm đó mà vốn từ của trẻ
cũng được cung cấp thêm.

Tôi thường làm đồ dùng đồ chơi tự tạo bằng các nguyên vật liệu phế liêu để
bổ xung và trang trí vào các góc trong lớp như: bìa lịch cũ, ống lon, chai, lọ bằng
nhựa...Tôi khuyến khích trẻ làm cùng, vừa làm vừa trò chuyện qua đó cung cấp
vốn từ thêm cho trẻ.
Ví dụ: Khi cho trẻ làm ô tô bằng lõi ống giấy vệ sinh cùng cô. Cô hỏi trẻ:
- Chúng mình làm o tô bằng gì?
- Đây là gì của ô tô?
- Ô tô này có màu gì?...
Khi trẻ vừa được làm vừa được nói sẽ rèn ngôn ngữ mạch lạc cùng với đó là
trẻ được cung cấp thêm từ mới làm giàu thêm vốn từ cho trẻ.
Dựa vào từng chủ đề lên kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi một cách cụ thể. Mỗi
một chủ đề đều có bộ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc học vui chơi của trẻ.
13


Như vậy: Thông qua cách trang trí lớp, các góc chơi, các hoạt động làm đồ
dùng đồ chơi,...tôi nhận thấy rằng trẻ rất hứng thú trong việc phát âm những từ
mới. Vì vậy việc phát triển vốn từ cho trẻ thông qua cách trang trí lớp, làm đồ
dùng, đồ chơi là một biện pháp rất hữu hiệu để cô tận dụng cơ hội cung cấp vốn từ
cho trẻ.
Biện pháp 4: Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động tuyên truyền,
phối hợp với phụ huynh
Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh là một việc làm thường xuyên của
giáo viên Mầm non, qua việc phối hợp tốt có một tác dụng rất lớn trong việc phát
triển toàn diện của trẻ. Bởi phụ huynh là người hiểu rõ nhất đặc điểm cá tính của
từng trẻ con em mình, đồng thời là một lực lượng hỗ trợ đắc lực cho giáo viên
trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ.[5]. Vì vậy cô nên thường
xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập trong ngày, với mục đích phối
hợp để chăm sóc và nuôi dạy trẻ tốt hơn. Để có kết quả như mong muốn tôi thực
hiện tốt công tác phối hợp với phu huynh như:

Thông qua các buổi họp phụ huynh, tôi trao đổi với phụ huynh về tầm quan
trọng của ngôn ngữ đối với sự phát triển toàn diện của trẻ đặc biệt là trẻ trong lứa
tuổi 25-36 tháng, lứa tuổi đang tập nói để phụ huynh biết và thường xuyên rèn
luyện cho trẻ phát âm chuẩn và biết nói cả câu trọn vẹn, rõ ràng. Cha mẹ, người
thân cố gắng phát âm đúng, không nên bắt trước những từ trẻ nói ngọng, nói sai mà
cần phải sửa sai ngay cho trẻ để trẻ phát âm đúng, rõ ràng, chính xác.
Chương trình dạy được đưa vào góc tuyên truyền theo chủ đề đang thực hiện
hàng tuần của lớp.
Ví dụ: Ở ngoài cửa lớp học tôi làm góc: “Những điều phụ huynh cần biết”.
Trong đó tôi luôn cập nhật đầy đủ thông tin của trẻ, dán các nội dung học của trẻ
thay đổi theo chủ đề, dán các chuyên đề giáo dục trẻ, tôi dán các nội thông báo với
phụ huynh...
Cùng với biện pháp đó khi trẻ học đến chủ đề nào tôi sẽ phô tô các bài thơ,
bài hát, truyện, trò chơi, đồng dao...của chủ đề đó gửi về cho gia đình ôn luyện
củng cố cho trẻ.
Vận động các bậc phụ huynh đóng góp thêm các nguyên vật liệu để làm đồ
dùng đồ chơi cho trẻ thêm sinh động, hấp dẫn trẻ vào các hoat động hơn, nhờ phụ
huynh thu thập nhiều loại tranh, ảnh, sách, báo cũ để cho trẻ học.
Trao đổi với phụ huynh ở nhà tạo điều kiện phát triển vốn từ cho trẻ bằng cách
hàng ngày dành nhiều thời gian cho thường xuyên trò chuyện cùng trẻ, cho trẻ
chơi, giao lưu với các trẻ quanh nơi cơ trú, trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với các sự
vật hiện tượng xung quanh, lắng nghe và trả lời các câu hỏi của trẻ. Không cho trẻ
xem hoạt hình hay chơi máy tính, điện thoại nhiều vì khi đó trẻ giao tiếp một chiều
nhưng không phát triển ngôn ngữ nói. Qua đó góp phần cùng cô giáo để phát triển
vốn từ cho trẻ một cách hiệu quả hơn.
Ví dụ: Tận dụng giờ đón trẻ và trả trẻ tôi trao đổi với phụ huynh về tình hình
ở nhà của trẻ như thế nào? Trẻ giao tiếp với mọi người làm sao? Tìm hiểu xem có
đặc điểm phát triển đặc biệt nào không? Thông báo với phụ huynh nội dung trẻ đã
học, những điều trẻ đã biết thêm.
_______________________________

Ghi chú [Trích dẫn TLTK ở trang này]:

14


- Ở mục Biện pháp 4: Đoạn từ “Tuyên truyền,.............. Giáo dục trẻ” được tham khảo trong nguồn tài liệu số 5

Để từ đó cô và phụ huynh phối hợp cùng nhau chăm sóc và giáo dục trẻ hơp lý
hơn. Bên cạnh đó tôi còn dành thời gian đến nhà phụ huynh vào ngày nghỉ thứ 7
hoặc chủ nhật để gần gũi với trẻ và gia đình trẻ hơn. Có nhiều thời gian để cô và
phụ huynh trao đổi tâm sự, hiểu nhau hơn. Qua đó cũng là cách để cô cùng gia đình
phối kết hợp phát triển vốn từ cho trẻ thêm
tốt hơn.
Khuyến khích và tuyên truyền với phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống
cho trẻ. Tránh không nói tiếng địa phương, tập cho trẻ nói tiếng việt mọi lúc mọi
nơi, cần tránh cho trẻ nghe những hình thái ngôn ngữ không chính xác…
Tôi trao đổi với phụ huynh nên thường xuyên trò chuyện cùng trẻ bằng ngôn
ngữ tiếng Việt
Ví dụ: - Hôm nay con đi học cô cho con ăn gì?
- Đến lớp con học những gì?
- Lớp con có những ai?...
Khi nghe phụ huynh nói với con bằng tiếng địa phương tôi sẽ gặp phụ huynh
đó và trao đổi thẳng thắn về việc không nên nói tiếng địa phương với con mà phải
tạo mọi điều kiện để giúp con phát âm bằng tiếng việt sẽ giúp con phát triển được
vốn từ một cách chính xác nhất.
Việc tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh là một điều rất quan trọng trong
việc giúp trẻ phát triển vốn từ. Chính vì vậy khi sử dụng biện pháp phát triển vốn
từ cho trẻ thông qua hoạt động tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh tôi nhận thấy
vốn từ của trẻ tăng lên một cách rõ rệt, góp phần làm tăng khả năng phát âm và làm
giàu vốn từ cho trẻ.

IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Sau khi áp dụng các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 25-36 tháng tuổi trên
vào giảng dạy hằng ngày tôi đã thu được các kết quả như sau:
Với bản thân: Là một giáo viên ở lớp đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm
trong việc phát triển vốn từ cho trẻ 25-36 tháng. Tổ chức các hoạt động giáo dục
cho trẻ linh hoạt và có sáng tạo hơn. Được trẻ yêu mến, gần gũi và phụ huynh tin
tưởng.
Với phụ huynh: Hầu hết phụ huynh trong nhóm lớp nhận thức được tầm
quan trọng của ngôn ngữ với sự phát triển toàn diện của trẻ và đã thật sự quan tâm
đến việc phát triển vốn từ cho trẻ. Thường xuyên trao đổi, phối kết hợp cùng cô
giáo để rèn trẻ tập nói, làm giàu vốn từ cho trẻ.
Với trẻ: Trẻ hào hứng tham gia trao đổi trò chuyện cùng cô. Tôi thấy trẻ tự
tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp của trẻ tốt hơn. Số vốn từ của
trẻ tăng, đồng thời khả năng hiểu nghĩa của từ được phát triển.
Để minh chứng cho cho kết quả đạt được ở trên rõ ràng hơn, dưới đây là kết
quả so sánh về việc thực hiện các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ: Biểu 2:
Nội dung
Số lượng từ [243486]
Hiểu nghĩa của từ

Đầu năm
Đạt Tỷ CĐ
lệ
10/15 67 5/15

Tỷ
lệ
33

15/15


100

0

0

11/15

26

14/15

93,3

1/15

6,7

74

4/15

Đạt

Cuối năm
Tỷ lệ


Tỷ lệ


15


Tích cực hóa vốn từ 10/15

67

5/15

33

15/15

100

0

0

* Sau một năm thực hiện đề tài này tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như :
Là một giáo viên mầm non đang giảng dạy ở lớp nhà trẻ tôi nhận thấy để
làm tốt công việc của mình người giáo viên trước hết phải có lòng yêu thương trẻ,
hết lòng vì sự nghiệp trồng người. Trong công việc giúp trẻ phát triển tốt vốn từ cô
phải biết kết hợp với nhiều biện pháp như: Dùng lời nói, câu hỏi, đồ dùng đồ chơi
kích thích trẻ trả lời…Thông qua các hoạt động thường ngày để giúp trẻ giao tiếp
bằng ngôn ngữ. Qua tình yêu của cô đối với trẻ, thái độ âu yếm, lời nói dịu dàng và
thông qua mối quan hệ gần giũ giữa cô và trẻ cũng kích thích trẻ phát triển ngôn
ngữ. Thông qua giờ ăn trưa, ngủ trưa, giờ vệ sinh để trò chuyện với trẻ, tạo ra nhiều
tình huống, đặt ra hệ thống câu hỏi để trẻ trả lời. Qua cách trang trí nhóm lớp, các

góc với những hình ảnh đẹp hấp dẫn thu hút trẻ tìm hiểu, khám phá tạo ra môi
trường để vốn từ của trẻ phát triển mạnh. Và một biện pháp triển vốn từ cho trẻ có
hiệu qủa lại luôn tạo cho trẻ niềm vui, niềm tự hòa về bản thân với mọi người đó là
được nhận phiếu bé ngoan mỗi tuần.
Giáo viên cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ với việc hình thành
và phát triển nhân cách trẻ, không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên
môm, nghiệm vụ, tự rèn luyện ngôn ngữ của mình đẻ phát âm chuẩn tiếng việt.
Giáo viên luôn tạo không khí vui tươi, thoải mái cho trẻ, động viên trẻ đi học
đều, tạo điều kiện quan tâm những trẻ nhút nhát, dành thời gian gần gũi, trò chuyện
với trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động tập thể giúp trẻ được giao tiếp
nhiều hơn.
Giáo viên cần chăm chỉ, cố gắng tỉ mỉ trang trí nhóm lớp mình thật đẹp, khoa
học tạo cho trẻ môi trường học tập lý thú, bổ ích.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường, để giáo viên nắm
vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để từ đó có kế hoạt phát triển vốn từ cho trẻ
Cần tổ chức nhiều trò chơi sử dụng ngôn ngữ, cô giáo cần tạo điều kiện cho
trẻ nghe nhiều và nói chuyện nhiều với trẻ, luôn tìm cách thúc đẩy trẻ sử dụng
ngôn ngữ một cách chủ động.
Tích cực cho trẻ tiếp cận và làm quen với thiên nhiên để phát triển khả năng
quan sát của trẻ, giúp trẻ củng cố và phát triển vốn từ
Vận động phụ huynh đóng góp các loại hoa, cây cảnh, để xây dựng góc thiên
nhiên phong phú, thông qua các tiết học, cô kết hợp nội dung phát triển ngôn ngữ
cho trẻ phù hợp
Giáo viên cần quan tâm đăc biệt đến những trẻ chậm, yếu kém , những trẻ có
hoàn cảnh khó khăn. Để từ đó có biện pháp phát triển riêng cho trẻ.
Như vậy, trong tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ ở trường, cô phải tích
cực trò chuyện với trẻ, hỏi trẻ đẻ trẻ trả lời, nếu trẻ không trả lời được cô nhắc nhở
trẻ, có như vậy vốn từ của trẻ mới tăng, trẻ mới hiểu được nghĩa của từ, biết sử
dụng từ trong các tình huống giao tiếp.


16


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
Với sự phát triển không ngừng của khoa hoc công nghệ, văn hóa nghệ thuật
trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi con người phải có
khả năng giao tiếp xử lý các vấn đề phát sinh trong cuộc sống có hiệu quả. Chính
vì vậy hiện nay giáo dục mầm non đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Đứng
trước tình hình đó bản thân không ngừng tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ, kịp thời vận dụng những điểm mới vào quá trình thực hiện nhiệm
vụ chăm sóc giáo dục, giáo dục trẻ đặc biệt là khả năng phát triển vốn từ cho trẻ
trong trường mầm non. Việc chú trọng phát triển vốn từ cho trẻ 25-36 thánh trong
trường mầm non là một nội dung có tác dụng rất lớn trong việc giúp trẻ hình thành
những yếu tố mới và phát triển toàn diện nhân cách, làm nền tảng, cơ sở vững chắc
cho sự phát triển con người mới, xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay.
II. Kiến nghị
- Đề xuất với ban giám hiệu nhà trường làm tốt công tác giáo dục hóa giáo
dục, phối hợp với phụ huynh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết
bị đồ dung, đồ chơi trong lớp phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong
trường mầm non.
- Tổ chức hội thảo SKKN và chọn những SKKN hay đã được vận dụng vào
thực tế để giáo viên các trường được học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm : “Một số biện pháp phát triển vốn từ
cho trẻ 25- 36 tháng lớp D2 trường mầm non Ngọc Sơn”. Do bản thân, tích lũy
vốn kinh nghiệm còn hạn chế nên chỉ đưa ra được một vài biện pháp như đã trình
bày. Trong quá trình thực hiện đề tài năm học 2016-2017 vơi tinh thần trao đổi, học
hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp. Rất mong được sự quan tâm của các cấp quản lý và
đồng nghiệp góp ý cho sang kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

.

ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG MN

Ngày tháng năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác

Trịnh Thị Trường

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường
mầm non theo chủ đề trẻ 24 – 36 tháng của nhà xuất bản giáo dục việt nam.
[2]. Hướng dẫn Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non nhà trẻ
của nhà xuất bản giáo dục việt nam.
[3]. Bài soạn thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày
[4]. Trò chơi nhà trẻ - mẫu giáo của Bộ giáo dục và Đào tạo
[5]. Thông tư 36/BGD&ĐT ban hành Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo
viên Mầm non.
[6]. Các tài liệu tham khảo khác có liên quan trong chương trình giáo dục
mầm non, tham khảo qua mạng, trang thư điện tử, báo chí…

18



MỤC LỤC

TT

Nội dung

Trang

A
I
II
III
IV
B
I

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.
Các biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua việc giáo
viên phải tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, tích lũy kinh nghiệm giảng dạy.


