Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo câu trúc nào

Sách giáo viên Khoa học tự nhiên 7 [Chân trời sáng tạo] được biên soạn nhằm giúp giáo viên tổ chức hiệu quả các hoạt động dạy học theo từng bài học trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 7. Sách là tài liệu tham khảo dành cho giáo viên thiết kế bài giảng dạy học phát triển năng lực học sinh. Do đó, sách tập trung hướng dẫn giáo viên: - Viết mục tiêu cho từng bài giảng phù hợp với mục tiêu của bài học trong sách giáo khoa. – Thiết kế và tổ chức các hoạt động trong sách giáo khoa phù hợp với từng đối tượng và điều kiện thực hiện. - Phương pháp và kĩ thuật dạy học phát triển năng lực học sinh, cách tổ chức cho học sinh thảo luận các nội dung cụ thể theo yêu cầu trong sách giáo khoa. - Phương pháp trả lời các câu hỏi và nhiệm vụ thảo luận, luyện tập, vận dụng và bài tập cuối mỗi bài học trong sách giáo khoa. Ngoài ra, những nội dung khó trong sách giáo khoa cũng được bổ sung thêm thông tin để hỗ trợ thầy cô thực hiện dễ dàng bài giảng trên lớp. Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả đã nỗ lực hết mình để có những gợi ý tốt nhất cho giáo viên khi thiết kế bài giảng. Dù vậy, sách vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Các tác giả rất mong nhận được những góp ý từ quý thầy cô trực tiếp giảng dạy ở các trường Trung học Cơ sở để sách ngày càng hoàn thiện hơn.

Trân trọng cảm ơn!

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng soạn, trả lời câu hỏi & làm bài tập KHTN 7, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi môn KHTN lớp 7 CTST.

Bài giảng Khoa học tự nhiên lớp 7 - Cô Xuân Phương [Giáo viên VietJack]

Nội dung đang được cập nhật ....

Xem thêm soạn, giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo các môn học hay khác:

Cách xem online sách lớp 7 mới:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên lớp 7 bộ sách Chân trời sáng tạo [NXB Giáo dục].

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Thí nghiệm 1: Chứng minh tính hướng sáng

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị:

+ Dụng cụ: cốc để trồng cây, hộp bìa các-tông có đục lỗ và có nắp mở để quan sát.

+ Hóa chất: nước.

+ Mẫu vật: Hạt đỗ/ ngô, lạc nảy mầm, đất ẩm.

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo các bước SGK tr.147.  

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tại sao ở bước 2 phải đặt cốc trồng cây trong hộp các-tông kín có đục lỗ?

- GV yêu cầu HS dự đoán kết quả thí nghiệm sau 2 tuần.

Thí nghiệm 2: Chứng minh tính hướng nước

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị:

+ Dụng cụ: khay đục lỗ nhỏ, giấy ăn.

+ Hóa chất: nước

+ Mẫu vật: hạt đỗ/ngô/lạc mùn cưa.

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo các bước SGK tr.147.

- GV yêu cầu HS dự đoán kết quả thí nghiệm sau 2 tuần.

 Thí nghiệm 3: Chứng minh hướng tiếp xúc

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị:

+ Dụng cụ: chậu để trồng cây, giá thể [cành cây khô, cọc gỗ, lưới thép].

+ Hóa chất: nước

+ Mẫu vật: cây thân leo [đậu cô ve, bầu bí, mướp] đang sinh trưởng, đất ẩm.

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo các bước SGK tr.148.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy kể tên một số thực vật có tính hướng tiếp xúc mà em biết.

- GV chốt lại nội dung kiến thức: Cảm ứng ở thực vật là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích từ môi trường thông qua vận động của các cơ quan. Các hình thức của cảm ứng ở thực vật bao gồm tính hướng sáng, tính hướng nước, tính hướng tiếp xúc, tính hướng hóa, hướng đất,…

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. Tìm hiểu các thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng của thực vật

Thí nghiệm 1: Chứng minh tính hướng sáng

- Tiến hành thí nghiệm theo các bước:

+ Bước 1: Trồng vài hạt đỗ/lạc/ngô đang nảy mầm vào 2 cốc chứa đất ẩm A, B.

+ Bước 2: Đặt cốc A vào hộp bìa các-tông có khoét lỗ để ánh sáng lọt qua, cốc B để bên ngoài trong điều kiện thường.

+ Bước 3: Đặt cả hộp giấy bìa các-tông chứa cốc trồng cây và cốc còn lại ở nơi có ánh sáng, tưới nước để giữ ẩm cho đất.

+ Bước 4: Theo dõi và ghi chép lại hiện tượng thay đổi tư thế phát triển của cây trong hai cốc sau 1 tuần.

