Mổ gan sống được bao lâu

Khi chính bản thân hoặc người thân mắc bệnh ung thư gan, bạn thường muốn biết “ung thư gan sống được bao lâu?”. Tuy nhiên để giải đáp được câu hỏi này thì rất khó, vì tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư gan còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Ung thư gan là bệnh ung thư có nguy cơ tử vong cao hàng đầu hiện nay. Bệnh tiến triển nhanh chóng và âm thầm, do đó, rất nhiều bệnh nhân không kịp phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chỉ khi các triệu chứng đã xuất hiện rõ rệt, bệnh nhân mới đi khám thì khối u đã phát triển lớn, bệnh nhân đã ở giai đoạn nguy hiểm.

Hình ảnh mô phỏng khối u ở gan

Xem thêm: Ung thư gan là gì?

Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư gan tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, mức độ bệnh, cơ địa, tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi người,… Hơn nữa, con số tiên lượng đó cũng chỉ tương đối, không hoàn toàn chính xác. Tỷ lệ sống có thể cao hơn hoặc thấp hơn phù thuộc vào khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị của bệnh nhân.

Những bệnh nhân phát hiện bệnh từ giai đoạn đầu, kích thước khối u còn nhỏ, bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một phần lá gan ở vùng chứa khối u cùng với một phần nhỏ các mô xung quanh. Sau khi phẫu thuật thành công, nếu bệnh nhân duy trì tốt chế độ ăn uống, luyện tập, sinh hoạt khoa học, khả năng chữa khỏi bệnh khá khả quan. Tỷ lệ sống sau 5 năm lên tới 50%. Khi phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, nếu được ghép gan, tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân là 60-70%.

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị ở giai đoạn đầu, khi khối u chưa phát triển to

Nếu phát hiện bệnh càng muộn, thời gian sống sẽ càng rút ngắn. Khi bệnh đã ở giai đoạn cuối, thời gian sống rất ngắn, đặc biệt là ở những bệnh nhân bị xơ gan. Thường bệnh nhân chỉ có thể kéo dài thêm 3-6 tháng.

Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không nên lo lắng nhiều vì yếu tố tinh thần cũng ảnh hưởng khá nhiều đến hiệu quả điều trị. Tâm lý chán nản, bi quan, suy nghĩ tiêu cực có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn và gây ra nhiều khó khăn cho việc điều trị. Do đó, nếu có người thân bị ung thư gan, bạn nên quan tâm, động viên, giúp họ giữ vững tinh thần, có thêm động lực và niềm tin để tiếp tục điều trị. Yếu tố tinh thần sẽ tiếp thêm sức mạnh giúp bệnh nhân tiếp tục chiến đấu vượt lên bệnh tật, thậm chí có thể chiến thắng ung thư gan ngay cả khi bệnh đã tái phát.

Người nhà nên thường xuyên động viên tinh thần, để tiếp thêm động lực cho bệnh nhân

Ung thư gan chữa được không?

Hiệu quả điều trị ung thư gan còn tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, kích thước khối u. Nếu bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn 1, 2, khả năng chữa khỏi vẫn cao, nhưng nếu đã ở giai đoạn cuối, mọi biện pháp điều trị gần như không còn hiệu quả, chỉ có tác dụng kéo dài thời gian sống của bệnh nhân thêm một thời gian ngắn.

Đánh giá về hiệu quả điều trị bệnh ung thư gan, PGS.TS Phạm Duy Hiển – nguyên Phó Giám đốc bệnh viện K trung ương cho biết, nếu bệnh ung thư gan được phát hiện sớm, hiệu quả điều điều trị có thể lên đến 80%. Tuy nhiên có rất ít bệnh nhân có thể phát hiện ung thư gan ngay từ giai đoạn đầu.

Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân phát hiện sớm bệnh vẫn còn khá thấp và tỷ lệ tái phát bệnh sau điều trị vẫn còn cao. Do đó, để nâng cao hiệu quả điều trị, bệnh nhân cần đi khám sớm khi có dấu hiệu nghi ngờ của bệnh, đặc biệt là với những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý về gan [viêm gan B, C, xơ gan,…]. Sau khi phát hiện bệnh, bệnh nhân cần tiến hành điều trị ngay theo chỉ định của bác sĩ để tránh bệnh tiến triển nặng hơn. Trong và sau điều trị, người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học, nên kiêng kị các thực phẩm có hại cho sức khỏe, kết hợp với lối sống sinh hoạt khoa học.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả điều trị và hạn chế nguy cơ tái phát bệnh, bệnh nhân có thể tìm hiểu, tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giúp hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch, nâng cao thể trạng của bệnh nhân và ngăn ngừa khối u tái phát.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ancan có tác dụng góp phần nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ung thư, trong đó có ung thư gan

Xem thêm:

>>> Các bài thuốc nam chữa ung thư gan

GLOBOCAN 2020 chỉ rõ, Việt Nam có thêm 26.418 người mắc ung thư gan và 25.272 người tử vong vì ung thư gan. Ung thư gan là bệnh có tỷ lệ mắc mới và tử vong cao nhất trong các bệnh ung thư thường gặp.

Phần lớn người bệnh đến khám khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn gây khó khăn cho việc điều trị bởi ở giai đoạn đầu ung thư gan thường không có những biểu hiện rõ ràng.

1. Nguyên nhân gây bệnh ung thư gan

Nguyên nhân gây bệnh ung thư gan đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Giới tính [thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới],
  • Những người mắc bệnh gan mạn tính [xơ gan], gan nhiễm mỡ, viêm gan B, viêm gan C, béo phì,
  • Nhiễm độc tố aflatoxin do nấm mốc….
  • Ngoài ra, nguyên nhân gây ung thư gan có thể liên quan đến các yếu tố môi trường, chế độ ăn uống lạm dụng rượu bia, thuốc lá....

TS.BS Lê Thanh Hải

Hút thuốc lá một yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh ung thư, và ung thư gan cũng không ngoại lệ. Những người vừa hút thuốc lá vừa uống rượu nhiều có nguy cơ mắc bệnh cao hơn đáng kể. Trẻ em được sinh ra từ cha mẹ hút thuốc lá trước hoặc trong khi mang thai có nguy cơ mắc một loại ung thư gan hiếm gặp gọi là u nguyên bào gan.

//suckhoedoisong.vn/diem-mat-do...

2. Triệu chứng và cách phát hiện sớm ung thư gan

Với 26.418 ca mắc mới, và 25.272 ca tử vong, ung thư gan đã, đang để lại nhiều gánh nặng cho rất nhiều người bệnh và toàn xã hội. Ung thư gan thường phát hiện ở giai đoạn muộn nên tỷ lệ tử vong rất cao. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm căn bệnh này để việc điều trị dễ dàng, hiệu quả hơn, bạn hãy lưu ý những dấu hiệu cảnh báo dưới đây để đi khám kịp thời và có lời khuyên phù hợp của các bác sĩ.

Ở giai đoạn sớm của ung thư có thể gặp các triệu chứng của viêm gan mạn tính hoặc xơ gan tiến triển:

  • Chán ăn
  • Đau, nặng tức vùng hạ sườn phải
  • Trướng bụng.
  • Vàng da, củng mạc mắt,…

Trong giai đoạn muộn hơn của ung thư gan, các triệu chứng trên rõ ràng hơn, hoặc xuất hiện thêm các biến chứng của bệnh:

  • Sụt cân.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Mệt mỏi.
  • Chán ăn.
  • Trướng bụng.
  • Đau, nặng tức vùng hạ sườn phải
  • Ngứa.
  • Vàng da, củng mạc mắt.
  • Đi ngoài phân trắng/bạc màu.

Cách đơn giản nhất để phát hiện bệnh là nên đi tầm soát ung thư gan 6 tháng/lần, đặc biệt là những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao [xơ gan, viêm gan mạn do rượu, viêm gan virus B, C…].