1
1
1
2
2
3
3

II
III

IV
C
I
II

4
5
5

Biện pháp 2: Phát triển vốn từ cho trẻ qua một số hoạt động
trong ngày ở trường của trẻ.

6

Biện pháp 3: Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua cách trang
trí lớp học, các góc chơi.

12


Biện pháp 4: Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động
tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh.

14

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận.
Kiến nghị.
Tài liệu tham khảo

15
17
17
17

19



Một số kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24 36 tháng ở trường mầm non b thị trấn văn điển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [228.74 KB, 34 trang ]

sáng kiến kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sáng kiến kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ. Ngôn ngữ là công cụ của
tư duy, là phương tiện giao tiếp giúp cho con người thể hiện hiểu biết, kinh
nghiệm, thái độ của bản thân về sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh.
Đồng thời, ngôn ngữ cũng giúp cho con người lĩnh hội các tri thức kinh
nghiệm của xã hội loài người. Ngôn ngữ nói rất quan trọng, đặc biệt với trẻ
mầm non lại càng quan trọng hơn. Trẻ chưa biết đọc, chưa biết viết nên muốn
người khác hiểu mình muốn nói gì thì trẻ phải thể hiện bằng ngôn ngữ nói kết
hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ diễn đạt ý muốn của mình. Tục ngữ Việt
Nam có câu “Trẻ lên 3 cả nhà học nói”, là một giáo viên trực tiếp chăm sóc
giáo dục trẻ lứa tuổi 24-36 tháng tuổi, tôi thấy câu tục ngữ thật đúng. Trẻ lứa
tuổi này ngoài khả năng vận động còn yếu, phát triển chưa hoàn thiện thì khả
năng về ngôn ngữ của trẻ còn rất hạn chế. Muốn cho ngôn ngữ của trẻ phát
triển thuận lợi, một trong những điều kiện quan trọng là trẻ được tích lũy
nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết
cách sử dụng “số vốn từ” đó một cách thành thạo.
Căn cứ vào đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ phát triển theo giai đoạn,
về mặt số lượng: Giai đoạn trẻ 24 – 36 tháng vốn từ của trẻ có khoảng 243 –
486 từ [Trong đó số lượng danh từ và động từ chiếm tỷ lệ nhiều hơn, số
lượng từ khác như tính từ, đại từ, trạng từ được xuất hiện với số lượng ít].
Nhưng trên thực tế ở lớp tôi, vốn từ của trẻ còn rất hạn chế. Qua khảo sát kết
quả đầu năm cho thấy: Số lượng trẻ nói được trên 200 từ có 2/40 cháu đạt tỷ


lệ 5% còn lại 38 cháu có số lượng từ dưới 200 từ chiếm tỷ lệ 95%. Hiểu
nghĩa của từ: 6/40 cháu đạt 15%. Tích cực hóa vốn từ: 6/40 đạt 15%.
Là một giáo viên mầm non nhiều năm kinh nghiệm dạy trẻ ở độ tuổi 24
– 36 tháng, tôi rất trăn trở với kết quả khảo sát như trên và suy nghĩ: làm thế
nào để giúp trẻ lớp tôi có thể phát triển ngôn ngữ, làm giàu vốn từ cho trẻ.
Ngay từ đầu năm học, tôi đã áp dụng một số biện pháp để phát triển vốn từ


cho trẻ lớp tôi và đạt được kết quarkhar quan. Xuất phát từ những lý do trên,
tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi
24- 36 tháng ở trường Mầm Non B Thị Trấn Văn Điển” làm sáng kiến kinh
nghiệm cho mình trong năm học 2013- 2014
* Mục đích nghiên cứu:
– Đánh giá thực trạng phát triển vốn từ của trẻ lớp D1
– Tìm ra các biện pháp để giúp trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi ở lớp D1 phát
triển vốn từ
* Đối tượng nghiên cứu:
– Đi sâu vào nghiên cứu những phương pháp để giúp trẻ nhà trẻ 24-36
tháng phát triển vốn từ trong trường mầm non B Thị trấn Văn Điển.
* Phạm vi đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
– Trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường Mầm non B – Thị trấn Văn Điển
năm học 2013- 2014.
* Phạm vi , kế hoạch nguyên cứu:


– Tháng 9 /2013 Nguyên cứu và chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm
– Tháng 10, 11/2013 Xây dựng đề cương sáng kiến kinh nghiệm
– Tháng 12/2013 Nộp về BGH sửa sáng kiến kinh nghiệm.
– Tháng 1, 2 /2014 Viết các nội dung biện pháp sáng kiến kinh nghiệm .
– Tháng 3/2014 Sửa sáng kiến kinh nghiệm.
– Giữa tháng 4 /2014 Hoàn thiện và nộp sáng kiến kinh nghiệm.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.

Cơ sở lý luận:
Trong trường mầm non, nhà trẻ là lứa tuổi nhỏ nhất nên cần sự quan

tâm chăm sóc đặc biệt. Trẻ bắt đầu được học ăn học nói, ngôn ngữ nói là cơ

sở đầu tiên giúp trẻ giao tiếp với mọi người, mở rộng hiểu biết về thế giới
xung quanh và giúp trẻ diễn đạt ý muốn của mình bằng những câu đơn giản.
Hàng ngày, qua quan sát và thông qua hoạt động của trẻ tôi nhận thấy một số
hạn chế ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ như:
Về tâm lý: trẻ mới đi học [lớp đầu tiên của trường mầm non] mới được
sinh hoạt trong môi trường tập thể rất bỡ ngỡ, lúc đầu đến lớp hay khóc nhè
[khóc nhiều hơn nói], khi đã quen cô một số trẻ lại quá nhút nhát thường hay
thu mình lại chỉ thích chơi một mình, khả năng giao lưu bằng ngôn ngữ kém.


Về sinh lý: lứa tuổi này cơ quan phát âm chưa hoàn thiện, trẻ hay bị
nói ngọng, các câu nói của trẻ thường hay thiếu thành phần hoặc chủ ngữ
hoặc vị ngữ. Trẻ hay bị hụt hơi, chưa nói được cả câu dài.
Số vốn từ: trẻ 2- 3 tuổi có số lượng từ tăng nhanh. Đặc biệt ở trẻ 22
tháng, trẻ 30 tháng. trong vốn từ của trẻ, phần lớn là các danh từ, động từ.
Các từ loại khác như tính từ, đại từ, trạng từ…được xuất hiện với số lượng ít
và được tăng dần theo tháng tuổi của trẻ.
– Với những đặc điểm phát triển vốn từ trên, chúng ta cần hình thành và phát
triển vốn từ cho trẻ .
+ Làm giàu vốn từ cho trẻ: Phát triển vốn từ về chiều rộng [tăng số lượng từ
trong vốn từ của trẻ]; cung cấp thêm các từ tên gọi của các sự vật, hiện tượng,
các hoạt động, trạng thái; các tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
+ Nâng cao khả năng hiểu nghĩa của từ ở trẻ; dạy trẻ dùng từ chính xác; phát
triển vốn từ đồng nghĩa, trái nghĩa; điều này giúp trẻ khả năng lựa chọn và sử
dụng từ chính xác.
+ Tích cực hóa vốn từ cho trẻ: Từ phải được sử dụng đúng trong cấu trúc
câu. Một từ có thể sử dụng trong nhiều câu khác nhau, được tích cực hóa
trong hoạt động giao tiếp.
2. Cơ sở thực tiễn:


Trường MNB Thị trấn Văn Điển là một trong 3 trường mầm non công
lập trên địa bàn Thị trấn Văn Điển, là trường có bề dày thành tích, 5 năm liền
trường đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc. Năm học 2013 – 2014 tôi


được phân công phụ trách lớp nhà trẻ D1. Trong quá trình thực hiện dạy trẻ
tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
1.

Thuận lợi:
– Về học sinh:

+ Lớp có 40 trẻ, trẻ thông minh, một số trẻ có khả năng tiếp thu nhanh.
+ Trẻ được nhận vào lớp theo đúng độ tuổi quy định.
– Về giáo viên:
+ 2/4 cô có trình độ chuyên môn trên chuẩn, 2/4 cô có trình độ chuyên môn
đạt chuẩn, các cô nhiệt tình với công việc, yêu nghề mến trẻ.
+ Bản thân có trình độ Đại học sư phạm, là tổ trưởng chuyên môn vững vàng,
có nhiều kinh nghiệm dạy trẻ nhà trẻ.
+ Giáo viên nắm vững phương pháp dạy của bộ môn, được bồi dưỡng thường
xuyên và tham gia học tập các lớp chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức.
+ 100% giáo viên trong lớp có tinh thần đoàn kết, có sự phối hợp nhau trong
công tác giảng dạy đặc biệt là chú ý phát triển vốn từ cho trẻ.
– Phụ huynh luôn quan tâm giúp đỡ ủng hộ về vật chất, nguyên vật liệu giúp
giáo viên làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ theo chủ đề và phục vụ các môn học.
Phụ huynh thường xuyên quan tâm đến con cái và tích cực phối hợp với giáo
viên dạy trẻ ở nhà.


– Đồ dùng phục vụ cho việc phát triển vốn từ cho trẻ phong phú về hình

ảnh, màu sắc hấp dẫn [tranh ảnh, vật thật].
1.

Khó khăn:

– Khả năng tâm sinh lý của trẻ không đồng đều có cháu sức khoẻ yếu nên
phần nào cũng ảnh hưởng đến quá trình nhận thức, củng cố kiến thức nề nếp
thói quen trong sinh hoạt và học tập.
– Có nhiều cháu nói ngọng gia đình chưa rèn luyện thường xuyên, nhiều trẻ
chưa biết nói, một số cháu phát âm chưa chuẩn.
– Đa số trẻ lần đầu tiên đến trường còn nhút nhát, ngại giao tiếp.
Xuất phát từ những cơ sở thực trạng và những điều kiện khó khăn, thuận lợi
trên của lớp tôi, tôi đã áp dụng thực hiện các biện pháp sau để phát triển vốn
từ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi ở lớp tôi.
3. Biện pháp:

3.1 Tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích lũy kinh
nghiệm về việc phát triển vốn từ cho trẻ
Việc tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích lũy
kinh nghiệm về việc phát triển vốn từ cho trẻ của giáo viên là vô cùng quan
trọng bởi thông qua đó giáo viên nắm chắc được các phương pháp, biện pháp
để áp dụng thực tế trên trẻ sao cho phù hợp nhất nhằm kích thích trẻ chú ý
lắng nghe người khác nói, tự tin nói,tự tin giao tiếp với bạn bè, cô giáo, mọi


người xung quanh. Qua đó vốn từ của trẻ sẽ phát triển dần dần, góp phần
hình thành con người năng động trong tương lai
Cách thực hiện: tôi luôn tự trau dồi kiến thức mọi lúc,mọi nơi để làm mới
mình như tham khảo những thông tin qua các trang giáo dục, qua sách vở tài
liệu sách báo về việc phát triển vốn từ cho trẻ

Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do nhà trường, Phòng giáo dục tổ chức về
vấn đề phát triển vốn từ cho trẻ
Học hỏi bạn bè, đồng nghiệp để cùng nhau đúc rút kinh nghiệm về vấn đề
phát triển vốn từ cho trẻ
Kết quả: Sau một năm thực hiện biện pháp này, tôi nhận thấy đã nắm chắc
được thêm nhiều kiến thức, phương pháp về phát triển vốn từ cho trẻ. Tôi
thấy mình tự tin hơn khi áp dụng các kiến thức, biện pháp này trong thực tế
giảng dạy trẻ và đạt được kết quả cao trên trẻ. Đa số trẻ lớp tôi có tiến bộ
trong ngôn ngữ như: biết nói đủ câu, sử dụng từ chính xác và mạnh dạn trong
giao tiếp
3.2 Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua các hoạt động
Việc phát triển vốn từ thông qua các hoạt động là biện pháp quan trọng
mang tính quyết định ở lứa tuổi nhà trẻ trong trường mầm non, bởi ở trường
trẻ được tham gia rất nhiều hoạt động,thông qua các hoạt động giáo viên tiếp
xúc và hiểu được vốn từ của từng trẻ. Qua đó có biện pháp phù hợp để áp


dụng trên từng cá nhân trẻ nhằm giúp trẻ phát triển vốn từ một cách tích cực
nhất.Trẻ sẽ tiếp thu vốn từ theo hướng tích cực và dễ dàng
1.

Thông qua giờ đón trẻ:
Giờ đón trẻ đối với giáo viên mầm non là một nghệ thuật mà không

phải giáo viên nào cũng làm tốt. Ở lớp tôi đã có những biện pháp đón trẻ vừa
tạo cho trẻ vui vẻ, không khóc theo mẹ mà trẻ lại được phát triển ngôn ngữ
một cách tự nhiên.
Tôi tăng cường trò chuyện với trẻ. Hỏi những điều gần gũi đơn giản như:
Con mặc áo màu gì? Ai đưa con đến lớp? Cô giáo nào đón con? Sáng nay
con ăn gì?…

Cứ như vậy theo kiểu “Mưa dầm thấm lâu” Trẻ mạnh dạn gần gũi cô.
Ngôn ngữ được cung cấp và củng cố càng ngày càng giúp trẻ mạnh dạn tự
tin trong giao tiếp. Khi chơi nói chuyện với bạn rất cở mở tự tin. Bằng hình
thức này tôi rút ra rằng: Muốn trẻ mạnh dạn tham gia chơi hay giao tiếp cùng
bạn bè thì phải có vốn từ phát triển. Chính vì vậy mà giờ đón trẻ là thời điểm
tôi hay trò chuyện với trẻ để cùng củng cố và phát triển vốn từ cho trẻ.
1.

Thông qua hoạt động học để phát triển ngôn ngữ.

– Hoạt động nhận biết tập nói:
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng trong giờ hoạt động học Nhận
biết tập nói là hết sức thuận lợi. Vì hoạt động Nhận biết tập nói mục đích
chính là cung cấp kiến thức kèm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ở lứa tuổi này,
trẻ không chỉ có khả năng nhận biết từng sự vật riêng lẻ mà còn có khả năng
khái quát hoá đơn giản. Vì vậy, khi dạy trẻ nhận biết tập nói tôi đã sử dụng


đồ dùng trực quan đa dạng như: vật thật, đồ chơi, đồ chơi tự tạo, tranh ảnh…
để kích thích sự chú ý của trẻ. Khi trẻ quan sát các sự vật, tôi đặt các câu hỏi
ngắn gọn gợi mở để định hướng sự chú ý của trẻ và phát huy tính tích cực
chủ động đồng thời phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Ví dụ: đây là cái gì? [Con gì, quả gì…]
Nó màu gì? nó kêu như thế nào? Nó dùng để làm gì?
Nếu là quả thì đàm thoại: Vỏ nó nhẵn hay sần sùi?
Khi ăn có vị chua hay ngọt?
Nó có hạt không?
Cô giáo trong tiết học cũng cần tạo tình huống để trẻ phát triển ngôn ngữ
như: bật đài có tiếng kêu của con vật hay tiếng còi của một loại phương tiện
giao thông rồi cho trẻ đoán: Đó là con gì? đó là phương tiện giao thông gì?..

