Sinh xong bao lâu ăn được kim chi

Medonthan – Những điều bè đẻ nên và không nên làm sau khi sinh? Các cụ thường ví: “Đàn bà đẻ xong giống như con cua lột” – tức là cơ thể người mẹ lúc đó rất yếu ớt và dễ bị ảnh hưởng lâu dài bởi tác động bên ngoài. Vì vậy, chuyện kiêng cữ sau sinh là rất quan trọng.

Tuy nhiên, kiêng những gì và kiêng như thế nào thì không hẳn mẹ nào cũng rõ. Có người thì tặc lưỡi: “Kệ, chẳng kiêng gì hết”, nhưng mẹ khác thì lại giữ gìn quá mức, quá khắt khe, đến mức chỉ ăn cơm với thịt nạc và… 3 tháng trời không bước ra khỏi phòng, tắm gội cũng “để dành” cả tháng. Cả hai cách đó đều không tốt chút nào, bởi lời khuyên dành cho bất cứ mẹ nào sinh xong là cần phải kiêng cữ một-cách-khoa-học mới đảm bảo sức khỏe cho mẹ và cho cả em bé được.

Và nếu là lần đầu tiên mẹ sinh con, vẫn còn nhiều bỡ ngỡ thì hãy tham khảo những điều dưới đây, để biết cách kiêng cữ sau sinh thế nào cho đúng và khoa học nhé!

Kiêng cữ sau sinh

1. Mẹ nhất định phải nghỉ ngơi ít nhất nửa tháng đến một tháng. Trong hai tuần đầu sau sinh, ngoài những chuyện sinh hoạt cơ bản như ăn cơm, vệ sinh cá nhân, những việc nhà khác nên hạn chế làm mà hãy nghỉ ngơi trên giường. Nếu mẹ thường xuyên di chuyển, làm việc thì tử cung sẽ dễ bị sa xuống.

2. Chuẩn bị miếng vải trắng có độ rộng 30-40 cm, có thể quấn tới 12 vòng quanh bụng. Sau khi sinh con, bạn nên gen vùng bụng để tránh bụng xổ ra không đẹp và cũng để phòng chống nội tạng bên trong sa xuống. Tuy nhiên, tuyệt đối không được quấn quá chặt.

3. Dù bạn sinh con trong mùa nào, bạn cũng cần dùng nước ấm lau rửa mỗi khi muốn vệ sinh cá nhân. Nhớ là phải kiêng ngâm mình khi tắm trong thời gian ở cữ, sau một tháng bạn mới có thể ngâm mình tắm bình thường được.

4. Bạn có thể sử dụng sản phẩm dưỡng thể, chăm sóc da mặt, nhưng hãy nhớ đánh răng rửa mặt đều phải dùng nước ấm.

5. Không được gội đầu quá lâu vì làm như thế bạn sẽ dễ bị cảm lạnh. Phải gội nhanh, nhẹ nhàng bằng nước ấm sau đó lau khô tóc ngay.

6. Có thể dùng chai nước nóng hoặc túi chườm nóng để chườm bụng, lưng và hai bên bẹn. Việc này giúp bạn giảm các cơn đau lưng mỏi gối, đồng thời tăng sức đàn hồi của bắp thịt và da bụng, nhờ đó da bụng bớt nhăn, bụng sẽ nhỏ lại.

7. Trong thời gian này bạn nên để người khác tắm cho con, nếu không bạn sẽ dễ bị đau lưng, chân tay nhức mỏi.

8. Bạn cần được ở nơi yên tĩnh và có môi trường phù hợp. Ánh sáng không được quá gắt, nếu như phòng bạn có quá nhiều ánh sáng chiếu vào thì nên kéo rèm lại.

9. Không được leo cầu thang trong kỳ kinh nguyệt, không nâng vác vật nặng.

10. Không khóc, nếu không mắt bạn sẽ sớm bị lão hóa; không xem ti vi nhiều để mắt có thời gian nghỉ ngơi.

Chú ý về ăn uống

1. Không nên ăn quá nhiều trong một bữa mà nên ăn thành nhiều bữa mỗi ngày.

2. Không ăn đồ ăn quá mặn hay đồ ăn sống hoặc có tính hàn.

3. Trong vòng nửa tháng sau sinh chỉ ăn các loại hoa quả ít nước.

4. Không ăn những đồ ăn có lượng đạm cao do cơ thể lúc đó vẫn chưa hoàn toàn hồi phục các chức năng tiêu hóa, bạn ăn nhiều nhưng lượng chất hấp thụ vào cơ thể không cao.

5. Có thể dùng gừng hoặc rượu gạo để xử lý thực phẩm trước khi nấu nướng.

Ở cữ như thế nào?

1. Chia làm ba giai đoạn: 1 – bài tiết, 2 – điều tiết, 3 – bồi bổ

Tùy theo nhu cầu mà mỗi tuần có thể ăn những loại thực phẩm không giống nhau:

Tuần đầu tiên, chủ yếu là cần loại bỏ nước và các độc tố trong cơ thể ra ngoài. Bạn có thể uống các loại canh tốt cho tiêu hóa và ăn gan lợn xào bằng dầu lạc [vừng]. Chú ý, không nên uống nước liên tục, đặc biệt là các loại thức uống giải khát nếu không công cuộc bài tiết sẽ vô tác dụng. Các món rau cũng không nên cho dấm hay xì dầu.

Tuần thứ hai là thời gian luyện tập cho vùng bụng và tăng cường chức năng xương, phục hồi xương chậu.

Không ăn súp Miso, dưa muối, kim chi…

Tuần thứ ba đến tuần thứ tư: thời gian này cơ thể đã được thanh lọc khá toàn diện, không còn lo lắng về vấn đề khó hấp thụ ở khoảng thời gian trước đó. Tuy nhiên, khi chế biến thực phẩm vẫn nên sử dụng thêm rượu gạo, gừng và đường đỏ.

2. Kiêng triệt để

Trong thời gian ở cữ, không được ra ngoài hóng gió, tránh nhiễm lạnh.

Bạn không nên đi dép lê mà nên đi tất, giầy. Khi rửa mặt phải dùng nước ấm, không mang vác vật nặng. Sau một tháng bạn có thể hoạt động như bình thường.

  • Bà đẻ kiêng ăn gì: 12 thực phẩm mẹ sinh mổ tuyệt đối không được động vào

Medonthan tổng hợp

Theo bà mẹ trẻ Lâm Anh, sau khi sinh con, chị được ăn thoải mái từ cá biển cho đến thịt bò. Tuy nhiên, 5 cữ ăn trong ngày, chị đều đặn được ăn một món ăn truyền thống của sản phụ Hàn Quốc.

  • Mẹ Việt ở Mỹ: Bầu bí vẫn xinh như hoa hậu nhờ chăm chỉ áp dụng những nguyên tắc này
  • Mẹ Việt ở Đức kể lại hành trình thần kì khi mang song thai: 7 tuần siêu âm chỉ còn 1 tim thai, 1 tuần sau lại thấy 2 tim thai
  • Gặp gỡ mẹ Việt không tốn 1 đồng mua đồ chơi cho con
  • Mẹ Việt ở Nhật kể chuyện sinh con đầu lòng và bữa cơm bệnh viện với những món cực lạ

Nhật ký vượt cạn của bà mẹ Lâm Anh [Cà Mau, hiện đang sống tại Sokcho, tỉnh Gangwon, Hàn Quốc] chia sẻ mới đây khiến nhiều người bất ngờ với phong tục “lạ” của người dân xứ Hàn.

Cách đây hơn 1 năm, chị sang Hàn Quốc thăm mẹ và dượng. Ở đây được 5 tháng, chị quen ông xã hiện tại và tiến tới hôn nhân.

Bà mẹ trẻ tự nhận mình may mắn khi bất ngờ gặp được một nửa của mình rất mực yêu thương gia đình. “Kể từ khi có bầu, mình càng được chồng yêu chiều. Mình đã yên tâm hơn rất nhiều khi luôn có chồng và mẹ ở bên cạnh từ khi mang bầu đến lúc sinh con và nuôi con thơ”, mẹ bỉm sữa hào hứng tâm sự.

Chị Lâm Anh và con trai đầu lòng.

Chị Lâm Anh kể, thời kỳ mang bầu con đầu lòng chị rất bỡ ngỡ và lo lắng khi những kiến thức để chăm sóc sức khỏe bản thân và bé chị đều chưa nắm được nhiều. Vì khả năng giao tiếp bằng tiếng Hàn chưa thật tốt nên khi thăm khám, chị càng gặp nhiều khó khăn hơn.

Nhưng sau khi chào đón bé trai đầu lòng, chị đã hoàn toàn tin tưởng với quyết định ở lại xứ người để sinh và nuôi con nhỏ. Được các y, bác sĩ ở đây chăm sóc tận tâm, chế độ thai sản chu đáo khiến bà mẹ này phải thốt lên “đi đẻ sướng như tiên”.

Vừa mang thai đã nhận được tiền trợ cấp

Jun - bé trai nhà chị Lâm Anh khi 1 tuần tuổi

Có một điều may mắn là trong 9 tháng thai kỳ, chị Lâm Anh có sức khỏe ổn định, thai nhi phát triển bình thường, khỏe mạnh. Không những thế, chị còn rất thoải mái khi nhận được sự tiền trợ cấp thai kì và sự chăm sóc sức khỏe chu đáo của dịch vụ y tế nơi đây.

Cụ thể, ngay từ khi biết tin mình mang bầu, chị đã cùng ông xã đến ngân hàng Nonghuyp xuất trình giấy khám thai và sổ hộ khẩu để nhận được thẻ trợ cấp. Trong thời kỳ 9 tháng thai kỳ, ngân hàng chuyển một số tiền vào thẻ này để sản phụ dùng trong việc thăm khám sức khỏe cho tất cả các phụ nữ khi mang thai.

Chị Lâm Anh kể: “Số tiền này sẽ trừ dần trong các lần mình đến trạm y tế khám sức khỏe cho mẹ và bé. Ngoài ra, hàng tháng, trạm y tế còn cấp cho các mẹ bầu thuốc bổ. Trước đó, khi khai báo, mang thai, bất cứ bà mẹ nào cũng nhận được máy hút sữa, số tiền bỉm sữa là 150 won [khoảng 3 triệu đồng] để mua sắm tại 1 siêu thị đã định sẵn”.

“Bà bầu và trẻ em được đặc biệt quan tâm tại đất nước này. Sau khi sinh xong, mỗi tháng mình còn nhận được tiền hỗ trợ nuôi con 200 won [khoảng 4 triệu đồng] cho đến khi con đi nhà trẻ”, chị Lâm Anh cho biết.

Hậu sinh không kiêng khem, nhưng nhất thiết phải ăn canh rong biển

Chia sẻ về kinh nghiệm sinh con, chị Lâm Anh cho biết, khoảng 7 ngày trước ngày dự sinh, chị ra máu báo. Với nhiều chị em lần đầu sinh con, thậm chí dù đã có kinh nghiệm đều rất lo lắng về việc ra nhầy lẫn máu thời gian này nhưng theo bà mẹ này đây là dấu hiệu cho biết các mẹ sắp lâm bồn.

Mẹ và bé sẽ được nghỉ ngơi tại phòng riêng.

“Chị em thường thấy ra máu là sợ rồi nhưng với bản thân mình, do không đau bụng nên mình vẫn tiếp tục ở nhà. 3 ngày sau, mình đến viện khám và các bác sĩ nói có dấy hiệu chuyển dạ nên mình nhập viện. Nếu các mẹ lo lắng thì có thể đi khám. Như mình biết, thời gian sắp sinh, một số mao mạch vỡ ra nên xảy ra hiện tưởng này, còn nếu nguyên nhân khác do va chạm mạnh thì các mẹ nên lập tức đến viện kiểm tra ngay”, chị Lâm Anh chia sẻ theo kinh nghiệm sinh nở của bản thân.

Tiếp đến khoảng 2h chiều ngày 8/1 chị xuất hiện các cơn đau đẻ khi các cơn gò bắt đầu nhiều hơn và cổ tử cung bắt đầu dãn. Bà mẹ trẻ cho biết: “Đến khoảng 4h chiều, mình được khám lại, tử cung tiếp tục mở rộng hơn. Khi bác sĩ bấm ối, các cơn đau dồn dập nhiều hơn nhưng may mắn có mẹ bên cạnh để động viên và bác sĩ khá nhẹ nhàng nên mình bớt sợ hơn”.

“Lúc này, chị được các y tá hướng dẫn cách rặn để tránh mất sức khi đẻ. 5h30, mình được chuyển đến phòng sinh và đến 6h25, bé chào đời”, chị Lâm Anh kể lại.

Bữa ăn của sản phụ ở Hàn đều đặn có canh kim chi.

Về việc chăm sóc sau sinh ở bệnh viện Hàn, các y, bác sĩ tại đây không yêu cầu sản phụ phải kiêng khem trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt. Bà mẹ Việt này cho biết, chị được thoải mái ăn các món mình yêu thích từ cá biển đến thịt bò. Mỗi ngày chị được ăn khoảng 5 cữ, nhưng chắc chắn không thể thiếu món canh rong biển. Chị cho biết, đây là món ăn món ăn truyền thống của sản phụ Hàn Quốc. Không những thế, canh rong biển rất giàu sắt, tốt cho máu và còn giúp sản phụ có nhiều sữa cho con bú.

Sau khi sinh, nếu mẹ chưa có sữa cho con thì bác sĩ chỉ định cho bé bú bình và chuẩn bị cả bình sữa cho các bé. Để mẹ được nghỉ ngơi sau sinh, 3 ngày đầu, bé được các ý tá tắm sạch sẽ và nằm nôi riêng. Đặc biệt ở bệnh viện Hàn, các sản phụ đều có phòng riêng để đảm bảo yên tĩnh, sự thoải mái cho mẹ và bé. Mẹ được khuyến khích đi lại, đứng ngồi sau 24h sinh con”, chị kể.

Bệnh viện phát sữa, tã... miễn phí cho em bé khi mới chào đời

Với những bà mẹ sinh thường như chị Lâm Anh sẽ được xuất viện sau 2-3 ngày sau sinh khi sức khỏe của mẹ và bé ổn định. Trước khi rời viện, sản phụ được bác sĩ chuẩn bị túi xách kèm sữa hộp, bình sữa, quần áo, bỉm sữa, nệm và cẩm nang chăm con.

“Từ hôm sinh con đến nay đã gần 2 tuần nhưng mình chưa hề tốn tiền bỉm sữa cho cho con”, chị Lâm Anh cho biết.

Ảnh: NVCC

Video liên quan

Chủ Đề