Quy trình sản xuất máy bay Airbus

Năm 2000, Airbus A380 đã chính thức lộ diện và nhanh chóng nổi bật toàn thế giới với chi phí sản xuất khổng lồ lên đến 6.8 tỷ bảng Anh.

Cận cảnh quá trình sản xuất A380, chiếc máy bay chở khách lớn nhất hành tinh [Nguồn: Dailymail.co.uk]

          Vào năm 2002, những khâu hoàn thiện cuối cùng cho A380 đã được tiến hành. Trong ảnh là phần thân máy bay đang được vận chuyển bằng đường bộ đến nhà máy lắp ráp máy bay phản lực tại Toulouse, Pháp

Các bộ phận của A380 được sản xuất tại 4 nước khác nhau thuộc EU, trong ảnh là một phần của chiếc máy bay này khi đang được vận chuyển ở Pauillac, Pháp

Thân máy bay và phần cánh được đưa lên một tàu trở hàng khổng lồ, sẵn sàng cập bến Toulouse vào tháng 10 năm 2004

Đôi cánh của A380 được chế tạo tại một cơ sở sản xuất tại Broughton, Flintshire, xứ Wales. Ảnh trên là một bên cánh được chuyên chở bằng xà lan trên con sông Dee

Phần thân máy bay được các nhân viên dỡ xuống khỏi con tàu vận chuyển ở Paulliac. Theo thường lệ, các bộ phận của A380 sẽ cập bến nước Pháp tại Paulliac, sau đó được đưa lên xà lan để đi qua Bordeaux và tập trung tại một bến tàu ở Langon. Cuối cùng, các nhà sản xuất sẽ vận chuyển các bộ phận bằng đường bộ bằng những phương tiện cỡ đại để đến được nhà máy lắp ráp

Phần thân cuối cùng của A380 đã được đưa đến nhà máy lắp ráp vào tháng 1 năm 2005, chỉ vài tháng ngay trước chuyến bay đầu tiên của “chú chim sắt khổng lồ”

Hình ảnh bên trong nhà máy Toulouse Airbus vào tháng 1 năm 2005 cho thấy 3 chiếc A380 đầu tiên trên thế giới đang được đồng thời hoàn thiện

 Hàng trăm nhân viên và công nhân đang tập trung trước mũi máy bay Airbus A380 tại lễ khai trương vào năm 2004. Vào thời điểm đó, Airbus dự kiến sẽ bán hơn 1.000 chiếc A380, tuy nhiên số đơn đặt hàng chỉ dừng lại ở con số khiên tốn là 380 đơn

Những chuyến bay đầu tiên của “người khổng lồ” A380

Hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới Airbus cuối cùng cũng ấn định ngày tiết lộ 5 chiếc A380 thử nghiệm, với chuyến bay đầu tiên diễn ra vào ngày 27 tháng 4 năm 2005.

A380 thử nghiệm đã hạ cánh sau chuyến bay dài khoảng 4 giờ đồng hồ, dưới sự cổ vũ và chào đón nhiệt tình của hơn 30.000 khán giả là những người tham gia quan sát hành trình cất cánh và hạ cánh của A380.

Đội ngũ phi hành đoàn đồng hành cùng A380 hầu như không có có cơ hội cầm lái chiếc máy bay khổng lồ này. Claude Lelaie- Phó chủ tịch cấp cao của Airbus, và Phó chủ tịch Jacques Rosay đã cùng nắm vị trí cơ trưởng trong chuyến bay này

Sau khi thử nghiệm máy bay hoàn tất, A380 đã cất cánh vòng quanh thế giới. Trong chuyến bay đầu tiên đến Anh năm 2006, A380 xuất hiện tại Farnborough Airshow cùng với Mũi tên đỏ [Phi đội của không quân Hoàng gia Anh]

Hãng hàng không Singapore Airlines đã giới thiệu các khoang hạng nhất được tân trang với nội thất và trang trí cô cùng bắt mắt, sang trọng. Trong ảnh là Sharmala Huey Yuen- một tiếp viên hàng không của Singapore Airlines đang chuẩn bị giường đôi trong khoang hạng nhất vào tháng 9 năm 2009

Mặt khác, Singapore Airlines cũng cung cấp cho khách hàng phòng riêng có cửa trượt và rèm cửa sổ, một chiếc ghế bành được chế tạo thủ công bởi các nghệ nhân bậc thầy người Ý. Ngoài ra, trong phòng còn có một chiếc giường đơn và một TV màn hình LCD 23 inch để phục vụ nhu cầu giải trí của khách hàng

Đi theo cách bài trí của Singapore Airlines, hãng hàng không Emirates cũng tạo ra những cabin xa hoa, nơi những hành khách hạng nhất được cung cấp phòng tắm rộng rãi với vòi hoa sen và một phòng ngủ riêng biệt

-> Boeing sản xuất máy bay 737 chỉ trong 9 ngày

Đó là lúc 1 giờ sáng tại thị trấn yên bình Lévignac gần thành phố Toulouse ở miền tây nam nước Pháp. Người dân đứng xếp hàng dọc theo con phố chính của thị trấn để chờ đợi một cuộc diễu hành. Tuy nhiên, không có kèn trống hay những phương tiện trang hoàng cho sự kiện.