* Ngoài ra trong tiết học Nhận biết tập nói tôi còn sử dụng trò chơi câu đố,
bài vè để ôn luyện và phát triển ngôn ngữ.
VD1: Nhận biết tập nói con gà, con vịt trong chủ đề “Những con vật bé yêu”
Cô giáo quay Video cip đàn gà.
Kết thúc giờ học chơi trò chơi “Tìm chuồng” [đưa gà con về với gà
mẹ, vịt con về với vịt mẹ] trẻ vừa chơi vừa đọc thơ:
Gà vịt nhỏ bé xinh xinh


Mau mau về chuồng
Mẹ đang tìm đấy
VD2: Hoạt độngNhận biết tập nói: Hoa hồng – hoa cúc
Tôi cho trẻ chơi trò chơi chọn hoa
+ Mục đích: giúp trẻ phân biệt các loại hoa, phát triển ngôn ngữ và luyện
phát âm cho trẻ qua tên gọi các loài hoa.
+ Nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với đối tượng dùng tình huống trò chơi để
trẻ phát triển âm các từ: Hoa hồng, hoa cúc
+ Chuẩn bị mỗi trẻ một lọ hoa có một bong hoa hồng, một bông hoa
cúc[ do cô tự làm bằng xốp]
+ Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi hình vòng cung,trò chơi 1 cô yêu cầu trẻ
chọn hoa và nói tên hoa yêu cầu của cô. Cô miêu tả bông hoa, trẻ chọn hoa
đúng loại hoa cô miêu trả và nói tên hoa.
Ảnh 1: Cô và trẻ trong hoạt động nhận biết tập nói: hoa hồng hoa cúc
VD3: Hoạt động Nhận biết tập nói Một số loại quả.
Tôi cho trẻ chơi trò chơi: Trồng cây hái quả.
+ Mục đích: Luyện trí nhớ và khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ.


+ Nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với đối tượng bằng tình huống chơi, nhớ được
các màu xanh, đỏ, vàng và gọi tên các loại quả.

+ Cách tiến hành:
Chuẩn bị: Các cây nhựa có quả gần gũi với trẻ: Na, chuối, cam, xoài,
tranh chụp một số loại quả.
Cách chơi: Lần 1 cô cho trẻ ngồi vòng cung và nói cách chơi. Cô yêu cầu trẻ
vào vườn quả và hái quả theo yêu cầu của cô, yêu cầu trẻ nói tên quả và màu
sắc của các loại quả đó.
Lần 2 cô mô tả quả [một loại quả, 2 loại quả] yêu cầu trẻ hái quả theo sự mô
tả, mô phỏng của cô. Trẻ nói tên và màu sắc quả.
Ví dụ: Hãy hái cho cô quả tròn, vỏ sần, ăn chua, có hạt!. Trẻ hái quả cam và
nói tên quả. Cô hỏi quả cam màu gì? quả cam màu xanh.
VD4: Hoạt động Nhận biết tập nói: Ôn một số phương tiện giao thông
Tôi cho trẻ chơi trò chơi: Bắt chước tiếng kêu của phương tiện giao thông.
+ Mục đích: luyện cho trẻ phát âm những từ khó “ tu tu, tuýt tuýt, pim
pim”…
+ Nội dung: Dùng tình huống trò chơi để dạy trẻ phát triển ngôn ngữ, bắt
chước tiếng còi của các loại phương tiện giao thông: tàu hoả, xe đạp, ô tô, xe
máy.


+ Chuẩn bị: đồ chơi như ô tô, tàu hoả, xe máy,xe đạp, xích lô
Tranh các loại phương tiện giao thông
+ Cách chơi: cô cho trẻ ngồi vòng cung, giới thiệu luật chơi: Hôm nay cô
tặng các con hộp quà, cô lấy ô tô ra và hỏi trẻ: Cái gì đây? Còi ô tô kêu như
thế nào? Sau đó cho ô tô chạy, các cháu hãy bắt chước tiếng còi ô tô. Tiếp tục
cô lấy tầu hoả và làm cho tầu chạy. Trẻ giả tiếng còi tầu “tu tu…” Cô lấy xe
máy ra cô nói “tuýt tuýt…” và vặn cót cho xe chạy. Các cháu bắt chước còi
kêu.
Những lần sau cô cho lần lượt từng trẻ bắt chước tiếng kêu của một loại
phương tiện nào đó [ do trẻ tự nghĩ ra]
Ảnh 2: Cô và trẻ trò chuyện về phương tiện giao thông

Hoạt động làm quen văn học:
Đây cũng là môn học phát triển ngôn ngữ cho trẻ rất tốt. Thông qua nội
dung bài thơ, câu chuyện, giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan bằng nhân vật
rối tay, rối dệt, sa bàn. Trẻ rất hứng thú, qua đó hỏi trẻ về tên chuyện và nội
dung truyện. Trẻ tích cực trả lời. Đồng thời thông qua môn học này giáo dục
trẻ lễ giáo, phát triển ở trẻ tình cảm rất có hiệu quả.
+ Dạy trẻ đọc thơ: Dựa vào đặc điểm 24-36 tháng là trẻ thích đọc nhẩm theo
cô và đọc các từ cuối của câu thơ. Khi đọc thơ cho trẻ nghe tôi đọc chậm rãi
diễn cảm, kết hợp với động tác minh hoạ. Khuyến khích trẻ đọc theo cô, Khi
trẻ đã thuộc, tôi động viên trẻ xung phong lên đọc theo nhóm, đọc cá nhân,


rèn cho trẻ đọc rõ ràng diễn cảm không nói ngọng. Trong bài thơ, tôi giảng
giải để trẻ hiểu nghĩa của từ.
+ Kể chuyện: Luôn rất hấp dẫn đối với trẻ, ở lứa tuổi này kể chuyện là một
hình thức giáo dục rất lý thú có khả năng phát triển ngôn ngữ rất tốt cho trẻ.
Khi vào giờ học, tôi thường gây hứng thú và tập trung sự hứng thú của
trẻ bằng nhiều cách khác nhau: Dùng tiếng kêu hoặc câu hỏi gần gũi với
truyện để gợi mở, ngắn gọn, hỏi trẻ nhiều, kích thích trẻ nói. Khi kể cho trẻ
nghe tôi thường sử dụng nhiều hình thức khác nhau như : Kể bằng tranh minh
hoạ bằng động tác, bằng sa bàn, các con rối dẹt, rối tay, sử dụng phần mềm
Powerpoint thiết kế các Sile hình ảnh động có nội dung câu truyện kết hợp kể
và cho trẻ xem hình ảnh…Bằng hình thức trên trẻ rất hứng thú lắng nghe cô
kể chuyện. Trẻ hiểu nội dung truyện, nhớ lâu hơn.
Qua các giờ học có chủ đích, tôi đã khai thác lựa chọn tối đa các tình
huống để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Yêu cầu trẻ nói đủ câu, diễn đạt rõ lời,
tự tin khi nói và khi trả lời cô giáo, giao tiếp với cô và với cha mẹ trẻ.
Ví dụ: Truyện “Cây táo”.
Ngoài việc chuẩn bị hình ảnh trên màn hình ti vi để trẻ quan sát trực
tiếp, tôi thiết lập hệ thống câu hỏi phù hợp, mang tính tích cực và khuyến

khích trẻ trả lời đặc biệt là hướng tới từng cá nhân trẻ
Hỏi trẻ: + Tên câu chuyện là gì?
+ Trong truyện có những nhân vật nào?


+ Ai đã trồng cây táo?
+ Bé đã làm gì giúp ông?
+ Bạn Gà trống đã nói gì với cây?
+ Khi bạn Bươm bướm gọi trên cây xuất hiện cái gì?
+ Để cây ra hoa, kết quả các con phải làm gì?
Ảnh 3: Hình ảnh cô và trẻ đang trò chuyện trong nội dung truyên “ Cây
táo”
Hoạt động tạo hình sáng kiến kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ
Nặn quả tròn [dài].
Mục đích: Giúp trẻ sử dụng được một số từ: Cong cong, tròn tròn, dài dài,
xinh xinh.
Tiến hành: Khi nói chuyện với trẻ phải tạo cho trẻ hứng thú với các từ, tôi
đọc thật vần, thêm giai điệu….
Hãy nhìn quả táo [chuối] mà cô vừa nặn đây, các con!
Quả táo tròn tròn, quả táo xinh xinh.
Quả chuối dài dài, quả chuối cong cong…


Sau mỗi câu hỏi đưa ra,cô động viên trẻ nói theo hình thức cả lớp,nhóm,
khuyến khích cá nhân trẻ nói nhiều hơn
1.

Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động vui chơi:
Việc tổ chức cho trẻ vui chơi cùng nhau có ý nghĩa vô cùng quan


trọng. Thông qua hoạt động vui chơi, ngôn ngữ của trẻ dần được hình thành
và phát triển. Trẻ nhận thức được thế giới xung quanh, trao đổi ý đồ chơi,
giao lưu tình cảm trong lúc chơi, phát triển khả năng tư duy và trí tưởng
tượng của trẻ. Song song với ngôn ngữ phát triển chính là sự kéo theo từ phát
triển. Vậy tổ chức vui chơi như thế nào để đạt được hiệu quả đó:
Tôi bắt đầu dạy trẻ quan sát bạn chơi, sau đó từ từ đưa trẻ tham gia vào
trò chơi. Từ đó xuất hiện khả năng chuyển trò chơi từ độc lập sang hợp tác
cùng nhau. Trong quá trình chơi tôi bao quát, giúp đỡ, tạo tình huống cho trẻ
trong khi chơi
Ví dụ: Góc chơi Bé chơi với búp bê:
Trò chơi sáng tạo “Bế em”, tôi nhập vai làm mẹ búp bê cho búp bê bú
sữa bình, cho búp bê ăn, cho búp bê ngủ. Trẻ sẽ bắt chước những từ tôi nói
như: Con của mẹ ngoan quá! Ôi con ăn giỏi quá!…. Ôi em bé khóc rồi, nín
đi nào em đừng khóc nữa! Ôi em búp bê buồn ngủ rồi, Hát ru cho em ngủ
thôi!
Cứ như vậy trẻ biết hát ru “à ơi”, biết cho em bé ngủ biết nói lời dỗ dành em
bé. Từ đó vốn từ của trẻ cũng được phát triển theo.
sáng kiến kinh nghiệm mầm non sáng kiến kinh nghiệm mầm non 2012
sáng kiến kinh nghiệm mầm non của cán bộ quản lý sáng kiến kinh


nghiệm mầm non hay sáng kiến kinh nghiệm mầm non 4-5 tuổi sáng kiến
kinh nghiệm mầm non môn chữ cái sáng kiến kinh nghiệm mầm non 5-6
tuổi sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn tạo hình sáng kiến kinh nghiệm
mầm non môn văn học
Ngoài ra, trong giờ hoạt động góc tôi chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho
từng góc tập trung rèn kiến thức, kỹ năng cho trẻ còn yếu. Ví dụ: khi trẻ tham
gia hoạt động tại góc văn học tôi thường chú ý rèn kỹ năng giở sách, ôn nội
dung truyện. Đặc biệt tôi chuẩn bị tranh truyện có nội dung kể truyện sáng
tạo với tình huống đơn giản dễ hiểu, để dạy trẻ kể chuyện theo tranh nhằm

phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Ví dụ: Hoạt động chơi góc văn học “ kể chuyện theo tranh”
1.

Mục đích: Giúp trẻ kể lại truyện theo các câu hỏi gợi ý của cô, phát
triển ngôn ngữ, làm giàu vốn từ cho trẻ

2.

Chuẩn bị: Sách truyện tranh
Tranh 1: Đôi bạn Sóc và Thỏ vào rừng chơi
Tranh 2: Thỏ nhìn thấy chùm quả chín vàng
Tranh 3: Thỏ với tay lấy chùm quả và thỏ bị ngã. Sóc kéo bạn nhưng

sức yếu không kéo được
Tranh 4: Bác Voi đi qua, sóc nhờ bác Voi kéo bạn Thỏ. Hai bạn cảm
ơn bác
c.Tiến hành:


Cô kể chuyện theo tranh một lần kết hợp điệu bộ, cử chỉ, hành động: đi
chơi, với quả, trượt chân ngã…. Sau đó cô đưa ra câu hỏi và câu trả lời ngắn
cho trẻ trả lời, hỏi trẻ các câu hỏi gợi mở như: Tại sao Thỏ bị ngã? Vì sao
Thỏ và Sóc cảm ơn bác Gấu? Cuối cùng cô mời trẻ kể lại
Ảnh 5: Cô và trẻ trong hoạt động góc “Bé kể chuyện theo tranh”
Chủ đề “ Những con vật đáng yêu”.
Ví dụ : Hoạt động làm sách tranh về các con vật
a.Mục đích: Trẻ nhận biết, gọi tên các con vật quen thuộc và một số
đăc điểm nổi bật của nó
b.Chuẩn bị: Một số tranh, lô tô về những con vật quen thuộc có kích

thước[ to, nhỏ], màu sắc khác nhau[ đỏ – xanh – vàng], giấy khổ A4
1.

Cách tiến hành
Cô cho trẻ tự chọn trong những bức tranh cô đã chuẩn bị theo yêu cầu

của cô về màu sắc, kích thước rồi dán vào tờ bìa hoặc tờ A4. Sau đó cô ghim
những tờ giấy đó lại thành tập làm quyển sách. Cô cùng trẻ lật từng trang
sách và cho trẻ kể về từng trang của quyển sách. Cô có thể gợi ý trẻ gọi tên,
màu sắc, vận động, thức ăn của từng con vật
Ở góc nghệ thuật: Khi trẻ chơi tôi đến bên trẻ và hỏi: “Con đang di
màu cái gì?” “Con cầm bút bằng tay nào” “Con di màu như thế nào?” Cứ
như thế với các góc chơi khác tôi cũng đến để gợi hỏi trẻ, hướng dẫn trẻ cách
chơi từ đó ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển.


Với góc chơi “Nghệ thuật âm nhạc”: Tôi sử dụng trò chơi có luật, tôi
đã tổ chức rộng rãi cho trẻ chơi nhiều trò chơi khác nhau để sử dụng những
loại câu đơn giản:
Ví dụ: Trò chơi “Bắt chước tiếng kêu của con vật”
Mục đích: Luyện phát âm bằng cách bắt chước tiếng kêu của các con

1.

vật
2.

