Quy trình vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp

Hiện nay, việc vay vốn ngân hàng hay các tổ chức tín dụng ngày phổ biến. Đây được coi là nguồn huy động vốn hiệu quả để sản xuất, kinh doanh. Quy trình cho vay của Tổ chức tín dụng được thực hiện như thế nào?

Bước 1: Khách hàng lập hồ sơ tín dụng gửi tới Tổ chức tín dụng cho vay

Tùy từng loại vay, khách hàng sẽ có 1 bộ hồ sơ khác nhau. Hồ sơ vay vốn cần đảm bảo các thông tin cơ bản như:

+ Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng

+ Mục đích sử dụng vốn vay

+ Khả năng trả nợ vay gồm vốn vay và lãi

Cá nhân

Hồ sơ khách hàng:

+ CMND hoặc hộ chiếu của khách hàng vay;

+ Sổ hộ khẩu hoặc thường trú trong trường hợp chưa có hộ khẩu tại nơi muốn vay vốn

+ Đăng ký kết hôn [trường hợp đã có vợ hoặc chồng] hoặc Xác nhận tình trạng hôn nhân [trường hợp độc thân]

Hồ sơ khoản vay:

+ Giấy đề nghị vay vốn và phương án sử dụng vốn

+ Tài liệu chứng minh mục đích vay vốn

+ Tài liệu chứng minh thu nhập

+ Tài liệu chứng minh thu nhập: Bao gồm tất cả các hồ sơ chứng minh nguồn thu nhập của bạn. Cần chi tiết, rõ ràng, càng chi tiết rõ ràng thì Ngân hàng sẽ xử lý hồ sơ càng nhanh.

+ Nếu nguồn thu từ lương: Hợp đồng lao động còn hạn, bảng lương hoặc sao kê lương

+ Nếu nguồn thu từ kinh doanh: Đăng ký kinh doanh, sổ sách bán hàng, hóa đơn [nếu có];

+ Nếu nguồn thu từ cho thuê tài sản: Chứng từ chứng minh quyền sở hữu tài sản thuê, chứng từ chứng minh thu nhập từ tài sản thuê.

+ Tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn:Theo quy định của Pháp luật, các khoản vay Ngân hàng đều phải chứng minh có mục đích sử dụng vốn hợp pháp. Ví dụ như:

Mục đích sử dụng vốn là Mua nhà, Mua xe: Bạn cần chuẩn bị hợp đồng mua bán, giấy đặt cọc, các thông báo nộp tiền [nếu có]

Mục đích xây sửa nhà:Bạn cần chuẩn bị sổ đỏ của ngôi nhà xây sửa, bản dự toán xây sửa …

Mục đích kinh doanh:cần chuẩn bị đăng ký kinh doanh, báo cáo tài chính hoặc báo cáo thu chi các năm trước, định hình kế hoạch và nhu cầu vốn trong năm tương lai [cụ thể Ngân hàng sẽ hướng dẫn thêm];

Mục đích tiêu dùng:Mục đích này hiện đang được Ngân hàng hỗ trợ, Khách hàng hầu như không bị yêu cầu hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn. Thay vào đó một số Ngân hàng yêu cầu Khách hàng ký cam kết sử dụng vốn vay tiêu dùng hợp pháp.

+ Tài liệu về tài sản đảm bảo – khả năng hoàn trả vốn vay:

+ Trong các trường hợp Khách hàng mua nhà, mua xe và đảm bảo bằng chính Nhà hoặc xe mua thì không cần chuẩn bị thêm hồ sơ.

+ Trường hợp mục đích khác hoặc dùng tài sản khác thì khách hàng cần chuẩn bị Hồ sơ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản định thế chấp cho Ngân hàng [VD: sổ đỏ/sổ hồng; Xe oto thì là đăng ký xe]

+ Trường hợp dùng tài sản của bên thứ 3 làm tài sản thế chấp, Khách hàng sẽ cần cung cấp thêm chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của chủ sở hữu tài sản.

Đối với doanh nghiệp

Hồ sơ pháp lý bao gồm:

+ Giấy phép thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.

+ Điều lệ công ty.

+ Quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng [nếu có].

+ CMND hoặc Hộ chiếu, Sổ hộ khẩu của người đại diện công ty đứng ra vay vốn [Photo].

+ Giấy chứng nhận đăng ký thuế.

+ Báo cáo tài chính của doanh nghiệp [ít nhất 02 năm gần nhất]:

+ Phương án vay vốn:

+ Phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.

+ Kế hoạch trả nợ ngân hàng.

+ Tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định: Bất động sản: Giấy chứng nhận sở hữu nhà, đất. Ôtô, Máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, hàng hóa: Hóa đơn, hợp đồng mua bán. Các chứng từ có giá: giấy chứng nhận góp vốn, cổ phiếu, trái phiếu…

Bước 2: Tổ chức tín dụng thẩm định hồ sơ tín dụng

– Thẩm định là quá trình Ngân hàng sẽ xem xét lại toàn bộ hồ sơ khách hàng cung cấp, đánh giá thông tin, đánh giá thực địa tại nơi làm việc, nơi ở của Khách hàng.

Dùng các biện pháp nghiệp vụ để đối chiếu; xác minh từ đó xác định sự phù hợp với các điều kiện của Ngân hàng của Khách hàng.

– Là bước quan trọng và mất nhiều thời gian; tuy nhiên khách hàng càng cung cấp thông tin đầy đủ thì bước thẩm định sẽ càng nhanh.

– Trong quá trình thẩm định Nhân viên Ngân hàng có thể có thêm câu hỏi cho chính Khách hàng hoặc những người liên quan cần thiết và có thể yêu cầu Khách hàng cung cấp thêm hồ sơ bổ sung

Bước 3: Tổ chức tín dụng quyết định cho vay

Sau khi Nhân viên Ngân hàng thẩm định xong; sẽ lập các đề xuất tín dụng và xin phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền. Trên cơ sở hồ sơ và các thông tin cho nhân viên báo cáo; cấp có thẩm quyền sẽ tiến hành phê duyệt khoản vay.

Trong một số trường hợp [thường là những khoản vay lớn]; sẽ có bộ phận độc lập khác tiến hành thẩm định lại hồ sơ khách hàng một lần nữa để đảm bảo tính khách quan, minh bạch.

Trong trường hợp được vay; khách hàng và Tổ chức tín dụng đàm phán các điều khoản của Hợp đồng tín dụng và ký kết Hợp đồng tín dụng.

Trường hợp được vay vốn; Tổ chức tín dụng trả lời bằng văn bản cho khách hàng và giải thích rõ nguyên nhân bị từ chối cho vay.

Ngoài ra, về phía Ngân hàng cần quan tâm đến Rủi ro mất vốn trong cho vay của Ngân hàng thương mại tránh những thiệt hại không đáng có xảy ra.

Trên đây là tư vấn của LAWKEY về Quy trình cho vay của Tổ chức tín dụng. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

DOANH NGHIỆP MUỐN VAY VỐN NGÂN HÀNG CẦN LÀM GÌ VÀ CHUẨN BỊ HỒ SƠ RA SAO?

Sử dụng đòn bẩy tài chính bằng cách vay vốn ngân hàng đối với các Doanh nghiệp ngày nay đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên để vay được vốn, Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ và phải hiểu rõ về quy định của Pháp luật cũng như của Ngân hàng thì mới có thể tiếp cận được nguồn vốn này.

Vậy để giúp các DN nghiệp hiểu rõ hơn về quy trình, thủ tục và những thứ cần chuẩn bị khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng, Finway xin đưa ra một số lưu ý như sau:

1. Một số hình thức vay vốn ngân hàng cơ bản

  • Phân loại theo thời gian vay:

             - Vay ngắn hạn [≤12 tháng]

             - Vay trung hạn [từ 13 – 60 tháng]

             - Vay dài hạn [>60 tháng]

  • Phân loại theo hình thức vay:

             - Vay thế chấp [có Tài sản bảo đảm]

             - Vay tín chấp [không cần Tài sản bảo đảm]

  • Phân loại theo mục đích vay:

             - Vay hạn mức tín dụng bổ sung Vốn lưu động

             - Vay đầu tư Tài sản trung/dài hạn

2. Doanh nghiệp cần đáp ứng được các điều kiện gì?

  • Người đại diện Doanh nghiệp phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự.
  • Người đại diện và Doanh nghiệp có lịch sử tín dụng lạnh mạnh, không có nợ xấu trong vòng 05 năm gần nhất
  • Mục đích sử dụng vay vốn phải là mục đích chính đáng, minh bạch, rõ ràng.
  • Doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, không quá yếu kém, đủ khả năng để chi trả khoản nợ cả gốc và lãi.
  • Doanh nghiệp đang có dự án đầu tư kinh doanh khả thi kèm theo kế hoạch trả nợ, kế hoạch này phải có tính thực tế, khả thi.
  • Doanh nghiệp phải đảm bảo các tài sản thế chấp của mình [nếu có] phù hợp với các quy định của pháp luật

3. Hồ sơ vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp bao gồm thủ tục gì?

    Hồ sơ pháp lý bao gồm:

  • Giấy phép thành lập/ Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đầu tư.
  • Điều lệ công ty.
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng [nếu có].
  • CMND hoặc Hộ chiếu, Sổ hộ khẩu của người đại diện công ty đứng ra vay vốn [Photo].
  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế.

    Báo cáo tài chính của doanh nghiệp [ít nhất 02 năm gần nhất]:

  • Báo cáo tài chính
  • Hợp đồng, hóa đơn mua hàng/ bán hàng…
  • Sao kê Tài khoản ngân hàng
  • ...

    Phương án vay vốn:

  • Phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.
  • Kế hoạch trả nợ ngân hàng.

    Tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định:

  • Bất động sản: Giấy chứng nhận sở hữu nhà, đất.
  • Ôtô, Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,...
  • Các chứng từ có giá: giấy chứng nhận góp vốn, cổ phiếu, trái phiếu…

4. Một số lưu ý khi làm hồ sơ vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp:

Trước khi tiến hành ký kết làm hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều sau:

  • Xác định rõ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần căn cứ vào doanh thu và chi phí hoạt động của mình để xác định số tiền vay hợp lí. Tránh vay quá nhiều gây tồn dư vốn không sử dụng đến mà vẫn phải chịu lãi từ ngân hàng.

Ngoài ra, Doanh nghiệp cần đảm bảo chắc chắn khả năng trả nợ cho ngân hàng theo như đúng dự kiến.

Doanh nghiệp cần chú ý tới thời hạn thay đổi lãi suất.

Mỗi ngân hàng sẽ áp mức lãi suất riêng đối với doanh nghiệp muốn làm hồ sơ vay vốn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên sự chênh lệch giữa các ngân hàng hiện nay cũng không đáng kể. Khi tiến hành vay vốn, ngân hàng sẽ áp lãi suất khác nhau theo khoảng thời gian khác nhau. Doanh nghiệp cần lưu ý để tối ưu được chi phí lãi suất vay vốn

  • Điều kiện phê duyệt tín dụng

Điều kiện phê duyệt tín dụng là các điều kiện ràng buộc đi kèm khi ký hợp đồng vay vốn, thông thường là điều kiện giải ngân hoặc điều kiện tuân thủ sau vay.

Đa số các Doanh nghiệp sau khi được phê duyệt hồ sơ tín dụng thì thường không kiểm tra các điều khoản này. Dẫn đến không đáp ứng được các điều kiện để giải ngân, gây khó khăn trong quá trình giao dịch với ngân hàng về sau, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần hết sức lưu ý để tuân thủ đúng và đủ các quy định Ngân hàng. Nếu có điều kiện nào Doanh nghiệp cảm thấy bất hợp lý thì nên kiến nghị ngân hàng xem xét càng sớm càng tốt để đảm bảo quyền lợi của mình.

  • Chọn ngân hàng và dịch vụ

Hiện nay, sản phẩm dịch vụ và lãi suất giữa các ngân hàng không quá chênh lệch. Doanh nghiệp nên lựa chọn ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt, có nhiều chương trình ưu đãi, thái độ phục vụ của nhân viên nhiệt tình, chu đáo…

Trên đây là 1 vài điểm lưu ý để DN có thể thực hiện thủ tục vay vốn dễ dàng và thuận lợi hơn.

Nếu Doanh Nghiệp bạn đang có nhu cầu vay vốn mà không biết phải bắt đầu tư đâu, Finway cung cấp dịch vụ tư vấn vay vốn ngân hàng 

Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, đừng ngần ngại gọi ngay cho Finway để được Tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Công ty TNHH Dịch vụ Finway

Địa chỉ: Lô B10 , Khu Đấu Giá Yên Xá, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Phone: 091.3979.184

Email:   

Website: //finway.vn/   

FanPage: //www.facebook.com/ketoan.finway/

Video liên quan

Chủ Đề