Sinh xong bao lâu được ăn sầu riêng

Cho con bú ăn sầu riêng được không? Sầu riêng có thể gây đau đầu, lưỡi mất cảm giác và đặc biệt là làm mất sữa, chính vì thế mẹ không nên ăn sầu riêng. Ngoài sầu riêng, vẫn còn nhiều loại trái cây gây hại cho sức khỏe, mẹ nên tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • Lợi ích của việc ăn trái cây sau sinh
  • Cho con bú ăn sầu riêng được không?
  • 3 loại hoa quả nên tránh ăn khi cho con bú
  • Một số loại thực phẩm nên tránh khi đang cho con bú

Lợi ích của việc ăn trái cây sau sinh

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, mẹ sau sinh và cho con bú ăn trái cây sẽ có những tác dụng như:

  • Gọi sữa về, giúp sữa đặc: Các loại qua hỏa giúp kích thích tạo sữa, làm sữa đặc và thơm là chuối tiêu, đu đủ xanh, táo tàu, cam quýt, na, nhãn, vú sữa…
  • Làm mát sữa: Những trái cây thanh nhiệt, giải độc như táo, chanh, củ đậu, dưa chuột, dâu tây, bưởi, bơ là lựa chọn tốt cho mẹ cho con bú
  • Tăng năng lượng: Trái cây cũng bổ sung năng lượng giúp mẹ nuôi con và chăm sóc bé, đồng thời sớm phục hồi sức khỏe. Mẹ hãy ăn chuối, xoài, bơ, dừa, ổi, sung, hồng xiêm, dưa…

Nhìn chung hoa quả rất tốt cho phụ nữ sau sinh [Ảnh: istockphoto]

Mẹ có thể quan tâm:

Ăn trái cây gì lợi sữa? 8 loại trái cây mẹ sau sinh không nên bỏ qua

Cho con bú ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng là loại quả có mùi nồng nàn, ai không thích có thể chạy xa, nhưng ai đã ghiền rồi thì khó cưỡng lại được. Vậy nhưng nhiều người vẫn hay thắc mắc đang cho con bú ăn sầu riêng được không?

Với một mùi hương đặc trưng, sầu riêng vốn là món ăn yêu thích của rất nhiều người, đặc biệt là nữ giới. Tuy vậy, sầu riêng lại mang tính nóng, có thể khiến mẹ bị đầy bụng, khó tiêu. Sức nóng của sầu riêng còn đi vào sữa mẹ, khiến con bú dễ bị nổi mụn, khó chịu, quấy khóc. Với hàm lượng đường quá cao, mẹ ăn sầu riêng sẽ bị tăng cân không kiểm soát và làm các vết thương lâu lành hơn. Đặc biệt với những mẹ bị tiểu đường thì tránh xa sầu riêng là việc làm cần thiết.

Tuy vậy, người ốm, người bị bệnh cũng được khuyên không nên ăn sầu riêng, do quả khá nóng, dễ gây nổi mụn, phát ban… Nếu ăn sầu riêng khi cho con bú, ăn sầu riêng có thể gây đau đầu, mất sữa, và miệng cứng, lưỡi mất cảm giác.

Cho con bú ăn sầu riêng được không? [Ảnh: istockphoto]

3 loại hoa quả nên tránh ăn khi cho con bú

1. Các loại quả chua và có hàm lượng vitamin C cao

Các chị em phụ nữ thường thích ăn chua. Những loại quả chua chua như dứa, xoài, cóc me….chắc hẳn là món khoái khẩu của các chị em.

Nhưng trong  thời kỳ cho con bú, mẹ bầu lại nên kiêng hết những loại quả này, hay những loại quả quá chua, như cam, chanh, dâu… Những loại trái cây bà đẻ không được ăn, sẽ ảnh hưởng tới sữa cho con bú.

Nếu ăn quá nhiều, có thể dẫn đến có mùi vị chua, hăng trong sữa khiến bé dị ứng hoặc ngúng nguẩy không bú. Một số trường hợp, trẻ còn có thể bị đi ngoài, ra phân lỏng hay có vấn đề với đường ruột…

Mẹ có thể quan tâm:

Những loại trái cây mẹ bầu không nên ăn để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

2. Mít

Mít là một loại quả nóng. Người xưa thường truyền lại, ăn mít làm mẹ nóng trong người, đau đầu. Theo các cụ truyền lại, ăn mít còn làm mẹ bầu mất sữa, không đủ sữa tiết cho con bú.

3. Các loại quả thuộc nhà dâu và mận

Những loại quả họ dâu như dâu tây, dâu rừng, quả việt quất, quả mâm xôi [tiếng Anh là strawberry, rasberry, blueberry] hay quả mận, đào thường làm trẻ ợ hơi hoặc nấc sau khi bú. Các loại quả này còn làm cho hệ thống tiêu hóa chậm đi và ảnh hưởng kéo dài tới 1-2 ngày. Mẹ không nên ăn những loại quả này vì khả năng hấp thụ và hệ thống tiêu hóa còn yếu của con.

Một số loại thực phẩm nên tránh khi đang cho con bú

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Thu Hương – Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Lâm sàng và Tiết chế Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, hàm lượng calo và thành phần sữa mẹ sẽ phụ thuộc vào chế độ ăn của mẹ. Chẳng hạn, nếu mẹ ăn ít thịt, dầu mỡ, nhiều rau và trái cây, thì hàm lượng chất đạm và béo trong sữa sẽ thấp còn chất xơ thì tăng lên. Còn nếu thực đơn nhiều thịt, dầu thì sữa sẽ giàu protein và chất béo.

Nếu muốn bé yêu phát triển cân bằng và toàn diện, mẹ cần ăn đa dạng, lành mạnh để nguồn sữa mẹ đầy đủ dinh dưỡng. Để có nguồn sữa mẹ dồi dào và đủ dinh dưỡng, thì mẹ cần thiết lập thực đơn đủ 5 bữa/ngày [3 bữa chính, 2 phụ] với đa dạng thực phẩm từ 4 nhóm chất: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Dưới đây là những thực phẩm mẹ nên tránh khi cho con bú.

Caffeine

Cà phê, soda, trà và socola là những nguồn caffeine phổ biến. Khi bạn tiêu thụ chúng, một số caffeine đó có thể đi vào trong sữa mẹ.

Điều này có thể có vấn đề, vì trẻ sơ sinh rất khó phá vỡ và loại bỏ caffeine. Do đó, một lượng lớn caffeine theo thời gian có thể tích tụ trong cơ thể bé, gây khó chịu và khó ngủ.

Mẹ mang thai và sau sinh nên tránh uống cà phê [Ảnh: istockphoto]

Loại cá có nhiều thủy ngân

Cá có nhiều thủy ngân nên tránh khi cho con bú, ví dụ:

  • Cá ngừ mắt to
  • Cá thu vua
  • Cá marlin
  • Cá orange roughy
  • Cá mập
  • Cá kiếm
  • Cá ngói

Một số thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược

Việc sử dụng các loại thảo mộc và gia vị như thì là hoặc húng quế để làm thức ăn theo mùa được xem là an toàn trong thời gian cho con bú.

Tuy nhiên, khi nói đến các chất bổ sung thảo dược và trà, có một số lo ngại về sự an toàn, do thiếu các nghiên cứu ở phụ nữ đang cho con bú.

Ngoài ra, vì các loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược không được quy định bởi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ [FDA], nên cũng có khả năng các chất bổ sung này bị nhiễm kim loại nặng nguy hiểm.

Rượu

Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ [U.S. CDC], kiêng rượu là lựa chọn an toàn nhất trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên, việc uống không thường xuyên có khả năng an toàn, miễn là bạn thận trọng về số lượng và thời gian sử dụng.

  • Đồ ăn cay có thể gây kích thích ở 1 số bé sơ sinh
  • Lạc: Mẹ bị dị ứng với lạc [đậu phộng] nên tránh ăn món này cho đến khi cai sữa. Các protein gây dị ứng có thể đi vào sữa mẹ và ảnh hưởng đến bé, khiến trẻ bị phát ban, thở khò khè hoặc dị ứng
  • Bông cải xanh, súp lơ có thể gây đầy hơi, làm bé bị ngứa ngáy, chướng bụng
  • Thực phẩm nhiều gia vị tuy không ảnh hưởng đến chất và lượng sữa mẹ nhưng có thể tác động đến hương vị sữa. 1 số bé nhạy cảm sẽ khó chịu và bỏ bú khi phát hiện sữa có mùi vị lạ. Mẹ nên tránh ăn 1 số loại gia vị như tỏi, ớt, hồi, quế…

Nguồn thông tin: Ăn gì để có nguồn sữa chất lượng cho con bú? – Vnexpress; Bà đẻ ăn trái cây như thế nào để con không gặp nguy hiểm? – Zingnews.vn

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.

Mới sinh ăn sầu riêng được không khi loại trái cây đầy sức hấp dẫn này đang vào mùa chín rộ? Tuy rằng sầu riêng có những lợi ích nhất định khi ăn lượng vừa đủ, nhưng đối với sản phụ mới sinh, cơ thể còn cực kỳ nhạy cảm và có nhiều thay đổi thì sầu riêng lại gây ra nhiều tác hại, thậm chí gây nguy hiểm. Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Thành phần dinh dưỡng của sầu riêng
  • Mới sanh ăn sầu riêng được không?
  • Mẹ sau sinh bao lâu thì được ăn sầu riêng?
  • Thay vào đó, mẹ mới sinh nên ăn những loại quả này
  • Mẹ mới sinh ăn gì để tăng chất lượng sữa cho bé bú?

Thành phần dinh dưỡng của sầu riêng

Trước khi bàn đến tác hại, sầu riêng cũng có những lợi ích nhất định. Bên cạnh việc thơm ngon khó cưỡng, sầu riêng còn rất giàu vitamin B, C, kali, canxi, chất xơ. Vì thế, xét về mặt khoa học, loại quả này vẫn rất tốt cho sức khỏe nếu ăn với một lượng vừa phải. Cụ thể:

Sầu riêng là loại quả được nhiều người yêu thích [Ảnh: istockphoto]

  • Hàm lượng Vitamin C trong sầu riêng có thể chiếm đến 80% lượng vitamin C mà cơ thể cần nạp mỗi ngày, có tác dụng chống lại các gốc tự do, làm chậm quá trình oxy hóa của tế bào và ngăn ngừa mầm bệnh.
  • Vitamin B9 và hợp chất folate có trong thịt sầu riêng chín lại rất tốt cho máu, chúng tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất hồng huyết cầu cho cơ thể.
  • Vitamin B6 giúp tăng dẫn truyền thần kinh, làm giảm mệt mỏi và ngăn ngừa trầm cảm sau sinh.
  • Kali và canxi có mặt trong sầu riêng còn giúp ngăn cản sự bài tiết canxi qua nước tiểu, giúp hệ xương, răng chắc khỏe hơn.
  • Chất xơ của sầu riêng giúp cải thiện nhu động ruột của cơ thể, giúp làm giảm tình trạng táo bón.

Có thể bạn chưa biết:

Sau sinh có được ăn mít không? Nên ăn mít như thế nào thì tốt?

Mới sinh ăn sầu riêng được không?

Tuy rằng sầu riêng có những lợi ích nhất định khi ăn lượng vừa đủ, nhưng đối với sản phụ mới sinh, cơ thể còn cực kỳ nhạy cảm và có nhiều thay đổi thì sầu riêng lại gây ra nhiều tác hại, thậm chí gây nguy hiểm. Như:

Nóng cả mẹ lẫn con

Mới sinh có ăn được sầu riêng không? Mọi người đều biết sầu riêng rất ngon nhưng cũng vô cùng nóng. Sản phụ mới sinh không nên ăn nhiều đồ có tính nhiệt, dễ gây đầy bụng, khó tiêu, khó chịu trong cơ thể và dẫn đến tình trạng mất ngủ, xuất huyết cho phụ nữ sau sinh. Thậm chí nhiều người cho rằng sức nóng của sầu riêng còn đi vào sữa mẹ, khiến con bú bị nóng theo làm trẻ bứt rứt khó ngủ, quấy khóc đêm thường xuyên.

Lượng đường cực kỳ cao làm vết thương lâu lành

Sầu riêng ngon nhờ vị béo ngọt đậm đà vì thế mà loại quả này cũng chứa hàm lượng đường cực kỳ cao, không tốt cho sản phụ. Đặc biệt là những sản phụ có tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ thì ăn sầu riêng vô cùng nguy hiểm. Đối với những mẹ sinh mổ, ăn nhiều đường còn làm vết thương lâu lành hơn, nguy cơ nhiễm trùng cực kỳ cao.

Tăng cân khó kiểm soát

Không chỉ hàm lượng đường vượt mức mà độ béo của sầu riêng cũng như năng lượng cực cao ở mỗi múi sầu riêng thơm ngon khoảng 147 Kcal/100g sầu riêng có thể khiến sản phụ tăng cân nhanh chóng và cực kỳ khó giảm cân sau đó.

Mẹ mới sinh chưa nên ăn sầu riêng ngay [Ảnh: istockphoto]

Nổi mụn

Da phụ nữ sau sinh rất dễ dị ứng và nhạy cảm do thay đổi nội tiết tố. Lượng đường trong sầu riêng có thể làm tăng lượng bài tiết chất nhờn ở da, làm lỗ chân lông bít tắc, dẫn đến mụn nhọt, làm da sần sùi và khó điều trị. Cho nên nếu hỏi mới sinh có ăn sầu riêng được không thì câu trả lời là không nên vì nó có thể làm cho làn da sau sinh của mẹ càng xuống cấp.

Nguy hiểm với thận

100g sầu riêng cung cấp khoảng 436mg Kali, dưỡng chất này có thể giúp xương chắc khỏe hơn nhưng lại là chất độc đối với những bệnh nhân suy thận. Nếu sau khi ăn sầu riêng mà lượng kali trong máu vượt mức 6,5mmol/l thì sản phụ có thể bị loạn nhịp tim, ngừng thở và tử vong.

Mẹ sau sinh bao lâu thì được ăn sầu riêng?

Với những tác động tiêu cực của sầu riêng đến cơ thể mẹ và bé, các mẹ sau sinh được khuyến cáo không nên ăn sầu riêng trong thời gian cho con bú. Nếu muốn ăn, chị em chỉ nên ăn 1 lượng nhỏ để thỏa mãn cơn thèm, không nên ăn nhiều và ăn thường xuyên. Trong trường hợp có bệnh tiểu đường, sinh mổ thì không nên ăn sầu riêng vì vết thương sẽ lâu lành hơn và lượng đường trong quả này không hề tốt cho mẹ.

Tại thời điểm trẻ được 6 tháng tuổi, khi bé đã chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang bú mẹ kết hợp với ăn dặm thì mẹ có thể ăn sầu riêng trở lại. Lúc này các vết thương đã phục hồi hoàn toàn và sữa mẹ cũng không phải nguồn dinh dưỡng chính cho bé. Dẫu vậy mẹ cũng cần nhớ không nên ăn quá nhiều.

Thay vào đó, mẹ mới sinh nên ăn những loại quả này

Mặc dù sức hấp dẫn của sầu riêng là rất khó cưỡng lại, nhưng các mẹ hẳn đã có câu trả lời cho việc mới sinh ăn sầu riêng được không rồi. Nếu thèm hoa quả và thèm ngọt sau khi sinh, mẹ có thể ăn lượng nhỏ những loại quả dưới đây, vừa đủ ngọt nhẹ lại không gây hại cho mẹ và bé, ăn toàn cho con bú như:

Sau sinh mẹ có thể ăn dưa hấu, chuối, táo… [Ảnh: istockphoto]

  • Đu đủ: Ăn một miếng đu đủ chín nhỏ tráng miệng sau mỗi bữa ăn có thể chữa táo bón hiệu quả. Bên cạnh đó, đu đủ vừa chín tới có thể hầm cùng chân giò làm món ăn lợi sữa, chữa suy nhược cơ thể, giảm căng thẳng đầu óc sau sinh.
  • Táo: Trong quả táo chứa nhiều dưỡng chất, vitamin, chất xơ và là lựa chọn hàng đầu trong thực đơn của mẹ muốn giảm cân sau sinh. Ngoài ra, lượng kali, chất chống oxy hóa, canxi có nhiều trong táo còn giúp nâng cao sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ mắc cảm cúm
  • Chuối: Tiêu thụ 1 – 2 quả chuối nhỏ sau bữa ăn giúp ruột hoạt động tốt hơn. Trong chuối còn giàu sắt, lượng sắt trong chuối cũng hỗ trợ giảm thiểu tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn.
  • Dưa hấu chứa nhiều kali, vitamin C, canxi cũng như nhiều khoáng chất cần thiết. Ăn lượng vừa đủ có tác dụng giải nhiệt, giúp lợi tiểu và tăng cường khả năng phục hồi của da, đồng thời bổ sung nước cho cơ thể, giúp sữa tiết nhiều hơn.
  • Quả sung: Là loại quả chứa nhiều nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe như kali, phospho, vitamin C. Quả sung còn có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, bổ huyết, giúp nhuận tràng và kích thích hệ tiêu hóa, kích thích sữa mẹ về nhiều
  • Bơ: Nguồn omega-3, omega-6, omega-9 dồi dào có trong quả bơ có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, kích thích quá trình sản xuất sữa mẹ. Mẹ ăn bơ còn giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường
  • Hồng xiêm: Có tính mát, ngọt, nhuận tràng, giàu canxi, sắt rất tốt cho mẹ sau sinh. Mẹ ăn hồng xiêm còn hạn chế được tình trạng táo bón
  • Vú sữa: Với lượng vitamin A, B1, B2, B3, C, glucid, sắt, canxi, lipid và chất xơ dồi dào, mẹ sau sinh rất nên ăn vú sữa vì quả này không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn giúp hạn chế tình trạng sạm da.

Có thể bạn chưa biết:

Phụ nữ sau sinh ăn bơ gây mất sữa đúng hay sai?

Mẹ mới sinh ăn gì để tăng chất lượng sữa cho bé bú?

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Thu Hương – Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Lâm sàng và Tiết chế Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sữa mẹ chứa đầy đủ dưỡng chất để trẻ sơ sinh phát triển trong 6 tháng đầu đời.

Hàm lượng calo và thành phần sữa mẹ khác nhau tại mỗi thời điểm là do chế độ ăn của mẹ thay đổi. Nếu mẹ sau sinh ăn ít thịt, dầu mỡ, thay vào đó ăn nhiều rau và trái cây thì hàm lượng chất đạm và béo trong sữa sẽ thấp, chất xơ tăng lên. Còn nếu thực đơn sau sinh của mẹ có nhiều thịt, dầu thì sữa sẽ giàu protein và chất béo. Nếu muốn trẻ sơ sinh phát triển cân bằng và toàn diện, mẹ cần ăn đa dạng, lành mạnh để nguồn sữa cho con luôn dồi dào, chất lượng.

Các mẹ sau sinh luôn thắc mắc ăn gì để nhiều sữa. Hãy nhớ rằng “mẹ ăn gì, bé sẽ “ăn” nấy qua nguồn sữa”. Một số thực phẩm tốt cho việc tăng tiết sữa là: Các thực phẩm dưới đây có khả năng kích thích tuyến sữa hoạt động:

  • Móng giò
  • Cá hồi
  • Gạo lứt
  • Rau ngót
  • Măng tây
  • Sữa
  • Khoai lang
  • Các loại đậu

Nguồn thông tin: Ăn gì để có nguồn sữa chất lượng cho con bú? – VnExpress

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Video liên quan

Chủ Đề