Cách tiến hành:
Cô và trẻ đứng thành vòng tròn. Cô gọi tên con vật nào, trẻ bắt chước


tiếng kêu và động tác của con vật đó:
– Con gà trống: hai tay khum khum ở miệng, cổ vươn cao và phát âm ò…ó…
o
– Con gà mái: chống hai tay vào hông, đầu hơi cúi xuống và nói cục cục cục
– Con vịt : hai tay úp vào nhau, áp vào dưới cằm mặt nhìn thẳng và nói cạp
cạp cạp
– Con mèo: hai tay úp vào nhau, áp vào má phải rồi áp vào má trái, đồng thời
nói meo meo meo
– Con chó: hai tay co trước ngực đều nhau, hai chân nhảy thẳng lên theo nhịp
câu nói gâu gâu gâu
– Con ong: hai tay dang rộng sang hai bên và nói vù vù vù
– Con dê: hai tay nắm vào cằm, đầu gập gập theo nhịp câu be be be


– Con trâu: hai tay chống hông, đầu ngẩng cao, quay về phía bên phải và nói
nghé…ọ…nghé…ọ, rồi lại quay sang trái và nói nghé…ọ…nghe…ọ
Do đặc điểm trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng rất thích quan sát màu sắc, tôi đã
trang trí lớp theo chủ điểm, đồ dùng đồ chơi luôn có màu sắc phù hợp với lứa
tuổi. Hàng ngày tôi gợi ý cho trẻ đọc tên các đồ dùng, đồ chơi.Cô hỏi trẻ:
Góc này trang trí cái gì? có màu gì? tranh con gì đây?…
Ngoài ra các đồ dùng đồ chơi do trường mua sẵn tôi còn làm thêm các
đồ dùng đồ chơi bằng nguyên liệu khác nhau để trang trí lớp và phục vụ cho
giờ học giờ chơi của trẻ.
Giờ chơi chuyển tiếp: Tôi sử dụng một số trò chơi dân gian để phát
triển vốn từ cho trẻ. Khi cho trẻ chơi các trò chơi này, cô dùng lời nói để
hướng dẫn trẻ cách chơi. Qua trò chơi trẻ nghe và hiểu được những câu nóivà
thực hiện được một số yêu cầu của cô
* Trò chơi thứ nhất: Chi chi chành chành
Chi chi chành chành
Nhớ rút cho nhanh

Tay xoè ngón đặt
Miệng đọc mắt nhìn
Đi trốn, đi tìm


Ù à – ù ập !
1.

Mục đích:
– Kích thích trẻ đọc thông qua cách gieo vần điệu của bài đồng dao
– Luyện phát âm bằng các từ ngữ được lặp đi lặp lại [chi chi, chành

chành, ù à, ù ập…]
– Trò chơi được kết hợp giữa lời nói và hành động nên kích thích trẻ
chơi, đặc biệt khi chính trẻ phát âm.
1.

Cách tiến hành:
Cô cho trẻ ngồi xung quanh cô, tay trái của cô xoè ra, ngón trỏ phải cô

và cháu chấm vào lòng bàn tay trái của cô theo nhịp đọc khi đọc đến câu cuối
cô đọc chậm rồi nắm tay trái lại ngón trỏ nhấc lên thật nhanh [khi thì nắm
chắc được ngón trỏ, khi thì không nắm được tạo cho trẻ sự thích thú].
* Trò chơi thứ hai: Dung dăng dung dẻ
1.

Mục đích: – Thông qua trò chơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nói
– Trẻ biết chơi cùng bạn
– Phát triển vận động ở trẻ


1.

Cách tiến hành:
Cô giáo và 5 – 7 trẻ dắt tay nhau đi quanh phòng vừa đi vừa đọc.

Dung dăng dung dẻ


Cùng trẻ mua hàng
Tìm các loại rau
Vị ngọt hàng đầu
Là mớ rau ngót
Có thêm tí bọt
Là mớ rau đay
Mát ruột mới hay
Là rau bắp cải
Xì xà xì xụp
Sáng tác: Hồng Vân
Đến câu cuối “xì xà xì xụp” cô và trẻ cùng ngồi xuống. Sau đó trò chơi lại
được lặp lại.
* Trò chơi thứ ba: “Nu na nu nống”
1.

Mục đích: – Luyện tập phản ứng nhanh khi thay đổi tư thế vận động.
– Luyện tập cho trẻ nói nhanh lưu loát.

1.

Cách tiến hành:



Cô cho 6 – 8 trẻ ngồi thành hình vòng cung hai chân dưới thẳng. Cô ngồi
đối diện với trẻ, vừa đọc thơ vừa lần lượt dùng tay chạm hết chân trẻ này đến
chân trẻ khác. Khi đọc đến từ “Chạy” tất cả trẻ chạy trốn mưa. Nhưng lần đầu
cô đứng lên chạy và khuyến khích trẻ chạy theo.
Nu na nu nống
Thấy động mưa rào
Rủ nhau chạy vào
Chạy! Chạy! Chạy! Chạy
Ảnh 6: Cô và trẻ chơi trò chơi “Nu na nu nống”
* Trò chơi thứ 4 “Kéo cưa lừa xẻ”
1.

Mục đích: – Trẻ tập phối hợp với nhịp điệu.

– Luyện phát âm cho trẻ .
1.

Cách tiến hành:
Cô cho trẻ ngồi đối diện nhau từng đội một trẻ cầm tay nhau từ từ kéo

về một phía rồi lại đẩy ra theo nhịp đọc:
Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khoẻ
Về ăn cơm trưa


Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ
Ảnh 7: Cô và trẻ chơi trò chơi “ Kéo cưa lừa xẻ”

* Trò chơi thứ 5 “Lộn cầu vồng”
1.

Mục đích:
– Kích thích hứng thú ở trẻ khi trẻ chơi
– Luyện khả năng phát âm, khả năng đọc lưu loát ở trẻ. Trẻ biết phối

hợp chơi cùng bạn.
1.

Cách tiến hành:

Từng đôi trẻ đứng đối diện nhau đu đưa sang hai bên theo nhịp đọc.
Lộn cầu vồng
Nước trong nước chảy
Cá rô đang nhảy
Cùng cá mè ranh
Có chú ếch xanh
Ngồi trên tàu lá
Có con rùa đá


Chầm chậm đến gần
Há miệng hô to
Nào ta cùng lộn
Đến câu cuối “Nào ta cùng lộn” trẻ buông tay nhau ra quay 1 vòng rồi cầm
tay nhau chơi lại từ đầu.
Ảnh 8: Cô và trẻ chơi trò chơi “Lộn cầu vồng”
Ngoài ra, tôi còn sáng tạo một số trò chơi theo chủ đề để giúp phát triển khả
năng phát âm và ngôn ngữ cho trẻ.

Chủ đề : Bé và gia đình
a.Mục đích
– Giúp trẻ ôn lại đặc điểm một số đồ dùng, nhận dạng hình dáng đặc trưng,
vị trí và mối quan hệ của các thành viên trong gia đình mình.
– Giúp trẻ thư giãn trong các hoạt động nhận thức.
– Phát triển ngôn ngữ, thể lực rèn cơ quan phát âm cho trẻ..
1.

Hướng dẫn
– Dạy trẻ đọc thuộc lời của bài thơ
– Tập cho trẻ đọc kết hợp với các động tác minh hoạ của trò chơi

Ví dụ:

Trò chơi “Mẹ và bé”


Tùng dinh tùng dinh [Đưa hai tay làm như đang đánh trống]
Con đẹp con xinh [2 tay múa qua 2 bên]
Như hoa hồng nhỏ [2 tay chụm lại như nụ hoa]
Mẹ hôn mỗi ngày.[2 tay chỉ lên má]
Trò chơi “Chiếc quạt máy”
Nhà em có cây quạt [2 tay nắm lại tạo thành 1 chiếc quạt to]
Quay nhanh rồi quay chậm [ 2 tay quay chụm trước ngực]
Mang gió đến mọi người.[2 tay rung cao và đưa qua đưa lại]
Chủ đề: Những con vật bé yêu
a.Mục đích:
– Trẻ ôn lại các biểu tượng, đặc điểm về các con vật, tiếng kêu, hình dáng
và ích lợi của chúng đối với con người.
– Giúp trẻ thư giãn, phát triển nhận thức.

– Phát triển ngôn ngữ, rèn luyện cơ quan phát âm cho trẻ.
1.

Hướng dẫn:
– Dạy trẻ đọc thuộc lời của trò chơi
– Trẻ đọc kết hợp với động tác minh họa của trò chơi


SKKN: Một số kinh nghiệm nhằm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24 - 36 tháng

Muốn cho ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi, một trong những điều kiện quan trọng là trẻ được tích luỹ nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết cách sử dụng “số vốn” đó một cách thành thạo. » Xem thêm

» Thu gọn
Chủ đề:
  • Giúp trẻ phát triển vốn từ
  • Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
  • Kinh nghiệm dạy trẻ 24 tháng tuổi
  • Sáng kiến kinh nghiệm mầm non
  • Sáng kiến kinh nghiệm mẫu giáo
  • Sáng kiến kinh nghiệm
Download
Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ LỨA TUỔI 24 – 36 THÁNG
  2. I.lý do chọn đề tài Ngôn ngữ được xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử loài người, nó gắn bó mật thiết với lịch sử loài người. trong công tác giáo dục trẻ mầm non hiện nay, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc đào tạo các cháu trở thành những con người phát triển về mọi mặt: đức, trí, thể, mỹ và hình thànhnhững cơ sở ban đầu của nhân cách con người. muốn cho ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi, một trong những điều kiện quan trọng là trẻ được tích luỹ nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết cách sử dụng “số vốn” đó một cách thành thạo. trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, mọi người đều lo làm ăn, kiếm sống, thời gian các bậc cha mẹ trò chuyện với con trẻ để phát triển vốn từ còn ít. do vậy vốn từ của trẻ em ngày nay phát triển còn hạn chế, chủ yếu trẻ được tiếp xúc và phát triển vốn từ qua ti vi, phim ảnh…chưa được sự chỉ bảo , uốn nắn của người lớn. xuất phát từ những lý do trên mà tôi đã chon đề tài: một số kinh nghiệm nhằm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24- 36 tháng”. trong quá trình thực hiện tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau; ii .thuận lợi – khó khăn: 1. thuận lợi -lớp được phân chia theo đúng độ tuổi quy định -trẻ thông minh, có khả năng tiếp thu nhanh[ đỗ quyên, quang khải, hương ly…] -đồ dùng phục vụ cho việc phát triển vốn từcho trẻ phong phú về hình ảnh, màu sắc hấp dẫn[ tranh ảnh, vật thật] -luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường -giáo viên nắm vững phương pháp dạy của bộ môn, được bồi dưỡng thường xuyên và tham gia học tập các lớp chuyên đề do sở, quận tổ chức.
  3. -giáo viên trong lớp có tinh thần đoàn kết, có sự phối hợp nhau trong công tác giảng dạy đặc biệt là chú ý phát triển vốn từ cho trẻ. -luôn được sự ủng hộ của phụ huynh 2. khó khăn: -trẻ 24- 36 tháng do tôi phụ trách là độ tuổi còn non nớt, có nhiều trẻ chưa biết nói[ mỹ giang, quang huy], một số cháu phát âm chưa chuẩn[ ngọc hà, duy anh, mai phương, thanh trang, nam long] -các cháu bắt đầu đi học còn khóc nhiều, chưa quen với cô và các bạn, chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt và các hoạt động ở lớp. các cháu không cùng tháng tuổi, mỗi cháu đều có sở thích và tính cách khác nhau. -đa số phụ huynh buôn bán tự do hay tính chất công viẹc chiếm nhiều thời gian nên nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của ngôn ngữ còn hạn chế. một số phụ huynh do bận rộn công việc kiếm sống nên chưa thực sự quan tâm đến việc dạy dỗ con cái mà giao phó hoàn toàn cho cô giáo ở trường. -mỗi giáo viên do điều kiện khách quan là thời gian chưa có nhiều đặc biệt ở lớp nhà trẻ, thời gian chăm sóc trẻ chiếm đa số nên giáo viên chưathực sự quan tâm đến việc phát triển vốn từ cho trẻ. -đứng trước một số khó khăn như vậy, tôi đã tìm tòi suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu để tìm ra một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ và qua thực tiễn dạy dỗ trẻ hàng ngày, trong những năm học vừa qua, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau trong việc phát triển vốn từ cho trẻ nhà trẻ. iii. một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 1. giáo viên phải nắm vững đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ nhà trẻ muốn phát triển vốn từ cho trẻ, tôi phải dựa trên cơ sở lý luận sau: ·cơ sở ngôn ngữ: *đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ nhà trẻ: ở lứa tuổi này, trẻ có nhu cầu giao tiếp với mọi người, trẻ thích tìm hiểu những điều mới lạ trong cuộc sông xung quanh. những từ các cháu được sử dụng hầu hết
  4. là những từ chỉ tên gọi , những gì gần gũi xung quanh mà hàng ngày trẻ tiếp xúc. ngoài ra, trẻ cũng nói được một số từ chỉ hành động, chỉ những công việc của bản thân và mọi người xung quanh, chỉ hành động của những con vật mà trẻ biết: ví dụ: máy bay, tàu hoả, con cá; bố, mẹ, bà, máy bay bay, tàu hoả chạy, con cá bơi tôi nhận thấy vốn từ của trẻ tuy phát triển nhưng còn hạn chế, bộ máy phát âm của trẻ dang hoàn thiện dần nên khi trẻ nói trẻ hay nói chậm., hay kéo dài giọng, đôi khi còn ậm ừ, ê, a, không mạch lạc. để giúp trẻ phát triển vốn từ, tôi thấy người giáo viên cần phải nắm vững đặc điểm vốn từ của trẻ. mặt khác, cô giáo phải nói to, rõ ràng, rành mạch, dễ nghe. cơ sở tâm lý: tư duy của trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ là tư duy trực quan. thời kỳ này, khả năng tri giác về các sự vật hiện tượng bắt đầu được hoàn thiện. trẻ hay bắt chước những cử chỉ, và lời nói của người khác. do vậy ngôn ngữ của cô giáo phải trong sáng và chính xác để trẻ nói theo. cơ sở giáo dục: ngôn ngữ của trẻ chỉ được hình thành và phát triển qua giao tiếp với con người và sự vật hiện tượng xung quanh để thực hiện điều đó phải thông qua nhiều phương tiện khác nhau như qua các giờ học, các trò chơi, dạo chơi ngoài trời và sinh hoạt hàng ngày. rèn luyện và phát triển vốn từcho trẻ, tập cho trẻ biết nghe, hiểu và phát âm chính xác các âm của tiếng mẹ đẻ, hướng dẫn trẻ biết cách diễn đạt ý muốn của mình cho người khác hiểu.vì vậy khi cho trẻ tiếp xúc với các sự vật hiện tượng thì phải cho trẻ biết gọi tên, đặc điểm của đối tượng. không những thế, giáo viên dạy trẻ biết nói câu đầy đủ, rõ nghĩa, dạy trẻ phát âm đúng các âm chuẩn của tiếng việt, đảm bảo các nguyên tắc của giáo dục học tính khoa học, tính hệ thống, tính vừa sức, tính tiếp thu. dựa vào những cơ sở lý luận trên, đối chiếu với tình hình thực tế, tôi nhận they sự chênh lệch về vốn từ của trẻ ở cùng một độ tuổitrong lớp là khá lớn.
  5. qua quá trình tìm hiểu, tôi nhận thấy vốn từ của trẻ không phụ thuộc vào điều kiện vật chất, kinh tế của gia đình mà trước hết liên quan rất nhiều đến thời gian trò chuyện với trẻ hay không? cô và cha mẹ có lắng nghe bé kể chuyện về sinh hoạt và bạn bè hay không? có thờng xuyên kể chuyện cho bé nghe và hớng dẫn bé kể lại không? ngày nghỉ có đa con đi chơi công viên hay đi thăm họ hàng hay không? …tất cả những điều đó không chỉ làm tăng số lợng vốn từ của trẻ, sự hiểu biết nghĩa của từ, cách dùng từ của trẻ mà còn làm phong phú hiểu biết và xúc cảm của trẻ. xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tế trên tôi đã áp dụng phát triển vốn từ cho trẻ ở lớp thông qua một số hoạt động sau: 1.qua giờ đón-trả trẻ: -cô phải tích cực trò chuyện cùng trẻ và yêu cầu trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng ví dụ: bố con tên gì? bố con tên là tuấn ạ. sáng nay ai đa con đi học? mẹ con ạ. -cô đọc thơ và kể chuyện cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ phát âm và yêu cầu trẻ trả lời một số câu hỏi đơn giản. -hàng ngày trao đổi cùng phụ huynh về ý nghĩa của việc phát triển vốn từ cho trẻ. để phối hợp cùng giáo viên trong việc phát triển vốn từ cho trẻ thì phụ huynh hàng ngày dành thời gian thờng xuyên trò chuyện cùng trẻ, cho trẻ đợc tiếp xúc nhiều hơn với các sự vật hiện tợng xunh quanh, lắng nghe và trả lời các câu hỏi của trẻ. 2.qua giờ học đối với các giờ học cô phải sử dụng đồ dùng trực quan. đồ dùng trực quan là nền tảng để tổ chức việc tích cực ngôn ngữ của trẻ. hệ thống câu hỏi của cô phải rõ ràng, ngắn gọn. trong khi trẻ trả lời cô hớng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu, không nói cụt lủn hoặc cộc lốc. ví dụ: bài “quả dứa, quả cam, quả đu đủ” cô phải chuẩn bị đầy đủ các loại quả thật để trẻ đợc nhìn, đợc sờ, đợc nếm.
  6. đây là quả gì? đây là quả dứa ạ! vỏ dứa nh thế nào? vỏ dứa có mắt ạ! quả dứa có mùi gì? quả dứa có mùithơm ạ! 3.qua việc hớng dẫn trẻ vui chơi: cô giáo cần tổ chức rộng rãi cho trẻ chơi nhiều trò chơi khác nhau để sử dụng những loại câu đơn giản ví dụ: trò chơi bắt chớc tiếng kêu của con vật: cô nóitrẻ kêu con mèo meo meo con vịt cạp cạp con chó gâu gâu +trò chơi đoán đặc điểm của con vật: cô nóitrẻ nói con gà máicó 2 chân con chó có 4 chân ngoài những trò chơi tự do, trò chơi có luật cô giáo sử dụng chới sáng tạo để phát triểnngôn ngữ trẻ. qua trò chơi sáng tạo trẻ đào tạo giao tiếp với nhau do vậy vốn từ của trẻ đợc phát triển mạnh trong khi chơi ví dụ: trò chơi bế em, cô nhập vai làm mẹ búp bê cho búp bê bú, búp bê ăn, búp bê ngủ trẻ sẽ bắt chớc những từ cô nói nh: con của mẹ ngoan quá! biết hát ru “à ơi” cho em bé ngủ và nh vậy vốn từ của trẻ cũng đợc phát triển theo
  7. +khi cho trẻ đi dạo: tôi cúng rất chú ý việc phát triển vốn từ của trẻ, trẻ đợc quan sát, tròchuyện về sự vật, hiện tợng trong thiên nhiên, trò chuyện về các con vật… cây cối trong sân trờng, tôi dùng các câu hỏi kích thích t duy của trẻ hoạt động nh: con nhìn thấy con mèo đang làm gì? con mèo đang ăn gì đấy? cô luôn sửa sai câu nói của trẻ ở mọi lúc , mọi nơi để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc. iv.kết quả trải qua một quá trình thực hiện bền bỉ, liện tục, trẻ ở lớp tôi đã có những chuyển biến rõ rệt, phần lớn số trẻ trong lớp đã có một số vốn từ rất khá. các cháu nói năng mạch lạc, rõ ràng, biết cách diễn đạt ý muốn của mình, mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, vốn từ của trẻ đã phong phú hơn rất nhiều so với kết quả đầu năm tôi đã khảo sát. phụ huynh đa số hiểu về ý nghĩa của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ v.bài học kinh nghiệm vậy muốn có đợc kết quả trong việc phát triển vốn từ cho trẻ qua quá trình thực hiện tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: -giáo viên cần hiểu rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tự rèn luyện ngôn ngữ của mình để phát âm chuẩn tiếng việt. -và để phát triển ngôn ngữ của trẻ một cách toàn diện thì cô giáo cần phải thực hiện 3 nhiệm vụ sau: +làm giàu vốn từ của trẻ qua việc hớng dẫn trẻ quan sát, đàm thoại, hớng dẫn trẻ vui chơi, kể chuyện và đọc chuyện cho trẻ nghe. +củng cố vốn từ cho trẻ +tích cực hóa vốn từ của trẻ.
  8. giáo viên phải biết phối hợp chặt chẽ 3 nội dung trên để góp phần tạo điều kiện cho trẻ lĩnh hội những điều mới lạ về thế giới xunh quanh. -giáo viên luôn tạo không khí vui tơi, thoải mái cho trẻ, động viên trẻ đi học đều, tạo điều kiện quan tâm đến những trẻ nhút nhát, giành thời gian gần gũi , trò chuyện với trẻ để trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động tập thể giúp trẻ đợc giao tiếp nhiều hơn. -cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trờng để giáo viên nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để từ đó có kế hoạch phát triển vốn từ cho trẻ. -tổ chức nhiều trò chơi sử dụng ngôn ngữ. -cô giáo tạo điều kiện cho trẻ nghe nhiều và nói chuyện nhiều với trẻ, luôn tìm cách thúc đẩy trẻ sử dụng ngôn một cách chủ động. -tích cực cho trẻ tiếp cận và làm quen với thiên nhiên để phát triển khả năng quan sát của trẻ, giúp trẻ củng cố và t duy hoá các biểu tợng bằng ngôn từ -vận động phụ huynh đóng góp các loại hoa, cây cảnh, vật nuôi để xây dựng góc thiên nhiên phong phú. thông qua các tiết học, cô kết hợp nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ phù hợp tóm lại, trong tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ ở trờng cô phải tích cực trò chuyện vơi trẻ, hỏi trẻ để trẻ trả lời, nếu trẻ không trả lời đợc cô phải nhắc nhở trẻ. có nh vậy, vốn từ của trẻ mới tăng, trẻ mới hiều đợc nghĩa của từ, biết sử dụng từ trong các tình huống giao tiếp. vi. kết luận: phát triển vốn từ cho trẻ ở trờng mầm non và đặc biệt là ở lứa tuổi nhà trẻ là vấn đề rất quan trọng và cần thiết. mức độ phát triển vốn từ của trẻ còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. tôi nhận thấy việc rèn luỵên và phát triển vốn từ cho trẻ là cả quá trình liên tục và có hệ thống đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, bên bỉ, khắc phục khó khăn để tìm ra phơng tiện, điều kiện cần thiết cho sự phát triển toàn diện của các cháu, hơn nữa cô giáo là ngời gơng mẫu để trẻ noi theo. điều này đã góp phần bồi dỡng thế hệ măng non của đất nớc, thực hiện mục tiêu của ngành.
  9. trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng trong việc phát triển vốn từ của trẻ lứa tuổi nhà trẻ trong năm học vừa qua. tôi mong đợc sự góp ý của ban giám hiệu và chị em trong tổ để tôi ngày càng có nhiều kinh nghiệm dạy dỗ các cháu tốt hơn. ngày….tháng….năm….. người viết

Skkn một số bp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
+ Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.
3. Tác giả:
- Họ và tên: Dương Thị Hồng Trà.
- Ngày tháng/ năm sinh: 9/ 4/ 1987.
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Mầm Non.
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Mầm non- Trường Mầm non Sao Mai.
- Điện thoại: 0936.802.227
4. Đồng tác giả [ không có]
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tên đơn vị, địa chỉ, điện thoại
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu [ Nếu có]: Tên đơn vị, địa chỉ, điện thoại
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 9/ 2014 đến tháng 2/2015

TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG

[ký, ghi rõ họ tên]

SÁNG KIẾN

Dương Thị Hồng Trà

1

TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Ngôn ngữ và ngữ pháp của Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Vì vậy
để hiểu và sử dụng được ngôn ngữ và cấu trúc của từ vựng Tiếng Việt thì ngay
từ lứa tuổi mầm non trẻ cần được học về từ ngữ và ngôn ngữ một cách chính
xác và có hiệu quả. Lứa tuổi mầm non là thời kỳ phát cảm ngôn ngữ. Đây là
giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và các
kỹ năng đọc viết ban đầu của trẻ.
Ngôn ngữ là công cụ của tư duy vì thế ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng
đối với sự phát triển nhận thức, giải quyết vấn đề và chức năng tư duy ký hiệu
tượng trưng ở trẻ. Đối với nhóm trẻ từ 24-36 tháng qua quan sát những giờ hoạt
động học và giờ hoạt động vui chơi, các cháu rất thích được giao tiếp, thích
được trò chuyện và thích được nói, nhưng vì ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, các
cháu còn sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều, là một giáo viên trực tiếp giảng
dạy nhóm trẻ trong độ tuổi từ 24- 36 tháng tuổi tôi thấy mình cần phải tìm
nhiều biện pháp tác động để kích thích ngôn ngữ của trẻ phát triển.
Chính vì tính cấp thiết của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở độ tuổi
mầm non, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi 24- 36 tháng nên tôi đã chọn đề tài:
“ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36 tháng”.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
- Điều kiện, thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9/ 2014- tháng 2/ 2015
- Đối tượng áp dụng sáng kiến: Trẻ mầm non trong độ tuổi 24- 36 tháng
3. Nội dung sáng kiến
+ Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
- Phát huy sự chủ động, sáng tạo của giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch
chăm sóc - giáo dục trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói riêng
- Giáo viên có thể áp dụng những phương pháp giáo dục khác nhau một cách
sáng tạo nhằm tích cực hóa hoạt động tư duy và ngôn ngữ của trẻ.

2

- Phát huy khả năng hiểu biết và phát triển ngôn ngữ của cá nhân trẻ. Trẻ được
nói những gì mà trẻ biết thông qua ngôn ngữ diễn đạt một cách mạch lạc.
+ Khả năng áp dụng của sáng kiến [ Tính khả thi của các giải pháp]:
Phát triển ngôn ngữ qua các tiết học
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các trò chơi
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua đọc thơ, ca dao, đồng dao
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi
Tất cả các giải pháp phát triển ngôn ngữ trên đều được thực hiện thông
qua các trò chơi, các tiết học, các hoạt động và được thực hiện ở mọi lúc mọi
nơi một cách có hiệu quả nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Sáng kiến phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng đã đem lại những hiệu
quả thiết thực cho trẻ thông qua vốn từ vựng và ngữ pháp của trẻ được tăng lên
rõ rệt so với đầu năm học, trẻ mạnh dạn trong giao tiếp với bạn bè và có khả
năng nói được câu một cách đầy đủ, diễn đạt được ý muốn của mình thông qua
ngôn ngữ.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến
Sáng kiến này muốn được áp dụng rộng rãi trong trường mầm non thì
trước tiên phải được sự thống nhất và nhất trí thực hiện của ban giám hiệu
trường mầm non nơi sáng kiến được đưa ra thực hiện. Bản thân sáng kiến phải
đem lại giá trị thực hiện và hiệu quả cao.
Mong ban giám hiệu tổ chức nhiều tiết học chuyên đề phát triển ngôn ngữ
để giáo viên có điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiêm giảng dạy của bạn bè,
về phía giáo viên cần có giọng điệu truyền cảm, phát âm chuẩn, gần gũi giao
lưu với trẻ. Có như vậy thì trẻ mới mạnh dạn giao tiếp, từ đó vốn từ ngữ mới
được mở rộng.
Những tiết học phát triển ngôn ngữ cần có sự đầu tư về thời gian, công
sức, đổi mới phương pháp dạy và học, sử dụng những dụng cụ trực quan sinh
động tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động một cách hiệu quả nhất.

3

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
“Phong ba bão táp
Không bằng ngữ pháp Việt Nam”
Từ trước đến nay ngữ pháp Việt Nam được coi là rất đa dạng và phong
phú. Vì vậy để hiểu và sử dụng được ngôn ngữ và cấu trúc của từ vựng Tiếng
Việt thì ngay từ lứa tuổi mầm non trẻ cần được học về từ ngữ và ngôn ngữ một
cách chính xác và tích cực. Lứa tuổi mầm non là thời kỳ ngôn ngữ được phát
triển nhất. Đây là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội
ngôn ngữ nói và các kỹ năng đọc viết ban đầu của trẻ. Ở giai đoạn này trẻ đạt
được những thành tích vĩ đại mà ở các giai đoạn trước hoặc sau không thể có
được.
Ngôn ngữ và giao tiếp có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển
khác của trẻ. Công cụ của tư duy chính là ngôn ngữ vì thế mà ngôn ngữ có ý
nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nhận thức, giải quyết vấn đề và chức
năng tư duy ký hiệu tượng trưng ở trẻ.
Đối với nhóm trẻ từ 24- 36 tháng, qua quan sát những giờ hoạt động vui
chơi và giờ hoạt động học, tôi thấy các cháu rất thích được giao tiếp, thích được
trò chuyện nhưng vì ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế nên tôi thấy mình cần phải
tìm nhiều biện pháp để kích thích ngôn ngữ của trẻ phát triển.
Phát triển vốn từ, nói đúng ngữ pháp và dạy trẻ phát âm chuẩn là việc
không thể tách rời giữa các môn học cũng như các hoạt động của trẻ. Mỗi từ
cung cấp cho trẻ phải dựa trên một sự vật hiện tượng gần gũi với trẻ, từ phải có
nghĩa, gắn liền với âm thanh và phù hợp với tình huống sử dụng chúng. Ý
nghĩa từ cung cấp cho trẻ cũng như ngữ pháp phải phụ thuộc vào hoạt động,
khả năng tiếp xúc và nhận thức của trẻ.
Nhận thấy tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với trẻ mầm non nhất là trẻ
trong độ tuổi 24-36 tháng, nên tôi đã chọn và nghiên cứu sáng kiến:
“ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36 tháng”.
4

2. Cơ sở lý luận của vấn đề:
“ Trẻ lên ba cả nhà học nói”.
Do đặc điểm phát triển và nhu cầu giao tiếp của trẻ ở giai đoạn 24 - 36
tháng tuổi phát triển rất nhanh và mạnh mẽ. Vì vậy cần phát triển ở trẻ năng lực
quan sát, nhận biết các đồ vật, các hiện tượng khác nhau, đồng thời cho chúng
làm quen với những hoạt động sinh hoạt và lao động của người lớn. Điều quan
trọng là giúp trẻ nắm vững từ và cách sử dụng từ theo ý mình. Giúp trẻ phát âm
các từ, các cụm từ rõ ràng, chính xác, sử dụng các từ, các câu đơn giản để trả
lời câu hỏi khi giao tiếp. Giúp trẻ biết biểu đạt hiểu biết, tình cảm, nhu cầu của
bản thân, biết sử dụng các từ chỉ lễ phép khi nói chuyện với người lớn, thân
thiện khi nói chuyện với bạn bè, mạnh dạn, hồn nhiên trong giao tiếp, biết thể
hiện sự diễn cảm trong khi đọc thơ, kể chuyện.
Ngôn ngữ của trẻ được hình thành và phát triển qua giao tiếp với con
người và các sự vật- hiện tượng gần gũi xung quanh . Đối chiếu với tình hình
thực tế, tôi nhận thấy sự chênh lệch về vốn từ của trẻ ở cùng một độ tuổi trong
cùng một nhóm lớp là khá lớn.
Qua quá trình tìm hiểu thực tế, tôi nhận thấy vốn từ của trẻ không phụ
thuộc vào điều kiện vật chất, kinh tế của gia đình mà liên quan rất nhiều đến
thời gian giao lưu trò chuyện với trẻ. Cô và cha mẹ có lắng nghe trẻ kể chuyện
về sinh hoạt và bạn bè hay không? Có thường xuyên kể chuyện cho bé nghe và
hướng dẫn bé kể lại không? Ngày nghỉ bé có được đi chơi công viên hay đi
thăm họ hàng hay không?...Tất cả những điều đó không chỉ làm tăng số lượng
vốn từ của trẻ, sự hiểu biết nghĩa của từ, cách dùng từ của trẻ mà còn làm
phong phú hiểu biết và xúc cảm của trẻ.
3. Thực trạng của vấn đề
Thực tế ngôn ngữ của trẻ 24 -36 tháng tuổi ở nhóm lớp tôi phụ trách,
qua khảo sát chất lượng đầu năm học 2014 - 2015. Tôi đã tìm hiểu và rút được
ra một số thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ như sau:
a. Thuận lợi

5

- Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu về chuyên môn xây dựng
phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi
điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình GDMN mới, lấy trẻ làm trung tâm.
Từ đó phát huy hết tính tích cực của trẻ trong các hoạt động.
- Phụ huynh quan tâm đến con em mình, nhiệt tình ủng hộ trong việc dạy
dỗ các cháu và thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng
dạy học và vui chơi cho các cháu, từ đó mà trẻ hứng thú với các hoạt động,
ham học nói một cách tích cực hơn.
- Đa số trẻ đều rất ngoan ngoãn, hoà đồng với bạn bè, trẻ thÝch thú tham
gia vào các hoạt động vui chơi và giao tiếp.
- Bản thân tôi là một giáo viên mầm non đã tốt nghiệp Đại học sư phạm
với tấm lòng yêu nghề và đầy nhiệt huyết, có kinh nghiệm nhiều năm trong
việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Tự nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển
ngôn ngữ cho trẻ nên bản thân tôi luôn quan tâm gần gũi và giao tiếp với trẻ
một cách tích cực, tự sửa cách phát âm chưa chuẩn để từ đó dạy trẻ phát âm
một cách rõ ràng và chính xác nhất.
b. Khó khăn:
- Do 100% trẻ mới lần đầu đến trường và ở trong độ tuổi còn nhỏ hay bị
ốm nên ®i häc chưa ®Òu, nhÊt lµ nh÷ng ngµy ma hoÆc gi¸ rÐt nên trẻ vẫn còn
quấy khóc nhiều vì vậy trẻ ngại giao tiếp với cô và các bạn, vì thế mà vốn ngôn
ngữ của trẻ còn bị hạn chế, việc giao tiếp còn nhiều khó khăn.
- Trí nhớ của trẻ còn hạn chế vì thế trẻ chưa biết diễn đạt được hết ý
muốn của mình thông qua lời nói. Vì thế trẻ hay bỏ bớt từ khi nói. Bên cạnh đó
còn một số trẻ phát âm chưa chuẩn, còn nói ngọng, nói lắp nhiều
VD: “Ăn cơm” thì nói là “Ăn mơm”, “ Không có” thì nói là “ Hông có”
hay “ màu xanh” thì nói là “ Màu xăn” ...

6

- Đa số phụ huynh bận công việc hoặc một lí do khách quan nào đó ít có
thời gian trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói. Trẻ được đáp ứng quá đầy đủ về
nhu cầu mà trẻ cần.
Ví dụ: Trẻ chỉ cần chỉ tay hay nhìn vào đồ dùng, đồ vật nào là đã được
đáp ứng ngay mà không cần dùng lời để yêu cầu hoặc xin phép. Đây cũng là
một trong những nguyên nhân của việc chậm phát triển ngôn ngữ.
- Với những khó khăn như thế tôi phải dần dần khắc phục, sửa đổi và
hướng dẫn trẻ phát triển ngôn ngữ một cách đúng đắn nhất qua giao tiếp và tập
cho trẻ làm quen với các thể loại văn học như: Thơ, ca, truyện kể..Cho trẻ tự
giới thiệu về bản thân, tự nói lên ý muốn của mình trong các hoạt động hàng
ngày ở trường.
* Khảo sát thực trạng về việc phát triển ngôn ngữ được thống kê qua bảng sau :
Thời
điểm

Nội dung KS

Số trẻ

KS
KS
Tháng Trẻ có ngôn ngữ 25 trẻ
9/
2014

Tốt- khá

Kết quả
T. Bình

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

5

20%

5

20%

10

40%

0

0%

15

60%

10

40%

mạch lạc
Trẻ phát âm chưa 25 trẻ
chuẩn, ngại giao
tiếp

Qua khảo sát thực trạng trên tôi thấy: Trẻ mới đến trường vẫn còn quấy
khóc nhiều nên việc giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ vẫn còn nhiều hạn
chế. Trẻ ít giao tiếp nên vốn ngôn ngữ chưa phát triển, vẫn còn nhiều trẻ phát
âm chưa chuẩn, nói chưa đầy đủ câu. Bên cạnh đó người giáo viên phải thực sự
tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ như con, chăm sóc trẻ ân cần, chu đáo, có
như vậy trẻ mới hợp tác và cởi mở với cô và các bạn. Trẻ sẽ tích cực giao tiếp
với cô cũng như với các bạn trong các hoạt động hàng ngày, từ đó mà ngôn ngữ
của trẻ cũng dần được tăng lên một cách rõ rệt. Qua các hoạt động thực tiễn

7

hàng ngày mà tôi đã thực hiện trên trẻ một cách trực tiếp, tôi đã mạnh dạn tìm
ra một số giải pháp biện pháp thực hiện như sau:
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
Để đạt được hiệu quả cao, giáo viên phải linh hoạt áp dụng nhiều
phương pháp trong chăm sóc và giáo dục trẻ như: Tổ chức hoạt động, các buổi
dạo chơi ngoài trời, các hoạt động vui chơi và sinh hoạt hàng ngày. Qua đó,
giúp cho trẻ phát triển vốn từ, tập cho trẻ biết nghe, hiểu và phát âm chính xác
và biết cách diễn đạt ý muốn của mình cho người khác hiểu. Vì vậy, khi cho trẻ
tiếp xúc với các sự vật hiện tượng thì phải cho trẻ biết gọi tên, đặc điểm của đối
tượng mà trẻ tiếp xúc. Kết hợp với việc uốn nắn cấu trúc từ của giáo viên, dần
giúp trẻ hoàn thiện câu đầy đủ, rõ nghĩa, phát âm đúng các âm chuẩn của tiếng
Việt, đảm bảo các nguyên tắc của giáo dục học như tính khoa học, tính hệ
thống, tính vừa sức... Để đạt được mục tiêu đó tôi đã thực hiện nhiều biện pháp.
Song chỉ xin trình bày cụ thể một vài biện pháp có hiệu quả nhất, đó là :
4.1. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các tiết học
Việc cho trẻ quan sát vật thật có ý nghĩ vô cùng to lớn đối với sự phát triển
ngôn ngữ cho trẻ. Điều này khêu gợi và duy trì sự chú ý có chủ định ở trẻ , lôi
cuốn sự chú ý, hứng thú của trẻ vào đối tượng, kích thích trẻ nói nhiều hơn.
Mặt khác khi quan sát vật thật trẻ được trực tiếp tiếp xúc với vật cụ thể [ Trẻ
được nhìn, nghe, được sờ vật ngay trước mặt ]. Quan sát vật thật giúp trẻ nhận
biết, tri giác một cách khái quát và cụ thể từng chi tiết. Vì vậy tôi đã tổ chức
cho trẻ quan sát vật thật trong các tiết học theo phân phối chương trình, khi dạo
chơi, hoạt động ngoài trời, hay tận dụng những tình huống có sẵn [ như trời
mưa, gió, tiếng chim hót ...] để phát triển ngôn ngữ cho trẻ .
Ví dụ : Khi hoạt động ngoài trời : Cho trẻ quan sát con chó.
- Tôi đưa ra những câu hỏi :
+ Con gì đây ?
+ Trông con chó như thế nào ?
+ Con chó đang làm gì ?
+ Các con nhìn kỹ và nói lại cho các bạn cùng nghe nhé.
8

Sau đó cô gợi mở cho trẻ kể lại những gì trẻ quan sát được. Nếu trẻ không kể
được, tôi đưa ra các câu hỏi hướng trẻ quan sát và trả lời
Nhưng vì biểu tượng của trẻ còn chưa đầy đủ nên đôi lúc tôi đã bổ sung
câu trả lời cho trẻ giúp trẻ nói rõ ràng, đủ nghĩa. Trong trường hợp trẻ khó nói
được cả câu một cách đầy đủ tôi sẽ giới thiệu các đặc điểm của vật theo phương
pháp kể chuyện và yêu cầu trẻ nhắc lại theo mình.
Trong quá trình cho trẻ quan sát vật thật không chỉ giải thích cho trẻ hiểu
những gì đang xảy ra mà còn phải phát triển khả năng suy nghĩ của trẻ. Dạy trẻ
tập sử dụng các giác quan để so sánh đồ vật, hình thành giữa chúng sự giống và
khác nhau :
+ Ví dụ: Khi dạy trẻ: Nhận biết tập nói: Quả Cam - Quả Táo
Sau khi cho trẻ quan sát, gọi tên quả và nêu một số đặc điểm của quả, tôi cho
trẻ sờ, cảm nhận bằng xúc giác và tập so sánh sự giống nhau [ Quả Cam và quả
Táo đều tròn] và phân biệt sự khác nhau giữa hai quả[ Quả Cam vỏ sần, quả
Táo vỏ nhẵn ]...
Như vậy quan sát vật thật có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát
triển ngôn ngữ cho trẻ. Ngoài ra tôi còn sử dụng rộng rãi các bức tranh để phát
triển ngôn ngữ của trẻ, bởi vì khi xem tranh sẽ gợi mở được tính tò mò, ham
hiểu biết, trẻ rất nhạy cảm với các hình ảnh có màu sắc. Cô cho trẻ xem tranh
và trò chuyện theo tranh về các hoạt động sinh hoạt của trẻ như:
- Tranh bé ngủ dậy
- Tranh mẹ chải đầu cho bé
- Tranh mẹ đưa bé đi học
- Tranh mẹ tắm cho bé
- Tranh cả nhà ngồi ăn ở bàn.
+ Khi cho trẻ xem tranh này, cô kể cho trẻ nghe về các sự vật, sự việc, con
người, con vật và các hành động được thể hiện trong tranh. Cô dùng các câu
nói ngắn gọn, dễ hiểu, sau đó đặt những câu hỏi đơn giản như Ai? Cái gì? Làm
gì? Con gì?...để trẻ trả lời, nhớ và nói được nội dung tranh bằng một số câu đơn
giản.
9

+ Hay khi cho trẻ xem tranh “ Cả nhà ăn dưa hấu” Lần đầu tiên cho trẻ xem tôi
sẽ giới thiệu : “ Các con hãy xem tranh và chú ý nghe nhé: Đây là bức tranh vẽ
“ Cả nhà ăn dưa hấu”, đây là bạn Hùng, đây là mẹ bạn Hùng, mẹ bạn Hùng
đang bổ dưa. Còn đây là chị Hoa, chị Hoa đang cầm miếng dưa hấu để mời bố
đấy, chị Hoa mời: “Con mời bố ạ!”. Đây là bố bạn Hùng này, bố khen chị Hoa:
“Con gái của bố ngoan quá!” .
+ Lần sau khi xem bức tranh này, tôi chủ động hỏi trẻ : Các con chú ý nhìn và
kể cho cô nghe trong tranh có gì? Ai đây? Ai đây nữa? Mẹ bạn Hùng đang làm
gì? Bố bạn Hùng đâu? Còn ai đây? Chị Hoa đang làm gì? Chị Hoa mời bố thế
nào? Bố đã nói gì? …
Như vậy thông qua bức tranh trẻ đã ghi nhớ và giúp trẻ phát triển được
vốn từ, biết sử dụng các từ đó vào trong ngôn ngữ giao tiếp, biết trả lời các câu
hỏi của cô theo nội dung bức tranh. Trẻ học được những hành vi ứng xử, mở
mang được nhận thức của mình.
Cho trẻ xem những bức tranh minh họa cho cho nội dung các câu chuyện
còn giúp trẻ nhớ lại nội dung câu chuyện dựa vào tranh mà không cần lời kể chi
tiết của cô. Điều này sẽ phát triển trí nhớ, buộc trẻ phải suy nghĩ và kể lại câu
chuyện theo tranh. Khi trẻ gặp khó khăn tôi sẽ gợi mở bằng một số câu hỏi để
trẻ nhớ và kể lại câu chuyện hoặc tôi kể lại cùng trẻ. Như vậy giúp trẻ sử dụng
từ chính xác hơn, nói được lưu loát hơn.
4.2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các trò chơi
Vốn ngôn ngữ của trẻ còn được phát triển mạnh mẽ khi tham gia chơi
một số trò chơi trong các tiết học hay chơi trong các hoạt động vui chơi hàng
ngày.
*VD như chơi trò chơi:“Con Bọ Dừa” tôi cho trẻ vừa chơi vừa đọc thuộc
bài đồng dao :
Bọ Dừa mẹ đi trước
Bọ Dừa con theo sau
Gió thổi ngã chổng quèo
Nó kêu Ối...ối...ối .
10

Đối với trẻ 24 - 36 tháng tuổi, quá trình chơi và sự phát triển nội dung
chơi phụ thuộc vào nhiều người xung quanh trẻ. Chọn thời gian, địa điểm, cung
cấp đồ chơi là chưa đủ mà cần phải cung cấp cho trẻ những hiểu biết về thế giới
xung quanh
Trong quá trình trẻ chơi cạnh nhau, tôi đã gợi ý cho trẻ vào chơi cùng
nhau bắng cách : Các con hãy nhìn bạn Hùng kìa , bạn Hùng đang xếp gara ôtô
đấy ! con có muốn xếp giống như bạn không? Bạn Hùng ơi! Bạn xếp chiếc gara
lớn, còn bạn Dũng sẽ xếp giúp bạn chiếc gara nhỏ nhé! Hai bạn cùng thi xem ai
xếp đẹp hơn nhé. Tôi gợi mở để trẻ giúp đỡ lẫn nhau : “ Bạn Hùng hướng dẫn
bạn Dũng cùng xếp nào. Trẻ sẽ nói : “Bạn phải xếp thế này này”. Đôi khi trẻ
còn đánh giá hoạt động của bạn, của mình [Cậu xếp kém quá, tớ biết xếp đây
này ]. Hoặc trẻ còn dùng lời nói để ngăn chặn một hành động nào đó của bạn:
“Đừng động vào đây”
Ngoài ra tôi còn sử dụng một số trò chơi học tập nhằm phát triển ngôn
ngữ cho trẻ như trò chơi : “ Hãy nói lại cho đúng”
+ Mục đích : Tập cho trẻ chú ý lắng nghe, phân biệt sự thay đổi trong tiếng nói
+ Luật chơi : Ai nói sai sẽ nhảy lò cò
+ Cách chơi : Cho trẻ đứng vòng cung, yêu cầu cả lớp lắng nghe và nói lại cho
đúng. Lúc đầu cô cho cả lớp lắng nghe và nói lại, sau đó cô cho cá nhân nói lại.
VD : + Cô nói hai tiếng có cùng chữ cái đầu nhưng khác âm : Cân –
Cơm, Chuối - Chiếu , Tai -Tay , Mắt - mũi ...
+ Cô nói hai tiếng có cùng âm chính chỉ khác chữ cái đầu : Ngan -gan, Cá - Lá ,
Múi - Núi...
+ Cô nói một tiếng với các thanh âm khác nhau như : Ca- Cà- Cá, La- Là- Lá ...
- Trẻ chơi trò chơi : “ Tiếng gì”
+ Mục đích: Rèn luyện thính giác, củng cố vốn từ và rèn luyện cách diễn đạt
từng lời thành câu.
+ Chuẩn bị : Một số đồ vật phát ra tiếng kêu khác nhau như: Chuông, xắc xô,
kèn, trống ...

