File Excel tính giá thành theo đơn hàng

Xin chào các bạn , Tôi Thái Sơn đây

Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn về  " Kế toán giá thành " thông qua 2 chủ đề chính đó là:

  • Vấn đề 1: Quy trình thực tế để làm ra 1 sản phẩm ?
  • Vấn đề 2: Theo bạn nên tính giá thành theo đơn hàng hay sản phẩm ?

Nào chúng ta cùng tìm hiểu qua câu chuyện của tôi và 1 bạn nhé !

  • Hôm nay có bạn hỏi tôi rằng: Anh Sơn ơi em đang là kế toán giá thành của doanh nghiệp sản xuất gia công cửa và bây giờ em không rõ cách hạch toán và phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng hay từng sản phẩm và em thấy lơ mơ quá a à?

  • Tôi đáp : Vấn đề quan trọng của công việc kế toán giá thành không phải cắm đầu vào hạch toán rồi đưa vào tài khoản này tài khoản kia mà đầu tiên quan trọng nhất em phải nắm được bản chất công việc sản xuất của công ty em.
  • Ví dụ sản xuất 2 cái cửa theo đơn đặt hàng, ở đây về kế toán bạn hoàn toàn có thể chọn phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng hoặc theo từng sản phẩm, nhưng quan trọng hơn là bạn phải hiểu làm thế nào để kỹ thuật và công nhân có thể làm nên cái cửa đó.
  • Anh Lấy ví dụ thế này: [anh sẽ đơn giản hóa nhất có thể theo đúng chuẩn, còn thực tế với mỗi công ty sẽ áp dụng khác nhau]

  • Bước 1: Kỹ thuật nhận bản vẽ, bóc tách vật tư, lao động, thông báo bộ phận vật tư đi mua vật tư và bộ phận sản xuất chuẩn bị giao khoán hoặc giao việc trực tiếp thi công.
  • Bước 2: Bộ phận vật tư sẽ làm thủ tục mua vật tư [có thể lấy báo giá, tạm ứng, mua về nhập kho, quyết toán tạm ứng, thanh toán cho nhà cung cấp,...] ----> kế toán ghi nhận những sự việc này.
  • Bước 3: Bộ phận sản xuất sẽ làm phiếu giao việc, trong đó có yêu cầu vật tư và công lao động ----> kho xuất kho, bộ phận lương tính lương----> kế toán ghi nhận những sự việc này.
  • Bước 4: Bộ phận sản xuất sẽ nghiệm thu đánh giá các sản phẩm hoàn thành và sau đó tiến hành cho nhập kho sản phẩm hoàn thành ---> kế toán ghi nhận và tiến hành tính giá thành [nên nhớ giá thành này là giá thành kinh tế kế toán chứ không phải giá thành kỹ thuật]

  • Tôi đáp rằng : Căn cứ để xác định chi phí thuộc loại chi phí nào là phải biết được chi phí ấy nó tham gia vào công đoạn nào và chi phí đó của bộ phận nào, nên cái kiểu "không rạch ròi được thì cho vào chi phí chung" là không hợp lý. Về loại chi phí thì chia như thế này:

  • Chi phí nguyên liệu trực tiếp là chi phí bỏ ra cho nguyên liệu tạo nên sản phẩm hoặc tham gia vào quá trình đó dưới dạng xúc tác.
  • Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí của những lao động được công ty ký hợp đồng trực tiếp thi công tạo nên sản phẩm [trường hợp thuê lao động ngoài làm và bên được thuê xuất hóa đơn thì không được cho vào đây]
  • Chi phí sản xuất chung là các chi phí gián tiếp tạo nên sản phẩm như nhân viên quản lý phân xưởng, khấu hao máy móc, tiền điện, nước, các loại công cụ...

  • Tôi cũng từng làm cho một doanh nghiệp xây dựng dân dụng như thế này.

  • Việc lập bảng định mức NVL theo quy định phải nộp, nhưng đối với một số cty đặc thù riêng sản phẩm luôn thay đổi không cố định thì không phải nộp bảng định mức này.
  • Bảng định mức sẽ được lập theo đơn hàng [bảng dự toán khối lượng] lưu kèm theo hợp đồng. Khi tính toán giá thành thì kế toán sẽ căn cứ theo tỷ lệ này mà tính.
  • Trường hợp tính giá thành theo đơn hàng hay sản phẩm gì cũng đều như nhau cả. Cách nào cũng rắc rối. Giá thành theo đơn hàng chỉ đơn giản khi trong tháng đó bạn chỉ sản xuất cho duy nhất 01 đơn hàng thì tất cả chi phí bạn kết chuyển vào đơn hàng đó để tính giá thành =>cái này đơn giản.

  • Nhưng nếu nhiều đơn hàng thì sao anh ?

  • Sau đây tôi sẽ đề cập việc tính đơn giá trên sản phẩm rồi các bạn xem và tự suy nghĩ cách tính theo đơn hàng nhé. Căn cứ tính sẽ dựa theo tỷ lệ doanh thu của từng sản phẩm bán ra cho từng đơn hàng.

  • Trong tháng Công ty bạn nhận được 5 đơn hàng của các SP: 3 SPA,2 SPB,4 SPC Cty sẽ tiến hành xuất NVL và điện nước vào để sản xuất.
  • Cuối tháng giả sử tổng kết lại đã xuất NVL vào sản xuất như sau: NVL X: 100đ, NVL Y: 200đ, NVL Z: 600đ, NVL W: 900đ, điện: 100 đ, nước 50 đ, lương công nhân: 500, lương NV QL xưởng: 100.
  • Số lượng sản phẩm hoàn thành đủ gồm: 3A, 2 B, 2C. Còn lại dở dang.
  • Lúc này bạn sẽ căn cứ vào bảng dự toán để xác định loại NVL đã sử dụng cho từng loại sản phẩm.Còn về số lượng sẽ căn cứ theo tỷ lệ doanh thu của từng sản phẩm trên tổng đơn hàng để tính.
  • Ví dụ sản phẩm A giá 200, SPB: giá 400, SPC: 1000. SPA sử dụng NVL X, Y, Z và điện và nước, nhân công. SP B sử dụng NVL Y,Z,W, điện, nước, nhân công. SP C sử dụng tất cả NVL trên. tỷ lệ hao hụt NVL là 0%

  • Tính giá thành sản phẩm A

  • NVL X phân bổ cho SPA: = 100 *3 *200/[3*200 + 4*1000] = 13.04 đ
  • NVL Y phân bổ cho SPA=200 *3 *200/[3*200+2*400+4*1000]=22.22đ
  • NVL Z phân bổ cho SPA = 600*3*200/[3*200+2*400+4*1000]=66.67đ
  • Điện phân bổ cho SPA = 100*3*200/[3*200 + 2*400+4*1000] = 11.11 đ
  • Nước phân bổ cho SPA = 50*3*200/[3*200 + 4*1000] = 5.56 đ
  • Nhân công Pb SPA =[500+100]*3*200/[3*200 + 4*1000] = 66.67 đ
  • Giá thành SPA = 185.27/3 = 61.76 đ

  • Tính giá thành sản phẩm B

  • NVL Y phân bổ cho SPB = 200*2*400/[3*200+2*400+4*1000]=29.63đ
  • NVL Z phân bổ cho SPB = 600*2*400/[3*200+2*400+4*1000]=88.89đ
  • NVL W phân bổ cho SPB = 600*2*400/[2*400+4*1000]=150đ
  • Điện phân bổ cho SPB = 100*2 x 400/[3*200 + 4*1000] = 14.81 đ
  • Nước phân bổ cho SPB = 50*2 x 400/[3*200 + 4*1000] = 7.41 đ
  • NC pb SPB = [500+100]*2 *400/[3*200 +2*400+ 4 * 1000] = 88.89 đ
  • Giá thành SPB = 379.63/2=189.81 đ

  • Tính giá thành sản phẩm C

  • NVL X phân bổ cho SPC: = 100*4*1000 / [3*200 + 4*1000] = 86.96 đ
  • NVL Y pb cho SPC =200*4* 1000/[3*200+2*400+4*1000]=148.15đ
  • NVL Z pb cho SPC = 600*4*1000/[3*200+2*400+4*1000]=444.44đ
  • NVL W phân bổ cho SPC = 600*4*1000/[2*400+4*1000]=750đ
  • Điện phân bổ cho SPC = 100*4*1000/[3*200 + 4*1000] = 74.07 đ
  • Nước phân bổ cho SPC = 50*4*1000/[3*200 + 4*1000] = 37.04 đ
  • NC pb SPC = [500+100]*4*1000/[3*200 +2*400+ 4* 1000] = 444.44 đ
  • Giá thành SPC = 1.985.10/4=496.28 đ

  • Và bây giờ để ra được đơn giá của từng đơn hàng thì chỉ việc cộng từng sản phẩm của từng đơn hàng là ra thôi.

P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này khi cần nhé.

P/SS: Nếu bài viết của tôi có ích cho bạn hoặc bạn vẫn đang thường xuyên nhận giá trị từ tôi thì hãy cho tôi 1 vài cảm nhận TẠI ĐÂY nhé để tôi có động lực trao giá trị nhiều hơn cho bạn​

Là một người đam mê những con số và thích chia sẻ kiến thức kế toán đến mọi người . Đồng thời Là chủ sở hữu của nhiều trang web chia sẻ những bài học về các loại hình doanh nghiệp kế toán như //ketoanxaydung.net/ //ketoansanxuat.com/ //ketoanexcel.net/ . Các bạn có thể ghé thăm anh ấy tại //www.facebook.com/phamthaisonkt?ref=bookmarks

←Previous post Next post→

  • Kinh nghiệm bàn giao sổ sách và File mẫu bàn giao sổ sách kế toán
  • Miễn lệ phí môn bài năm 2020 bạn có biết?
  • Kỹ năng rà soát báo cáo tài chính phần tài sản
  • Kỹ năng rà soát báo cáo tài chính phần nguồn vốn
  • Chia sẻ kinh nghiệm làm kế toán doanh nghiệp VẬN TẢI
  • Kinh nghiệm làm kế toán cho người mới
  • Tải bộ hồ sơ thành lập Full Loại hình doanh nghiệp
  • Chi phí tiền lương hợp lý thì phải gồm những giấy tờ gì?
  • Mẹo Kiểm Tra Báo Cáo Tài Chính
  • Mẫu Biểu Công Văn Cần Có Cho Kế Toán Tại Thời Điểm Cuối Năm
  • Tặng File Excel Lãi Lỗ Quản Lý Bán Hàng
  • Tặng File Bảng Lương Tổng Hợp Quyết Toán Thuế TNCN
  • Công việc của kế toán nhà hàng khách sạn
  • Các Trường Hợp ủy quyền quyết toán thuế TNCN kế toán cần biết

Video liên quan

Chủ Đề