Sao Ngũ Hư là gì

I. Định nghĩa:

Học thuyết ngũ hành là học thuyết âm dương, liên hệ cụ thể hơn trong việc quan sát, quy nạp và sự liên quan của các sự vật trong thiên nhiên.Trong y học, học thuyết ngũ hành được ứng dụng để quan sát quy nạp và nêu lên sự tương quan trong hoạt động sinh lý, bệnh lý các tạng phủ:

để chẩn đoán bệnh tật
để tìm tính năng và tác dụng của thuốc
để tiến hành công tác bào chế thuốc men

II. Nội dung của học thuyết ngũ hành:

1. Ngũ hành là gì ?

Người xưa thấy có 5 loại vật chất chính: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ và đem các hiện tượng trong thiên nhiên vào trong cơ thể con người và xếp theo 5 loại vật chất trên gọi là ngũ hành. Ngũ hành còn có ý nghĩa nữa là sự vận động, chuyển hóa các vật chất trong thiên nhiên và của tạng phủ trong cơ thể.

2. Sự quy nạp của ngũ hành trong thiên nhiên và trong cơ thể con người

STTNgũ hành
MộcHỏaThổKimThủy
1Ngũ TạngCanTâmTỳPhếThận
2Ngũ PhủĐởmTiểu trườngVịĐại trườngBàng quang
3Ngũ thểCânMạchThịt [nhục]Da lôngXương tủy
4Ngũ quanMắtLưỡiMiệngMũiTai
5Ngũ chíGiậnMừngLoBuồnSợ
6Ngũ chấtGỗLửaĐấtKim loạiNước
7Ngũ sắcXanhĐỏVàngTrắngĐen
8NgũVịChuaĐắngNgọtCayMặn
9Ngũ thời
[mùa]
XuânHạCuối hạThuĐông
10Ngũ PhươngĐôngNamTrung ươngTâyBắc

Trong điều kiện bình thường [ sinh lý]:
Vật chất trong thiên nhiên và các loại hoạt động của cơ thể liên quan mật thiết với nhau, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng bằng cách tương sinh [hành nọ sịnh hành kia, tạng nọ sinh tạng kia] hoặc chế ước lẫn nhau để giữ được thế quân bình bằng cách tương khắc [hành này hoặc tạng này chế ước hành hoặc tạng kia]

3. Các quy luật hoạt động của ngũ hành.

a. Quy luật tương sinh:

Ngũ hành tương sinh là chỉ mối quan hệ sinh ra nhau một cách thứ tự, thúc đẩy nhau phát triển của thủy, hỏa, mộc, kim, thổ. Thứ tự tương sinh là: mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc. Sự tương sinh này cư lặp lại không ngừng. nếu đứng từ một hành mà nói thì sinh ra nó được gọi là mẹ, do nó sinh ra được gọi là con.
Trong cơ thể con người: can mộc sinh tâm hỏa, tâm hỏa sinh tỳ thổ, tỳ thổ sinh phế kim, phế kim sinh thận thủy, thận thủy sinh can mộc.

b. Quy luật tương khắc:

Ngũ hành tương khắc là chỉ mối quan hệ lần lượt ức chế lẫn nhau của thủy, hỏa, mộc, kim, thổ. Thứ tự của tương khắc là: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc. Quá trình tương khắc này cũng tuần hoàn không ngừng.
Trong cơ thể con người: can mộc khăc tỳ thổ; tỳ thổ khắc thận thủy; thận thủy khắc tâm hỏa; tâm hỏa khắc phế kim; phế kim khắc can mộc

Trong điều kiện bất thường hay bệnh lý:
Có hiện tượng hành nọ hay tạng nọ khắc hành kia tạng kia quá mạnh mà sinh ra bệnh gọi là tương thừa; hoặc hành nọ tạng nọ không khắc được hành kia tạng kia gọi là tương vũ

-VD về tương thừa: bình thường can mộc khắc tỳ thổ, nếu can khắc tỳ quá mạnh gây các hiện tượng như đau vùng thượng vị [dạ dầy], đi ngoài nhiều lần [ỉa chảy do TK], khi chữa phải chữa bình can [hạ hưng phấn của can] và kiện tỳ [tăng chức năng kiện vận của tỳ].

VD về tương vũ: bình thường tỳ thổ khắc thận thủy, nếu tỳ hư không khăc được thận thủy sẽ gây: ứ nước [bệnh ỉa chảy kéo dài] gây phù dinh dưỡng, khi chữa phải kiện tỳ và lợi niệu [để làm mất phù thũng].
Quy luật tương sinh tương khắc được biểu diễn bằng sơ đồ sau.

III. Ứng dụng trong y học

1. Trong quan hệ sinh lý:

STTHiện tượngNgũ tạng
CanTâmTỳPhếThận
1Ngũ hànhMộcHỏaThổKimThủy
2PhủĐởmTiểu trườngVịĐại trườngBàng quang
3Ngũ thểCânMạchThịt [nhục]Da lôngXương tủy
4Ngũ quanMắtLưỡiMiệngMũiTai
5Tình chíGiậnMừngLoBuồnSợ

2. Trong quan hệ bệnh lý:

STTNguyên nhân bệnhVD: chứng mất ngủ bênh tại tâm có
các nguyên nhân như
CanTâmTỳPhếThận
MộcHỏaThổKimThủy
1Chính tà [
bệnh nguyên phát]
*
2Hư tà [từ mẹ
truyền cho con]
*
3Thực tà [ từ
con truyền cho mẹ]
*
4Vị tà [nó bị
khắc quá mạnh]
*
5Tặc tà
[ nó không khắc được]
*

3. Chẩn đoán học:

Căn cứ vào các triệu chứng dấu hiệu của ngũ sắc, ngũ thể, ngũ vị, ngũ quan, ngũ chí để tìm bệnh thuộc tạng phủ có liên quan.

STTHiện tượngBệnh thuộc tạng
CanTâmTỳPhếThận
1Ngũ sắcXanhĐỏVàngTrắngĐen
2Ngũ chíGiậnMừngLoBuồnSợ
3Ngũ thểCânMạchThịt [nhục]Da lôngXương tủy
4Ngũ quanMắtLưỡiMiệngMũiTai

a. Đề ra nguyên tắc chữa bệnh:

Hư thì bổ mẹ, thực thì tả con
Vd: Trong bệnh phế khí hư, phế lao trong điều trị phải kiện tỳ, vì tỳ thổ sinh phế kim đây chính là con hư bổ mẹ
Trong bệnh cao huyết áp, nguyên nhân do can dương thịnh, phải chữa vào tâm [an thần], vì can mộc sinh tâm hoả đây chính là mẹ thực tả con.

b. Về châm cứu:

Trong châm cứu người ta tìm ra các loại ngũ du huyệt ngũ du:
Tuỳ vào kinh âm kinh dương mỗi loại huyệt tương ứng với một hành; trong một đường kinh quan hệ giữa các huyệt là quan hệ tương sinh, giữa hai đường kinh âm và dương quan hệ giữa các huyệt là quan hệ tương khắc
Tên các huyệt ngũ du được đặt theo ý nghĩa của kinh khi đi trong đường kinh như dòng nước chảy:

Tên huyệt ngũ duÝ nghĩa của nó
Huyệt hợpNơi kinh khí đi vào
Huyệt kinhNơi kinh khí đi qua
Huyệt duNơi kinh khí dồn lại
Huyệt huỳnhNơi kinh khí chảy xiết
Huyệt tỉnhNơi kinh khí đi ra

Dưới đây là sơ đồ sắp xếp các huyệt ngũ du lien quan đến tương sinh và tương khắc của ngũ hành:

KinhLoại huyệt ngũ du
TỉnhHuỳnhDuKinhHợp
Dương

Âm

Kim

Mộc

Thuỷ

Hoả

Mộc

Thổ

Hoả

Kim

Thổ

Thuỷ


Khi sử dụng huyệt ngũ du để điều trị bệnh, người ta cũng thực hiện theo nguyên tắc hư bổ mẹ và thực tả con [ giảng kỹ tại phần châm cứu].

4. Về sử dụng dược:

a. Người ta xét tác dụng của vị thuốc đối với bệnh tật tại các tạng phủ trên cơ sở liên quan giữa vị thuốc, màu sắc thuốc với tạng phủ

Vị thuốcMàu thuốcTác dụng vào tạng/ phủ
vị chuaMàu xanhtạng can đởm
vị đắngMàu đỏtạng tâm / tiểu trường
vị ngọtMàu vàngtạng tỳ / vị
vị cayMàu trắngtạng phế/ đại trường
vị mặnMàu đenTạng thận / bàng quang

b. Người ta còn dung ngũ vị này để bào chế làm thay đổi tính dược của các vị thuốc, đưa thuốc vào các tạng theo yêu cầu điều trị:

Thuốc sao vớiTác dụng vào tạng:
Sao với dấmThuốc đi vào tạng can
Sao với muốiThuốc đi vào thận
Sao với đườngThuốc đi vào tỳ
Sao với gừngThuốc đi vào phế

Theo bài giảng YHCTĐH Y Hà Nội


Video liên quan

Chủ Đề