11

+ Cách chơi : Cô tạo ra các âm thanh khác nhau từ các đồ vật đã chuẩn bị , trẻ
phải lắng nghe và nói đúng tên của đồ vật phát ra tiếng kêu đó.
Ví dụ : Kèn kêu : toe toe
Chuông kêu : kính koong
Trống kêu : Tùng tùng
Rèn luyện, phát triển ngôn ngữ cho trẻ mọi lúc mọi nơi cũng là một việc làm
rất cần thiết đối với trẻ
4.3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua đọc thơ, ca dao, đồng dao
Trong các giờ chơi tập có chủ đích cô dạy trẻ đọc thuộc các bài thơ, các
bài đồng dao, ca dao ... Khi đọc thơ cho trẻ nghe cô giáo phải đọc diễn cảm, rõ
ràng toàn bộ cả bài, đôi khi phải kết hợp với động tác minh họa nhẹ nhàng, chú
ý hơn đến các từ tượng thanh, tượng hình, những từ ngữ giàu hình ảnh. Ngoài
các giờ chơi tập có chủ đích dạy trẻ đọc thuộc các bài thơ, giáo viên nên đọc
cho trẻ nghe các bài ca dao, đồng dao, hò, vè ...phù hợp với hoàn cảnh lúc đó.
Khi trẻ có hứng thú đọc theo cô, giáo viên nên khuyến khích trẻ để trẻ tự nhiên
đọc theo cô nếu muốn.
VD: Khi gọi tên và mô tả các con vật cô giáo có thể đọc cho trẻ nghe các câu
thơ như:

“ Hay nói ầm ĩ
Là con vịt bầu
Hay hỏi đâu đâu
Là con chó vện
Hay chăng dây điện
Là con nhện con ...”

4.4. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi
Như chúng ta đã biết, lứa tuổi nhà trẻ nói riêng và trẻ mầm non nói
chung, đang ở giai đoạn phát triển và hoàn thiện các hệ cơ quan, trong đó có
các cơ quan phát âm. Vì thế mà trẻ rất hay mắc lỗi khi phát âm. Vậy nên giáo
viên và các bậc phụ huynh đều cần xác định được các lỗi đó để sửa kịp thời cho
trẻ. Muốn vậy chúng ta cần quan sát lời nói của trẻ, nghe xem trẻ nói gì và cho
trẻ nhắc lại những từ, những câu nói chưa chuẩn của trẻ. Khi nhắc lại chúng ta
12

cần khẳng định những câu nói đúng. Khi cần người lớn phải đưa ra các mẫu
câu để cho trẻ biết và nói theo.
Ví dụ : Khi cho trẻ dạo chơi trong sân trường, trẻ nhìn thấy con chim bồ
câu. Có trẻ nói: “Con chim”, trẻ khác lại nói: “Chim bồ câu”. Cô phải cho trẻ
nhắc lại đầy đủ : “Con chim bồ câu”. Như vậy cô đã sửa từ sai cho trẻ mà còn
giúp trẻ khác cũng phát âm được đúng từ: “Con chim bồ câu” .
Hay trong giờ đón trả trẻ. Có một trẻ muốn nhờ cô cởi áo khoác, trẻ nói:
“Cô cởi áo”. Tôi liền nhắc lại: “Cô cởi áo giúp con” và cho trẻ nhắc lại. Có
những trẻ đứng bên cạnh thấy thế cũng bắt chước nói theo bạn. Như vậy vừa
giúp trẻ có thói quen cởi áo khi nóng mà còn giúp trẻ nói được câu lễ phép,
đúng mực
Khi trẻ đang chơi một đồ chơi nào đó tôi gợi ý hỏi trẻ : Con đang chơi trò
gì ? đồ chơi này dùng để làm gì?...Có thể trẻ nói, kể chưa đúng, chưa lưu loát,
đôi khi còn ngọng thì tôi đưa ra mẫu câu đúng và đề nghị trẻ nhắc lại.
Như vậy ở mọi lúc mọi nơi tôi đều có thể luyện phát âm và phát triển
ngôn ngữ cho trẻ : Khi tập thể dục, khi dạo chơi, khi đón trả trẻ ...không nhất
thiết là chỉ trong tiết học, Quan trọng là cô phải nắm được khả năng phát âm
của từng trẻ để lựa chọn thời điểm thích hợp luyện phát âm và phát triển ngôn
ngữ cho trẻ. Để làm được điều này tôi đã tiến hành khảo sát khả năng phát âm
của trẻ ngay từ đầu năm học.
Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ được chuẩn, đúng, chính xác thì giáo viên
phải học cách phát âm chuẩn, không nói ngọng, nói lắp, nói sai lỗi chính tả, nói
tiếng địa phương.. Có như vậy thì việc rèn cho trẻ phát triển ngôn ngữ mới đem
lại hiệu quả cao nhất.
Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở độ tuổi 24 - 36 tháng tôi đã luôn áp
dụng các biện pháp khác nhau. Trẻ luôn gặp những sự vật, hiện tượng mới. Do
đó tất cả những gì liên quan đến trẻ tôi luôn chú ý phải diễn đạt bằng lời để cho
trẻ dễ hiểu và nói theo. Song chỉ hiểu đúng một tên gọi đơn giản thì chưa đủ. Vì
thế tôi đã đưa ra lời giải thích tỉ mỉ để chỉ ra ý nghĩa của đồ vật [ để làm gì ? ]
so sánh cái trẻ đang nhìn thấy với cái trẻ đã nhìn thấy từ trước để giúp trẻ có tư
13

duy lôgic và phát triển trí nhớ. Phát triển mở rộng sự định hướng của trẻ vào
thế giới xung quanh, phát triển ở trẻ năng lực quan sát, nhận biết các đồ vật,
hiện tượng, làm quen các hoạt động lao động của người lớn. Từ đó phát triển
khả năng phát âm, hiểu ý nghĩa của lời nói, khả năng khái quát hóa và chức
năng giao tiếp ngôn ngữ ở trẻ.
5. Kết quả đạt được
Sau khi áp dụng một số biện pháp trên cho việc phát triển ngôn ngữ cho
trẻ ở độ tuổi 24 - 36 tháng tôi đã thu được một số kết quả như sau :
a. Về nghe hiểu
- Trẻ đã biết thực hiện một số yêu cầu đơn giản theo lời nói của người lớn
VD: Khi trẻ nghe cô yêu cầu cởi áo khoác ra, trẻ đã biết tự cởi áo và cất đúng
nơi quy định, trẻ nào chưa làm được trẻ sẽ tự nhờ cô cởi áo khoác hộ.
“ Cô ơi, cô cởi áo giúp con!”
- Nghe và phân biệt được một số giọng nói, giọng điệu khác nhau, nghe hiểu
được những cụm từ và câu đơn giản chỉ sự vật, sự việc quen thuộc.
b. Nói
- Trẻ phát âm các từ, cụm từ rõ ràng
VD: “Con mời các cô ăn cơm, tôi mời các bạn ăn cơm!”
- Vốn từ của trẻ tăng rõ rệt. Trẻ biết sử dụng các từ, các câu đơn giản khi trả lời
câu hỏi của người khác
VD: Đầu năm học khi ngôn ngữ của trẻ chưa phát triển, trẻ chỉ nói được câu có
một từ như: Cơm, ngủ hay tè.. Nhưng đến giữa năm học trẻ đã biết nói câu đơn
giản như: Con ăn cơm! Con buồn ngủ! Con buồn đi tè!
- Trẻ đã biểu đạt được các nhu cầu, tình cảm, mong muốn của bản thân bằng
các câu đơn giản
VD: Con yêu cô lắm!
- Trẻ biết kể lại chuyện, kể về sự việc, kể theo tranh theo gợi ý của cô
- Biết sử dụng một số từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn.
VD: Con cảm ơn cô!
c. Về giao tiếp
14

- Trẻ mạnh dạn, hồn nhiên hơn trong giao tiếp
- Biết nói lễ phép với mọi người .
Để nhận thấy được kết quả một cách rõ ràng nhất tôi đã lập ra bảng so
sánh giữa trẻ đầu năm và trẻ giữa năm để nhận thấy kết quả khác biệt sau khi
thực hiện các biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ:
*Bảng so sánh
Thời

Kết quả

Số

điểm

Nội dung khảo sát

KS

trẻ
KS

Trẻ có ngôn ngữ
Tháng

mạch lạc
Trẻ phát âm chưa

9/ 2014

chuẩn, ngại giao

Tốt- khá

T. Bình

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

5

20%

5

20%

10

40%

0

0%

15

60%

10

40%

25 trẻ 15

60%

8

32%

2

8%

25 trẻ

12%

22

88%

0

25 trẻ

25 trẻ

tiếp
Trẻ có ngôn ngữ
Tháng
2/ 2015

mạch lạc
Trẻ phát âm chưa
chuẩn, ngại giao

3

tiếp
Qua bảng so sánh trên ta đã dễ dàng nhận ra giữa trẻ đầu năm và trẻ giữa
năm sau khi được áp dụng một số phương pháp phát triển ngôn ngữ thì vốn từ
của trẻ được tăng lên một cách rõ rệt. Cụ thể như sau:
+ Trẻ có ngôn ngữ mạch lạc đạt kết quả Tốt- khá tăng 10 trẻ. Tăng 40% so với
đầu năm học
+ Trẻ có ngôn ngữ mạch lạc đạt kết quả trung bình tăng 3 trẻ. Tăng 12% so với
đầu năm học
+ Trẻ có ngôn ngữ mạch lạc đạt kết quả kém giảm 8 trẻ. Giảm 32% so với đầu
năm học
15

+ Trẻ phát âm chưa chuẩn, ngại giao tiếp đạt kết quả tốt- khá tăng 3 trẻ đạt tỷ lệ
12% so với đầu năm
+ Trẻ phát âm chưa chuẩn, ngại giao tiếp đạt kết quả trung bình tăng 7 trẻ đạt tỷ
lệ 28% so với đầu năm
+ Không còn trẻ phát âm chưa chuẩn, ngại giao tiếp đạt kết qủa kém đến giữa
năm học. Như vậy đa số trẻ đã đạt được những kết quả cao trong giao tiếp,
ngôn ngữ của trẻ đã phát triển, trẻ đã sửa được các tật nói ngọng, nói lắp
thường gặp.
Điều đó chứng tỏ sáng kiến của tôi đã đem lại hiệu quả cao trong việc
phát triển vốn từ và ngôn ngữ cho trẻ trong độ tuổi 24- 36 tháng. Đó thực sự là
một kết quả rất đáng mừng, các bậc phụ huynh cũng rất an tâm phấn khởi khi
con, em mình càng ngày càng được phát triển cả về tư duy, trí tuệ, lẫn thể lực
cũng đều được phát triển một cách toàn diện. Ngoài ra sáng kiến phát triển
ngôn ngữ không những đem lại hiệu quả cao trong giáo dục mà còn tiết kiệm
về thời gian, kinh phí bởi vì giáo viên có thể dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, tiết
kiệm kinh phí mua nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi mất nhiều tiền và công
sức. Ta có thể dạy trẻ tất cả những sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ mà
trẻ có thể nhìn thấy trong cuộc sống hàng ngày
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:
- Muốn sáng kiến được nhân rộng thì trước hết sáng kiến phải có sự đầu
tư về chuyên môn của giáo viên, của ban giám hiệu chuyên môn nâng cao sự
hiểu biết của giáo viên về các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng
thu hút trẻ, lấy trẻ làm trung tâm, từ đó mới nâng cao việc phát triển ngôn ngữ
cho trẻ. Người giáo viên cần có sự trau dồi về kiến thức một cách phong phú,
sáng tạo thì dạy trẻ mới có hiệu quả, bên cạnh đó sự yêu nghề mến trẻ cũng là
một yếu tố khách quan giúp trẻ gần gũi, hợp tác với cô trong các hoạt động.
- Về phía học sinh cũng như phụ huynh học sinh cũng nên có sự hợp tác,
đóng góp về thời gian, công sức, sự giúp đỡ chân thành, nhiệt tình từ phía gia
đình để giúp giáo viên thực hiện tốt đề tài.

16

- Về phía nhà trường thì tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất cũng
như kinh phí hay thời gian cho giáo viên để sáng kiến trên được áp dụng rộng
rãi. Xây dựng nhiều buổi học chuyên đề, các tiết dạy mẫu..cho giáo viên có sự
trao đổi kinh nghiêm giảng dạy, giao lưu học hỏi lẫn nhau nhằm nâng cao tay
nghề và trình độ chuyên môn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận

17

Việc rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng là rất
cần thiết. Từ chỗ trẻ chưa dám nói, chưa bạo dạn trong giao tiếp, chưa biết nói
và diễn đạt câu một cách đầy đủ, thì giờ đây trẻ đã có thể tự diễn đạt ý muốn
của mình thông qua lời nói. Vì thế giáo viên và phụ huynh nên kết hợp ăn ý với
nhau để giúp trẻ được học ở nhà và ở trường. Trẻ được học hát, múa, đọc thơ,
kể chuyện, tập nói..điều đó đã thể hiện được tình cảm của trẻ đối với quê hương
đất nước, với gia đình và người thân quanh trẻ. Các giải pháp đã thực hiện đã
đem lại hiệu quả cao trong giáo dục, được phụ huynh cũng như bản thân trẻ
nhiệt tình ủng hộ.
Kết quả sau khi thực hiện các giải pháp nhằm làm cho trẻ phát triển ngôn
ngữ: 100% trẻ có kỹ năng nói mạnh dạn trong giao tiếp, biết nói đủ câu và diễn
đạt được ý muốn của mình đối với sự vật, sự việc xung quanh trẻ. Không có trẻ
nào chưa đạt yêu cầu, từ đó đẩy lùi một số căn bệnh trong gio tiếp của trẻ như:
Bệnh tự kỷ, bệnh lười giao tiếp... Bên cạnh đó giáo viên còn là người giúp trẻ
uốn nắn những câu từ chưa đẹp trong giao tiếp, tránh cho trẻ nói tục, nói bậy,
trẻ ý thức được rằng xã hội tốt đẹp thì cần những lời nói đẹp.
Tuy sáng kiến mà tôi đưa ra chưa đem lại những hiệu quả kinh tế cao
nhất nhưng nó đã góp phần tạo nên những giá trị tốt đẹp nhất trong cuộc sống
2. Khuyến nghị
Để giáo viên làm tốt và phù hợp với các chủ đề tôi rất mong muốn các
cấp ngành có liên quan đến giáo dục và nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật
chất, đồ dùng và trang thiết bị dạy học cho cô và trẻ. Tạo điều kiện thuận lợi
cho trẻ phát huy hết tính tích cực trong các hoạt động và giao tiếp hàng ngày.
Mong muốn nhà trường và phòng giáo dục tạo điều kiện mở thêm nhiều
lớp tập huấn và bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho chúng tôi về
những mặt còn yếu kém để chúng tôi trau dồi kiến thức và có nhiều kinh
nghiệm dạy học hơn nữa. Từ đó trẻ sẽ có nhiều tiết học sinh động và hứng thú
phát huy hết khả năng nói lưu loát và trôi chảy của trẻ.
Trên đây là sáng kiến: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ
24-36 tháng”. Tôi đã thực hiện và áp dụng ở trường tôi và bước đầu cũng đã
18

thu được những thành quả đáng kể, nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong được sự tham gia góp ý của hội đồng khoa học và bạn bè đồng
nghiệp để giúp tôi thực hiện đề tài này tốt hơn !
Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Đặc điểm tâm lý của trẻ 24 – 36 tháng
19

2. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 24-36 tháng
3. Đặc điểm tình hình trẻ trong nhóm
4. Nghiên cứu nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ do Bộ giáo
dục và đào tạo ban hành
5. Nghiên cứu giáo trình “ Phương pháp phát triển lời nói của trẻ em” của Đinh
Hồng Thái – Trường Đại học sư phạm Hà Nội .

MỤC LỤC
20

Tải về bản full

SKKN: Một số kinh nghiệm nhằm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24 - 36 tháng

Muốn cho ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi, một trong những điều kiện quan trọng là trẻ được tích luỹ nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết cách sử dụng “số vốn” đó một cách thành thạo. Mời thầy cô tham khảo sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm nhằm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24 - 36 tháng để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.

Mai Ly 186 9 pdf
Báo lỗi
  • Trùng lắp nội dung
  • Văn hóa đồi trụy
  • Phản động
  • Bản quyền
  • File lỗi
  • Khác
Upload Tải xuống
đang nạp các trang xem trước
Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
Tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ

25 259 16

Gây hứng thú giúp trẻ 24-36 tháng tuổi học tốt môn kể chuyện

9 280 6

Phát triển kỹ năng sống cho tuổi lên 3

6 178 2

Cẩm nang Phát triển trí tuệ và thể chất toàn diện cho trẻ

376 48 1

Giúp trẻ phát triển kỹ năng học Toán

5 51 0

Giúp trẻ nhỏ phát triển năng khiếu

3 85 0

Những trò chơi phát triển trí thông minh cho trẻ

5 52 0

Cần giúp trẻ phát triển tính hài hước.Thu hút sự chú ý của con bạn vào một bộ phim hài có thể giúp trẻ có cảm giác hạnh phúc hơn. Các chuyên gia trong lĩnh vực hài hước tin chắc rằng: Cười có thể đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển niềm

4 47 0

Trò chơi giúp bé học chữ

10 148 1

SKKN: Một số biện pháp hỗ trợ phụ huynh có con bị khiếm thính để giúp trẻ phát triển khả năng nghe và nói

14 120 6
TÀI LIỆU XEM NHIỀU

Thiết kế kế hoạch bài học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh

13 29113 1374

Phân tích và làm rõ ý kiến sau: “Bài thơ Tự tình II vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương”

3 18471 191

31 Câu hỏi ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học

25 16778 3463

Tiểu luận Tình huống xử lý sai phạm trong thanh toán công tác phí lưu động

20 15186 1372

Tiểu luận: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

16 13338 2150

100 câu hỏi trắc nghiệm Triết học Mác-Lênin kèm đáp án

14 13208 2414

Ebook Ôn luyện tiếng Anh 9 có đáp án: Phần 2 - Mai Lan Hương, Hà Thanh Uyên

37 12218 2726

Đề thi và Đáp án môn Tiếng Việt thực hành - ĐH SPKT TP.HCM

3 9527 182

Mẫu đơn thông tin ứng viên ngân hàng VIB

8 9365 1719

Bảng biến đổi Laplace và biến đổi Z

1 9214 336
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
  • Sáng kiến kinh nghiệm
  • Giúp trẻ phát triển vốn từ
  • Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
  • Kinh nghiệm dạy trẻ 24 tháng tuổi
  • Sáng kiến kinh nghiệm mầm non
  • Sáng kiến kinh nghiệm mẫu giáo
  • Sáng kiến kinh nghiệm
  • phát triển vốn từ vựng
  • Sức khỏe trẻ em
  • cách chăm sóc trẻ
  • nuôi dạy trẻ
  • y tế sức khỏe
  • phát triển từ vựng
  • vốn từ vựng
  • mẹo giúp con
  • y học cơ sở
  • kiến thức y học
  • Xây dựng góc chơi phát triển vốn từ
  • Xây dựng môi trường giao tiếp trong lớp
  • Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
  • Phát triển vốn từ
  • Sáng kiến kinh nghiệm 5 6 tuổi
  • Trường Mầm Non Tiên Hường
  • Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 5 tuổi
  • Kỹ năng dạy trẻ mở rộng vốn từ
  • Ebook Giúp con phát triển ngôn ngữ
  • Sách dạy con
  • Vấn đề dạy trẻ bằng danh từ vốn có
  • Cách thức dạy con
  • Phương pháp dạy con
  • Phương pháp nuôi dạy con
  • Những điều tuyệt đối không được nói với trẻ
  • Dạy con bằng danh từ vốn có
  • Nuôi dạy con thật vất vả
  • kiến thức cho cha mẹ
  • giáo dục trẻ mầm non
  • phương pháp dạy trẻ mầm non
  • rèn luyện kỹ năng cho bé
  • dạy trẻ học
  • Cách viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Phương pháp viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Kỹ năng viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Kinh nghiệm viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Sáng kiến kinh nghiệm THCS
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lý
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn Sinh học
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 5
  • Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học
  • Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học lớp 5
  • Sáng kiến kinh nghiệm dạy tiếng việt lớp 5
  • Sáng kiến kinh nghiệm dạy tiếng việt hiệu quả
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
  • Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học lớp 1
  • Sáng kiến kinh nghiệm viết chính tả
  • Sáng kiến kinh nghiệm chính tả lớp 1
  • Sáng kiến kinh nghiệm dạy phát âm chuẩn
  • Sáng kiến kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sống
  • Đề cương viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Dàn bài sáng kiến kinh nghiệm
  • Mô hình sáng kiến kinh nghiệm
  • Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
  • Cải tiến sáng kiến kinh nghiệm
  • Bài giảng Cải tiến sáng kiến kinh nghiệm
  • Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
  • Đánh giá cải tiến sáng kiến kinh nghiệm
  • Xét chọn cải tiến sáng kiến kinh nghiệm
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 3
  • Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học lớp 3
  • Sáng kiến kinh nghiệm tự nhiên xã hội lớp 3
  • Sáng kiến dạy học môn tự nhiên xã hội
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 2
  • Phương pháp dạy học
  • Kinh nghiệm cho giáo viên
  • Dạy học môn Tập viết lớp 2
  • Bí quyết giảng dạy môn Tập viết
  • Sáng kiến kinh nghiệm THPT
  • Sáng kiến kinh nghiệm THPT môn Ngữ văn
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 10
  • Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
  • Truyện An Dương Vương
  • Sáng kiến kinh nghiệm quản lý
  • Sáng kiến của trường THPT chuyên Phan Bội Châu
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán
  • Hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Toán
  • Vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 4
  • Sáng kiến đổi mới phương pháp dạy
  • Kinh nghiệm dạy Địa
  • Sử dụng bản đồ
  • Địa lí lớp 5
  • Vấn đề viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Vấn đề cơ bản
  • Sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 3
  • Rèn kỹ năng đọc
  • Sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 1
  • Phương pháp học toán lớp 1
  • Cách giải toán về đơn vị
  • Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học lớp 4
  • Sáng kiến kinh nghiệm dạy toán lớp 4
  • Phương pháp dạy phân số lớp 4
  • Giải pháp rèn luyện kỹ năng giải toán lớp 4
  • Sáng kiến kinh nghiệm dạy âm nhạc
  • Giáo dục âm nhạc
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG

Nghiên cứu hệ thống giám sát nhiên liệu trên tàu biển ứng dụng công nghệ IoT

5 17 1 13-02-2022

Demonstratives as sentence final particles and the architecture of the periphery in Vietnamese

16 12 1 13-02-2022

Giáo trình Kỹ thuật số [Nghề Điện dân dụng - Trình độ Cao đẳng]: Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I

75 14 1 13-02-2022

Giáo trình Kiểm toán: Phần 1

99 40 1 13-02-2022

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm lớp

9 48 1 13-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tìm hiểu giá trị văn học của Đại Việt Sử kí toàn thư

123 26 2 13-02-2022

A new Teucrium L. [Lamiaceae] Species from South Anatolia [Turkey]

19 20 1 13-02-2022

Phiếu bài tập cuối tuần môn Toán lớp 2 sách Cánh diều: Tuần 2

3 56 2 13-02-2022

Performance task assessment supported by the design thinking process: Results from a true experimental research

9 20 1 13-02-2022

Determination of the optimal inspiratory pressure providing adequate ventilation while minimizing gastric insufflation using real-time ultrasonography in Chinese children: A prospective, randomized, double-blind study

7 17 1 13-02-2022

Bài giảng môn Tiếng Việt lớp 2 năm học 2020-2021 - Tuần 33: Tập đọc Bóp nát quả cam [Trường Tiểu học Thạch Bàn B]

17 10 1 13-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Chi cục thuế huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

98 50 2 13-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Shell Việt Nam trên thị trường hóa chất polyols Việt Nam

132 49 1 13-02-2022

Giáo trình mô đun Hàn hồ quang tay cơ bản [Nghề Hàn] – CĐ Cơ giới Ninh Bình

101 27 1 13-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2025

136 22 1 13-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Cảm quan hiện thực trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài

107 26 1 13-02-2022

Descriptive epidemiological study of rare, less common and common cancers in Western Australia

10 33 1 13-02-2022

Bài giảng môn Toán lớp 1 năm học 2019-2020 - Tuần 6: Luyện tập chung - Trang 40 [Trường Tiểu học Ái Mộ B]

8 14 1 13-02-2022

Pooled analysis of combination antiemetic therapy for chemotherapy-induced nausea and vomiting in patients with colorectal cancer treated with oxaliplatin-based chemotherapy of moderate emetic risk

8 13 1 13-02-2022

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu phân cấp vùng đầu nguồn tại xã Phúc Sơn – huyện Anh Sơn – Tỉnh Nghệ An

76 13 1 13-02-2022
TÀI LIỆU HOT

Phân tích và làm rõ ý kiến sau: “Bài thơ Tự tình II vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương”

3 18471 191

Thiết kế kế hoạch bài học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh

13 29113 1374

CẬP NHẬT KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM 6 tháng đầu năm 2020

3 1268 72

Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020

580 3372 334

BÀI GIẢNG DỰNG HÌNH SKETCHUP 2020 BIÊN SOẠN : GV.KTS PHAN THỨC

62 4007 1

Việt Nam 2035 hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ

584 1730 66

GIÁO TRÌNH TIẾNG ANH ENG BREAKING

171 3595 594

Quản trị khủng hoảng trong quan hệ công chúng

2 1545 69

Báo cáo thực tập chuyên ngành: Nghiên cứu, thiết kế, mô phỏng robot công nghiệp

51 2072 131

Đề tài “ Cân đối ngân sách nhà nước- thực trạng và hướng hoàn thiện”

53 2964 161
TAILIEUXANH - MIỄN PHÍ HÀNG TRIỆU TÀI LIỆU
Địa chỉ : Số 38 Trần Thái Tông - Cầu Giấy - Hà nội - Việt Nam
Website : tailieuxanh.com
Email :
TailieuXANH.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi, truyện đọc.v.v.. Với kho tài liệu khủng lên đến hàng triệu tài liệu sẽ được miễn phí tới 99,99% cho các thành viên.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên và các cộng tác viên gửi về.
Từ khóa tìm kiếm: THỊ TRƯỜNG NGÀNH HÀNG | Nông nghiệp, thực phẩm | Gạo | Rau hoa quả | Nông sản khác | Sữa và sản phẩm | Thịt và sản phẩm | Dầu thực vật | Thủy sản | Thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp | CÔNG NGHIỆP | Dệt may | Dược phẩm, Thiết bị y tế | Máy móc, thiết bị, phụ tùng | Nhựa - Hóa chất | Phân bón | Sản phẩm gỗ, Hàng thủ công mỹ nghệ | Sắt, thép | Ô tô và linh kiện | Xăng dầu | DỊCH VỤ | Logistics | Tài chính-Ngân hàng | NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG | Hoa Kỳ | Nhật Bản | Trung Quốc | Hàn Quốc | Châu Âu | ASEAN | BẢN TIN | Bản tin Thị trường hàng ngày | Bản tin Thị trường và dự báo tháng | Bản tin Thị trường giá cả vật tư | luận văn | giáo trình | luận văn | tiến sĩ | Luận văn | thạc sĩ | kế toán | kiểm toán | quản trị kinh doanh | kinh tế tài chính | ngân hàng | ngân hàng luận văn | kế toán | luận văn kinh tế | công nghệ thông tin | lập trình | quản trị | mạng hệ điều hành | toán học | hóa học | vật lý | công nghệ | văn học | kỹ năng mềm | đề thi | ebook | ngoại ngữ | tiếng pháp | tiếng hàn | tiếng nhật | tiếng nga | tiếng anh | luận văn | ngân hàng | tiểu luận | tiểu thuyết | truyện đọc | ngôn tình | tài liệu | Văn mẫu |
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.
Bấm nút này sau khi tắt/tạm dừng AdBlock

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề