Quần thể là gì đặc trưng cơ bản của quần thể

Bài tiếp theo: Các đặc trưng cơ bản của quần thể [phần 1].

1. Tỉ lệ giới tính

Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số cá thể đực và số cá thể cái với nhau trong quần thể.

Ở đa số các loài, tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1:1.

Tỉ lệ giới tính có thể thay đổi tùy loài, tùy điều kiện sống và thời gian sống.

Ví dụ:

  • Một số loài có tập tính đa thê: Hươu, nai, một con đực có thể sống với 2, 3 con cái thậm chí là 10 con cái.
  • Ngỗng, vịt, tỉ lệ cái/đực là 60/40.
  • Loài Vích, nếu trứng được ấp ở nhiệt độ dưới 15oC nở ra chủ yếu là con đực, còn ấp ở >35oC nở ra con cái nhiều hơn.
  • Ở muỗi, muỗi đực và muỗi cái sống riêng và tập trung với nhau.
  • Ở cây Thiên nam tinh mọc từ rễ củ lớn ở cây mẹ, nhiều dinh dưỡng thì phát triển thành cây cho hoa cái và ngược lại.

Tỉ lệ giới tính là một đặc trưng cơ bản đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể.

2. Nhóm tuổi

Nhóm tuổi trong quần thể được chia thành 3 nhóm: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.

Khi xếp các nhóm tuổi từ thấp tới cao ta được tháp tuổi [tháp dân số].

Có 3 loại tháp tuổi: tháp phát triển, tháp ổn định và tháp suy thoái.

Các dạng tháp tuổi

A: Tháp phát triển; B: Tháp ổn định; C: Tháp suy thoái

  • Tháp phát triển có đáy rộng, chóp nhọn, thể hiện quần thể co nhóm tuổi trước sinh sản có số lượng lớn, khi nhóm trước sinh sản bước vào độ tuổi sinh sản làm cho số lượng cá thể của quẩn thể tăng lên.
  • Tháp ổn định có đáy trung bình, có số lượng cá thể của nhóm trước sinh sản ổn định theo thời gian.
  • Tháp suy thoái có đáy hẹp, có số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn số lượng cá thể trong nhóm sinh sản. Số lượng cá thể của quần thể đang suy giảm và già đi.

Ngoài ra, người ta còn chia cấu trúc tuổi của quần thể thành các loại tuổi khác nhau:

  • Tuổi sinh lý là thời gian sống có thể đạt được của một cá thể trong quần thể.
  • Tuổi sinh thái: thời gian sống thực tế của cá thể trong quần thể.
  • Tuổi quần thể là độ tuổi trung bình của các cá thể trong quần thể.

Mỗi quần thể có một cấu trúc tuổi đặc trưng thay đổi theo thời gian hoặc theo điều kiện sống.

Ví dụ: Khi dịch bệnh, cá thể non và cá thể già dễ bị tử vong hơn.

3. Sự phân bố cá thể trong quần thể

Sự phân bố cá thể trong quần thể ảnh hưởng đến sự khai thác nguồn sống trong môi trường sống của quần thể.

Có 3 kiểu phân bố cá thể trong quần thể:

  • Phân bố theo nhóm: Các cá thể tập trung thành từng nhóm tại những nới có nguồn sống tốt nhất. Thường gặp khi điều kiện sống không đồng đều, có tập tính bầy đàn, động vật ngủ đông.
    • Ý nghĩa: Giúp các cá thể hỗ trợ lẫn nhau khai thác nguồn sống của môi trường tốt hơn.
  • Phân bố đồng đều: khi điều kiên môi tường sống phân bố đồng đều, giữa các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt [tính lãnh thổ cao].
    • Ý nghĩa: Giúp giảm bớt sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
  • Phân bố ngẫu nhiên: Xảy ra khi điều kiện môi trường sống phân bố đồng đều, giữa các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt.
    • Ý nghĩa: Giúp các cá thể khai thác được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường sống.

Sự phân bố cá thể trong quần thể

​4. Mật độ của quần thể

  • Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
  • Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng tới mức sử dụng nguồn sống trong môi trường sống của quần thể.
    • Khi mật độ tăng → thiếu thức ăn, nơi ở → các cá thể cạnh tranh về thức ăn, nơi ở một cách gay gắt  → giảm số lượng cá thể của quần thể.
    • Khi mật độ thấp → các cá thể hỗ trợ lẫn nhau → tăng số lượng cá thể của quần thể.
  • Mật độ cá thể của quần thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện môi trường sống.

Quần thể là một khái niệm được nhắc đến rất nhiều trong sinh học. Vậy quần thể là gì? Quần thể và quần xã có điểm gì khác nhau? Hãy cùng supperclean.vn ôn luyện qua bài viết dưới đây nhé!

Quần thể là gì?

Quần thể hay quần thể sinh vật là một tập hợp những cá thể cùng loài; cùng sống trong một khu vực nhất định, tại một thời điểm nhấn định. Đặc biệt, những cá thể đó phải có khả năng sinh sản để tạo thành thế hệ mới. 

Ví dụ: Những con gà trống và mái đang được bán ngoài chợ không được coi là quần thể. Bởi giữa chúng không có khả năng sinh sản, nó được bán cho người ta để gi.ết th.ịt. 

Khái niệm quần thể là gì?

Ví dụ về quần thể sinh vật: 

  • Tập hợp các cá thể chuột đồng sống trên đồng lúa, có khả năng giao phối với nhau và sinh ra chuột con. 
  • Tập hợp các cá thể cá chép sống trong cùng 1 ao. 
  • Đàn chim sẻ ở ngoài đồng. 

Quá trình hình thành của quần thể sinh vật khá đơn giản. Ban đầu, một nhóm cá thể cùng loài phát triển và được phát tán ra môi trường sống. Tại môi trường mới, những cá thể yếu, không thích nghi được với môi trường sẽ bị ti.êu di.ệt hoặc di cư sang khu vực mới, có điều kiện sống phù hợp hơn. Những cá thể còn lại sinh sống cùng nhau, sinh nở ra nhiều cá thể mới -> hình thành quần thể mới ổn định, tồn tại lâu dài.

Bài viết tham khảo: Dải hội tụ nhiệt đới là gì? So sánh Frông và dải hội tụ nhiệt đới

Kích thước của quần thể là gì?

Đó là số lượng các cá thể tồn tại, phân bố trong không gian của quần thể. Mỗi quần thể sẽ có kích thước nhất định sao cho phù hợp với nguồn sống cũng như không gian mà quần thể đang sinh sống. 

Kích thước của quần thể trong một khoảng thời gian và không gian được ước lượng theo công thức:

Đặc trưng của quần thể là gì? 

Đặc trưng của quần thể sinh vật có những đặc trưng cơ bản sau: 

Tỉ lệ giới tính

Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa cá thể đực với cá thể cái, cho thấy tiềm năng sinh sản của một quần thể. Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy theo lứa tuổi và phụ thuộc vào tỉ lệ tử vong không đồng đều của các cá thể đực, cái. 

Việc hiểu rõ tỉ lệ giới tính của sinh vật để có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với mục đích kinh tế, giúp nâng cao năng suất. 

Ví dụ: Vào mùa sinh sản, số lượng cá thể rắn cái nhiều hơn so với đực. Nhưng sau mùa sinh sản, số lượng các cá thể rắn cái và đực tương đương nhau. 

Thành phần nhóm tuổi

Nhóm tuổi có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng các cá thể cũng như sự tồn tại của cá thể trong quần thể. Ở đây, chúng ta có một khái niệm mới, là tuổi quần thể. Vậy tuổi quần thể là gì? 

Tuổi quần thể là tuổi thọ trung bình của các cá thể sinh sống trong một quần thể. Tuổi quần thể sinh vật được chia thành 3 nhóm chính:

  • Nhóm tuổi trước sinh sản: Có vai trò giúp tăng trưởng khối lượng, kích thước của quần thể. 
  • Nhóm tuổi sinh sản: Quyết định đến khả năng sinh sản của quần thể. 
  • Nhóm tuổi sau sinh sản: Không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể. 
Các tháp nhóm tuổi đặc trưng trong quần thể sinh vật

Mật độ quần thể

Đây là số lượng hoặc khối lượng các sinh vật có trong một đơn vị diện tích/ thể tích. Mật độ quần thể phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: 

  • Nguồn thức ăn
  • Chu kỳ sống của sinh vật.
  • Điều kiện môi trường sinh sống và phát triển. 

Mối quan hệ giữa các cá thể sống trong quần thể

Trong quá trình tìm hiểu quần thể là gì, mình nhận thấy các cá thể trong quần thể tồn tại theo 2 mối quan hệ chính: 

Quan hệ hỗ trợ

Trong quần thể, các cá thể sẽ hỗ trợ nhau để tìm kiếm thức ăn, sinh sản, chống lại kẻ thù, chống lại điều kiện bất lợi của tự nhiên,… Mối quan hệ tương trợ này có vai trò giúp: 

  • Đảm bảo sự tồn tại ổn định cho các cá thể trong quần thể. 
  • Giúp các cá thể có thể khai thác tối đa nguồn sống trong tự nhiên được tốt hơn. 
  • Tăng khả năng sinh sản và sống sót cho các cá thể sinh sống trong quần thể. 

Ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ của các cá thể trong quần thể: 

  • Sự hỗ trợ giữa các cá thể tre trong cùng 1 khóm tre => giúp các cây trẻ có thể đứng vững, không bị đổ bởi gió bão. 
  • Chó rừng trong cùng đàn hỗ trợ nhau => giúp bắt mồi, tự vệ tốt hơn. 
  • Cây thông nhựa mọc gần nhau, có hiện tượng liền rễ => giúp cây sinh trưởng nhanh, có khả năng chịu hạn tốt. 
Báo đốm hỗ trợ nhau để săn mồi

Quan hệ cạnh tranh

Khi mật độ các cá thể trong quần thể tăng nhanh. Kèm theo đó là sự khan hiếm về thức ăn, nguồn sống không đủ cung cấp thì sự cạnh tranh sẽ xuất hiện. Các cá thể sẽ cạnh tranh nhau về thức ăn, nơi ở, ánh sáng, con đực tranh giành con cái hoặc ngược lại. 

Cạnh tranh là yếu tố quan trọng giúp duy trì số lượng và phân bố các cá thể ở mức phù hợp, đảm bảo cho sự phát triển của quần thể. 

Ví dụ về sự cạnh tranh trong quần thể: Khi ta quải hạt rau dền, các cá thể rau dền con sẽ thi nhau phát triển dẫn đến việc thiếu chất dinh dưỡng, không đủ đất để phát triển. Khi đó, sự canh tranh sẽ xuất hiện, những cá thể yếu kém hơn sẽ bị đào thải, làm giảm mật độ. 

Sư tử đực đá.nh nh.au để giành bạn tình

Quần thể người là gì?

Đó là tập hợp những cá thể người cùng sinh sống tại một thời điểm trong một phạm vi/ khu vực nhất định. 

Ví dụ về quần thể người: Tập hợp những người dân sinh sống và có hộ khẩu tại thành phố Hà Nội.

Quần thể người và quần thể sinh vật có những đặc điểm giống nhau như: lứa tuổi, giới sinh, mật độ, khả năng sinh sản và tử vong. Tuy nhiên, quần thể người cũng có những đặc điểm riêng biệt mà quần thể sinh vật không có như: giáo dục, pháp luật, văn hóa, hôn nhân, kinh tế. 

Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là bởi chúng ta có khả năng lao động, có khả năng tư duy, có khả năng điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể. Đồng thời, chúng ta cũng có khả năng cải tạo thiên nhiên vì sự hoàn thiện của quần thể người trong tương lai. 

Điểm giống và khác nhau giữa quần xã và quần thể là gì? 

Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sinh sống trong một không gian và thời gian nhất định. Số lượng các cá thể của quần thể trong quần xã luôn được khống chế sao cho phù hợp với khả năng đáp ứng của môi trường. Từ đó hình thành nên sự cân bằng sinh học trong quần xã. 

Ví dụ: Quần xã rừng ngập mặn khu vực ven biển, quần xã các loài cá trong cùng một ao,… 

So sánh giữa quần xã và quần thể

Điểm giống nhau

  • Đều được hình thành trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Tương đối ổn định. 
  • Có khả năng bị biến đổi do những tác động của ngoại cảnh. 
  • Xảy ra các mối quan hệ: cạnh tranh và hỗ trợ. 

Điểm khác biệt

Quần thể Quần xã
Bản chất Đó là tập hợp các cá thể cùng loài với nhau. Là tập hợp nhiều quần thể khác loại nhau cùng sinh sống trong một khu vực.
Không gian sinh sống Nơi sinh sống Sinh cảnh
Thời gian hình thành Trong thời gian ngắn Trong thời gian dài
Tính ổn định Kém hơn so với quần xã. Ổn định lâu dài hơn so với quần thể. 
Mối quan hệ Chủ yếu là quan hệ hỗ trợ, gọi là quần tụ.  Quan hệ đối địch và cạnh tranh. 
Đặc trưng cơ bản:  Thể hiện ở các đặc điểm về: mật độ, khả năng sinh sản, nhóm tuổi, tỉ lệ đực/ cái, khả năng thích ứng với môi trường, đặc điểm phân bố, kiểu tăng trưởng,…  Thể hiện ở các đặc điểm về: sự đa dạng sinh học, cấu trúc loài, số lượng cá thể, thành phần loài,… 
Cơ chế cân bằng Dựa vào tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong và sự phát tán.  Dựa vào hiện tượng khống chế sinh học. 
Ví dụ Số lượng cá trắm trong ao cá.  Số lượng các loài cá [trắm, rô phi, chép,…] trong cùng 1 ao. 

Trên đây là bài viết chia sẻ về quần thể là gì và một số kiến thức liên quan. Hy vọng đây sẽ là nguồn tài liệu học tập hữu ích cho các bạn trong quá trình học.

Video liên quan

Chủ Đề