3. Các loại ung thư gan

Theo Bệnh viện K Trung ương, ung thư gan gồm có ung thư gan nguyên phát và ung thư gan thứ phát. Ung thư gan nguyên phát phát triển từ các tế bào trong gan, ung thư gan thứ phát do các tế bào ung thư ở các bộ phận khác của cơ thể và đi vào gan gây ra các khối u di căn.

Ung thư gan gồm 4 loại chính:

- Ung thư biểu mô tế bào gan là loại ung thư gan nguyên phát phổ biến nhất chiếm trên 80%, xảy ra ở cả người lớn và trẻ em.

- Ung thư đường mật [Cholangiocarcinoma] có nguồn gốc từ đường mật.

- U nguyên bào gan [Hepatoblastoma] rất hiếm gặp, nhiều trường hợp xảy ra ở trẻ em dưới 4 tuổi.

- U mạch máu ác tính của gan rất hiếm gặp, nguồn gốc từ mạch máu của gan và phát triển rất nhanh.

Ngoài ra, còn có thể phối hợp với tần suất thấp hơn. Ví dụ: ung thư biểu mô tế bào gan phối hợp ung thư đường mật.

4. Điều trị ung thư gan

- Phẫu thuật cắt bỏ u gan.

- Ghép gan.

- Phá hủy u tại chỗ:

  • Đốt u bằng sóng cao tần [RFA]
  • Đốt u bằng vi sóng [MWA]
  • Điện đông [Cryotherapy]
  • Tiêm cồn tuyệt đối qua da [PEI]

- Nút mạch hóa chất [TACE]

- Hóa chất, xạ trị

Việc lựa chọn phương pháp điều trị tùy thuộc vào vị trí, kích thước, giai đoạn của bệnh cũng như các bệnh lý kèm theo cũng có vai trò trong việc lựa chọn phương pháp điều trị. Trong các phương pháp điều trị ung thư biểu mô tế bào gan, phẫu thuật là ưu tiên lựa chọn hàng đầu vì giúp lấy bỏ được khối u.

Cùng với sự phát triển của kỹ thuật cắt gan, các phương tiện hỗ trợ cho cuộc mổ, các phương tiện hồi sức sau mổ,… thì chỉ định cắt gan hiện nay đang ngày càng được mở rộng, đem lại cơ hội sống cao hơn cho người bệnh.

Thống kê về ung thư gan rất khó áp dụng cho một bệnh nhân cụ thể, vì các hình thức, giai đoạn và phản ứng với điều trị khác nhau ở mỗi cá nhân.

+ Nếu ung thư gan khu trú [khu trú trong gan], tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 28%.

+ Nếu ung thư gan di căn [đã phát triển sang các cơ quan lân cận], tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 7%.

+ Một khi ung thư gan di căn xa [di căn đến các cơ quan hoặc mô ở xa], thời gian sống sót sẽ thấp đến 2 năm.

Để việc điều trị đạt kết quả cao và toàn diện, bệnh nhân ung thư gan sau khi ổn định ra viện sẽ được hẹn tái khám định kỳ nhằm theo dõi sát diễn biến của bệnh sau điều trị. Đây là điều kiện để đánh giá hiệu quả điều trị, cũng như phát hiện sớm các trường hợp xuất hiện tổn thương mới để có hướng xử trí sớm, phù hợp, đem lại hiệu quả điều trị cao hơn. 

Bệnh nhân tuyệt đối không nghe theo các phương pháp chưa được thực tế kiểm nghiệm: uống thuốc nam, cúng bái,… gây nguy hiểm tính mạng.

5. Phòng bệnh ung thư gan

Cách phòng chống ung thư gan:

  • Tiêm phòng vaccine viêm gan B là biện pháp quan trọng hàng đầu.
  • Tránh xa những chất độc hại, tiềm ẩn gây ung thư như thực phẩm bị ẩm mốc, nhiễm độc.
  • Hạn chế uống rượu bia, thuốc lá, chất kích thích…
  • Kiểm tra, khám định kỳ sức khỏe 6 tháng/ lần.
  • Tích cực vận động thể chất.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ nướng, bổ sung chất xơ trong trái cây, rau xanh...

Ung thư gan trị thế nào?

Minh Đức

Video liên quan

Chủ Đề