Thay vào đó, một đoàn 6 xe tải kéo theo toa moóc lớn chở các bộ phận khác nhau của máy bay thương mại lớn nhất thế giới, Airbus A380. Đám đông vỗ tay reo hò khi phần cánh, thân và cánh đuôi ngang của máy bay chậm rãi di chuyển qua thị trấn, sự kiện cứ vài tuần lại diễn ra một lần, theo CNN.

Dây chuyền lắp ráp khổng lồ

Dây chuyền lắp ráp cuối cùng [FAL] cho mẫu A380 hai tầng có thể chở trên 500 hành khách nằm ở nhà máy Jean-Luc Lagardere trong sân bay Toulouse-Blagnac. Đây cũng là trụ sở chính và khu thử nghiệm bay của tập đoàn Airbus, nơi cho ra đời nhiều sản phẩm khác như mẫu A320 với cabin một lối đi cùng máy bay thân rộng A330 và A350.

Từ lần bàn giao máy bay đầu tiên cho hãng hàng không Singapore Airlines vào năm 2007, dây chuyền tại Toulouse đã lắp ráp trên 200 chiếc A380. Trong đó, hơn 100 chiếc thuộc đội bay của hãng hàng không Emirates ở Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất [UAE].

Cũng như các dự án khác của Airbus, phần lớn bộ phận của A380 được sản xuất tại các cơ sở của công ty này trên khắp châu Âu, và linh kiện đến từ các nhà cung cấp trên khắp thế giới. Đôi cánh của chiếc máy bay khổng lồ được chế tạo ở Broughton, Wales, phần thân đến từ Hamburg, Đức và Saint-Nazaire, Pháp, cánh đuôi ngang sản xuất ở Cadiz, Tây Ban Nha; đuôi đứng cũng ra đời tại Hamburg.

Vận chuyển những bộ phận cồng kềnh của máy bay trên tới Toulouse là quá trình phối hợp chặt chẽ dưới sự giám sát bởi Arnaud Cazeneuve, giám đốc phụ trách vận chuyển hàng cỡ lớn của Airbus. "Với tôi, một chiếc A380 gồm 6 bộ phận chính: ba phần của thân máy bay, hai cánh và cánh đuôi", ông Cazeneuve nói.

Từ đinh tán và bu lông, đến ghế ngồi và động cơ, một chiếc A380 được tạo ra từ khoảng 4 triệu bộ phận riêng lẻ sản xuất bởi 1.500 công ty đến từ 30 quốc gia trên thế giới, theo thống kê. Do đó, phương thức vận chuyển những bộ phận trên cũng rất đa dạng, bao gồm đường thủy, đường không và đường bộ.

Đường thủy

Airbus có một đội gồm ba tàu được thiết kế đặc biệt để vận chuyển các bộ phận chính của A380 đến một bến phao nổi ở Pauillac, ngay trên bờ biển Đại Tây Dương của Pháp. Các tàu này phụ trách chở 6 bộ phận đã hoàn thiện của A380 do các cơ sở của Airbus tại Wales, Đức, Pháp, Italy và Tây Ban Nha sản xuất.

Sà lan vận chuyển bộ phận máy bay trên sông. Ảnh: CNN.

Chia sẻ với CNN, ông Cazeneuve cho biết các nhà máy không sử dụng cần cẩu. Mỗi nhà máy sản xuất đặt các bộ phận của A380 trên giá vận chuyển và một chiếc xe đa dụng đi theo khuôn để chuyên chở chúng. "Tôi không phải trực tiếp vận hành công đoạn này, mà nó chỉ đơn giản là chuyển các bộ phận từ phương tiện vận chuyển này sang phương tiện khác", ông Cazeneuve nói.

Đường không

Trong khi 6 bộ phận chính của A380 được vận chuyển bằng đường biển, phần cánh đuôi đứng của máy bay được vận chuyển theo đường hàng không từ Hamburg tới Toulouse. Chuyến bay đầu tiên của bộ phận này không phải ở bên ngoài máy bay mà là bên trong siêu vận tải cơ A300-600ST của Airbus hay còn gọi là Beluga.

Siêu vận tải cơ Beluga. Ảnh: CNN.

Vận tải cơ Beluga ra đời dưới dạng máy bay chở khách thân rộng. Buồng lái của mỗi chiếc máy bay đã được hạ thấp để phần đầu tạo thành một khoang chứa lớn. Hàng hóa được đưa lên máy bay từ phần đầu. Đội vận tải Beluga 5 chiếc trở thành cầu nối giữa các nhà máu chế tạo của Airbus ở châu Âu, có nhiệm vụ chủ yếu là vận chuyển bộ phận của mọi máy bay Airbus tới FAL. Dù Beluga chuyên chở hàng quá khổ, nó chỉ có thể chứa được cánh vây đứng của A380 bởi những bộ phận khác đều quá lớn.

Tại Pauillac, 6 bộ phận chính của A380 được dỡ xuống sà lan cho chuyến đi tiếp theo đến Toulouse. Hai chiếc sà lan sẽ thực hiện 4 hành trình khứ hồi trong 8 ngày, vượt qua quãng đường 95 km từ sông Garonne đến Langon. Từ đó, các bộ phận phải đi thêm 240 km nữa để đến FAL ở Toulouse. Khi mỗi bộ phận chính của máy bay A380 đến Langon, nó được chuyển lên một toa moóc đặc biệt kéo bởi xe tải. Sau khi tất cả 6 phần đến điểm tập kết, chuyến đi đến Toulouse sẽ bắt đầu.

Đường bộ

Do chỉ di chuyển vào ban đêm, đoàn xe mất hai tối để đi hết quãng đường 240 km đến Toulouse, theo tuyến đường phụ có tên Itinéraire à Grand Gabarit [IGG], được nâng cấp để phù hợp với kích thước xe kéo. "Trước đây, có một tuyến đường nối giữa Langon và Toulouse. Khi Airbus xây dựng dự án A380, chúng tôi đã đến gặp chính quyền để bàn bạc về việc nâng cấp", ông Cazeneuve nói.

Đoàn xe tải chở 6 bộ phận chính của Airbus A380. Ảnh: CNN.

Airbus đã trả 57% chi phí nâng cấp đường bộ là 205 triệu USD và chính phủ trả 43% còn lại do nhận thấy lợi ích kinh tế mà dự án A380 mang lại cho khu vực này. Đường được mở rộng, hơn 6.500 cây xanh được trồng, gấp 3 - 4 lần số cây bị chặt để phục vụ dự án. Những đường vòng nhỏ cũng được xây dựng để giúp đoàn xe dễ dàng di chuyển qua một số trong 21 thị trấn và làng mạc trên tuyến đường.

Cùng với một loạt thay đổi khác, các bùng binh được xây dựng lại để tạo điều kiện cho xe tải đi thẳng qua trung tâm đường vòng. Hơn 35 km đường dành cho xe đạp và ngựa cũng được mở với lối đi mới rộng hơn.

Chặng cuối

"Khi lái xe trên con đường, bạn sẽ cảm thấy như thể đó đường băng dành riêng cho máy bay A380. Bạn biết rõ nó khác với con đường bình thường", ông Cazeneuve chia sẻ. Lịch trình hiển thị kế hoạch di chuyển của đoàn xe tải có sẵn trên trang web riêng của IGG và người dân địa phương cũng được nhắc nhở ba ngày trước khi mỗi đoàn xe bắt đầu chuyến đi thông qua bảng hiển thị điện tử bên đường.

Khi những chiếc xe tải di chuyển xuyên đêm, tuyến đường được phong tỏa ở các giao lộ để đảm bảo an toàn cho đoàn xe cũng như thị trấn Lévignac. Thay vì sử dụng đường vòng, đoàn xe đi thẳng qua trung tâm thị trấn. Đây là một đoạn của tuyến đường IGG, nơi mỗi chiếc xe được hộ tống bởi một người hỗ trợ đi bộ dọc theo xe kéo. Ông Cazeneuve cho biết bộ phận máy bay trên xe chỉ cách các tòa nhà dọc con phố khoảng 50 cm và mọi người có thể quan sát đoàn xe ngay trước cửa sổ.

Khi qua thị trấn Lévignac, đoàn xe mất thêm một giờ để đến điểm dừng cuối cùng là dây chuyền FAL ở Toulouse. Dù có thể mất ngủ, ông Cazeneuve thường xuyên rời văn phòng vào nửa đêm ngay sau khi đoàn xe tới Toulouse bởi ông muốn giám sát và chắc chắn mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch.

Khánh Ngân

Video liên quan

Chủ Đề