- Ở bước 2, phải đặt cốc trồng cây trong hộp các-tông kín có đục lỗ vì khi đục lỗ thoát nước dưới đáy thùng xốp sẽ tạo ra các lỗ hổng, giúp thoát nước tốt, thoáng khí.

Thí nghiệm 2: Chứng minh tính hướng nước

- Tiến hành thí nghiệm theo các bước:

+ Bước 1: trải đều một lớp giấy ăn mỏng vào trong hai khay có đục lỗ.

+ Bước 2: rải mùn cưa ẩm đều khắp mặt các khay thành một lớp khoảng 1cm.

+ Bước 3:

·        Khay 1: trồng 1 số hạt đỗ đang nảy mầm vào một phía của khay và tưới nước phía đối diện.

·        Khay 2: trồng một số hạt đỗ đang nảy mầm vào đều mặt khay vào nước tưới.

+ Bước 4:

·        Khay 1: treo khay nghiêng 1 góc 45°, sao cho các hạt đỗ ở phía trên.

·        Khay 2: để khay theo mặt phẳng nằm ngang và tưới nước đều đặn.

+ Bước 5: theo dõi và ghi chép lại sự khác nhau về chiều phát triển của rễ giữa các cây trong khay 1 và khay 2 sau 1 tuần.

Thí nghiệm 3: Chứng minh hướng tiếp xúc

- Tiến hành thí nghiệm theo các bước:

+ Bước 1: Trồng ba cây thân leo [mướp, bí, bầu] vào ba chậu chứa đất ẩm.

+ Bước 2: Cắm sát bên mỗi cây một giá thể.

+ Bước 3: Đặt chậu cây nơi có đủ ánh sáng và tưới nước hằng ngày.

+ Bước 4: Theo dõi và ghi chép hiện tượng xảy ra của các cây này sau 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần.

- Một số thực vật có tính hướng tiếp xúc: mướp, bầu, bí, dưa leo, nho, đậu ván, đậu cô ve, cây củ từ…

Giải Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 2: Nguyên tử

  • I. Câu hỏi thảo luận
    • Câu 1 trang 14 Khoa học tự nhiên 7 CTST
    • Câu 2 trang 14 Khoa học tự nhiên 7 CTST
    • Câu 3 trang 15 Khoa học tự nhiên 7 CTST
    • Câu 4 trang 15 Khoa học tự nhiên 7 CTST
    • Câu 5 trang 16 Khoa học tự nhiên 7 CTST
    • Câu 6 trang 17 Khoa học tự nhiên 7 CTST
  • II. Câu hỏi luyện tập
    • Trang 16 Khoa học tự nhiên 7 CTST
    • Trang 17 Khoa học tự nhiên 7 CTST
  • III. Câu hỏi bài tâp
    • Bài 1 trang 17 Khoa học tự nhiên 7 CTST
    • Bài 2 trang 17 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tử CTST được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời các nội dung câu hỏi sách giáo khoa KHTN 7 bài 2 Nguyên tử Chân trời sáng tạo. Từ đó bạn đọc nắm được các nội dung câu hỏi của bài, chuẩn bị soạn bài tốt trước khi học.Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

I. Câu hỏi thảo luận

Câu 1 trang 14 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Những đối tượng nào trong Hình 2.1 ta có thể quan sát bằng mắt thường? Bằng kính lúp? Bằng kính hiển vi?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Đối tượng có thể quan sát bằng mắt thường: Ruột bút chì

Đối tượng quan sát bằng kính lúp: Hạt bụi trong không khí

Đối tượng quan sát bằng kính hiển vi: Tế bào máu, Vi khuẩn

Câu 2 trang 14 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Quan sát Hình 2.2, em hãy cho biết khí oxygen, sắt, than chì có đặc điểm chung gì về cấu tạo?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Quan sát Hình 2.2, ta có thể thấy khí oxygen, sắt, than chì được cấu tạo từ những quả cầu liên kết với nhau

Câu 3 trang 15 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Theo Rutherford - Bohr, nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Nguyên tử gồm: hạt nhân ở bên trong và vỏ

+ Vỏ nguyên tử:

Gồm các electron [e] mang điện tích âm được sắp xếp thành từng lớp và chuyển động xung quanh hạt nhân

+ Hạt nhân nguyên tử: Chứa các hạt proton [p] mang điện tích dương

Mỗi proton mang một đơn vị điện tích dương, quy ước là +1.

Câu 4 trang 15 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Quan sát Hình 2.5, hãy cho biết nguyên tử nitrogen và potassium có bao nhiêu:

a] Điện tích hạt nhân nguyên tử?

b] Lớp electron?

c] Electron trên mỗi lớp?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Nguyên tử nitrogen:

  • Điện tích hạt nhân: +7
  • Lớp electron: 2 lớp
  • Số electron trên mỗi lớp: Lớp thứ 1 có 2 electron, lớp thứ 2 có 5 electron

Nguyên tử potassium:

  • Điện tích hạt nhân: +19
  • Lớp electron: 4 lớp
  • Số electron: Lớp thứ 1 có 2 electron, lớp thứ 2 có 8 electron, lớp thứ 3 có 8 electron, lớp thứ 4 có 1 electron

Câu 5 trang 16 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Tại sao nguyên tử trung hoà về điện?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Trong mỗi nguyên tử, số hạt proton và electron luôn bằng nhau, chúng có trị số điện tích bằng nhau nhưng trái dấu => Điện tích nguyên tử = 0

Do đó nguyên tử trung hòa về điện

Câu 6 trang 17 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Vì sao người ta thường dùng amu làm đơn vị khối lượng nguyên tử?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Chỉ với 1 gam chất bất kì đã chứa tới hàng tỉ tỉ nguyên tử

Ví dụ: Trong 1 gam carbon có chứa khoảng 50.1021 nguyên tử carbon

Như vậy 1 nguyên tử carbon có khối lượng

1 nguyên tử có khối lượng 1,9926 x 10-23 gam

Khối lượng nguyên tử rất nhỏ nên để biểu thị khối lượng nguyên tử người ta sử dụng đơn vị khối lượng nguyên tử là amu = 1,6605.10-24

II. Câu hỏi luyện tập

Trang 16 Khoa học tự nhiên 7 CTST

1. Cho biết các thành phần cấu tạo nên nguyên tử trong hình minh hoạ sau:

2. Quan sát Hình 2.6, hãy hoàn thành bảng sau:

Số đơn vị điện tích hạt nhânSố protonSố electron trong nguyên tửSố electron ở lớp ngoài cùng
????

Để lớp electron ngoài cùng của nguyên tử oxygen có đủ số electron tối đa thì cần thêm bao nhiêu electron nữa?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

1. Thành phần cấu tạo nên nguyên tử trong hình minh hoạ sau

2.

Số đơn vị điện tích hạt nhân = số electron = số proton

Nguyên tử oxygen có 8 electron

=> Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron = 8

Số đơn vị điện tích hạt nhânSố protonSố electron trong nguyên tửSố electron ở lớp ngoài cùng
8882

Lớp thứ 2 có tối đa 8 electron, mà lớp thứ 2 của oxygen có 6 electron

=> Để lớp electron ngoài cùng của nguyên tử oxygen có đủ số electron tối đa thì cần thêm 2 electron nữa

Trang 17 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Quan sát mô hình dưới đây và cho biết số proton, số electron và xác định khối lượng nguyên tử magnesium [biết số neutron bằng 12].

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Mô hình nguyên tử magnesium có đơn vị điện tích hạt nhân = 12

=> Số electron = số proton = số đơn vị điện tích hạt nhân = 12

Khối lượng nguyên tử magnesium = số proton x 1 amu + số neutron x 1 amu = 12 x 1 amu + 12 x 1 amu = 12 amu

III. Câu hỏi bài tâp

Bài 1 trang 17 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Em hãy điền vào chỗ trống các từ, cụm từ thích hợp sau để được câu hoàn chỉnh:

chuyển độngcác electronhạt nhânđiện tích dươngtrung hòa về điện
vỏ nguyên tửđiện tích âmvô cùng nhỏsắp xếp

Nguyên tử là hạt...[1] và [2]... Theo Rutherford – Bohr, nguyên tử có cấu tạo gồm 2 phần là [3]...[mang [4]...] và [5]... tạo bởi [6]... [mang [7]...]

Trong nguyên tử, các electron [8]...xung quanh hạt nhân và [9]... thành từng lớp.

Hướng dẫn giải bài tập

Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏtrung hòa về điện. Theo Rutherford – Bohr, nguyên tử có cấu tạo gồm 2 phần là hạt nhân [mang điện tích dương] và vỏ nguyên tử tạo bởi các electron [mang điện tích âm]

Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp

Bài 2 trang 17 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Vì sao nói khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử

Hướng dẫn giải bài tập

Ta có:

+ Khối lượng 1 proton = 1 neutron = 1amu

+ Khối lượng 1 electron = 0,00055 amu

Suy ra khối lượng electron nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng proton và neutron

Vậy có thể bỏ qua khối lượng của electron hay khối lượng hạt nhân nguyên tử có thể coi là khối lượng của nguyên tử.

>> Bài tiếp theo: Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học CTST

--------------------------------------

Trên đây là toàn bộ lời giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tử CTST. Ngoài ra các em học sinh tham khảo thêm chuyên mục lời giải 2 bộ sách Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thứcvà Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều đầy đủ các bài học SGK cũng như SBT. VnDoc liên tục cập nhật lời giải sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề